Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở việt nam

.PDF
130
326
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THÚY HUỆ PH¸P LUËT VÒ XãA Bá C¸C H×NH THøC LAO §éNG TRÎ EM TéI TÖ NHÊT ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THÚY HUỆ PH¸P LUËT VÒ XãA Bá C¸C H×NH THøC LAO §éNG TRÎ EM TéI TÖ NHÊT ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY SƠN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong các công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tát cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN ĐỖ THÚY HUỆ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XÓA BỎ CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT............................................ 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7 1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất .............................................................................................................. 18 1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ..................................................................................... 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 54 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA BỎ CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT Ở VIỆT NAM ............55 2.1.Thực trạng lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam ......................................................................................................... 55 2.2. Các đặc điểm ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất....................................................................... 58 2.3. Một số kết quả trong xây dựng và thực hiện pháp luật xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất....................................................................... 65 2.4. Một số hạn chế trong xây dựng và thực hiện pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam ................................................... 81 2.5. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam .................................... 86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 91 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÓA BỎ CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT Ở VIỆT NAM .................................................................................... 92 3.1. Dự báo xu hƣớng các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam .... 92 3.2. Phƣơng hƣớng cơ bản hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam ........................................................... 94 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam ................................................... 98 3.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác.................................................................. 106 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 115 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ Luật Hình Sự BLLĐ Bộ luật Lao động Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội Chƣơng trình 130 Chƣơng trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến 2010 Công ƣớc 138 Công ƣớc về tuổi lao động tối thiểu, 1973 Công ƣớc 182 Công ƣớc nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất,1999 CRC Công ƣớc của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em ICCPR Công ƣớc Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, 1966 ICESPR Công ƣớc quốc tế các quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 ILO Tổ chức lao động quốc tế IPEC Chƣơng trình quốc tế xóa bỏ lao động trẻ em Khuyến nghị 190 Khuyến nghị về việc Cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 LĐTE Lao động trẻ em LHQ Liên Hợp Quốc UDHR Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948 UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu lao động trẻ em Trang 55 Bảng 2.2. LĐTE đang làm việc trong các nghề có nguy cơ thuộc danh mục cấm sử dụng lao động vị thành niên và điều kiện lao động có hại, theo nhóm tuổi và giới tính 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2002, tổ chức lao động quốc tế ILO và Liên hiệp quốc đã chọn ngày 12/06 hàng năm là ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em trên phạm vi toàn cầu. Hiện trên thế giới có 168 triệu lao động trẻ em, trong đó 115 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm. Với những ảnh hƣởng tiêu cực tới quyền và sự phát triển của trẻ cũng nhƣ sự ổn định của xã hội, các tổ chức quốc tế cũng nhƣ các quốc gia đang nỗ lực để giảm thiểu tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em, đặc biệt là những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Lộ trình xóa bỏ hoàn toàn lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016 đƣợc ILO đƣa ra nhƣ một “ƣu tiên cấp bách”, tuy nhiên đến thời điểm này có thể thấy các nƣớc thành viên đã không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất không chỉ là mối quan tâm của các quốc gia mà còn là mục tiêu chung của cả cộng đồng quốc tế. Việt Nam có gần 1,75 triệu lao động trẻ em, đáng chú ý trong đó có 1,3 triệu trẻ em có nguy cơ phải làm việc trong các ngành nghề bị cấm sử dụng lao động chƣa thành niên hoặc ngành nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Việc trẻ em làm việc để kiếm sống đặc biệt là một số trẻ em phải làm việc trong các môi trƣờng, các ngành nghề nặng nhọc, độc hại gây ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm sinh lý của trẻ. Trẻ em trong nhóm này phải tham gia hoạt động kinh tế để phụ giúp gia đình hoặc tự kiếm sống nên thƣờng không đƣợc đi học,không có hoặc ít nhận đƣợc sự chăm sóc từ gia đình. Hậu quả là trẻ thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, bị suy dinh dƣỡng thấp còi và có nguy cơ gặp rủi ro trong cuộc sống cao hơn. Trƣớc thực 1 trạng nêu trên, lao động trẻ em đã trở thành vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm và Chính phủ Việt Nam cũng đã có những giải pháp, các quy định pháp luật để can thiệp nhằm giảm thiểu, xóa bỏ và hỗ trợ đối với nhóm trẻ em này. Là một trong những nƣớc đầu tiên tại Châu Á phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam cũng đã phê chuẩn các công ƣớc của ILO gồm Công ƣớc số 138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Cùng với việc tham gia các công ƣớc quốc tế, Việt Nam đã ban hành những quy định về pháp luật trong nƣớc đồng thời phê duyệt và thực hiện các Chƣơng trình hành động nhằm mục tiêu phòng ngừa, tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em nói chung và các hình thức lao động tồi tệ nhất nói riêng. Tuy nhiên, dù đã có những quy định của pháp luật nhƣng tình trạng lao động trẻ em vẫn tiếp diễn, đặc biệt vẫn có một lƣợng không nhỏ trẻ em phải làm việc trong các hình thức lao động tồi tệ nhất. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều các nguyên nhân về mặt xã hội nhƣ: do sự đói nghèo, thất học và đặc biệt là hạn chế trong nhận thức của ngƣời dân khi cho rằng lao động trẻ em là điều đƣợc thừa nhận, sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến lao động trẻ em. Bên cạnh các nguyên nhân về xã hội, còn có các nguyên nhân từ việc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn chƣa hoàn thiện hoặc chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Hệ thống pháp luật có ít các quy định pháp lý trực tiếp về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, chế tài áp dụng cho các vi phạm này vẫn chƣa nghiêm khắc. Đồng thời công tác giám sát và phát hiện vi phạm về sử dụng lao động trẻ em tồi tệ nhất chƣa đƣợc sát sao, chặt chẽ; việc xử lý vi phạm, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này còn bị buông lỏng và nhiều hạn chế. Các chƣơng trình hỗ trợ và hoạt động tuyên truyền giáo dục vẫn chƣa đạt hiệu quả cao. Rất nhiều các nguyên nhân đã khiến việc thực hiện mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất trong năm 2016 vẫn chƣa đạt đƣợc. 2 Xuất phát từ thực trạng trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam” để làm đề tài luận văn, mong có thể đóng góp vào việc làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này cũng nhƣ đề xuất một số các biện pháp để thực thi hiệu quả trong thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Lao động trẻ em là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của xã hội, có nhiều bài viết, tham luận và luận văn ở nhiều cấp độ khác nhau đƣợc thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ đã có các công trình nghiên cứu nhƣ: Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”, Nguyễn Thị Vân Anh, năm 2014 nghiên cứu về pháp luật quốc tế và làm rõ lý luận, thực tiễn pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Luật học “Các công ước quốc tế về Lao động trẻ em và các vấn đề đặt ra với Việt Nam”, Nguyễn Hoàng Phƣơng, năm 2009 nghiên cứu về các vấn đề lý luận, thực tiễn trong bảo vệ trẻ em nói chung và chính sách đối với lao động trẻ em nói riêng. Ngoài ra còn có một số sách chuyên khảo, bài viết và tham luận về vấn đề lao động trẻ em: sách “Vấn đề lao động trẻ em” của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000; Bài viết “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ nhất: cần sự chung tay của toàn xã hội” tác giá Anh Nguyễn, Báo giáo dục và thời đại số 22 ngày 30/5/2010; Phòng chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam tác giả Phan Thị Lan Phƣơng, tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 30, số 4 (2014) 58-64.. 3 Tuy đã có những công trình nghiên cứu trƣớc đó nhƣng các công trình này đều chỉ nghiên cứu thực trạng và pháp luật về xóa bỏ lao động trẻ em nói chung mà chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đồng thời các nghiên cứu nói trên đƣợc thực hiện từ một vài năm trƣớc đây với các tình hình thực trạng và số liệu chƣa đƣợc cập nhật. Do đó có thể nói đề tài nghiên cứu Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở Việt Nam là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và cập nhật mới nhất các báo cáo, số liệu, quy định pháp luật quốc tế cũng nhƣ tại Việt Nam về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này để chỉ ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Việt Nam, xác định nguyên nhân và các quyền liên quan của trẻ em bị xâm phạm. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, tính tƣơng thích với pháp luật quốc tế và hiệu quả thực thi pháp luật. Đƣa ra các ý kiến hoàn thiện hơn khuôn khổ các quy định pháp luật hoặc các giải pháp thực tế để xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về lao động trẻ em, các quy định của pháp luật quốc tế về lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Nêu tình hình thực trạng và phân tích các nguyên nhân và các giải pháp Việt Nam đã thực hiện để phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. - Nêu các quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh tính tƣơng thích với các quy định của pháp luật quốc tế. Hiệu quả của quá trình thực thi pháp luật và các chƣơng trình hành động khác bên cạnh các quy định của pháp luật. - Đề xuất các nội dung để hoàn thiện quy định của pháp luật và đƣa 4 ra kiến nghị để ngăn chặn hoặc giảm thiểu lao động trẻ em tồi tệ nhất trong thực tiễn. 4. Phạm vi nghiên cứu Lao động trẻ em là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh trong xã hội nhƣ về kinh tế, văn hóa, tâm lý xã hội. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này học viên sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc vế và Việt Nam xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất, đánh giá tính tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, xem xét thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật từ đó đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này tại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên sự tham khảo những quan điểm của các nghiên cứu trƣớc đó cũng nhƣ tiếp cận một cách hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động trẻ em và xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Luận văn áp dụng phƣơng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nƣớc liên quan đến hoàn thiện pháp luật về lao động trẻ em và xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Học viên sử dụng nhiều phƣơng pháp trong nghiên cứu để thực hiện đề tài nhƣ: phƣơng pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích tài liệu, so sánh; Phƣơng pháp trao đổi với trẻ em và ngƣời dân; Phƣơng pháp nhận định, đánh giá kết hợp với các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em... để tổng hợp các kiến thức và luận chứng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm một số các vấn đề liên quan đến lý luận về lao động trẻ em và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 5 Phân tích, đánh giá tính tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật thế giới, đánh giá đúng thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam hiện nay và vấn đề thực thi pháp luật để xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đề xuất những quan điểm và giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em cũng nhƣ bảo vệ quyền của lao động là trẻ em. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng, 9 tiết. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XÓA BỎ CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em Khái niệm trẻ em Trẻ em là khái niệm tồn tại trong nhiều ngành khoa học và mỗi ngành đƣa ra định nghĩa khác nhau dựa trên các tiêu chí và góc độ tiếp cận đặc thù chuyên ngành. Về mặt sinh học trẻ em là con ngƣời ở giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi cơ thể dậy thì, việc xác định trẻ em dựa trên sự phát triển hoàn thiện về mặt thể chất sinh lý của con ngƣời. Từ góc độ xã hội học thì trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ nhƣng là một ngƣời ở cấp dƣới của sự trƣởng thành cần đƣợc ngƣời lớn chăm sóc và nuôi dƣỡng. Trong ngành tâm lý học, trẻ em là giai đoạn đầu của thời kỳ trƣởng thành về tâm lý và nhân cách. Trẻ vận động và phát triển theo quy luật riêng, sự phát triển tâm lý đó là một quá trình trong đó có khủng hoảng và đột biến. Sự hoạt động của trẻ qua các giai đoạn phát triển thể chất dƣới dự hƣớng dẫn của ngƣời lớn, sự tác động từ môi trƣờng hay giáo dục làm cho tâm lý của trẻ đƣợc hình thành và phát triển. Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm trẻ em thƣờng đƣợc tiếp cận theo độ tuổi, nghĩa là một ngƣời sẽ đƣợc coi là trẻ em khi ở dƣới một độ tuổi theo quy định. Trẻ em là những ngƣời ở dƣới độ tuổi trƣởng thành, là đối tƣợng cần đƣợc chăm sóc và bảo vệ. Một ngƣời sẽ đạt đƣợc sự trƣởng thành về thể chất và tâm lý ở độ tuổi nhất định. Việc ngành khoa học pháp lý tiếp cận khái niệm trẻ em theo độ tuổi là phù hợp với sự phát triển của con ngƣời cả về mặt sinh học và xã hội. Theo Công ƣớc của LHQ về Quyền trẻ em (CRC): “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy 7 định tuổi thành niên sớm hơn” [22, Điều 1]. Có thể thấy, CRC đã xác định trẻ em là ngƣời dƣới 18 tuổi song đồng thời công ƣớc cũng có quy định mở về độ tuổi của trẻ em. Quy định 18 tuổi là mức tuổi trần nhƣng công ƣớc không bắt buộc mà cho phép các quốc gia lấy tuổi thành niên có thể thấp hơn 18. CRC không quy định rõ khi nào một ngƣời đƣợc coi là trẻ em nhƣng có quy định “trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý từ trước cũng như sau khi ra đời” [22, tr. 2]. Theo công ƣớc thì việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn bào thai chứ không đợi đến lúc trẻ chào đời. Do đó, Trẻ em theo công ƣớc CRC có thể hiểu là ngƣời đƣợc tính từ lúc là thai nhi cho tới dƣới 18 tuổi. Tuy nhiên, với quy định mở của công ƣớc các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em đƣợc bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi đƣợc coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với công ƣớc. Công ƣớc số 182 của ILO xác định: thuật ngữ trẻ em sẽ áp dụng cho những người dưới 18 tuổi [32, Điều 1]. Khác với Công ƣớc về Quyền trẻ em, Công ƣớc 182 không để mở khả năng cho phép quốc gia thành viên quy định độ tuổi trẻ em thấp hơn 18. Xuất phát từ mục đích của công ƣớc là xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất do đó việc xác định tuổi của trẻ em dƣới 18 tuổi đảm bảo cho những cá thể dƣới 18 tuổi đƣợc bảo vệ khỏi các hình thức lao động tồi tệ khi chƣa đủ trƣởng thành về thể chất và tinh thần. Là thành viên của cả hai công ƣớc CRC và Công ƣớc 182, Việt Nam cũng có những quy định về trẻ em phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi [30, Điều 1]. Việc quy định trẻ em là công dân đồng nghĩa với việc xác định tuổi của trẻ em là từ khi sinh ra cho tới dƣới 16 tuổi. Dù Việt Nam quy định độ tuổi trẻ em là dƣới 16 tuổi, thấp hơn so với độ tuổi trẻ em của CRC, nhƣng không bị coi là trái Công ƣớc CRC do phù hợp với quy định mở của Công ƣớc này. 8 Nhƣ vậy, trong lĩnh vực pháp lý trẻ em đƣợc xác định là một ngƣời ở độ tuổi nhất định, độ tuổi này tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia nhƣng không trái với quy định của luật quốc tế. Trẻ em phát triển và trƣởng thành dần theo thời gian từng độ tuổi, pháp luật các quốc gia có thể căn cứ vào từng độ tuổi khác nhau mà quy định cho trẻ em tham gia vào các quan hệ pháp luật tùy theo khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm về hành vi của trẻ. Khái niệm quyền trẻ em Quyền trẻ em là thuật ngữ đƣợc nhắc đến kể từ sau Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1924. Trong lịch sử, trẻ em đƣợc coi là “tài sản” của cha mẹ, không có quyền quyết định hay tham gia vào các vấn đề của chính bản thân mình. Việc bảo vệ trẻ xuất phát từ tình thƣơng, sự che chở chứ không phải từ nghĩa vụ bảo vệ quyền [14, tr. 261]. Trong một thời gian dài quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách phổ biến. Đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất với những hậu quả nặng nề đã đẩy rất nhiều trẻ em vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: không đƣợc chăm sóc hay nuôi dƣỡng đầy đủ, đói nghèo và bệnh tật, bị phân biệt đối xử - đặc biệt là các trẻ em gái. Năm 1919, một số tổ chức cứu trợ trẻ em đã đƣợc thành lập ở Anh và Thụy Điển. Năm 1924, khi Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em đƣợc Hội Quốc liên thông qua thì vấn đề bảo vệ “quyền trẻ em” mới chính thức đƣợc đề cập. Tuyên bố đánh dấu sự ra đời của khái niệm “quyền trẻ em” và là bƣớc ngoặt quan trọng trong nhận thức và hành động về bảo vệ trẻ em từ góc độ quyền. Tuyên bố thể hiện quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của trẻ em cũng nhƣ bảo vệ trẻ em trƣớc những bạo lực và sự xâm hại, trẻ em cần có các quyền để sống và phát triển lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ không còn chỉ là ngƣời tiếp thu thụ động lòng nhân từ của ngƣời lớn mà là chủ thể tham gia của quá trình phát triển. Cha mẹ, các chủ thể khác trong xã hội có nghĩa vụ pháp lý trong bảo vệ trẻ em. 9 Cùng với sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế, quyền của trẻ em đƣợc xem là quyền con ngƣời và trẻ em trở thành chủ thể đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền con ngƣời bình đẳng nhƣ những ngƣời trƣởng thành. Tuy nhiên, trẻ em là đối tƣợng có sự phát triển về thể chất và tinh thần chƣa hoàn thiện, còn non nớt và cần đƣợc ngƣời lớn chăm sóc, nuôi dƣỡng. Do đó trẻ em cần đƣợc quy định riêng với các quyền đặc thù để đảm bảo sự chăm sóc, giáo dƣỡng và bảo vệ đặc biệt. Dựa trên cách tiếp cận đó, năm 1959 LHQ đã thông qua Tuyên bố LHQ về Quyền trẻ em và là tiền đề để xây dựng Công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989. Cho đến nay CRC vẫn là công ƣớc cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em. Là công ƣớc có nhiều thành viên nhất của hệ thống luật nhân quyền quốc tế, CRC đã cho thấy quyền trẻ em đã trở thành khái niệm đƣợc thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. CRC đã đƣa ra bốn nhóm quyền cơ bản mà trẻ em trên toàn thế giới đƣợc hƣởng, bao gồm: - Nhóm quyền đƣợc sống còn (các Điều 5, 6, 24, 26, 27): đảm bảo trẻ đƣợc sống và đáp ứng các nhu cầu tồn tại tối thiểu. - Nhóm quyền đƣợc bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40): bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ - Nhóm quyền đƣợc phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32): Bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính quy và không chính quy) và quyền đƣợc có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. Quyền đƣợc chăm sóc sức khoẻ, đƣợc học tập và phát triển - Nhóm quyền đƣợc tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30): Bao gồm quyền đƣợc bày tỏ ý kiến trong mọi vấn đề có liên quan tới bản thân, quyền đƣợc lắng nghe và đƣợc kết giao hội họp. Quyền đƣợc tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. 10 Trên thực tế không có văn kiện pháp lý nào đƣa ra định nghĩa quyền trẻ em là gì. Tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ là một quyền con ngƣời thì quyền trẻ em sẽ mang đầy đủ các đặc trƣng của quyền con ngƣời nói chung. Đồng thời do trẻ em là đối tƣợng thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng cần có những quy định đảm bảo cho trẻ nhận đƣợc sự chăm sóc, bảo vệ có hiệu quả và phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và xã hội. Nhƣ vậy có thể khái quát: Quyền trẻ em là những quyền tự nhiên, vốn có mà trẻ em được hưởng, được tôn trọng, bảo vệ và thực thi nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện của trẻ [1, tr. 11]. 1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em Hiện nay trong hệ thống pháp luật quốc tế chƣa có một quy định chung thống nhất về khái niệm lao động trẻ em. Khác với khái niệm trẻ em, lao động trẻ em đòi hỏi ngoài việc tiếp cận ở góc độ độ tuổi còn phải tiếp cận từ góc độ tính chất công việc mà chủ thể phải làm. Không phải tất cả trẻ em tham gia hoạt động kinh tế đều là lao động trẻ em, chỉ những công việc mà điều kiện làm việc ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, đạo đức của trẻ mới bị xem là lao động trẻ em. - Về góc độ độ tuổi lao động trẻ em: cả công ƣớc CRC và Công ƣớc 182 đều quy định trẻ em là ngƣời dƣới 18 tuổi, nhƣ vậy thì độ tuổi này đƣợc cộng đồng quốc tế coi là mốc chuẩn để xác định khái niệm lao động trẻ em. - Về góc độ tính chất công việc: lao động trẻ em gồm những công việc có ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Là những công việc không thể chấp nhận đƣợc với trẻ em. Cộng đồng quốc tế đã nhất trí: “lao động trẻ em” là một thực trạng hay vấn đề xã hội có tính tiêu cực, cần đƣợc ngăn ngừa và xóa bỏ. Lao động trẻ em bị cấm trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia. Theo ILO, thuật ngữ lao động trẻ em thƣờng đƣợc định nghĩa là công việc 11 mà tƣớc đoạt tuổi thơ, tiềm năng, phẩm giá và là công việc có hại cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ [46, tr. 16]. Cụ thể là những công việc: - Gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. - Gây cản trở tới việc học hành của trẻ bằng cách: khiến trẻ không đƣợc đến trƣờng, buộc trẻ phải nghỉ học sớm, buộc trẻ phải cố gắng để vừa học vừa làm các công việc nặng nhọc mà mất nhiều thời gian [46, tr. 16]. Theo Unicef, việc bị coi là lao động trẻ em nếu nhƣ: - Làm việc ở độ tuổi quá sớm - Phải làm việc quá nhiều giờ, ảnh hƣởng đến việc học tập của trẻ - Lao động trong điều kiện xấu - Công việc hạ thấp danh dự nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ, có hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho trẻ em trên các phƣơng diện thể chất, tinh thần, tâm lý và xã hội [42, tr. 7]. Thực tế là nhận thức về những công việc và điều kiện làm việc có thể và không thể chấp nhận đƣợc đối với trẻ em đôi khi phụ thuộc rất lớn vào phong tục tập quán, tâm lý xã hội, dân tộc, hoàn cảnh kinh tế và trình độ phát triển của mỗi quốc gia khác nhau. Do đó khó có thể đƣa ra một định nghĩa bao quát tất cả các tính chất của lao động trẻ em. Tuy nhiên, từ phân tích trên, có thể khái quát: Lao động trẻ em là tình trạng trẻ em dưới 18 tuổi phải tham gia vào các công việc gây cản trở việc học hành của trẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, danh dự nhân phẩm và đạo đức của trẻ. Pháp luật Việt Nam chƣa có định nghĩa về lao động trẻ em mà chỉ đƣa ra định nghĩa về lao động chƣa thành niên. BLLĐ (2012) quy định lao động 12 chƣa thành niên là người dưới 18 tuổi và phải từ đủ 15 tuổi [28, Điều 161]. Ngoài ra đƣợc sử dụng ngƣời từ đủ 13 đến dƣới 15 tuổi để làm các công việc nhẹ và cấm sử dụng lao động dƣới 13 tuổi trừ một số công việc theo quy định của pháp luật. Điều 165 quy định các công việc và nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động là ngƣời chƣa thành niên. Nhƣ vậy, một lao động chƣa thành niên chỉ bị coi là lao động trẻ em (bị cấm) khi làm công việc dƣới độ tuổi lao động tối thiểu (13) hay trong làm việc các điều kiện nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật. Có thể thấy định nghĩa về lao động chƣa thành niên trong quy định của pháp luật Việt Nam chƣa đồng nhất với cách hiểu lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế. Theo đó lao động chƣa thành niên trong pháp luật Việt Nam chỉ bị coi là bất hợp pháp khi làm việc dƣới tuổi quy định hoặc làm việc trong các ngành nghề, điều kiện bị cấm. Trong khi đó theo nhận thức của cộng đồng quốc tế lao động trẻ em luôn bị coi là bất hợp pháp khi trẻ làm việc dƣới độ tuổi luật cho phép, lao động nhiều giờ, cản trở học hành của trẻ, công việc hạ thấp nhân phẩm hoặc gây nguy hại cho sự phát triển toàn diện của trẻ em về tâm lý, thể chất hay đạo đức xã hội [42, tr. 7-8]. Tuy vậy ILO cũng lƣu ý, không phải tất cả công việc trẻ làm đều bị coi là lao động trẻ em cần phải xóa bỏ. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên tham gia các công việc không ảnh hƣởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, không gây cản trở cho việc học hành thì đƣợc coi là việc tích cực. Các hoạt động đó gồm những việc nhƣ giúp đỡ cha mẹ việc nhà, hỗ trợ gia đình kinh doanh hoặc kiếm tiền ngoài giờ học. Những hoạt động này giúp trẻ có kỹ năng và kinh nghiệm, giúp ích cho trẻ trong quá trình trƣởng thành [46, tr. 16]. Ngoài ra, cần phân biệt một vài thuật ngữ có liên quan và thƣờng gây nhầm lẫn với khái niệm “lao động trẻ em” nhƣ trẻ em làm việc (child work) và trẻ em tham gia hoạt động kinh tế (economically active children) 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan