Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Pháp tu Tịnh độ trong Phật giáo Việt Nam ...

Tài liệu Pháp tu Tịnh độ trong Phật giáo Việt Nam

.PDF
180
308
117

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN SƠN PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội – 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN SƠN PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Nguyễn Phúc Đàn (Thích Thanh Đạt) 2. TS Lê Tâm Đắc Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án NGUYỄN TIẾN SƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6 1. 1. Tài liệu gốc .......................................................................................................... 6 1. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp tu Tịnh Độ tại nước ngoài....................................... 9 1. 3. Tình hình nghiên cứu về Pháp tu Tịnh Độ tại Việt Nam .................................. 10 1. 4. Đánh giá kết quả các công trình đã có và một số vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................................. 18 1. 5. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ............................................... 19 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM .............................................. 22 2. 1. Khái lược về Pháp tu Tịnh Độ .......................................................................... 22 2. 2. Tổng quan về Pháp tu Tịnh Độ trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam ............. 37 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 56 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................. 58 3. 1. Khái quát về cộng đồng Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay ............. 58 3. 2. Phương thức tu tập của Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay ............................................................................................................................. 75 Tiểu kết chương3....................................................................................................... 98 Chƣơng 4: Đ C ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ XU HƢỚNGCỦA PHÁP TU TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM ............................................................... 100 4. 1. Một số đ c điểm của Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam.................. 100 4. 2. Vai trò của Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam ................................. 114 4. 3. Xu hướng của Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam và một số khuyến nghị giải pháp ............................................................................................. 131 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤCCÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁNĐÃ CÔNG BỐ . 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHLLVTND : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam HT : Hoà thượng NXB : Nhà xuất bản PGVN : Phật giáo Việt Nam PTTĐ : Pháp tu Tịnh Độ TP : Thành phố UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2. 1: Các tông phái Phật giáo Trung Quốc 32 Bảng 3. 1: Mục đích theo đạo Phật của người dân 58 Bảng 3. 2: Thống kê môn học và thời lượng học tại các trường Phật học 65 tiêu biểu trên cả nước có nội dung giảng dạy liên quan đến PTTĐ Bảng 3. 3: Thống kê số lượng đạo tràng niệm Phật của Ban Hướng dẫn 71 Phật tử TP. Hồ Chí Minh -bản lưu hành nội bộ tháng 12 năm 2016 Bảng 3. 4: Thời khoá giảng pháp 2012 tại chùa Hoằng Pháp 85 Bảng 3. 5: Thời gian biểu tại Pháp hội Khe Sanh2014 89 Bảng 3. 6: Thời gian biểu tại Pháp hội Hoàng thành Thăng Long 2015 91 Bảng 4. 1: So sánh khổ vui giữa Sa Bà và Cực Lạc 115 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Trang Hình 3. 1: Mức độ ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến các hoạt 69 động của cư dân Đồng bằng Sông Hồng hiện nay Hình 3. 2: Số lượng đạo tràng tại TP. Hồ Chí Minh 74 Hình 3. 3: Phật tử tham gia trong các đạo tràng 74 Hình 3. 4: Sơ đồ mối quan hệ Phật - Tâm - Chúng sinh 82 Hình 4. 1: Mối tương quan Thiền - Tịnh - Mật - Luật 107 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, là tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay. Du nhập vào từ đầu Công nguyên, Phật giáo nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trong nhiều cộng đồng tộc người trên nhiều vùng miền của nước ta. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng xuyên vượt thời gian của Phật giáo trong xã hội Việt Nam có phần đóng góp rất lớn của Pháp tu Tịnh Độ, một trong những pháp tu phổ biến của Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Đại thừa) trong Tăng ni, Phật tử nước ta. Biểu hiện của nó thể hiện rõ nhất khi Tăng ni, Phật tử Việt Nam thường chào nhau bằng câu “Nam Mô A Di Đà Phật”; đa phần mọi người từ già đến trẻ, từ người hiểu đạo Phật hay không hiểu đạo Phật đều biết đến 6 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”; thời khóa tụng niệm ở các chùa thường tụng Kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà; tượng Đức Phật A Di Đà thờ trong các ngôi chùa miền Bắc thường có kích thước lớn nhất; khi có người lâm chung, Tăng ni và Phật tử thường tụng Kinh A Di Đà, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để cầu nguyện cho vong linh được vãng sinh về Tây phương Cực lạc, v. v… Theo Cao Tăng truyện, nhà sư Đàm Hoằng đã từ Trung Quốc vào Việt Nam tu tập theo PTTĐ đầu tiên. Tại chùa Tiên Sơn (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay), vào năm 422, nhà sư này đã tụng Quán kinh và cầu vãng sinh Tịnh Độ. PTTĐ sau đó trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn và hiện nay được Tăng ni, Phật tử Việt Nam thực hành đông đảo. Trong quá trình hình thành và phát triển của PTTĐ, người Việt Nam đã tiếp nhận có chọn lọc Tịnh Độ tông ở Trung Quốc để áp dụng cho phù hợp với con người và thời đại, từ đó hình thành nên nét riêng của PTTĐ trong PGVN. Hiện nay, PTTĐ đang trở nên phổ biến trong đời sống PGVN. Ngày càng có nhiều tín đồ Phật giáo thực hành theo PTTĐ. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người dân có cảm tình với Phật giáo (quần chúng tín đồ Phật giáo) cũng đang tu tập theo PTTĐ. Việc tu tập của những thành phần này có khi được sự hướng dẫn trực tiếp của chức sắc và nhà tu hành Phật giáo, nhưng có khi chỉ thông qua băng đĩa, bài giảng trên internet. . . Cách thức tu tập của những hình thức này nhiều khi không 1 giống nhau: niệm Phật lớn tiếng, niệm Phật có nhạc, niệm Phật lần tràng hạt, đạo tràng chuyên tu Phật thất 7 ngày, tổ chức pháp hội 3 ngày, niệm Phật một mình, tu niệm với đại chúng, v. v. . . Đáng chú ý là, PTTĐ ở nước ta đang chịu ảnh hưởng của một số yếu tố do quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nên có những xu hướng vận động và phát triển khá phức tạp. Trước thực tế đó, vấn đề đ t ra là làm sao PTTĐ có thể “toả hương” hơn nữa vào đời sống Phật giáo và đời sống xã hội nước ta. Cho đến nay, nghiên cứu về PTTĐ trong PGVN từ nhiều chiều cạnh và mức độ khác nhau đã được thực hiện. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu tổng thể và cập nhật dưới góc độ Tôn giáo học nhằm làm rõ lịch sử hình thành và phát triển, cũng như thực trạng PTTĐ trong PGVN hiện nay, qua đó chỉ ra đ c điểm, vai trò và xu hướng vận động, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực trong hoạt động của PTTĐ nước ta thời gian tới vẫn có giá trị, có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2. 1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án đi sâu nghiên cứu tổng thể và cập nhật về PTTĐ trong PGVN dưới góc độ Tôn giáo học, từ lịch sử truyền nhập, quá trình phát triển cho đến những vấn đề liên quan đến hoạt động của PTTĐ giai đoạn hiện nay. 2. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Thứ nhất, luận án trình bày có hệ thống về lịch sử PTTĐ, từ kinh điển Phật giáo đến những nhân vật Phật giáo tiêu biểu thực hành PTTĐ ở Ấn Độ, Trung Quốc; sự du nhập và phát triển của PTTĐ trong tiến trình Phật giáo Việt Nam từkhởi nguyên đến hiện nay. Thứ hai, luận án đi sâu phân tích thực trạng cộng đồng Tịnh Độ trong PGVN hiện nay, từ sự phân bố cộng đồng thực hành PTTĐ tại ba vùng miền, đến cách thức tu tập Tịnh Độ của các đạo tràng tiêu biểu trên khắp cả nước. Thứ ba, trên cơ sở nêu bật một số đ c điểm và vai trò, cũng như chỉ rõ xu hướng của PTTĐ trong PGVN, luận án đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm 2 phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực trong hoạt động củaPTTĐ thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3. 1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTTĐ, một trong bốn pháp tu tiêu biểu (Thiền, Mật, Tịnh, Luật) của Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Đại thừa) đã và đang tồn tại trong PGVN từ lịch sử đến hiện tại. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi nghiên cứu của luận án là PTTĐ từ năm 1981 (năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam) trở lại đây trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu tại ba trung tâm Phật giáo lớn nhất và tiêu biểu nhất của đất nước hiện nay là thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh. 4. Lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4. 1. Lý thuyết nghiên cứu của luận án Luận án sử dụngchủ yếu hai lý thuyết nghiên cứu, gồm: Lý thuyết thực thể tôn giáo và Lý thuyết phân kỳ lịch sử. Lý thuyết thực thể tôn giáo được luận án sử dụng để làm rõ 3 thành tố cơ bản của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là: niềm tin tôn giáo/ Phật giáo, thực hành tôn giáo/ Phật giáo và cộng đồng tôn giáo/ Phật giáo. Niềm tin tôn giáo của cộng đồng PTTĐ ở nước ta cơ bản là niềm tin vào Đức Phật Di Đà và thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thực hành tôn giáo của cộng đồng PTTĐ ở nước ta chủ yếu thể hiện thông qua sinh hoạt tu tập của các đạo tràng, từ đó ảnh hưởng đến cộng đồng bằng những tác dụng như cố kết xã hội, an ninh tinh thần, v, v. . . Lý thuyết phân kỳ về lịch sử được luận án sử dụng để phân chia lịch sử PTTĐ trong PGVN thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 của PTTĐ ở nước ta từ thế kỷ V (năm 422, thời điểm Đàm Hoằng tu tập ở chùa Tiên Sơn trên núi Tiên Du) đến hết thế kỷ XVIII. Giai đoạn 2 của PTTĐ nước ta từ đầu thế kỷ XIX (năm 1802, lập ra nhà Nguyễn) đến nay (năm 2018). 4. 2. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án 3 Luận án sử dụng một số cách tiếp cận như Sử học, Triết học, Nhân học, Xã hội học, Văn hóa học. Cách tiếp cận Sử học được luận án sử dụng để nghiên cứu lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PTTĐ ở Ấn Độ và Việt Nam, Tịnh Độ tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cách tiếp cận Triết học được luận án sử dụng để nghiên cứu tư tưởng triết học thể hiện trong kinh sách, giáo thuyết của PTTĐ và Tịnh Độ tông. Các cách tiếp cận Nhân học, Xã hội học, Văn hóa học được luận án sử dụng làm rõ thực trạng cộng đồng Tịnh Độ trong PGVN hiện nay. 4. 3. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, sơ cấp: được đề tài áp dụng nhằm khai thác tối đa những tư liệu gốc, tài liệu tham khảo liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của PTTĐ ở Việt Nam. Các phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát tham dự: được đề tài áp dụng nghiên cứu thực trạng và vấn đề đ t ra liên quan đến hoạt động của cộng đồng PTTĐ, cũng như vai trò của pháp tu này đối với Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án tổng quan khá đầy đủ tư liệu gốc và những công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến PTTĐ, đánh giá thành tựu cũng như hạn chế của những công trình này, giúp cho những người nghiên cứu có được một cái nhìn toàn cảnh về PTTĐ. Hai là, luận án trình bày có hệ thống sự hình thành PTTĐ từ tam tạng kinh điển đến các nhân vật Phật giáo tiêu biểu đại diện cho PTTĐ tại Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời giới thiệu quá trình du nhập và phát triển của PTTĐ trong lịch sử PGVN. Ba là, với những tư liệukhá phong phú vàđáng tin cậy, luận án đi sâu phân tích thực trạng cộng đồng PTTĐ trong PGVN hiện nay, từ thành phần tu tập và sự phân bố thực hành, đến cách thức tu tập Tịnh Độ tại các đạo tràng trên khắp cả nước. Bốn là, sau khi nêu bật một số đ c điểm và vai trò, cũng như xu hướng của PTTĐ trong PGVN, luận án đưa ra một số khuyến nghị giải pháp đối với GHPGVN, 4 cộng đồng thực hành PTTĐ và chính quyền các cấp nhằm phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực trong hoạt động của PTTĐ nước ta thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6. 1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho giới khoa học xã hội và nhân văn nói chung, Tôn giáo học nói riêng, cũng như toàn thể giới Phật giáo và xã hội thấy được một pháp tu trong Phật giáo được đông đảo Tăng ni, Phật tử Việt Nam thực hành, có vai trò cực kỳ to lớn trong việc truyền bá Phật giáo sâu rộng đến quảng đại người dân Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại. 6. 2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể dùng làm tài liệu cho các trường/ lớp Phật học (Học viện Phật giáo, Cao đẳng Phật học, Trung cấp Phật học, …) và cơ sở nghiên cứu của GHPGVN các cấp (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, …); các cơ sở nghiên cứu và đào tạo quốc dân về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Trần Nhân Tông và Bộ môn Tôn giáo học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, …). Kết quả của luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học cho các ban ngành chính quyền trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Lời cam đoan, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các hình, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến luận án đã công bố, Tài liệu tham khảovà Phụ lục, nội dung của luận án được chia thành 4 chương, 12 tiết và tiểu kết các chương. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. 1. Tài liệu gốc 1. 1. 1. Kinh điển chữ Hán, chữ Phạn về Pháp tu Tịnh Độ Tư tưởng Tịnh Độ khởi nguồn từ Ấn Độ. Các kinh điển Hán tạng liên quan đến PTTĐ được lưu trữ phần lớn trong bộ Đại Chính Tạng. Những tác phẩm mànhiều danh tăng căn cứ vào để lập nên tông Tịnh Độ bao gồm 5 bộ kinh: Phật thuyết A Di Đà Kinh, thường gọi là Kinh A Di Đà[103]; Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh, thường gọi là Kinh Vô Lượng Thọ[102]; Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, thường gọi là Quán Kinh [104]; Kinh Hoa Nghiêm - phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện [100]; Kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông [106]; và một bộ luận: Vô Lượng Thọ Kinh, Ưu ba đề xá nguyện sinh kệ, gọi tắt là Vãng sinh luận (hiện lưu trong Đại Chính Tạng, tập 26) [112]. Sáu công trình của Tịnh Độ nêu trên được giới nghiên cứu gọi là “Ngũ kinh nhất luận” (Năm kinh một luận). Giới tu hành PGVN thường lấy các bộ sách Nhật tụng Bồ đề, Nhật tụng Vĩnh Nghiêm, … làm khoá lễ tu tập, tụng niệm sớm tối. Những tác phẩm nhật tụng này chiếm 2/3 nội dung thuộc về tư tưởng Tịnh Độ, tiêu biểu gồm: Tịnh Độ nhật tụng [165], Chư kinh nhật tụng[137], Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi [156], Chư kinh nhật tụng (2 tập)[138], Chư kinh nhật tụng[153], Chư kinh nhật tụng tập yếu lễ nghi [139]. Trong các bộ nhật tụng kể trên đều có Kinh Di Đà. Như vậy, việc thực hành PTTĐ của Tăng ni và Phật tử Việt Nam sớm nhất từ đầu thế kỷ XX trở lại đây đều lấy niệm Đức Phật A Di Đà, tụng Kinh Di Đà làm cơ bản. Nội dung cơ bản của năm kinh một luận cung cấp những thông tin cơ bản về Đức Phật A Di Đà, quá trình tu hành thành Phật của Đức Phật ấy, môi trường cõi Cực Lạc, điều kiện vãng sinh về thế giới Tây Phương. Đây là những nội dung nền tảng để tông Tịnh Độ ở Trung Quốc được thành lập và là yếu tố quan trọng để PTTĐ trong PGVN nương vào thực hành từ xưa đến nay. Trong năm kinh một luận, phần lớn những bản chữ Phạn vẫn còn được bảo lưu. Hiện nay, nhiều học giả Trung Quốc, Nhật Bản… đối chiếu, so sánh, dịch lại từ bản 6 tiếng Phạn sang tiếng Hán, tiêu biểu như Phạn văn Phật điển nghiên cứudo Hàn Đình Kiệt trước tác [133]. Tác giả đã trích dẫn từng đoạn bản tiếng Phạn của Kinh Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ. . . so sánh với bản dịch của đại sư Cưu Ma La Thập, dẫn thêm phần dịch của đại sư Huyền Trang, dịch mới ra văn phong hiện đại. Công việc đó đã càng tăng thêm niềm tin về sự truyền thừa của kinh điển Tịnh Độ. Ngoài ra, một số tư liệu gốc in bằng chữ Hán ở Việt Nam ít nhiều nói lên diện mạo của PTTĐ trong PGVN từ lúc pháp tu này truyền vào nước ta đến thời Lý - Trần. Đại Chính Tạng, tập 50, Cao Tăng Truyện, do nhà sư Thích Tuệ Kiểu soạn nói về vị Tăng thực hành PTTĐ đầu tiên của Việt Nam đó là Thích Đàm Hoằng. Đây là cuốn sử liệu đáng tin cậy nhất để xác định PTTĐ truyền đến nước ta. Chỉ với 180 ký tự, nhưng tác phẩm này đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến lịch sử truyền nhập, con người thực hành, kinh điển thực hành, cách thức thực hành PTTĐ tại nước ta. Thiền Uyển tập anh, in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) [143], giới thiệu về hành trạng các vị cao tăng thời Lý - Trần, trong đó có những vị hướng tâm Tịnh Độ như Thiền sư Tịnh Lực đã tu niệm Phật tam muội. Thái Tông hoàng đế ngự chế khoá hư, của Trần Thái Tông[151], đề cập đến đ c điểm Thiền -Tịnh song tu của PGVN thời nhà Trần. Chương “Niệm Phật luận” trong tác phẩm này thể hiện rõ quan điểm về PTTĐ của vua Trần Thái Tông. Trúc Lâm Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục, đại sư Pháp Loa thời Trần biên tập[147], Việt Quốc Yên Tử sơn Trúc Lâm chư tổ thánh đăng lục do nhà sư Thích Quảng Điều khắc lại [141]. Hai tác phẩm này đề cập đến tư tưởng của các nhân vật Phật giáo tiêu biểu thời Trần như Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông. Từ khởi nguyên cho đến hết thời nhà Trần, tư liệu về PTTĐ ở nước ta không nhiều. Nhưng từ thời nhà Lê trở về sau, tư liệu PTTĐ phong phú hơn. Đương nhiên, những tác phẩm Hán văn vẫn chiếm ưu thế, một điều kiện thuận lợi để luận án này y cứ và xác định tiến trình lịch sử PTTĐ trong PGVN. 1. 1. 2. Tư liệu điền dã thực tế Trước và trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã điền dã thực tế tại nhiều cơ sở thực hành PTTĐ trên khắp cả nước, tiêu biểu như: chùa Bút Tháp (huyện 7 Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), chùa Hoàng Kim (huyện Quốc Oai, Hà Nội), chùa Tây Phương và chùa Cực Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội), chùa Liên Phái (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), chùa Đồng Dương (quận Hà Đông, Hà Nội), chùa Vũ Lăng (huyện Thanh Oai, Hà Nội), chùa Đại Từ Ân (huyện Đan Phượng, Hà Nội), Tịnh Độ đạo tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), chùa Đồng Ngọ (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), Chùa Giám (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc, Ni viện Diệu Đức (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Huệ Quang, chùa Hoằng Pháp (TP. Hồ Chí Minh), v. v. . . Những cơ sở nêu trên bảo lưu nhiều tư liệu phong phú, sâu sắc về PTTĐ trong PGVN. Trung Quốc là nơi Tịnh Độ tông được thành lập, nên việc khảo sát thực tế các tự viện tu tập Tịnh Độ giúp tác giả thấy sự truyền thừa liền mạch về PTTĐ từ quá khứ đến hiện tại. Những tự viện tiêu biểu tại Trung Quốc mà tác giảtừng điền dã như: chùa Long Tuyền, chùa Đàm Giá, chùa Giới Đài (thành phố Bắc Kinh), chùa Đại Giác, chùa Kê Minh (tỉnh Giang Tô), chùa Đông Lâm (tỉnh Giang Tây), chùa Phổ Đà (tỉnh Triết Giang), v. v… Đây là các tự viện tiêu biểu ghi dấu tích sự hình thành và phát triển của Tịnh Độ tông, từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến PTTĐ trong PGVN. Tại những địa điểm điền dã nêu trên, tác giả đã khảo sát khá nhiều sách cổ, văn bia, tượng Phật; sưu tầm kinh điển, phỏng vấn, tham dự một số khoá tu Tịnh Độ nên đã có những tư liệu liên quan đến PTTĐ có giá trị. Chẳng hạn, tác giả đã phỏng vấn Thượng toạ Thích Chơn Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh), phỏng vấn Phật tử Đ ng Minh Châu - Trưởng ban Tịnh Độ đạo tràng. Tác giả đến chùa Diệu Đức (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chùa Vũ Lăng (huyện Thanh Oai, Hà Nội), chùa Kê Minh (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). . . để khảo sát thực hành PTTĐ của các nhà sư tại những địa điểm đó. Tác giả còn trực tiếp tham dự các khoá lễ của Tịnh Độ đạo tràng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), ở Nghĩa trang Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị), v. v. . . từ đó thu thập được nhiều thông tin thực tiễn về PTTĐ trong PGVN hiện nay. 8 1. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp tu Tịnh Độ tại nƣớc ngoài Tổng quan những kinh điển liên quan đến Tịnh Độ tông Trung Quốc, Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), tháng 7 năm 2010 xuất bản bộ Tịnh Độ tạng, 50 tập, biên soạn 787 tác phẩm [127]. Bộ đại tạng này kiết tập toàn bộ những tác phẩm được sáng tác ở Trung Quốc từ thời Hậu Hán đến thời Trung Hoa dân quốc. Tịnh Độ tạng chia ra làm 2 loại hình chính. Một là thống kê những kinh điển chuyên khảo về Tịnh Độ ho c một phần liên quan đến PTTĐ (nội dung này có thể liệt kê vào tư liệu gốc). Hai là, giải thích các bộ kinh do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng. Loại hình thứ hai chủ yếu giải thích tư tưởng triết học của PTTĐ, tiêu biểu nhưđại sư Trí Khải thời nhà Tuỳ biên trước Phật thuyết Quán Vô Lượng thọ kinh sớ [107]. Đại sư Trí Húc thời nhà Minh chú giải Phật thuyết A Di Đà kinh yếu giải (Đại Chính Tạng, tập 37) [109]. Những tác phẩm này hành văn theo lối học thuật truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam: phân tích, chú giải từng câu, từng đoạn trong kinh điển dưới góc nhìn của tác giả. Gần đây, nhiều tác phẩm chuyên khảo về PTTĐ được các học giả Trung Quốc nghiên cứu theo lối hiện đại, tiêu biểu như Trung Quốc Tịnh Độ tông thông sử của Trần Dương Quýnh [115], một trong những bộ tập đại thành của các tông phái Trung Quốc. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác phẩmTrung Quốc Thiền tông thông sử, Trung Quốc Luật tông thông sử, Trung Quốc Thiên Thai tông thông sử, v, v. . . Trong đó, đứng vững trên phương diện lịch sử và tư tưởng như thông lệ của các bộ thông sử, Trung Quốc Tịnh Độ tông thông sử đã khảo cứu về quá trình truyền thừa của Tịnh Độ tông và tư tưởng của các kinh điển Tịnh Độ cũng như tư tưởng Tịnh Độ của các vị cao tăng Trung Quốc. Thích Đại An, Tịnh Độ tông giáo trình [1] nghiên cứu Tịnh Độ tông dưới hình thức “giáo trình”. Thích Đại An là đương kim trụ trì chùa Đông Lâm ở Lư Sơn (Đạo tràng của Tuệ Viễn - Sơ tổ Tịnh Độ tông Trung Quốc), nên tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin lợi ích không chỉ cho người nghiên cứu, mà còn đối với người tu hành Phật giáo. Những thể loại sách nghiên cứu về Tịnh Độ như vậy rất nhiều, có thể liệt kê thêm một vài tác phẩm khác tiêu biểu như Nghiên cứu Tịnh Độ tông Trung Quốc của Thích Thông Căn và Ôn Kim Ngọc [116], Giáo trình Tịnh Độ tông của Ngụy Lỗi [121], v. v. . . 9 Người Nhật Bản cũng có nhiều nghiên cứu sâu sắc về Tịnh Độ tông Trung Quốc và Tịnh Độ tông Nhật Bản, tiêu biểu phải kể đến bác sĩ Vọng Nguyệt Tín Hanh (1869 - 1948). Ông là nhân vật điển hình cho thế hệ nghiên cứu Tịnh Độ tông thời cận đại. Những tác phẩm nghiên cứu về Tịnh Độ của ông tiêu biểu như: Tịnh Độ giáo chi khởi nguyên cập kỳ khai triển [124], Lược thuật Tịnh Độ giáo lý sử, Tịnh Độ giáo chi nghiên cứu, Trung Quốc Tịnh Độ giáo lý sử. Nhìn chung, những tác phẩm nghiên cứu về Tịnh Độ của các học giả NhậtBản rất công phu và quy phạm. Nhiều vấn đề tiêu biểu của Tịnh Độ được các học giả Nhật Bản tìm hiểu kỹ lưỡng. Ngoài ra, nhiều luận văn và luận án ở Trung Quốc gần đây nghiên cứu khá sâu rộng về Tịnh Độ tông Trung Quốc như: Đỗ Cương với luận án hậu tiến sĩ Trung Quốc Phật giáo Tịnh Độ tông giáo dục nghiên cứu [131]. Tác phẩm này không những luận thuật tư tưởng triết học, lịch sử của Tịnh Độ tông mà còn có tính Tôn giáo học, đó là khảo sát điền dãnhững đạo tràng Tịnh Độ tiểu biểu ở Trung Quốc, từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người tu hành Phật giáo và xã hội. Nguyễn Tiến Sơn, Việt Nam Tịnh Độ tín ngưỡng sử luận [134] nghiên cứu tư tưởng Tịnh Độ ở góc độ Triết học và Sử học. Đây là luận văn thạc sĩ tiếng Trung đầu tiên nghiên cứu về lịch sử PTTĐ ở Việt Nam. Do vậy, công trình không chỉ cống hiến cho học giả trong nước mà còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu nước ngoài. Nhìn chung, khối lượng tác phẩm đề cập đến PTTĐ bằng ngoại ngữ từ quá khứ đến hiện tại nhiều gấp hàng trăm lần so với kinh điển Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Nithuyết giảng. Vì vậy, chúng là những tư liệu rất quý để luận án này tham khảo và trích dẫn. 1. 3. Tình hình nghiên cứu về Pháp tu Tịnh Độ tại Việt Nam 1. 3. 1. Tình hình nghiên cứu về lịch sử Pháp tu Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam Tư liệu bằng chữ Hán in ở Việt Nam thời Lê - Nguyễn là những cứ liệu xác đáng cho nghiên cứu quá trình truyền nhập và phát triển PTTĐ thời kỳ này: Kiến tính thành Phật của thiền sư Chân Nguyên[149]; Đại thừa chư Tịnh Độ kinh [155], Kim Cương Di Đà kệ chú châm minh [157], Di Đà kinh sớ sao do đại sư Liên Trì 10 trước tác[152]; Phật thuyết A Di Đà Kinh yếu giải do Sa môn Thông Duệ trùng san[140]; Tịnh Độ hội nguyên[158], Tịnh Độ chỉ quy [159], Tịnh Độ vấn đáp [160], Tịnh Độ thần chung [161], Vãng sinh tập [166], Tây Phương mỹ nhân, Trương Tây Dân tập giải [162], Tây Phương hợp luận [163], Quy nguyên trực chỉ do Sa môn Nhất Nguyên Tông Bản soạn[135]; Long thư Tịnh Độ doTiến sĩ Vương Nhật Hưu soạn[146]. Các tác phẩm này phần lớn do người Trung Quốc viết nhưng được người Việt Nam chủ trì khắc ván tái bản. Căn cứ vào phần lời tựa và phần lời bạt của cuốn sách có thể thấy được tình hình thực hành PTTĐ của người Việt Nam thời bấy giờ. Ví dụ, bộ Tịnh Độ sám nguyện, do Sa môn Tuân Thức thời nhà Tống soạn, bản in tại nước ta năm Quý Dậu, niên hiệu Tự Đức (1873), tái bản năm Thành Thái (1897)[57]. Tác phẩm này hiện nay vẫn thường dùng làm khoá lễ của Tăng ni, Phật tử Việt Nam. Lời tựa cuốn sách này cho biết: “Tại nước ta vào niên hiệu Vĩnh Hựu (1735 - 1740), Tổ sư Trạm Công đến Bắc Quốc (Trung Quốc) thỉnh mang về lưu trữ ở chùa Càn An. Năm Ất Sửu niên hiệu Tự Đức, Pháp chủ chùa Vĩnh Nghiêm được kinh này in lại để đại chúng cùng thực hành” [60, tr 1]. Lời tựa bộ Di Đà sớ sao in năm Cảnh Hưng thứ 27 (1786) cho biết số mục người ấn tống in kinh này: “Pháp quyến gồm 124 người, Tỷ khiêu gồm 53 vị, Tỷ khiêu ni gồm 88 vị, người tại gia gồm 1. 108 người”; mọi người đều hy vọng “vào vô thượng pháp môn, cùng các bậc thượng thiện nhân, đều đến Lạc Bang, chóng lên quả Phật” [95, tr. 308]. Các tài liệu nói về cơ cấu tổ chức, mục đích, tông chỉ của các hội đoàn tu tập Tịnh Độ không nhiều, nhưng nhìn chung có giá trị cao. Chẳng hạn, sách Liên xã niệm Phật hội, Sa môn Nguyên Biểu biên soạn vào năm 1887, chùa Đại Khánh, tỉnh Hải Dương in[136 ], phản ánh khá rõ diện mạo của một vùng Phật giáo phía Bắc nước ta tu tập pháp môn Niệm Phật và các hoạt động Phật pháp có ảnh hưởng đến xã hội khá sâu rộng. Ngoài chữ Hán, nhiều kinh điển bằng chữ Nôm có nội dung về PTTĐ cũng là những tư liệu đáng quý, tiêu biểu như: Long thư Tịnh Độ diễn âm do Sa môn Tính Định soạn [144]; Tây Phương công cứ tiết yếu diễn âm[164], Di Đà cảnh giới hạnh[154], Đại Di Đà kinh chính văn đặc niệm chích yếu diễn âm do Sa môn Tính Định soạn[143]. Những bộ kinh điển kể trên miêu tả về thế giới Cực Lạc cũng như 11 cách thức thực hành PTTĐ. Phần lớn tác phẩm chữ Nôm được diễn tả bằng thể thơ lục bát, giúp người đọc sẽ dễ nhớ hiểu, dễ truyền bá. Đầu thế kỷ XX, những kinh sách Tịnh Độ bằng quốc ngữ ra đời. Nhiều kinh gốc của PTTĐ bằng chữ Hán được dịch ra quốc ngữ để mọi người dễ tụng niệm hằng ngày, cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu làm tài liệu tham khảo và trích dẫn. Những ấn phẩm tiêu biểu về thể loại này phải kể đến: Vô Lượng thọ [20], Quán Vô Lượng thọ [92], Phật thuyết A Di Đà Kinh [93], Tịnh Độ ngũ kinh [21], v. v. . . Ngoài những bộ kinh luận gốc, nhiều tác phẩm giải thích nghĩa lý Tịnh Độ được các học giả Việt Nam biên dịch, tiêu biểu như Kinh A Di Đà sớ sao [35], Kinh A Di Đà yếu giải [56], Sám nguyện [60], Khuyến tu Tịnh Độ thiết yếu [74]. Những tác phẩm này giúp người nghiên cứu, người tu hành ở Việt Nam tiếp cận giáo lý Tịnh Độ sâu sắc hơn. Ngoài những tác phẩm được phiên dịch, các học giả Việt Nam còn chuyên khảo thành những tác phẩm của Tịnh Độ, tiêu biểu như các tác phẩm của HT. Thích Thiền Tâm: Niệm Phật thập yếu [68], 13 vị Tổ Tịnh Độ tông [70]; Thiết lập Tịnh Độ - Kinh A Di Đà Thiền giải [31], … đã kiến giải sâu rộng về PTTĐ. Những kiến giải này một m t kế thừa tư tưởng PTTĐ của Trung Quốc, m t khác cũng có những lĩnh vực riêng biệt đại diện cho người Việt Nam đương thời. Những công trình như Kinh điển y cứ của Pháp tu Tịnh Độ và nhân vật tiêu biểu thực hành Pháp tu Tịnh Độ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1&2 năm 2017; Khái niệm „Tịnh Độ tông‟ tại Trung Quốc và „Pháp tu Tịnh Độ‟ tại Việt Nam, đăng trên Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 395 năm 2017 của Nguyễn Tiến Sơn [63] chú trọng giới thiệu về PTTĐ tại Việt Nam dưới góc độ Tôn giáo học. Những tác phẩm nêu trên đề cập không chỉ đến lịch sử truyền nhập và phát triển PTTĐ trong PGVN, mà còn đến những lĩnh vực Triết học, Tôn giáo học của pháp tu này, những điều được chúng tôi lưu tâm tập hợp, chắt lọc phục vụ cho việc hoàn thiện luận án. 1. 3. 2. Tình hình nghiên cứu về cộng đồng Tịnh Độ trong Phật giáo Việt Nam hiện nay Nghiên cứu liên quan đến cộng đồng Tịnh Độ trong PGVN khu vực phía Bắc có luận án tiến sĩ Triết học của Ngô Thị Lan Anh (2011), Ảnh hưởng của “Tâm” 12 trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức nước ta hiện nay [3]. Triển khai luận án, tác giả đã phỏng vấn 1. 500 phiếu dành cho người không phải tu hành Phật giáo và 500 phiếu cho người tu hành Phật giáo tại 7 tỉnh thành phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Một trong những kết quả phiếu điều tra xã hội học cho thấy các mục đích theo đạo Phật của người dân, trong đó có mục đích “được về Tây phương Cực Lạc”. Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Thuý Hằng (2015), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay [32]. Tác giả luận án này cũng dùng phương pháp điều tra xã hội học trên địa bàn 5 tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Đối tượng khảo sát phiếu điều tra xã hội học là nhà tu hành Phật giáo (125 phiếu) và không phải nhà tu hành Phật giáo (500 phiếu). Kết quả thu được cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân sinh quan Phật giáo đối với người dân, trong đó việc Niệm Phật, chiếm tỷ lệ tốp đầu. Số liệu từ Báo cáo tổng kết 2012 [5] của Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hà Nội ngày 20/12/2012, Báo cáo tổng kết năm học 2015 [89] khoá 2014 - 2018 của Trường Trung cấp Phật học Hà Nội, Tài liệu đại hội đại biểu Phật giáo thành phố Hà Nội năm 2017 [29] của Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hà Nội đã cung cấp nhiều thông tin về các đạo tràng thực hành PTTĐ trên địa bàn thủ đô và việc giảng dạy cho các tăng ni sinh tại Trường Trung cấp Phật học có nội dung về PTTĐ hiện nay. Nghiên cứu liên quan đến PTTĐ tại khu vực miền Trung, tiêu biểu là tỉnh Thừa Thiên - Huế, trước hết phải kể đến đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Lê Tâm Đắc làm chủ nhiệm (2010), Phật giáo Huế và vùng phụ cận thời kỳ từ năm 1932 đến nay, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam [18]. Đề tài đã dành gần 20 trang khảo cứu PTTĐ đã và đang tồn tại ở Phật giáo xứ Huế. Trong đó, đề tài đã chỉ ra mô hình thực hành PTTĐ ở Huế với nét nổi bật là “Niệm Phật đường”: “Niệm Phật Đường có hình chữ T quốc ngữ. Do công năng sử dụng có sự khác biệt với các ngôi chùa truyền thống, Niệm Phật Đường thường có 2 phần rõ rệt: phần ngôi chùa cùng các kiến trúc thuộc chùa, và phần giảng đường với các nhà làm việc của các tổ chức Phật giáo địa phương của Hội Phật Học An Nam. . . Phật điện của 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan