Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa...

Tài liệu Pháp luật việt nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

.PDF
105
1111
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC KHÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC KHÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DUNG Hà Nội - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Ngọc Khánh MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN 1 7 HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN 1.1 HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Tổng quan về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng 7 1.1.1 1.1.2 hóa Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch 7 10 1.1.3 hàng hóa Các loại hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở 19 1.2 giao dịch hàng hóa Tổng quan pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng 27 1.2.1 hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt 27 1.2.2 động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa 30 qua Sở giao dịch hàng hóa của một số nước trên thế giới Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN 35 2.1 HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của 35 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.2 Sở giao dịch hàng hóa Hình thức pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch hàng hóa Thành lập và cấp phép hoạt động Sở giao dịch hàng hóa Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở 35 40 44 46 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 2.4 giao dịch hàng hóa Thành viên môi giới Thành viên kinh doanh Khách hàng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 47 49 52 56 59 2.4.1 2.4.2 2.4.3 2.4.4 Hình thức của hợp đồng Các nội dung chủ yếu của hợp đồng Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng 60 61 62 66 2.5 hóa Một số quy định khác về mua bán hàng hóa qua Sở giao 68 2.5.1 2.5.2 dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua 68 69 Sở giao dịch hàng hóa Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 81 MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG 3.1 HÓA Ở VIỆT NAM Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa 81 3.1.1 qua Sở giao dịch hàng hóa Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật nói chung và 81 3.1.2 3.1.3 3.2 3.2.1 của pháp luật thương mại nói riêng Đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và tính khả thi Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế Một số giải pháp cụ thể Về lâu dài cần xây dựng luật mua bán hàng hóa qua Sở giao 82 83 83 84 3.2.2 dịch hàng hóa Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng 85 hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng 3.2.3 hóa Hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa 85 3.2.4 qua Sở giao dịch hàng hóa Hoàn thiện pháp luật về hàng hóa trong mua bán hàng hóa 88 3.2.5 qua Sở giao dịch hàng hóa Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở 89 3.2.6 giao dịch hàng hóa Hoàn thiện một số nội dung pháp luật khác về mua bán hàng 91 hóa qua Sở giao dịch hàng hóa KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Đọc là Luật Thương mại 2005 Luật Thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 NĐ 158/2006/NĐ-CP Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa TT 03/2009/TT-BCT Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/12/2009 của Bộ Công thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Hoạt động mua bán hàng hóa giao sau tại Việt Nam hiện nay đang ở những bước phát triển đầu tiên. Một số đề án thành lập Sở giao dịch Hàng hóa đang được đẩy nhanh thực hiện, như đề án thành lập Sở giao dịch nông - lâm - thủy sản của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đề án thành lập Sở giao dịch Cà phê của UBND tỉnh Đắk Lắk…, thu hút sự tham gia góp vốn của rất nhiều tổng công ty, ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn. Nhiều ngân hàng thương mại cũng đã trở thành thành viên môi giới tại các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, làm cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như Ngân hàng kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế… Thực tiễn trên cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được lợi ích mà hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đem lại. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán hàng hóa giao sau, là phương thức mua bán giúp lưu thông và tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi. Điều này rất phù hợp với nhu cầu của một nước có nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, vẫn luôn là vấn đề tồn tại của nước ta. Luật Thương mại (2005) là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý để điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động của thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Quy 1 định chi tiết thi hành Luật thương mại về vấn đề này hiện nay có Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/02/2009 của Bộ Công thương. Tuy nhiên, những văn bản này chưa quy định đầy đủ các vấn đề pháp lý cần thiết cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Điều này có thể lý giải được vì đây là những văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, đồng thời cũng chưa có thực tiễn hoạt động Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam để kiểm nghiệm. Yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tạo điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa và phát triển thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức tại Việt Nam. Với những cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” với mục đích nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, so sánh và tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm của pháp luật về vấn đề này ở một số nước trên thế giới, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu tổng quan về thị trường hàng hóa giao sau và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, làm rõ về mặt lý luận hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tổng quan pháp luật về 2 mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam và của một số nước trên thế giới… - Làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Phân tích các quy định cụ thể về cơ chế tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, chủ thể, hàng hóa, hợp đồng… trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam qua các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, các hành vi bị cấm, hạn chế nhằm bảo vệ thị trường giao sau có tổ chức, khiếu nại, xử lý vi phạm… Bên cạnh đó, nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, qua đó đối chiếu, so sánh để nhận định những quy định còn thiếu, còn chưa phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Một số nước ngay gần chúng ta như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đều có Luật riêng điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao hàng hóa ở Việt Nam. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; - Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường; 3 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, so sánh luật học; phương pháp đánh giá, bình luận, diễn giải, quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học… 4. Tình hình nghiên cứu Phương thức mua bán hàng hóa giao sau đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên hiểu biết về phương thức này ở Việt Nam còn hạn chế. Những công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế về vấn đề này cũng chưa có nhiều, tiêu biểu mới có một số công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu – Bộ Thương mại như cuốn sách “Thị trường hàng hóa giao sau”, Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam” năm 2000… Ở góc độ luật học, việc nghiên cứu về mua bán hàng hóa giao sau càng mới mẻ hơn. Thời gian vừa qua mới có một số bài báo, tạp chí nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý của vấn đề mua bán hàng hóa giao sau và một số khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về vấn đề này, nhưng số lượng cũng chưa nhiều (TS. Nguyễn Thị Dung, “Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau”, Tạp chí Luật học (2007); Ths. Nguyễn Thị Yến, “Đặc trưng cơ bản của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học (2007); Bùi Thị Hương Xuân, Pháp luật về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật, 2008; Phạm Chí Dũng, Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật, 2008...). Một công trình nghiên cứu về vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở cấp độ cao học và đi sâu nghiên cứu, so sánh với pháp luật nước ngoài là chưa có. 4 Việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là điều cần thiết. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, nhằm tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, giúp nước ta có thêm một phương thức mua bán hiệu quả cho những sản phẩm, hàng hóa của mình. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, các đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tổng quan pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Thứ hai, đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, bất cập và những điểm còn thiếu trong các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, chủ thể tham gia mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn qua Sở giao dịch, hàng hóa, hợp đồng trong mua bán giao sau, quản lý nhà nước, xử lý vi phạm trong vấn đề này… Thứ ba, đề xuất những định hướng và các giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao 5 dịch hàng hóa, nhằm thúc đẩy Sở giao dịch hàng hóa sớm được hình thành và phát triển tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1 TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 1.1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Trên thế giới hiện nay tồn tại một loại thị trường giao dịch sôi động là thị trường hàng hóa giao sau, nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Mua bán hàng hóa tương lai hay mua bán giao sau là quan hệ mua bán hàng hóa mà việc giao hàng và nhận tiền được diễn ra vào một ngày ấn định trong tương lai theo giá cả đã thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Thị trường hàng hóa giao sau ra đời đáp ứng nhu cầu của người mua và người bán: người mua muốn đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa vào một thời điểm nào đó trong tương lai (có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau…) để bảo đảm kế hoạch kinh doanh cũng như kiểm soát được giá cả; người bán muốn chắc chắn khả năng tiêu thụ hàng hóa, với giá cả dự liệu được ở một thời điểm trong tương lai, thậm chí ngay từ khi hàng hóa của họ còn đang trong quá trình sản xuất. Thị trường hàng hóa giao sau là nơi ký kết các hợp đồng giao sau hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai (Futures contract). Việc xác định tính chất giao sau của quan hệ mua bán chủ yếu dựa theo yếu tố thời điểm giao hàng và giá cả của hợp đồng. Hợp đồng giao sau luôn có thời điểm 7 giao hàng là một thời điểm nào đó trong tương lai (sau thời điểm ký kết hợp đồng). Tuy nhiên, trên thị trường hàng hóa giao ngay, không phải lúc nào các bên cũng thực hiện việc giao hàng ngay sau khi hợp đồng được ký kết, do mỗi bên đều cần khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị cho việc giao nhận hàng hóa. Trong trường hợp này, việc xác định tính chất “giao sau” hay “giao ngay” không chỉ dựa vào thời điểm giao hàng mà vấn đề quan trọng là “giá cả”. Nếu như giá cả được thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng thì đây vẫn là hợp đồng mua bán giao ngay. Ngược lại, khi các bên lựa chọn một mức giá có dự liệu đến sự biến động về giá cả của hàng hóa trên thị trường tính đến thời điểm giao hàng (giá này có thể cao hơn thời điểm hiện tại) thì quan hệ mua bán này có tính chất giao sau. Thị trường hàng hóa giao sau được chia thành hai loại: thị trường giao sau có tổ chức (tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa tương lai qua Sở giao dịch hàng hóa) và thị trường ngoài Sở giao dịch (thị trường OTC). Tương ứng với hai loại thị trường đó, hình thành một số thuật ngữ khác nhau: Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai, hợp đồng giao sau và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai được hiểu tương tự như hợp đồng giao sau. Đây là hợp đồng có thỏa thuận về giá cả là giá giao sau và việc giao hàng, thanh toán thường diễn ra vào một thời điểm trong tương lai. Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai có thể được ký kết và thực hiện trên thị trường có tổ chức (Sở giao dịch hàng hóa) hoặc trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC). Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là hợp đồng mua bán tương lai được ký kết tại Sở giao dịch hàng hóa. Ngoài điểm đặc thù về địa 8 điểm ký kết, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn có đặc điểm là khi giao kết hợp đồng, các bên chủ yếu chỉ thỏa thuận, lựa chọn điều khoản về giá và kỳ hạn (thời gian giao nhận hàng hóa). Các điều khoản khác đều đã được Sở giao dịch tiêu chuẩn hóa - điều đó nói lên tính chất tập trung, có tổ chức của thị trường này. “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được hiểu là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai” (Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005). Như vậy, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mang những đặc điểm chung của mua bán hàng hóa giao sau, đồng thời có các đặc điểm riêng là: - Về địa điểm và phương thức giao kết: mọi hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đều giao kết tại Sở giao dịch hàng hóa, thông qua người môi giới hoặc với thành viên tự doanh. - Sở giao dịch hàng hóa có tư cách là trung gian giữa các bên trong việc ký kết, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, thể hiện thông qua nhà môi giới, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hóa (Sở giao dịch chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa). - Nội dung hợp đồng tuân thủ những điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa của Sở giao dịch (những điều khoản theo mẫu) và đều liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai. 9 - Hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa thông thường là những loại hàng hóa có sự biến động lớn về giá, thu hút khối lượng lớn các nhà giao dịch tham gia mua bán và không bên nào có khả năng chi phối được thị trường. - Việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không chỉ bằng cách giao hàng hữu hình mà còn có thể thanh toán bù trừ bằng tiền mặt khoản chênh lệch lợi nhuận giữa các bên. - Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch bao gồm: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Dưới đây ta sẽ phân tích cụ thể những đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá 1.1.2.1 Địa điểm diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa là Sở giao dịch hàng hóa: Sở giao dịch là điểm phân biệt thị trường giao sau có tổ chức với thị trường OTC. Giao dịch giao sau được thực hiện tại một nơi gọi chung là Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch được tổ chức gần giống như một công ty và hình thức sở hữu của nó phụ thuộc vào quy định và điều kiện cụ thể của từng nước. Rất nhiều nước trên thế giới đã có Sở giao dịch và số lượng Sở giao dịch ngày càng tăng. Các Sở giao dịch nhộn nhịp nhất là ở Sydney, Hongkong, Tokyo, Paris, London, Singapore và Toronto… 10 Khái quát có thể hiểu, Sở giao dịch hàng hoá là một công ty hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm cung cấp các phương tiện cần thiết cho hoạt động mua bán hàng hoá tương lai. Chức năng cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể cho thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức là chức năng chính của một Sở giao dịch hàng hóa. Nơi diễn ra hoạt động mua bán cụ thể đó thường gọi là "sàn giao dịch" hay "khung trường", tại đây các hợp đồng giao sau được các thành viên của Sở mua và bán. Hiện nay, sàn giao dịch hay khung trường của Sở giao dịch không chỉ là một địa điểm hữu hình để các bên trực tiếp đến mua và bán tại đó, mà còn có thể là một hệ thống điện tử và các chủ thể thực hiện giao dịch trực tuyến. Giao dịch giao sau diễn ra trên các Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới hiện nay được thực hiện trên một hệ thống điện tử gọi là Globex, thay cho việc giao dịch trên các sàn hữu hình. 1.1.2.2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán thông qua trung gian: Trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, Sở giao dịch hàng hóa có tư cách là trung gian giữa các bên trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng, thể hiện thông qua thành viên môi giới, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hóa. Người mua và người bán giao dịch mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch chứ không trực tiếp giao kết với nhau, họ thanh toán với Trung tâm thanh toán bù trừ của Sở và giao nhận hàng qua trung tâm giao nhận hàng hóa. Sở giao dịch chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở. Cụ thể: Các chủ thể không trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau mà mua bán thông qua Sở giao dịch, nhà môi giới: Hành vi tham gia vào giao dịch tại Sở 11 giao dịch hàng hoá là việc đưa ra các lệnh mua, bán một cách độc lập, sẵn sàng bán và sẵn sàng mua. Việc các lệnh đó so khớp với nhau không phải là của chủ thể giao dịch mà là của Sở giao dịch hàng hóa. Vì vậy thông thường trong các giao dịch trên Sở giao dịch, người ta không biết và cũng không quan tâm ai là người bán hoặc mua trong hợp đồng với mình, điều cần hơn cả là họ được xác nhận các quyền hợp đồng từ Sở giao dịch. Do đó người ta còn nói các hợp đồng giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá là hợp đồng mang tính vô danh về đối tác. Bên cạnh đó, các khách hàng không phải là thành viên của Sở giao dịch cũng không đặt các lệnh mua, bán trực tiếp tới Sở giao dịch, mà thông qua trung gian là các nhà môi giới. Các chủ thể thực hiện việc thanh toán theo hợp đồng thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ: Mỗi một Sở giao dịch hàng hóa có một Trung tâm thanh toán bù trừ kèm theo để thanh toán mọi giao dịch ở Sở. Trung tâm thanh toán bù trừ có thể là một tổ chức thuộc Sở giao dịch hoặc là một thể nhân hoàn toàn độc lập. Trung tâm thanh toán bù trừ đảm nhận vai trò một người trung gian cho mỗi giao dịch, bằng cách trở thành người bán để giao dịch với mọi thành viên mua hoặc người mua giao dịch với mọi thành viên bán. Theo đó, một hợp đồng giữa người bán và người mua bất kỳ đều được chuyển thành hai hợp đồng: một hợp đồng giữa người bán và Trung tâm thanh toán bù trừ và hợp đồng kia giữa Trung tâm thanh toán bù trừ và người mua. Người bán thực hiện thanh toán theo hợp đồng không phải cho người mua mà cho Trung tâm thanh toán bù trừ. Người mua thực thi nghĩa vụ thanh toán không phải trực tiếp cho người bán mà cho Trung tâm thanh toán bù trừ. Nhờ vậy, các bên tham gia mua bán trên sàn giao dịch không nhất thiết phải xem xét khả năng thực tế của bên kia. Người mua không phải lo ngại về chuyện hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có đảm bảo hay không, ngược lại 12 người bán cũng không phải lo ngại về khả năng thanh toán thực tế của người mua. Việc giao nhận hàng hóa không thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua mà thông qua Trung tâm giao nhận hàng hóa: Trong việc giao hàng theo hợp đồng, hàng hoá sẽ được bên bán chuyển đến kho của Sở giao dịch, Trung tâm giao nhận hàng hóa của Sở giao dịch thực hiện việc kiểm duyệt hàng hóa theo tiêu chuẩn của Sở. Việc giao hàng được hiểu là chuyển quyền sở hữu hàng hóa lưu kho từ bên bán sang bên mua chứ người bán và người mua không phải giao hàng trực tiếp cho nhau. 1.1.2.3 Hàng hoá trong hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa là hàng hóa có những đặc thù riêng: Hàng hóa được trao đổi qua Sở giao dịch hàng hóa rất phong phú và thường mang những đặc điểm cơ bản sau: - Tồn tại sự biến động lớn về giá trong thị trường giao ngay, do đó các nhà sản xuất và các nhà chế biến luôn đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu giá biến động theo một hướng nào đó. Chính điều này thúc đẩy họ tham gia vào thị trường kỳ hạn và quyền chọn để tự bảo hiểm, tức là chuyển rủi ro về giá sang các nhà nắm rủi ro chuyên nghiệp. - Thu hút một khối lượng lớn các bên tham gia và không có bên nào chi phối được thị trường. Nếu giá cả chỉ do một người ấn định thì không còn sự biến động tự phát về giá, do đó cũng không còn nhu cầu sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn. Trên thế giới hiện nay hàng hóa được trao đổi qua các Sở giao dịch hàng hoá có thể chia thành các nhóm: 13 - Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch, bắp, đậu nành (hạt đậu nành, dầu đậu nành, sữa đậu nành)… - Thịt: thịt bò, thịt heo (thịt đùi, thịt ba rọi…)… - Kim loại: bạch kim, vàng, bạc, đồng… - Thực phẩm và tơ sợi: cà phê, cô ca, đường, nước cam, vải… - Hợp đồng giao sau về lãi suất: tín phiếu, trái phiếu trung hạn, trái phiếu dài hạn… - Ngoại tệ: Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Dollar Mỹ… - Hợp đồng giao sau về chỉ số: chỉ số S&P 500, chỉ số trái phiếu… - Hợp đồng giao sau về chứng khoán: tất cả các loại chứng khoán trên thị trường niêm yết cũng như trên thị trường OTC. - Hợp đồng giao sau về năng lượng: dầu thô, khí đốt, xăng… - Gỗ: gỗ xúc… … Ngoài ra, tuỳ Sở giao dịch, càng ngày người ta càng đưa vào thị trường giao sau nhiều loại hàng hóa khác để giao dịch. Các hàng hóa này còn được gọi là hàng hóa cơ sở (underlying commodity), nó là cơ sở để các bên thiết lập hợp đồng. 1.1.2.4 Hợp đồng mua bán hàng bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tuân theo những điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng trong mua bán giao sau tại Sở giao dịch hàng hoá do Sở giao dịch quy định. Một trong những hoạt động quan trọng đang diễn ra hiện nay của Sở giao dịch là phát triển những hợp đồng giao sau mới và đắc dụng. Hầu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan