Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở việt nam

.PDF
104
48
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÙY DƢƠNG PH¸P LUËT VÒ Xö Lý VI PH¹M TRONG LÜNH VùC KÕ TO¸N ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ THÙY DƢƠNG PH¸P LUËT VÒ Xö Lý VI PH¹M TRONG LÜNH VùC KÕ TO¸N ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thùy Dƣơng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN ............................................ 8 1.1. Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ..... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vi phạm trong lĩnh vực kế toán........... 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ........ 17 1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ........................................................................................ 20 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. ........................................................................................ 20 1.2.2. Chủ thể xử lý vi phạm và chủ thể bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ................................................................................................ 24 1.2.3. Các biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ......................... 26 1.2.4. Thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán .................................... 30 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.......................................... 32 2.1. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm hóa đơn và thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn của doanh nghiệp ................................. 32 2.1.1. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm hóa đơn ................................. 32 2.1.2. Thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn của doanh nghiệp ..................... 44 2.2. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm báo cáo tài chính và thực tiễn xử lý vi phạm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp ............... 51 2.2.1. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm báo cáo tài chính................... 51 2.2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp ............ 60 2.3. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm quản lý sổ kế toán và thực tiễn xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp ... 69 2.3.1. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm quản lý sổ kế toán ................. 69 2.3.2. Thực tiễn xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp ........ 73 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 76 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM............................................................................. 77 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp ...................................................................................... 77 3.1.1. Bảo đảm tính răn đe của biện pháp xử lý vi phạm ............................. 78 3.1.2. Bảo đảm đáp ứng yêu cầu bao quát các hành vi vi phạm và biện pháp xử lý ........................................................................................... 79 3.1.3. Bảo đảm khắc phục những bất cập của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán .......................................................................... 80 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp ..................................................................................... 80 3.2.1. Xử lý vi phạm về hóa đơn của doanh nghiệp..................................... 80 3.2.2. Xử lý vi phạm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp ...................... 82 3.2.3. Xử lý vi phạm về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp .................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BKS: Ban kiểm soát CTCP: Công ty cổ phần DN: Doanh nghiệp ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông GTGT: Giá trị gia tăng HĐXX: Hội đồng xét xử KSND: Kiểm sát nhân dân NDT: Nhà đầu tư NSNN: Ngân sách Nhà nước TAND: Tòa án nhân dân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp UBCK: Uỷ ban Chứng khoán UBND: Ủy ban nhân dân VAT: Vale Added Tax (Thuế giá trị gia tăng) VPHC: Vi phạm hành chính VPPL: Vi phạm pháp luật XLVPPL: Xử lý vi phạm pháp luật DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Bảng 2.1. Báo cáo kết quả chương trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch cho các DN niêm yết trên HNX 2015-2016 Trang 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử tài chính thế giới đã chứng kiến nhiều sự sụp đổ của những tập đoàn lớn trong lĩnh vực kế toán liên quan đến sự gian lận báo cáo tài chính như Enron (Hoa Kỳ), Worldcom (Hoa Kỳ) hay Vivendi (Pháp). Enron là công ty khí tự nhiên lớn nhất Bắc Mỹ thập niên 90, giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt qua các năm (tăng 311% từ 1990 đến 1998), là ngôi sao sáng chói trên thị trường chứng khoán Mỹ [32]. Tuy nhiên sự tăng trưởng không ngừng đó lại đi kèm với gian lận. Ban điều hành đã khai thác những khe hở kế toán, sử dụng các thể chế đặc thù và các báo cáo tài chính không trung thực để đẩy giá cổ phiếu, gây áp lực với công ty kiểm toán bỏ qua các vấn đề rủi ro ở Enron. Khi mọi việc vỡ lở đã làm công ty phá sản, giá cổ phiếu đang từ mức đỉnh cao 90 USD năm 2000 rơi xuống còn chưa tới 1 USD vào cuối tháng 11 năm 2011, các nhà đầu tư mất trắng hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên mất việc làm. Vụ bê bối này đã đánh động tới các nhà chức trách ban hành luật mới nhằm tăng cường tính chính xác của báo cáo tài chính nói riêng, thông tin kế toán nói chung và đặc biệt là xây dựng hệ thống chế tài nghiêm minh xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán. Thực tế tại Việt Nam, năm 2016 đánh dấu một năm kỉ lục của những sự kiện gian lận kế toán bị phanh phui, từ việc thất thoát gần 1.000 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho của CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) hay thất thoát 400 tỷ hàng tồn kho tại công ty Ntaco (ATA) và mới đây nhất báo cáo soát xét của công ty Dầu thực vật Sài Gòn (SGO) cũng sai lệch và công ty phải đính chính lại số liệu sau một tháng [30]. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Theo đánh giá của các nhà làm luật, một trong những nguyên nhân chủ yếu của những vụ thất thoát ngân sách nhà nước là do chế tài xử lý vi phạm 1 trong lĩnh vực kế toán còn nhiều bất cập và không có tính răn đe dẫn đến nhiều lỗ hổng kế toán, tạo môi trường cho những cá nhân, tổ chức lạm quyền thực hiện hành vi bất hợp pháp gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng quản lý trong lĩnh vực kế toán. Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán không chỉ giúp người quản lý doanh nghiệp điều hòa được tình hình tài chính thông qua việc giám sát thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh mà còn có vai trò quan trọng đối với Nhà nước trong việc theo dõi sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế; là cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp, cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế… Thực tiễn cho thấy, việc đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ nhiều bất cập như có nhiều qui định pháp luật còn chồng chéo, không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi. Cụ thể như việc xử lý loại tội phạm liên quan đến hóa đơn trong thời gian qua cho thấy một số hạn chế được nhìn nhận cả từ phía cơ quan thuế và các cơ quan tiến hành tố tụng. Với cơ quan thuế, đó là tình trạng thất thu thuế khi DN bán hàng không xuất hóa đơn VAT cho người tiêu dùng, hoặc DN hợp thức hóa các khoản chi phí bằng việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, để xử lý cơ quan thuế địa phương gặp không ít khó khăn vì thủ tục kiểm tra phức tạp và mức xử phạt thấp (muốn kiểm tra, cơ quan thuế phải thông báo cho DN biết trước 3 ngày, khi phát hiện DN bán hàng không xuất hoá đơn kịp thời, nếu phạt cũng chỉ 10 triệu đồng, còn nếu không xuất hoá đơn thì có thể bị phạt về hành vi trốn thuế, nhưng mức phạt chỉ bằng 3 lần số tiền thuế trên số hàng bán không xuất hoá đơn)… 2 Hoạt động giải thích pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán đã triển khai song hiệu quả chưa cao dẫn đến việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm ở nhiều nơi còn tùy tiện hoặc dung túng bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, làm nảy sinh tâm lý coi thường luật pháp. Hơn nữa các cơ quan có nhiệm vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán còn lơ là trong việc rà soát một cách trung thực tất cả các đơn vị kinh doanh trên cả nước, điều này làm chất xúc tác cho hoạt động buôn bán hóa đơn chứng từ khống, trốn thuế… càng gia tăng. Về mặt lý luận, vấn đề đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán đã được đặt ra nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Một số công trình được công bố chỉ nghiên cứu về pháp luật kế toán công chưa đi sâu vào xử lý các vi phạm cụ thể cũng như chưa đưa ra được sự đánh giá tổng quan nhất về hệ thống pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở nước ta. Có thể thấy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu toàn diện vấn đề đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời kỳ đổi mới cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về pháp luật kế toán, có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Vũ Quốc Việt (2015), Thực trạng pháp luật kế toán ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện, Viện Đại học mở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, 2015. Luận văn nghiên cứu hệ thống pháp luật kế toán, đánh giá thực trạng, xác định những mặt tích cực, các vấn đề hạn chế, nguyên nhân tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kế toán - kiểm toán trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 3 Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014), Nghiên cứu về sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đại học Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, 2014. Luận văn nghiên cứu tổng hợp các thủ thuật được sử dụng để làm đẹp báo cáo tài chính của công ty niêm yết và chỉ ra kỹ thuật phát hiện sai sót trọng yếu do gian lận, từ đó giúp cho kiểm toán viên, nhà đầu tư và ban quản lý định hướng đúng đắn để ứng phó với gian lận báo cáo tài chính theo hướng hiệu quả, chính xác và nhanh chóng hơn. Chu Thị Ngọc (2014), Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, 2014. Luận văn đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, qua đó chỉ ra những điểm còn hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoàng Thị Thanh Hải (2014), Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, 2014. Luận văn khái quát những vấn đề cơ bản về hóa đơn, hóa đơn GTGT, pháp luật về hóa đơn GTGT và đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT ở Việt Nam; qua đó đưa ra hướng hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hóa đơn GTGT. Trần Quốc Hùng (2011), Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, 2011. Luận văn nghiên cứu khái quát chung về khấu trừ, hoàn thuế GTGT và pháp luật về hoàn thuế GTGT, tác giả đánh giá thực trạng pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam. 4 Về cơ bản, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định về kế toán nói chung, về pháp luật thuế, về nhận diện các sai sót trong báo cáo tài chính, về lĩnh vực hóa đơn mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán… Trong khi đó, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán được coi là một công cụ trong hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuế nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm, nghiên cứu nhiều. Với cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, đây là công trình tập trung vào nghiên cứu các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam. Để phù hợp với mã số chuyên ngành Luật Kinh tế, tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật về xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về vi phạm pháp luật kế toán và pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, luận văn tập trung đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt nam từ thực tiễn áp dụng chế tài để xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán của doanh nghiệp. Qua đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. 4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trong khuôn khổ có hạn, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản pháp luật về xử lý vi phạm trong 5 lĩnh vực kế toán, quan đó nghiên cứu thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đối với các vi phạm về hóa đơn, báo cáo tài chính và quản lý sổ kế toán. - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp chính như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh... 5. Những đóng góp mới của luận văn Điểm mới nhất của luận văn là nghiên cứu có hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán và thực trạng xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán từ thực tiễn xử lý vi phạm về hóa đơn, về báo cáo tài chính, về quản lý sổ kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra làm sáng tỏ môi trường pháp lý ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện có ý nghĩa to lớn đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, đặc điểm của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán và môi trường pháp lý ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát vi phạm trong lĩnh vực kế toán. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. 6 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán và pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp. - Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam từ thực tiễn xử lý vi phạm kế toán của doanh nghiệp và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN 1.1. Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vi phạm trong lĩnh vực kế toán 1.1.1.1. Khái niệm vi phạm trong lĩnh vực kế toán Cơ sở của việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán là có hành vi vi phạm pháp luật kế toán được pháp luật quy định. Việc nghiên cứu về khái niệm vi phạm trong lĩnh vực kế toán có ý nghĩa lý luận quan trọng và mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa đúng về vi phạm pháp luật kế toán mới có thể xác định được các hành vi vi phạm cụ thể. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải xác định đúng hành vi vi phạm thì mới có căn cứ đưa ra biện pháp xử phạt một cách đúng đắn, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động kế toán được thực thi một cách công bằng, hợp lý. Mặt khác, một khi xác định được biện pháp xử lý vi phạm đúng người đúng tội sẽ phát huy được hiệu quả của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán, quan trọng hơn là góp phần lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại, tăng cường giáo dục người vi phạm; cảnh báo, phòng ngừa vi phạm có thể xảy ra và hạn chế tối đa những bất cập trong việc xử phạt. Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích được bảo vệ bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy định được quy định trong ngành ấy, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi [20, tr.537]. 8 Còn theo giáo trình Luật Thuế Việt Nam: Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với một lỗi xác định (cố ý hoặc vô ý), gây thiệt hại đến lơi ích chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình [26, tr.331]. Có thể nói, vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật, do một chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và do đó phải chịu các biện pháp xử lý của pháp luật. Xuất phát từ khái niệm vi phạm pháp luật nêu trên thì vi phạm trong lĩnh vực kế toán được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật về kế toán, do chủ thể pháp luật là tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, gây phương hại đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức được pháp luật kế toán bảo vệ và do đó phải gánh chịu các chế tài tương ứng theo quy định của pháp luật. Nhìn từ góc độ pháp lý, vi phạm trong lĩnh vực kế toán là hệ quả không mong muốn, đồng thời là hệ quả bất lợi của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về kế toán. Còn xét từ góc độ xã hội học, vi phạm trong lĩnh vực kế toán là xu hướng khó tránh khỏi, bởi lẽ việc thực thi pháp luật về kế toán thường liên quan ít nhiều đến những lợi ích vật chất của các chủ thể. Do sự thúc đẩy của những động cơ cá nhân và vì mục đích vụ lợi, các chủ thể pháp luật này có thể thực hiện những hành vi trái với thể chế pháp luật hiện hành trong lĩnh vực kế toán của nhà nước, mặc dù họ biết hoặc buộc phải biết rằng những hành vi đó là bất hợp pháp và có thể phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Nhìn một cách tổng quát, có thể khẳng định vi phạm trong lĩnh vực kế toán là một loại vi phạm pháp luật. Nó mang đầy đủ những dấu hiện đặc trưng 9 của vi phạm pháp luật, đó là hành vi khách quan được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động của con người trái với các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra bằng các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành; hành vi đó thể hiện ý chí của chủ thể vi phạm bằng sự cố ý hoặc vô ý đối với việc thực hiện và xâm hại đến lợi ích của cộng đồng, trật tự xã hội, lợi ích của nhà nước và bị áp dụng chế tài pháp lý mang tính cưỡng chế nhà nước. 1.1.1.2. Đặc điểm của vi phạm trong lĩnh vực kế toán Xuất phát từ bản chất vi phạm trong lĩnh vực kế toán là một loại vi phạm pháp luật, do vậy có thể nhận diện vi phạm trong lĩnh vực kế toán bằng các đặc điểm sau đây: Về phương diện khách quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán là hành vi có tính trái pháp luật kế toán được thực hiện dưới hình thức hành động là làm điều pháp luật cấm, ví dụ, cố ý cung cấp thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; dưới hình thức không hành động là không thực hiện đúng nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định mặc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó ví dụ hành vi trốn thuế. Các hành vi này dù thể hiện dưới dạng nào đều xâm hại đến trật tự pháp luật kế toán, gây thiệt hại cho các chủ thể quản lý kinh tế hay cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán và thiệt hại này là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật gây ra. Thiệt hại có thể là vật chất hoặc tinh thần cho từng chủ thể trong xã hội và việc xác định được dấu hiệu của vi phạm là rất cần thiết trong việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với từng loại vi phạm cụ thể. Về phương diện khách thể, vi phạm trong lĩnh vực kế toán xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật kế toán điều chỉnh và bảo vệ hay nói cách khác đó chính là xâm hại đến lợi ích cụ thể như lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội. Tùy thuộc vào mức độ xâm hại của hành vi vi phạm đến lợi ích mà người ta xác định được mức độ cũng như biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó. Ví dụ, đối với hành vi trốn thuế, 10 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi (thường được xác định dựa vào mức tiền trốn thuế) mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo luật xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Về phương diện chủ quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, có liên quan đến động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm. Lỗi này thể hiện dưới hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý, chúng có thể được xác định thông qua việc đánh giá mối quan hệ giữa khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể thực hiện hành vi đối với hậu quả xảy ra cho nền kinh tế, cho xã hội bởi hành vi đó. Về phương diện chủ thể, vi phạm trong lĩnh vực kế toán là hành vi được thực hiện bởi chủ thể là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kế toán. Các chủ thể này thường vi phạm trong khi thực hiện các quyền hay nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. Trên thực tế mức độ vi phạm của mỗi chủ thể có thể khác nhau và do đó các biện pháp xử lý áp dụng cũng sẽ khác nhau. Tóm lại, về bản chất có thể nhận thấy vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm trong lĩnh vực kế toán nói riêng vừa phản ánh động thái tâm lý của người vi phạm theo xu hướng chống lại lợi ích chung, vừa thể hiện những hành vi không phù hợp với trật tự xã hội và do đó không được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. 1.1.1.3. Phân loại vi phạm trong lĩnh vực kế toán Trong thực tế hiện nay, các vi phạm trong lĩnh vực kế toán diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp với nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại các vi phạm không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là giúp cho các nhà làm luật xây dựng được cơ chế phù hợp, thỏa đáng đối với từng nhóm vi phạm. Việc phân loại vi phạm căn cứ vào nhiều phương diện khác nhau, cụ thể như sau: 11 * Phân loại theo chủ thể vi phạm Phân loại vi phạm pháp luật theo từng chủ thể có ý nghĩa quan trọng bởi trên thực tế, một số biện pháp xử lý chỉ được áp dụng đối với nhóm chủ thể xác định. Có thể liệt kê như sau: - Vi phạm của người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp như kế toán viên, kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp. Các hành vi vi phạm gồm: giả mạo, khai man, thỏa thuận, tẩy xóa tài liệu kế toán hoặc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán… - Vi phạm của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý vi phạm trong lĩnh vực kế toán như thanh tra tài chính, cơ quan kiểm toán… - Vi phạm của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước; doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam; hợp tác xã, liên hợp tác xã; hộ kinh doanh; tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các vi phạm trong lĩnh vực kế toán từ thực tiễn xử lý vi phạm của doanh nghiệp. * Phân loại theo tính chất của vi phạm i. Vi phạm về hóa đơn Đối với doanh nghiệp, hóa đơn là một bằng chứng chủ yếu cho nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, vì vậy, việc quản lý phát hành và sử dụng hóa đơn có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà đối với cả bản thân doanh nghiệp. Việc quản lý và xử phạt vi phạm hóa đơn nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn 12 đến tình trạng phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Các đối tượng có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy định về hóa đơn để gian lận, rút tiền của ngân sách nhà nước, nếu xử phạt vi phạm không nghiêm sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hướng xấu đến môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, vi phạm về hóa đơn chủ yếu là hành vi thành lập doanh nghiệp ma để mua bán hóa đơn và gian lận thuế; hành vi xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống; hành vi bán hàng lập hóa đơn chênh lệch giữa các liên; hành vi lập hồ sơ xuất khẩu khống để được hoàn thuế; hành vi bán hàng không xuất hóa đơn… ii. Vi phạm về lập báo cáo tài chính Từ trước đến nay, báo cáo tài chính dù đã kiểm toán hay chưa, luôn là một trong những thông tin quan trọng và tin cậy để nhà đầu tư phân tích, đánh giá cổ phiếu và ra quyết định đầu tư, tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng chênh lệch về lợi nhuận giữa báo cáo tài chính trước và sau khi kiểm toán lại khá phổ biến. Việc doanh nghiệp đang từ lãi nhiều thành lãi ít, đang từ lãi thành lỗ đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp, vào thị trường chứng khoán, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, và hơn cả là làm lũng đoạn cả nền kinh tế. Trong doanh nghiệp, các vi phạm báo cáo tài chính được thực hiện bằng các thủ thuật rất tinh vi như che dấu công nợ và chi phí; ghi nhận doanh thu không có thật hay khai cao doanh thu; định giá sai tài sản; không khai báo đầy đủ thông tin… iii. Vi phạm về quản lý sổ kế toán Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn tất một cách thường xuyên, do vậy việc quản lý sổ kế toán là nhiệm vụ rất quan trọng đối với người làm công tác kế toán. Ghi chép sổ sách là công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng kỳ của người làm kế toán và 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan