Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Pháp tu Tịnh độ trong Phật giáo Việt Nam tt...

Tài liệu Pháp tu Tịnh độ trong Phật giáo Việt Nam tt

.PDF
27
151
127

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------- NGUYỄN TIẾN SƠN PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 9229009 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Phúc Đàn ( Hoà thượng Thích Thanh Đạt) 2. TS. Lê Tâm Đắc Phản biện 1: GS. TS Đỗ Quang Hưng Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân Phản biện 3: TS Bùi Hữu Dược Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại............................................................... Vào hồi ...giờ…phút, ngày…tháng…năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp tu tịnh độ (PTTĐ) hiện là một trong những pháp tu khá phổ biến trong Phật giáo Việt Nam (PGVN). Biểu hiện của nó thể hiện rõ nhất khi Tăng ni Phật tử Việt Nam chào nhau thường niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”; Khi có người lâm chung, Tăng Ni Phật tử thường tụng kinh A Di Đà, cầu sinh tịnh độ (TĐ) cho vong linh…Như vậy đủ thấy sức ảnh hưởng của PTTĐ đã ăn sâu vào đời sống của nhiều thế hệ người Việt xưa nay. Theo Cao Tăng truyện cho biết: Đàm Hoằng vào khoảng năm 455 đã tụng Quán kinh và cầu vãng sinh TĐ. Truyền thống thực hànhPTTĐ sau đó trải qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn và thời đại hiện nay đã được Phật tử Việt Nam thực hành theo. Trải qua quá trình hơn 1500 năm lịch sử, PTTĐ đã gắn bó với PGVN. Cho đến nay, nghiên cứu về PTTĐ trong PGVN từ nhiều chiều cạnh và mức độ khác nhau đã được thực hiện. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu tổng thể và cập nhật dưới góc độ Tôn giáo học nhằm làm rõ lịch sử hình thành và phát triển, cũng như thực trạng PTTĐ trong PGVN hiện nay, qua đó chỉ ra xu hướng vận động, đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực trong hoạt động của PTTĐ nước ta thời gian tới vẫn có giá trị, có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đi sâu nghiên cứu tổng thể và cập nhật về PTTĐ trong PGVN dưới góc độ Tôn giáo học, từ lịch sử truyền nhập, quá trình phát triển cho đến 2 những vấn đề liên quan đến hoạt động của PTTĐ giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Thứ nhất, luận án trình bày có hệ thống về lịch sử PTTĐ, từ kinh điển Phật giáo đến những nhân vật Phật giáo tiêu biểu thực hành PTTĐ ở Ấn Độ, Trung Quốc; sự du nhập và phát triển của PTTĐ trong tiến trình Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến hiện nay. Thứ hai, luận án đi sâu phân tích thực trạng cộng đồng Tịnh Độ trong PGVN hiện nay, từ sự phân bố cộng đồng thực hành PTTĐ tại ba vùng miền, đến phương pháp và cách thức tu tập Tịnh Độ của các đạo tràng tiêu biểu trên khắp cả nước. Thứ ba, trên cơ sở nêu bật một số đặc điểm và vai trò, cũng như chỉ rõ xu hướng của PTTĐ trong PGVN, luận án đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực trong hoạt động của PTTĐ thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTTĐ, một trong bốn pháp tu tiêu biểu (Thiền, Mật, Tịnh, Luật) của Phật giáo Bắc tông đã và đang tồn tại trong PGVN từ lịch sử đến hiện tại. Phạm vi nghiên cứu của luận án là PTTĐ từ năm 1981 (năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam) trở lại đây trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu tại ba thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Hồ Chí Minh. 4. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng chủ yếu hai lý thuyết nghiên cứu, Thứ nhất: Lý thuyết thực thể tôn giáo.Thứ hai: Lý thuyết phân kỳ về lịch sử. Luận án sử dụng một số cách tiếp cận như: Cách tiếp cận Sử học, Triết học, Nhân học, Xã hội học, Văn hóa 3 học.Luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, sơ cấp; Phương pháp phỏng vấn sâu, tham dự. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án tổng quan khá đầy đủ tài liệu gốc và những công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến PTTĐ, giúp cho những người nghiên cứu có được một cái nhìn toàn cảnh về PTTĐ.Hai là, luận án trình bày có hệ thống sự hình thành PTTĐ từ tam tạng kinh điển, đồng thời giới thiệu quá trình du nhập và phát triển của PTTĐ trong lịch sử PGVN.Ba là, luận án đi sâu phân tích thực trạng cộng đồng PTTĐ trong PGVN hiện nay, từ thành phần tu tập và sự phân bố thực hành, đến phương thức tu tập TĐtại các đạo tràng trên khắp cả nước.Bốn là,sau khi nêu bật một số đặc điểm và vai trò, cũng như xu hướng của PTTĐ trong PGVN, luận án đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho giới khoa học xã hội và nhân văn nói chung, Tôn giáo học nói riêng, cũng như toàn thể giới Phật giáo và xã hội thấy được một phương pháp tu tập trong Phật giáo được đông đảo Phật tử Việt Nam thực hành, có vai trò to lớn trong việc truyền bá Phật giáo sâu rộng đến quảng đại người dân Việt Nam.Từ đó, luận án có thể dùng làm tài liệu cho các trường Phật học và cơ sở nghiên cứu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) các cấp; các cơ sở nghiên cứu và đào tạo quốc dân về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Kết quả của luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học cho chính quyền trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. 4 7. Kết cấu của luận án Nội dung chính của luận án được chúng tôi triển khai trong 4 chương có 12 tiết. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tài liệu gốc Những tác phẩm để tông Tịnh độ căn cứ vào để lập nên tông bao gồm: 1.Phật thuyết A Di Đà Kinh thường gọi là Kinh A Di Đà. 2. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh thường gọi là Kinh Vô Lượng Thọ. 3. Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh thường gọi là Quán kinh. 4. Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện. 5. Kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông. Một bộ luận là: Vô Lượng thọ kinh, Ưu ba đề xá nguyện sinh kệ của bồ tát Thiên Thiên người Ấn Độ viết bằng tiếng Phạn, Bồ Đề Lưu Chí dịch sang chữ Hán. Bộ này gọi tắt là Vãng sinh Luận. Năm bộ này được giới nghiên cứu gọi là “Ngũ kinh nhất luận” (năm kinh một luận).Nội dung cơ bản của năm kinh một luận cung cấp những thông tin cơ bản về Đức Phật Di Đà, quá trình tu hành để thành Phật của Đức Phật ấy, môi trường của cõi Cực Lạc, điều kiện để sinh về thế giới Tây phương. Đại chính Tạng, tập 50, Cao Tăng Truyện, do sa môn Thích Tuệ Kiểu soạn có nói về vị Tăng thực hành PTTĐ đầu tiên của Việt Nam là Thích Đàm Hoằng. Thiền Uyển tập anh in năm 1715 nội dung nói về hành trạng các vị cao tăng thời Lý, Trần, trong đó có những vị hướng tâm Tịnh độ như thiền sư Tịnh Lực đã tu niệm Phật tam muội.Thái tông hoàng đế ngự chế khoá hư của Trần Thái Tông, có phần đề cập đến thiền tịnh song tu. Từ đầu cho đến hết thời Trần, những tư liệu về PTTĐ không nhiều, nhưng từ thời Lê trở về sau, tư liệu phong phú 5 hơn. Đương nhiên, những tác phẩm bằng Hán văn vẫn chiếm ưu thế để luận án y cứ và xác định tiến trình lịch sử PTTĐ trong PGVN. *Tư liệu điền dã thực tế. Các lần điền dã thực tế tại các chùa ở Việt Nam như: Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Hoàng Kim (Quốc Oai), chùa Tây Phương, chùa Cực Lạc (huyện Thạch Thất) v.v... những cơ sở này bảo lưu những tư liệu phong phú, sâu sắc về PTTĐ trong PGVN. Những chùa tiêu biểu tại Trung Quốc như: chùa Long Tuyền, chùa Giới Đài (Bắc Kinh), chùa Đại Giác, chùa Kê Minh (Giang Tô), chùa Phổ Đà tỉnh Triết Giang …đây là các chùa tiêu biểu ghi dấu tích sự hình thành và phát triển của TĐ tông, từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến PTTĐ trong PGVN. 1.2. Tình hình nghiên cứu Pháp tu Tịnh Độ tại nƣớc ngoài Tổng quan những kinh điển liên quan đến Tịnh độ tông Trung Quốc, hiệp hội Phật giáo (PG) tỉnh Hà Bắc, tháng 7 năm 2010 xuất bản bộ Tịnh độ tạng, gồm 50 tập, biên soạn 787 tác phẩm. Trong Tịnh độ tạng chia ra làm 2 loại hình chính: Một là thống kê những kinh điển chuyên khảo về TĐ hoặc có một phần liên quan đến PTTĐ. Hai là, đi giải thích các bộ kinh do đức Phật nói. Loại hình thứ hai này chủ yếu giải thích tư tưởng triết học của PTTĐ. Trung Quốc Tịnh Độ tông thông sử của Trần Dương Quýnh. Đây là một trong những bộ tập đại thành của các tông phái Trung Quốc. Thích Đại An, Tịnh Độ tông giáo trình đứng ở hình thức “giáo trình” để nghiên cứu Tịnh Độ tông. Nguyễn Tiến Sơn, Việt Nam tịnh độ tín ngưỡng sử luận chỉ nghiên cứu tư tưởng Tịnh độ ở góc độ triết học, lịch sử nhưng vẫn chưa đề 6 cập sâu đến khía cạnh Tôn giáo học. Nhưng đây là luận văn thạc sĩ bằng tiếng Trung đầu tiên nghiên cứu về lịch sử PTTĐ ở Việt Nam. 1.3. Tình hình nghiên cứu về Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam Những tác phẩm bằng chữ Hán, chữ Nôm in ở Việt Nam có nội dung về Tịnh Độ phải kể đến: Kiến tính thành Phật của thiền sư Chân Nguyên; Đại thừa chư tịnh độ kinh; Kim cương Di Đà kệ chú châm minh;Long thư tịnh độ diễn âm,Tây Phương công cứ tiết yếu diễn âmđều do Sa môn Tính Định soạn. Những kinh điển bằng chữ Hán và chữ Nôm kể trên có nội dung vắn tắt để tả về thế giới Cực Lạc cũng như những phương pháp thực hành PTTĐ. Những tác phẩm thời cận đại có nội dung liên quan đến PTTĐ phải kể đến Hòa thượng Thích Thiền Tâm: Niệm Phật Thập Yếu, 13 vị Tổ Tịnh Độ tông; Thiết lập tịnh độ - Kinh A Di Đà Thiền giải... Tư tưởng TĐ của Hòa thượng Thích Thiền Tâm đã có kiến giải sâu rộng về PTTĐ. Tư tưởng này một mặt kế thừa tư tưởng PTTĐ của Trung Quốc nhưng cũng có những lĩnh vực đại diện cho người Việt Nam đương thời đã lý giải, nhận thức về PTTĐ. Những tác phẩm thời hiện đại có nội dung liên quan đến Tịnh độ phải kể đến: Ngô Thị Lan Anh, Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức nước ta hiện nay. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2015), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng Bắc bộ hiện nay. Những tác phẩm này đã phát phiếu điều tra xã hội học, trong đó có nội dung liên quan đến PTTĐ. Lê Tâm Đắc (chủ nhiệm), Đề tài Khoa học cấp bộ: Phật giáo Huế và vùng 7 phụ cận thời kỳ từ năm 1932 đến nay, viện nghiên cứu Tôn giáo, tháng 4/2010. Trong đề tài này đã dành gần 20 trang để nghiên cứu về PTTĐ đã và đang tồn tại ở Phật giáo xứ Huế. Đinh Viết Lực Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A Di Đà trong các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Mặc dù đây là luận án chuyên sâu về điêu khắc PG nhưng luận án cũng đề cập đặc điểm của PTTĐ trong PG. Lê Tâm Đắc (2011), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, luận án tiến sĩ Tôn giáo học. Trong luận án, tác giả có cả một chuyên mục nghiên cứu về phong trào chấn hưng PG ở Bắc Kỳ, đề cao PTTĐ cũng như vai trò của PTTĐ trong PG. 1.4. Đánh giá kết quả của các công trình đã có và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Nói về Tôn giáo học là nói về 3 yếu tố chính: Niềm tin (về cái thiêng), thực hành, cộng đồng. Vì vậy, luận án đã tổng hợp những tư liệu theo 3 yếu tố trên để làm sáng tỏ và có đầy đủ 3 yếu tố: niềm tin, thực hành, cộng đồng. Các công trình trước đây chưa đáp ứng toàn diện về 3 phương diện này, có chăng chỉ tản mạn đề cập đến. 1.5. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án - Pháp tu: Phương pháp tu tập, thực hành của người tin và học theo Đạo Phật. Tịnh Độ:Quốc độ của Phật A Di Đà, cõi Tây Phương Cực Lạc. Pháp tu Tịnh Độ: Phương pháp thực hành việc niệm Phật Di Đà để cầu vãng sinh sang cõi TĐ.Các khái niệm khác đã được nói rõ nội hàm như:Phật giáo Phật giáo Việt Nam; Tây Phương Cực Lạc; Tín - Nguyện - hạn; Niệm Phật; Đạo tràng;Mê tín di đoan; Pháp môn; Tông phái... 8 CHƢƠNG 2 KHÁI LƢỢC VỀ PHÁP TU TỊNH ĐỘ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM 2.1. Khái lƣợc về Pháp tu Tịnh Độ 2.1.1. Pháp tu Tịnh Độ từ kinh điển Việc niệm hồng danh A Di Đà, phát nguyện cầu vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc chính là cương lĩnh của PTTĐ, muốn về Tây Phương Cực Lạc cần Tín - Nguyện - Hạnh.Kinh Di Đà nhấn mạnh Tín; Kinh Vô Lượng Thọ chú trọng Nguyện; Quán kinh thiên về Hạnh. Ba bộ kinh này gọi là “Tịnh độ Tam kinh”, là bộ kinh Đức Phật chuyên nói về thế giới Cực Lạc, Tịnh độ của Phật Di Đà. Do đó, ba bộ này được Tịnh Độ Tông lấy làm kinh cơ bản để lập tông. “Tịnh độ Tam kinh” là những kinh điển giới thiệu về PTTĐ một cách đầy đủ, xác thực nhất. 2.1.2. Nhân vật Phật giáo đại diện cho Pháp tu Tịnh Độ tại Ấn Độ và Trung Quốc. Những nhân vật tiêu biểu từ Ấn Độ đã thực hành pháp tu niệm Phật phải kể đến như ngài A Nan, Bà Vi Đề Hy và các cung nữ là những người thực hành việc tu TĐ đầu tiên tại Ấn Độ. Sau thời Phật, các vị đệ tử Phật đã nối tiếp ý Phật tu theo pháp môn này,tiêu biểu như: Mã Minh, Long Thọ, Thiên Thân.PTTĐ truyền đến Trung Quốc, các bậc cao tăng đã biết phát huy, hoằng truyền những đặc sắc riêng từ kinh điển theo cách hiểu riêng của mỗi vị để khiến cho PTTĐ ở Trung Quốc được ảnh hưởng sâu rộng đến với xã hội. Mười ba vị cao tăng của Trung Quốc đã trở thành những nhân vật tiêu biểu cho TĐ tông Trung Quốc, đó là:Tuệ Viễn (334 - 416); Thiện Đạo (613 - 681); Thừa Viễn (712 - 802); Pháp Chiếu (năm sinh - mất chưa rõ); Thiếu Khang (770 - 805); Vĩnh Minh Diên Thọ (904 9 - 975); Tỉnh Thường (959 - 1020); Liên Trì (1532 - 1612); Trí Húc (1598 - 1655); Hành Sách (1627 - 1682); Thật Hiền (1686 - 1734); Tế Tỉnh (1741 - 1810); Ấn Quang (1861 - 1941). 2.1.3. Quan điểm về Tịnh Độ tông Trung Quốc và Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam. *Quan điểm về Tịnh Độ tông. Để gọi là một “tông” ra đời cần các yếu tố sau: 1. Phát minh lý luận. 2. Kinh điển căn cứ. 3. Tổ sư khai sáng. 4. Tự viện trung tâm. 5. Quá trình truyền thừa.Cũng như tiêu chí thành lập các tông phái PG tại Trung Hoa, Tịnh Độ tông lấy tông chỉ tu hành là Niệm Phật Di Đà, cầu sinh TĐ làm cương lĩnh thực hành. Kinh điển để Tịnh độ tông cứ gồm 3 kinh chính: Di Đà; Vô Lượng Thọ; Quán kinh. Tổ sư khai sáng là ngài Tuệ Viễn, Tổ đình ở tại chùa Đông Lâm (Lư Sơn). Việc truyền thừa của tông TĐ bao gồm 13 vị tổ sư tiêu biểu. Riêng tông TĐ cần có tiêu chí thứ sáu là phải có thực nghiệm chứng ngộ. Tức là vị nào tu hành đến cuối đời phải có tướng tốt khi vãng sinh như: hoặc nhìn thấy Phật Di Đà, hoặc biết trước giờ vãng sinh, hoặc để lại xá lợi v.v Từ những luận chứng như trên có thể rút ra những tính chất của các tông phái PG Trung Quốc là: Các tông phái đều là giáo lý Đạo Phật. Các tông phái không có sự mâu thuẫn, kích bác nhau mà ngược lại còn bổ sung cho nhau. Các tông phái có tính dung hoà. Về sự truyền thừa của các tông phái có sự hưng thịnh hay suy vong khác nhau nhưng giáo lý của các tông phái vốn không có thịnh suy mà nó luôn có giá trị như nó vốn có.Tông phái chỉ ra đời trong bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử nhất định. *Quan điểm về pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam: Thứ nhất: PTTĐ trong PGVN đã song hành cùng thời 10 với tông TĐ ở Trung Quốc,người Việt đã có người tin, thực hành và cộng đồng thực hành đối với pháp tu này sớm nhất trong khoảng từ năm 422 đến năm 455 (năm Đàm Hoằng viên tịch). Thứ hai, PTTĐ trong PGVN ban đầu lấy kinh Phật nói ra làm cơ sở để tu hành chứ không phải lấy từ tông TĐ của Trung Quốc.Thứ ba, PTTĐ trong PGVN chủ trương ngắn gọn, thực tiễn, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống người dân.Thứ tư, PTTĐ trong PGVN lấy kinh nghiệm tu hành của người trước để phỏng theo chứ không có một vị tổ sư khai tông. Thứ năm, PTTĐ trong PGVN lấy sự tu hành chứng nghiệm làm động lực thực hành. 2.2. Tổng quan pháp tu Tịnh Độ trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam 2.2.1. Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam từ đầu đến hết thế kỷ XVIII Những nhân vật đại biểu cho PTTĐ trong PGVN từ đầu đến hết thế kỷ XVIII được thể hiện qua 8 nhân vật tiêu biểu là: 1. Đại sư Đàm Hoằng ( - 455); 2. Thiền sư Tịnh Lực (1112 1175); 3. Trần Thái Tông (1218 - 1277); 4. Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1290); 5. Trần Nhân Tông (1258 - 1308); 6. Minh Châu Hương Hải (1628 - 1715); 7. Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647 - 1726); 8. Nguyễn Du(1765 - 1820. PTTĐ trong PG thời Lý - Trần chủ yếu thiên hướng Thiền - Tịnh song tu. Đến thời Hậu Lê, Tây Sơn PTTĐ đã được phổ cập hơn, những tác phẩm chuyên về TĐ do người Việt Nam sáng tác đã ra đời. Những nhân vật trên đại biểu cho các tầng lớp: Vua quan, tại gia, xuất gia đều hướng tâm đến PTTĐ nên quần chúng nhân dân đã được ảnh hưởng bởi pháp tu này. 11 2.2.2. Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX đến hết thế thế kỷ XX Trong giai đoạn này, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ đã trở thành ngôn ngữ chính thay cho chữ Hán. Do đó, việc dịch kinh, chú giải tam tạng kinh điển của PTTĐ từ chữ Hán sang chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ đã được tín đồ PGthực hiện một cách mạnh mẽ. Trong 3 miền đều có các nhân vật tích cực hoằng dương PTTĐ.Miền Bắc có những nhân vật tiêu biểu như: HT Thích Tố Liên (1903 - 1977); Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha (1902 1954); Cư sĩ Văn Quang Thuỳ (1887 - 1967) pháp danh: Tuệ Nhuận. Miền Trung có những nhân vật tiêu biểu như: HT Thích Trí Thủ (1909 - 1984);cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (1897 - 1969). Miền Nam có những nhân vật tiêu biểu như: HT Thích Thiền Tâm (1925 - 1992); HT Thích Trí Tịnh (1917 2014); cư sĩ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền (1905 - 1973); Cư sĩ Đoàn Trung Còn (1908 - 1988) v.v...Họ đại biểu cho các thành phần gồm: Tại gia, xuất gia. Tại giabao gồmtrí thức, bác sĩ, chính trị gia và quần chúng. Phạm vi thực hành PTTĐ không chỉ ở chùa mà còn ở các nhà dân, không chỉ ở một khu vực mà ở các tỉnh thành trong cả nước. Trong thế kỷ XIX, XX, PGVN còn xuất hiện các hình thức hội, sơn môn chuyên hoằng truyền PTTĐ. Những tổ chức tiêu biểu bao gồm: Hội Liên Xã Niệm Phật của Nguyên Biểu (1836 - 1906); Sơn môn Xiển Pháp của ngài Tính Định (.... 1901); Hội Phật học An Nam với việc tu Tịnh độ. 12 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CỦA CỘNG ĐỒNG TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Cộng đồng Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay 3.1.1 Thành phần tu Tịnh độ Cộng đồng tu TĐ trong PGVN hiện nay gồm có 2 thành phần chính là người tại gia và xuất gia. Người tại gia thực hành PTTĐ gồm nhiều thành phần:Cán bộ, công chức làm trong nhà nước, học sinh, sinh viên,những người làm các nghề tự do như buôn bán, kinh doanh, những người hưu trí, người già. Người xuất gia thực hành PTTĐ bao gồm từ người mới xuất gia trẻ cho đến bậc hoà thượng cao tuổi, từ sư tăng cho đến sư ni, hễ theo truyền thống PG Bắc truyền đều thực hành PTTĐ tuỳ theo mức độ nông sâu. 3.1.2. Sự phân bố cộng đồng thực hành pháp tu Tịnh Độ Hiện nay, GHPGVN đã thành lập 63 Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh trên 63 tỉnh thành cả nước. Khi đã có tổ chức giáo hội tức là có cả truyền thống Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Điều này có nghĩa, PTTĐ đã có mặt trên phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước. Luận án chỉ nghiên cứu những ngôi chùa, đạo tràng tiêu biểu trong ba miền Bắc - Trung - Nam để thấy rõ sự phân bố của PTTĐ trong cả nước. 3.2. Phƣơng thức tu tập của pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay 3.2.1. Các phương pháp tu tập Tịnh Độ từ Kinh - Luận Phương thức tu tập của PTTĐ trong PGVN hiện nay được căn cứ vào các kinh - luận ghi chép chia thành 5 phương 13 thức chính: 1. Trì danh niệm Phật - tức là miệng niệm ra tiếng 6 câu: “Nam mô A Di Đà Phật” hoặc 4 câu “A Di Đà Phật”; 2. Quán tưởng niệm Phật là phương pháp ngồi tập trung, miệng không niệm mà chỉ có tâm tưởng tượng hình tướng, công đức của Phật Di Đà và thế giới Tây Phương Cực Lạc. 3. Thật tướng niệm Phật (còn gọi niệm Phật tam muội) tức là quay trở về với tính giác ngộ của chính mình. Mà tính giác ngộ này bằng với tính giác ngộ của chư Phật mười phương, đồng với tâm của Phật Di Đà. 4. Quán tượng niệm Phật: Người niệm Phật ngồi đối diện với tranh hoặc tượng Phật A Di Đà, miệng niệm, mắt quán sát tướng tốt của Phật. Từng chi tiết tướng tốt của Phật đều nhớ rõ ràng. Miệng niệm, tâm nhớ đến lúc nào nhắm mắt, mở mắt đều thấy rõ hình tượng Phật. 5. Các phương pháp khác: Việc thực hành PTTĐ không chỉ là niệm hồng danh đức Phật Di Đà mà còn thực hành các Phật sự, tụng kinh, lễ bái để cầu nguyện vãng sinh, giữ gìn giới luật, làm việc phúc đức, hiếu thuận cha mẹ, phụng thờ sư trưởng v.v…cũng được cộng đồng người Việt thực hành. 3.2.2. Hình thức tu tập tại các đạo tràng *Hình thức tu tập dành cho cƣ sĩ Phật tử. Mô hình tu tập dành cho Phật tử có được dấu ấn đặc biệt phải kể đến chùa Hoằng Pháp (thành phố Hồ Chí Minh) và TĐ đạo tràng (Hà Nội). *Chùa Hoằng Pháp. Đã có các cách thực hành PTTĐ như: Khoá tu Phật thất: Là việc điều hành, xắp xếp các hoạt động trong khoá tu thực tập trì danh hiệu Đức A Di Đà suốt thời gian bảy ngày dành cho tất cả thiện nam tín nữ Phật tử. Khoá tu niệm Phật một ngày:Là khoá tu tổ được tổ chức cố 14 định vào chủ nhật đầu tiên của tháng Âm lịch. Thời gian tu tập chỉ trong một ngày với hai thời công phu niệm Phật, một thời pháp thoại và thực tập ăn uống, đi đứng nghỉ ngơi trong chính niệm.Khoá tu mùa hè:Đây là khoá tu dành cho người trẻ độ tuổi từ 18 đến 25, mỗi năm chùa chỉ tổ chức một khoá vào mùa hè. Chương trình tổ chức, bao gồm pháp thoại, pháp đàm, giao lưu, tụng kinh niệm Phật, vui chơi, thi Phật pháp. Ngày tu “Sinh viên hướng về Phật Pháp”:Được tổ chức định kì hai tháng một lần và chỉ diễn ra trong vòng một ngày. Trong ngày tu, sinh viên được nghe pháp thoại, vấn đáp, giao lưu, được ngồi tĩnh tâm để lắng dịu những phiền não. *Tịnh độ đạo tràng là một tổ chức được ra đời theo Quyết định số 11QĐ/BHP, ngày 1/7/2013 của Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN.Đây là tổ chức hoạt động trên tinh thần tự nguyện của các Phật tử tại gia chuyên tu, chuyên hoằng pháp môn niệm Phật cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc; Đoàn kết những người tu pháp môn niệm Phật để sách tiến tu tập, tham gia các công tác xã hội nhân đạo và trợ niệm cho người khi lâm chung. Những thành viên đủ tiêu chuẩn đăng ký tham gia hoạt động và được TĐ đạo tràng chấp thuận cấp thẻ sinh hoạt. Vì vậy, tính đến năm 2017, thành viên của TĐ đạo tràng có 19.313 người phân bổ trên các tỉnh - thành như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quang Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, KonTum, Đắc Lắc, Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Từ khi thành lập TĐ đạo tràng tới nay, tổ chức này đã có những cách làm để hoằng truyền PTTĐ đó là: 15 Tổ chức các pháp hội niệm Phật:Đây là hình thức tập chung Phật tử cùng đến niệm Phật 3 ngày tại một địa điểm hợp lý. Mục đích phần lớn là để cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên, người đã quá vãng trong gia đình người hành lễ. Đây còn là cơ hội để các vị cùng tu Tịnh độ có nhiều thời gian tu tập thể với nhau. Định hướng tu tập tại các cơ sở trực thuộc TĐ đạo tràng:Việc tu tập của các đạo tràng trực thuộc TĐ đạo tràng sinh hoạt ở các chùa và ở tư gia hàng ngày, hàng tháng đều theo thời khoá TĐ mà TĐ đạo tràng in ấn phát hành như cuốn Tịnh độ ngũ kinh, Kinh chiêm sát hành pháp sám nghi. Trong nghi lễ hàng ngày trọng tâm ở việc tụng kinh A Di Đà, niệm Phật A Di Đà. Tổ chức trợ niệm: Tức là mời các Phật tử đến niệm Phật giúp cho người sắp và vừa quá vãng. *Hình thức thực hành pháp tu Tịnh Độ của các tu sĩ Phật giáo Người xuất gia trong những chùa miền Bắc thực hành PTTĐ được thể hiện rõ nhất thông qua việc thực hành “Cảnh sách niệm Phật” sớm chiều. Thực hành PTTĐ trong mùa an cư với những hoạt động như: Giảng các kinh điển TĐ, lễ sám nguyện TĐ vào những ngày trai, lễ tụng, trì niệm Phật Di Đà vào hai buổi sớm chiều...Thực hành PTTĐ vào việc cầu siêu như: Trợ niệm, lễ nhập niệm, di quan, an táng, ba ngày,tuần 35 hoặc 49, làm lễ giỗ đầu, làm lễ cầu siêu sau 3 năm chuyển mộ, làm lễ vào dịp phả độ gia tiên trong dịp tháng 7 âm lịch hàng năm...Trong các dịp lễ trên, việc niệm Phật Di Đà, cầu sinh TĐ cho vong linh chiếm trọng tâm của buổi lễ. Các sư không chỉ thực hành PTTĐ trong việc hiếu mà còn thực hiện trong các 16 việc hỷ: Lễ đầy tháng, lên nhà mới, lễ hằng thuận, lễ giải hạn, lễ cầu đảo bệnh...Tất cả những việc trên, sư đem PTTĐ ra để thực hành bằng việc khuyên gia chủ cùng niệm Phật. CHƢƠNG 4 Đ C ĐIỂM VAI TRÕ VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Một số đ c điểm cơ bản của pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay 4.1.1. Tính hỗn dung Tức là tính chất ôn hoà, dung hợp của yếu tố ban đầu với các yếu tố khác nhưng không bị mất đi đặc tính gốc. Cũng vậy, PTTĐ trong PGVN có tính hỗn dung với pháp tu Mật, được biểu hiện ở nghi thức khoá sáng có tụng Lăng Nghiêm ngũ hội, đại bi thập chú, khoá trưa tụng Bốn tám nguyện của Phật Di Đà, khoá chiều tụng Di Đà, Huân tu. Trước các khoá lễ Di Đà đều có các thần chú: Tịnh khẩu, thân, ba nghiệp, an thổ địa, phả cúng dàng. Sau kinh Di Đà có chú Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ đà la ni. Đó là dấu hiệu của Mật - Tịnh song tu. Việc hỗn dung còn được biểu hiện trong PGVN hiện nay khá rõ ở 2 cặp: Luật - Mật - Tịnh như đạo tràng tu mật tại Tây Thiên (Vĩnh Phúc). Cặp: Luật - Thiền - Tịnh tiêu biểu như Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) lấy Giới Thiền - Tịnh làm pháp tu chủ yếu.Ngoài ra, PTTĐ còn ít nhiều hiện diện trong các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam như: Bửu Sơn Kỳ Hương,Tứ Ân Hiếu Nghĩa, PG Hòa Hảo,Cư sĩ Phật hội Việt Nam. 4.1.2. Tính ph cập Thể hiện ở thành phần người thực hành PTTĐ bao gồm “Hiền ngu, già trẻ, gái trai”, ví dụ điển hình như: Các cháu bé 17 chưa biết gì, nếu bảo ngồi thiền, tụng kinh... sẽ không dễ thực hành được, nhưng nếu bảo niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, chắc chắn sẽ thực hành tốt. Thứ nữa, người dân Việt Nam phần lớn theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khi khấn lễ gia tiên vào dịp giỗ,tết, câu đầu tiên đều niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần rồi mới vào nội dung văn khấn. 4.1.3. Tính quy tụ Khi tổ chức pháp hội niệm Phật, các đạo tràng niệm Phật tại các chùa trong PGVN hiện nay đã có lúc quy tụ hàng vạn người. Lý do bởi bản thân PTTĐ có những đặc tính:Dễ tu, phổ cập, ổn định, huyền diệu.Khi niệm Phật có thể thực hiện bởi: Đi, đừng, nằm, ngồi, mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, người tổ chứckhéobiếtsử dụng các phương pháp để thu hút đông người đến thực hành PTTĐ. Đó là biết chọn địa điểm phù hợp; Thời gian hợp lý; Nêu bật ý nghĩa tổ chức; Quy mô phạm vi hoành tráng; Các khâu tổ chức chu đáo; Có những hiệu ứng tâm linh tốt. 4.2. Vai trò 4.2.1.Th a m n nhu cầu tâm linh của Phật t và hội.PTTĐ đã thoả mãn các nhu cầu của Phật tử và các tổ chức trong xã hội về các lĩnh vực: Nhu cầu thoát sinh tử, sinh Cực Lạc của người chuyên tu TĐ. Nhu cầu báo ân, báo hiếu cho người thân sắp và đã quá vãng.Nhu cầu giáo dục trẻ em của các gia đình. Nhu cầu tâm linh của các tổ chức trong xã hội nhằm trả ân trả nghĩa đồng đội, đồng bào. 4.2.2. Kết nối và cố kết cộng đồng.Với những cộng đồng PG, đặc biệt là cộng đồng người tu TĐ, PTTĐ chính là chất keo để gắn kết các cá nhân lại với nhau chặt hơn. Họ có chung một lý tưởng là cầu vãng sinh TĐ nên họ đến cùng một 18 địa điểm để cùng thực hành. Họ gọi bạn cùng tu TĐ là “Liên hữu” (bạn cùng lên hoa sen ở Tây Phương vào đời sau). 4.2.3.An ninh tinh thần, an sinh hội. An ninh tinh thần là trạng thái tâm lý an ổn, không lo sợ trước những việc bất thường từ bên ngoài đem đến và từ nội tâm hoảng loạn đem lạibằng việc thường xuyên niệm Phật Di Đà. PTTĐ còn đóng góp cho xã hội những giá trị cả vật chất. Ví dụ điển hình: Pho tượng Phật Di Đà chùa Phật tích (Bắc Ninh), Toà tháp gỗ “Cửu phẩm liên hoa” mô tả lại cảnh giới Tây Phương Cực Lạc tại Bùi Tháp (Bắc Ninh) đã thu hút lượng lớn khách tham quan du lịch, tạo giá trị vật chất không nhỏ cho xã hội. 4.2.4. Làm phong phú thêm văn hoá, nghệ thuật. PTTĐ giúp cho con người có văn hoá cư xử theo chiều hướng tích cực lên, làm người lương thiện hơn thông qua việc chào hỏi nhau mở đầu bằng câu “A Di Đà Phật”. PTTĐ còn tạo hiệu ứng trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật như: Hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ in ấn, nhiếp ảnh, âm nhạc, kịch, điện ảnh, múa, văn chương. 4.2.5 Vai trò của pháp tu Tịnh Độ đối với việc hoằng truyền Phật giáo Việt Nam. PTTĐ góp phần vào việc tăng số lượng tu sĩ xuất gia trong đạo Phật, tăng số lượng tín đồ biết đến đạo Phật, tăng số lượng ban trị sự Phật giáo trên cả nước và tăng tầm ảnh hưởng của PGVN khi sánh với PG thế giới. 4.3. Xu hƣớng vận động của pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam và một số khuyến nghị, giải pháp 4.3.1. Xu hướng vận động của Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam. Xu hƣớng ổn định và phát triển: Trong thời gian tới (từ 50 đến 100 năm nữa), PTTĐ vẫn giữ vai trò chính trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan