Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về thương phiếu ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật...

Tài liệu Pháp luật về thương phiếu ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

.PDF
93
172
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẢI HÁP LUẬT VỀ THƯƠNG PHIẾU ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : L U Ậ T K ỈN H T Ế M Ã SỐ : 60105 LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU THUỶ IỊ N ; :V- L 0 /m . •— HÀ NỘI —NÀM 2004 - MỤC LỤC LỜI H )ỉ ĐẦU 1 C H U 3 N G 1 : KHÁI QUÁT CHUNG V Ề THƯƠNG PHIẾU VÀ PHÁP LUẬT VỂ TI ƯƠNG PHIẾU 6 1.1 Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của thương phiếu và pháp luật về th iơ n g phiếu 6 1.1.1 5ự xuất hiện thương phiếu và pháp luật về thương phiếu trên thế giới 6 1.1.2 5ơ lược về sự hình thành thương phiếu và pháp luật về thương phiếu ỏ Việt nam 9 1.2 Khái niệm, đặc điểm của thương phiếu. 11 1.2.1 Khái niệm 11 1.2.2 pặc điểm 20 1.3 Phm loại thương phiếu 21 1.4 Va trò của thương phiếu trong nền kinh tế thị trường 25 ị C H Ư Ơ N G 2: N H Ữ N G V Ấ N Đ Ề PHÁP L Ý c ơ B Ả N VỀ T H Ư Ơ N G PHIÊU ở V IỆ T N A M H IỆ N N A Y 29 2.1 Cht thể của quan hệ thương phiếu 30 2.1.1 Eiều kiện chủ thể 30 2.1.2 Cíc chủ thể tham gia quan hộ thương phiếu 31 2.2 Vè hình thức, nội đung thương phiếu 34 2.2.1 Hnh thức 34 2.2.2 M i dung 35 2.3 Về Dhát hành thương phiếu 40 2.3.1 o sở phát hành thương phiếu 40 2.3.2 Ciủ thể phát hành thương phiếu 43 2.4 Về ;hấp nhận thanh toán. 44 2.5 Về hanh toán thương phiếu 47 2.6 Về Cítm cố, bảo lãnh thương phiếu 52 2.7 Về chuyển nhượng thương phiếu 55 2.8 Về truy (lòi do thương phiếu không được chấp nhộn hoặc không dược thanh toán 58 2.9 Về khởi kiện thương phiếu 60 C H Ư Ơ N G 3: TH Ự C T R Ạ N G V À Đ ỊN H HƯ Ớ NG H O À N T H IỆ N PHÁP L U Ậ T V Ề T H Ư Ơ N G PH IẾ U ở V IỆ T N A M . 64 3.1 Thực trạng pháp luật về thương phiếu ở Việt nam hiện nay 64 3.1.1 Sự tác động của nền kinh tế nước ta đối với việc áp dụng pháp luật về thương phiếu 64 3.1.2 Vấn đề sử dụng thương phiếu ở nước ta hiện nay 66 3.1.3 Những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về thương phiếu. 69 3.2 NhCrng định hướng hoàn thiện pháp luật về thương phiếu ở Việtnam 76 3.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thương phiếu 76 3.2.2 Nlũrng yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về thương phiếu 78 3.2.3 Một số kiến nghị về hướng hoàn thiện pháp luật vể thương phiếu 80 KẾT LUẬN 85 D A N H M Ụ C T À I L IỆ U T H A M K H Ả O 89 LỜI NÓI ĐẨU 1. Tính cấp thiết. Thương phiếu là một trong những công cụ tín dụng, một phương tiện thanh toán giữa các thương nhân trong hoạt động thương mại, gắn với quan hệ mua bán, cung ứng dịch vụ hàng hoá trong nước và quốc tế. Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thương phiếu là công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường giao lưu thương mại, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thực Ihi thuận lợi và có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và góp phần đa dạng hoá các hình thức thanh toán. Trước năm 1986, nền kinh tế nước ta được xây dựng và vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan hệ tín dụng thương mại giữa các thương nhân chưa được thừa nhận. Do vậy, trong thời kỳ này, thương phiếu chưa được quan làm và các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ này chưa được ban hành. Đại hội đảng V I đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đổi mới vẻ chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vùn hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tài chính - tiền tệ ngày càng sôi động, tốc độ luân chuyển vốn ngày càng tăng nhanh và có nhiều nghiệp vụ ngân hàng gắn liền với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Nhà nước ta đã lần lượt ban hành các đạo luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật để thừa nhận và điều chỉnh quan hệ thương phiếu phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mặc dù đã xuất hiện từ mấy trăm năm ở các nước tư bản phát triển, nhưng đổi với nước ta, cho đến nay, thương phiếu vẫn chưa được sử dụng như một công cụ tín dụng, phương tiện thanh toán phổ biến giữa các doanh nghiệp. Pháp lệnh 1 thương phiếu năm 1999-văn bản pháp luật điều chỉnh một cách cơ bản, đầy đủ về phát hành, sử dụng thươn? phiếu, mặc dù đã có hiệu lực giìn ba nãm, nhưng vẫn chưa thưc sự đi vào cuộc sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế hành hoá nhiều thành phần và trước những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Việt nam tham gia ASEAN, APEC và đang đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO), sự hiện diện của công cụ thanh toán - thương phiếu là một tất yếu khách quan. Song, để đưa công cụ thanh toán còn mới mẻ này đi vào hoạt động an toàn và có hiệu quả thì đòi hỏi phải có một khung pháp lý ổn định, đồng bộ và minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế. Điểu chỉnh các quan hệ thương phiếu, chúng ta đã ban hành một số vãn bản pháp luật về thương phiếu. Nhưng, một thực tế hiện nay là, những quy định của pháp luật về thương phiếu được đề cập đến trong cả Luật Thương mại năm 1997, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 và Nghị định 32/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy phạm pháp luật nào cho quan hệ pháp luật thương phiếu và hoạt động thương phiếu chưa thực sự rõ ràng. Trôn cơ sở nhận thức các quy định của pháp luật về thương phiếu có những bất cập, mâu thuẫn trong tình hình hiện nay, và để thương phiếu thực sự đi vào cuộc sống, trở thành công cụ thanh toán hữu hiệu, đòi hỏi phải có sự xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy phạm pháp luật thương phiếu, tình hình thực tiễn áp dụng, đồng thời có sự đối chiếu so sánh với các quy định về hối phiếu của một số quốc gia trên thế giới và thông lệ quốc tế. Thông qua đó làm rõ những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật thương phiếu để kiến nghị, đề xuất những ý kiến cho việc hoàn thiện pháp luật về thương phiếu ở Việt nam hiện nay. Với những lý do trên và mong muốn nâng cao khả năng nhận thức về hoạt động thanh toán bằng thương phiếu để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nên chúng tôi đã chọn đề tài: " Pháp luật vế thương phiếu ở Việt nam •_ để làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ Luật học. 2 2. T ìn h h ìn h nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về thương phiếu cũng như nghiệp vụ thanh toán bằng ihương phiếu đã được các nhà nghicn cứu, giảng dạy tiếp cận theo nhiều góc độ. Một số bài viết, công trình nghiên cứu đã được công bố như: - "Giáo trình Luật Ngân hàng Việt nam" - ĐH Luật Hà nội, Ts.Võ Đình Toàn - chủ biên. - " Thương phiếu với vấn đề lạnh mạnh hoá hoạt động tiền tệ •• (Nguyễn Hải Hà -Tạp chí Thị trường tài chính 7/1999). - "Tín dụng thương mại góp phần thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế" (Lê Văn Hải, tạp chí Thị trường tài chính - tiền tệ số 4/1999) - "Bàn thêm về cơ sở phát hành thương phiếu" (Th.s Đoàn Thái Sơn, Đỗ Thị Hồng Hạnh, tạp chí Ngân hàng số 6/2002) - "Thương phiếu ở Việt nam, đôi điều cần trao đổi". (Ts. LêHoàng Nga, Tap chí Thị trường Tài chính tiền tệ 7/2002). - Một số bất cập của các quy định pháp luật vềthương phiếu hiện nay (Đỗ Thị Hồng Hạnh, tạp chí Ngân hàng, số 5/2002) Các bài viết, công trình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu thương phiếu dưói các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các bài viết nhìn nhận thương phiếu dưới góc độ kinh tế nhiều hơn và chỉ đề cập đến một hoặc một số khía cạnh của thương phiếu. Việc đi sâu nghiên cứu nội dung pháp luật về thương phiếu chưa được đề cập cụ thể trong các công trình trên. 3. Đ ối tượng và phạm v i nghiên cứu. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thương phiếu dưới góc độ các quy định của pháp luật mà không đi sâu nghiên cứu các nghiệp vụ thương phiếu. Pháp luật về thương phiếu là tập hợp các quy phạm pháp luật về thương phiếu, được đề cập đến trong các văn bản pháp luật như Luật thương mại năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, 3 Pháp lệnh thương phiếu năm 1999, Nghị định số 32/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu của Việt nam và một số Luật hối phiếu các nước trên thế giới, cỏn g ước quốc tế về hối phiếu. Theo quy định của từng quốc gia, thương phiếu có thể bao gồm hối phiếu đòi nợ (Bill o f exchange), hối phiếu nhận nợ (Promiss^ory Note), hoặc séc (cheque), chứng chỉ tiền gửi. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là pháp luật điều chỉnh quan hệ thương phiếu (bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu) phát sinh trên cơ sở tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, mà không nghiên cứu pháp luật điều chình séc, trái phiếu, kỳ phiếu... Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn không đề cập đến tất cả các khía cạnh của thương phiếu và pháp luật về thương phiếu của Việt nam và trên thế giới, mà chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định, nội dung cơ bản của pháp luật về thương phiếu của Việt nam hiện nay, nghiên cứu thực trạng việc phát hành và sử dụng thương phiếu, có sự so sánh đối chiếu với một số nội dung tương tự của Luật hối phiếu một số nước trên thế giới, Công ước Giơnevơ 1930, Công ước quốc tế 1982 về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra một số khuyến nghị ban đầu nhằm hoàn thiện pháp luật về thương phiếu ở Việt nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cụ thể là, phương pháp lịch sử, phân tích được sử dụng để xem xét nội đung các quy định về thương phiếu và pháp luật về thương phiếu, trên cơ sở đó nêu ra những bất cập, mâu thuẫn. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh pháp luật về thương phiếu ở nước ta với các quy định trong luật hối phiếu một số nước trên thế giới. Và phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát, nhằm đưa ra những khuyến nghị dối với pháp luật về thương phiếu. 4 5. M ụ c tiê u và nhiệm vụ của luận văn. Mục liêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật vổ thương phiếu ở Việi nam, có sự so sánh dối chiếu với các quy định của pháp luật về hối phiếii của một số nước trên thế giới, qua đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về thương phiếu ở Việt nam. Để thực hiên mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Phân tích cơ sở lý luận về thương phiếu, cũng như những đặc trưng, vai trò của thương phiếu trong thanh toán và trong nền kinh tế. - Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành đối với thanh toán bằng thương phiếu ở nước ta và trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với quy định về thương phiếu của một số nước trôn thế giới và thông lệ quốc tế. - Đánh giá thực trạng, nêu những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thương phiếu ở Việt nam, từ đó đề xuất, đóng góp một số khuyến nghị ban đầu về xu hướng hoàn thiện pháp luật về thương phiếu. 6. Bô cục của lu ậ n văn. Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm ba chương sau: Chương 1: Khái quát chung về thương phiếu và pháp luật về thương phiếu. Chương 2: Những vấn đề pháp lý cơ bản về thương phiếu ở Việt nam hiện nay Chương 3: Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về thương phiếu ớ Việt nam . Các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát hành và sử dụng thương phiếu trong điều kiện nước ta vẫn là vấn đề khá mới mẻ và chưa có thực tế áp dụng. Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về vấn đề này, các tài liệu liên quan cũng như Luật hối phiếu các nước trên thế giới để hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định, Luận vãn sẽ 5 không tránh khỏi một số khiếm khuyết. Chúng tổi rất mong nhận dược những ý kiến dóng góp của các thày cô, bạn bò, đồng nghiệp. Tòi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của TS. Lê Thị Thu Thuỷ, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Đổng thời, xin cảm ơn các thày, cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội; cảm ơn các bạn bè, người thân, đổng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHƯNG VỀ THUƠNG PHIÊU VÀ PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG PHIẾU. 1.1 Sư lược về quá trình hình thành, phát triển của thương phiếu và pháp luật về thương phiếu L .l.lS ự xuất hiện thương phiếu và pháp luật về thương phiếu trên thế giới. Trong lịch sử, cùng với nhu cầu giao lưu thương mại và sự phát triển cùa nền kinh tế, do có sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, người có hàng hoá muốn bán và một số người muốn mua nhưng chưa thanh toán ngay được tiền. Người bán muốn tiêu thụ sản phẩm, họ chấp nhận bán chịu hàng hoá của mình cho người mua trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy, người bán đã đồng ý cho người mua được sử dụng tạm thời nguồn vốn của mình và người mua hàng sẽ hoàn lại vốn đó bằng tiền cho người bán khi đến hạn. Từ đó, như một tất yếu khích quan, thương phiếu được sử dụng làm phương tiện thanh toán, là công cụ tín dụng giữa các thương nhân trong hoạt động thương mại và là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán chịu hàng hoá. Những thương phiếu đầu tiên dã được sử dụng từ thế kỉ thứ X II ở Bắc Ý, các thương gia đã có quan hệ mua bán chịu hàng hoá, người mua hàng chưa thể trả ngay tiền hàng nên đã lập ra một ỉoại giấy ghi nhận nợ, cam kết trả nợ trong một thời hạn để trao nó cho người bán và giấy đó được gọi là hối phiếu nhận nợ (Promissory note). Loại hối phiếu này được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch thương mại. Theo đó, người mua hàng (người phát hành) cam kết sẽ trả cho người bán hàng (người thụ hưởng) số tiền mua hàng tương ứng với hàng hoá tại một địa điểm nhất định. Cùng với sự phát triển của các quan hệ thương mại cũng như sự đòi hỏi đa dạng các hình thức thanh toán của nền kinh tế hàng hóa, thương phiếu đã có những bước phát triển cả về hình thức và phương thức, đến thế kỉ thứ X V I xuất hiện thêm loại hối phiếu đòi nợ (Draff, Bill o f exchange). Đối với hình thức hối phiếu đòi nợ này thì người ký phát (người bán hàng) lập một hối phiếu yêu cầu người thứ ba (thường là ngàn hàng) thanh toán vô điểu kiện một số tiền trong một khoảng thời gian xác định cho người thụ hưởng. Loại hối phiếu này xuất hiện sự tham gia của bèn thứ ba, là bên có nghĩa vụ Ihanh toán sô' tiền ghi iron hối phiêu khi nó được chấp nhận và được xuất trình hợp lệ. Cũng trong giai đoạn này, thương phiếu đã được phép chuyển nhượng trong quan hệ mua hán hàng hoá và trở thành phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trên thị Irường. Trong nền kinh tế hiện nay, thương phiếu được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại nội địa và trong thanh toán quốc tế ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, trong các giao dịch vay nợ quốc tế, thương phiếu là văn bản cam kết thanh toán và cam kết nhận nợ cho các khoản vay. Sự xuất hiện của quan hệ mua bán chậm trả (quan hệ mua bán chịu), cùng với sự có mặt của bên thứ ba, mối quan hệ nợ nần giữa các thương nhân ngày càng trở lên phức tạp. Trong khi đó, việc sử dụng thương phiếu ngày càng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đã dần hình thành tập quán trong việc phát hành, chuyển nhượng, sử dụng thương phiếu. Chính vì vai trò và sự cần thiết của thương phiếu trong nền kinh tế, pháp luật về thương phiếu đã ra đời ở một số quốc gia trên thế giới để điều chỉnh quan hệ này, và là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thương phiếu. Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về hối phiếu là Pháp lệnh Humburg của nước Đức, được ban hành trên cơ sở các tập quán thương mại về thương phiếu. Đến năm 1874, pháp lệnh chung về hối phiếu Đức được tập hợp hoá từ các 1uật hối phiếu của từng bang riêng rẽ. Vương quốc Anh ban hành Luật hối phiếu năm 1882,đó là hệ thống hoá các quy định luật liên quan tới hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc. Thế kỉ XX, một loạt các Công ước quốc tế và Luật hối phiếu các nước trên thế giới được ban hành như, Công ước Giơnevơ năm 1930 về “ Luật thống nhất hối phiếu” (viết tắt là ULB 1930) được phần lớn các quốc gia Châu Âu như Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Phần Lan, Hungari, Nauy, Nga, Italia, Luc xăm bua, Monaco, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.... đã kí kết, phê chuẩn và gia nhập. M ỹ không ban hành Luật hối phiếu riêng mà quy định trong Bộ luật thương mại nảm 1972 để điều chinh hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và các chứng chỉ tiền gửi mà không gia nhập Công 8 ước ớc Giưnevơ năm 1930. Hối phiếu trong thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng là công cụ tín dụng và là công cụ thanh toán phát sinh trên cơ sờ các hợp đổng mua bán hàng hoá. Vì vậy, việc có những quy định khác biệt, không thống nhất giữa pháp luật về hối phiếu các nước sẽ tạo ra những bất đồng nhất định trong lưu thông hối phiếu. Chẳng hạn, một hối phiếu hoàn toàn đáp ứng và phù hợp với pháp luật của nước phát hành, nhưng có thể sẽ không có hiệu lực tại nước nó được chuyển đến để thanh toán. Để thống nhất các quv định của thương phiếu cũng như để hạn chế xung đột pháp luật về thương phiếu, Công ước hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhân nợ quốc tế năm 1982 do Uỷ ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế (gọi tắt là ƯNCITRAL) soạn thảo và được Hội nghị toàn thể lẩn thứ 43 của Liên hợp quốc thông qua ngày 09/12/1998. Đây là văn bản quốc tế đã quy định một số nguyên tấc chung về hối phiếu, là Công ước quan trọng nhất về hối phiếu và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tóm lại, quan hệ tín dụng thương mại chính là căn nguyên cơ bản làm phát sinh quan hệ ihương phiếu. Kể từ khi ra đời, thương phiếu đã khẳng định vai trò là công cụ thanh toán phổ biến trong nền kinh tế các nước trên thế giới và Irong các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Sự xuất hiện thương phiếu đã đáp ứng nhu cầu mua bán chịu giữa các thương nhân, góp phần đa dạng hoá các hình thức thanh toán và thúc đẩv giao lưu thương mại phát triển. 1.1.2 Sơ lược về sự hình thành thương phiếu và pháp luật về thương phiếu ở Việt nam. - Giai đoạn trước năm 1986: Trong hoạt động kinh doanh của tầng lớp tiểu thương Việt nam, quan hệ mua bán chịu hàng hoá đã làm xuất hiện những “ giấy nhận nợ” như là hình thức của việc cam kết thanh toán một khoản tiền đã không phải là điều xa lạ. Tuy nhiên, các giấy nhận nợ này chưa được pháp luật hiện hành thừa nhận và việc sử dụng trên thực tế không được coi là hợp pháp. Trước năm 1975, ở Miền Nam Việt nam, quan hệ thương phiếu được điều chỉnh bới các 9 quy định VC thương phiếu trong Bộ luật thương mại Sài GÒI1 , ban hành ngày 20/12/1972, từ điều 408 đến điều 493 (Chương VII - Những thương phiếu). Đến thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tế chính là: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, chúng ta chưa thừa nhân quan hệ mua bán chịu hàng hoá. VI vậy, thương phiếu không được sử dụng rộng rãi và thừa nhận ở thời kì này. Các doanh nghiệp Nhà nước được cấp tín dụng dưới hình thức tín dụng ngân hàng, nguồn vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là vốn ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán hàng hoá trả gối đầu giữa các thương nhân vẫn tồn tại, thông qua các giấy tờ nhận nợ. - Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Sau gần 10 năm cải cách chính sách kinh tế và thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của thị trường tiển tệ Việt nam, quan hệ thương phiếu đã được thừa nhận và bước đầu quy định trong một số văn bản pháp luật như: Luật thương mại số 05/1997/QH9, được Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX thông qua ngày 丨 0/05/1997, từ điều 219 đến điều 221 (Chương III) quy định những vấn để về thương phiếu như: Định nghĩa thương phiếu, quyền sử dụng thương phiếu của thương nhân, phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán thương phiếu. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, được Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X ,thông qua ngàyl2/12/1997, điều 20, 49 và 57 về thương phiếu quy định về chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 06/1997/QHX, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X thông qua ngày 12/12/1997,điều 17,30 quy định về việc Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng theo hình thức, chiết khấu, tái chiết khấu; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Nhưng các điều kiện cụ thể của thương phiếu để được Ngân hàng chiết khấu thì chưa được quy định trong luật này. Vì vậy, các văn bản pháp luật kể trên chưa quy định đầy đủ về quan hệ thương phiếu mà chỉ quy định nguyên tắc chung hoặc từng khía cạnh liên quan đến các quan hệ mà luật đó điều chỉnh. Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/12/1999 và có hiệu lực ngày 01/07/2000, tiếp đó là Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 05/07/2001 của 10 Chính phù, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thương phiếu đã quy định đầy đủ hơn vổ thương phiếu như định nghĩa thương phiếu, chủ thể phát hành thương phiếu; hình thức, nội dung thương phiếu, bảo lãnh, cầm cố, thương phiếu; chuyến nhượng, thanh toán thương phiếu; truy đòi, khởi kiện thương phiếu, quản lý Nhà nước về thương phiếu đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các hoạt động về thương phiếu ở nước ta. 1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG PHIẾU. 1.2.1 K hái niệm. 1.2.1.1 Đ ịnh nghĩa thương phiếu. Các Hiệp ước về Hối phiếu quốc tế cũng như Luật hối phiếu các nước thường không đưa ra những định nghĩa mang tính khái quát về thương phiếu (hối phiếu), mà thường liệt kê tập hợp các dấu hiệu của từng loại hối phiếu cụ thể như: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc. Mặt khác, cách nêu khái niệm trong từng văn bản cũng không giống nhau. Để tìm hiểu bản chất, đặc điểm của thương phiéii, chúng ta xem xét một số định nghĩa về thương phiếu, hối phiếu trong một số từ điển và trong một số đạo luật. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, năm 1995 định nghĩa một cách sơ lược: Hối phiếu là phiếu qua đó một người (chủ nợ) yêu cầu một người khác (con nợ) trả một món tiền theo một kì hạn nhất định cho người thứ ba. Điều 3,Luật hối phiếu của "Vương quốc Anh năm 1882 định nghĩa khá đáy đủ và chặt chẽ: Hối phiếu là một lệnh không điều kiện bằng văn bản do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này thanh toán ngay lập tức hoặc tại một thời điểm ấn định hoặc có thể xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho hoặc theo lệnh của một người cụ thể hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Nếu Luật hối phiếu Anh 1882 có định nghĩa chung nhất về hối phiếu thì định nghĩa trong điều 3 khoản 1,Bộ luật thương mại M ỹ năm 1972 lại mang tính liệt kê: Thương phiếu là một lệnh thanh toán vô điều kiện một số tiền cố định có 11 hoặc không có lãi suất hay các lệ phí khác (1) thanh toán cho người giữ hoặc vào thời diểm nó được phát hành hoặc được nắm giữ lần đầu tiên bởi một ngííời; (2) Thanh toán khi cần hoặc tại một thời điểm xác định; Không quy định bất kỳ cam kết hoặc yêu cầu nào khác của người kết ước hoặc ra lệnh thanh toán phải thực hiện bất kỳ hành vi nào khác ngoài việc thanh toán tiền, nhưng kết ước hoặc lệnh có thể bao hàm. Theo điều 408 Bộ luật thương mại Sài Gòn năm 1972: Thương phiếu gồm hối phiếu, lệnh phiếu và chi phiếu là một thứ phiếu có thể chuyển dịch được, dùng để xác nhận cho người cầm phiếu một trái quyền ngắn hạn. Theo điều 3,Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ quốc tế, năm 1982 thì: Hối phiếu đòi nợ là một chứng chỉ bằng vãn bản, chứng chỉ này: (a) Chứa đựng chỉ thị bắt buộc của người ký phát đối với người bị ký phát về việc phải thanh toán một giá trị tiền nhất định cho người thụ hưởng hay theo lệnh của người này; (b) Phải được thanh toán khi bị yêu cầu hay tại một thời điểm nhất định; (c) Phải có ngày tháng; (d) Phải có chữ ký của người ký phát. Hối phiếu nhận nợ là một chứng chỉ bằng văn bản, chứng chỉ này: (a) Chứa đựng cam kết của người ký phát về việc thanh toán một giá trị tiền nhất định cho một người thụ hưởng hay theo lệnh của người này; (b) Phải được thanh toán khi bị yêu cầu hay tại một thời điểm nhất định; (c) Phải có ngày tháng; (d) Phải có chữ ký của người ký phát. Điều 219,Luật thương mại Việt nam, năm 1997, định nghĩa: Thương phiếu là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điểu kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Điều 3, khoản 1,Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 định nghĩa: Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu. Theo điều 3,khoản 2,3 Pháp lệnh thương phiếu: 12 - Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lộp, yêu cầu người bị ký phát thanh loán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một ì hời gian nhất định trong tirưn» lai cho người thụ hưởng. - Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong lương lai cho người thụ hưởng. Do có sự không đổng nhất trong khi sử dụng thuật ngũ 'Thương phiếu41 và mỗi luật về thương phiếu có phạm vi điều chỉnh khác nhau nên phát sinh cách hiểu khác nhau về thương phiếu. V í dụ, Luật hối phiếu của Vương quốc Anh năm 1882, Luật hối phiếu Singapore quy định về hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc. Bộ luật thương mại M ỹ năm 1972 quy định về hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ (kỳ phiếu), séc và các chứng chỉ tiền gửi. Công ước của Liên hiệp quốc năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) quy định về hối phiếu đòi Ĩ1Ợ và hối phiếu nhận nợ. Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 của Việt nam điều chỉnh hối phiếu và lệnh phiếu. Để thống nhất về tên gọi cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi dùng thuật ngữ “ thương phiếu” trong luận văn này để chỉ : Hối phiếu (B ill of exchange) và lệnh phiếu (Promissory notes). Ngoài ra, trong khi trích dẫn tài liệu có liên quan, thì vẫn sử dụng đúng tên gọi của văn bản để đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ (kỳ phiếu) vẫn được hiểu là hối phiếu và lệnh phiếu. Xét các định nghĩa của một số luật về thương phiếu nêu trên, Công ước về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ 1982 đã đưa ra khái niệm khá cụ thể và chặt chẽ hơn cả về nội dung và hình thức của thương phiếu. Khái niệm về thương phiếu trong Bộ luật thương mại M ỹ, năm 1972 thì chỉ chú trọng đến bản chất cùa thương phiếu. Pháp lệnh thương phiếu của Việt nam năm 1999 (khoản 2’ 3 điều 3) đã có sự dung hoà giữa các khái niệm trên, nó không quá chặt chẽ nhưng cũng khá chi tiết. Tuy nhiên, có thể nhận thấy những điểm chung của thương phiếu thể hiện ở những khía cạnh sau đây: - Thương phiếu là chứng chỉ được lập thành văn bản, có giá trị tính bằng tiền nhất định; 13 - Chứa đựng chí thị hoặc cam kết về việc phải thanh toán hoặc thanh loán vô diều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng; - Có thời hạn thanh toán xác định. Tóm lại,theo chúng tôi, thương phiếu được định nghĩa là chứng chỉ có giá, được lập thành văn bản, chứa đựng lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định, Trong quan hệ hối phiếu, có ba bên tham gia là người ký phát, người bị ký phát và người thụ hưởng. Theo đó, người ký phát hối phiếu (drawer) là người lập hối phiếu yêu cầu người bị ký phát (drawee) trả một số tiền nợ cho người thụ hưởng (payee or beneficiary) hoặc người nắm giữ hối phiếu. Thông thường, giữa người ký phát và người thụ hưởng có quan hệ mua bán chịu hàng hoá và người ký phát (là con nợ) có nghĩa vụ trả cho người thụ hưởng một khoản tiền theo hợp đổng gốc. Tuy nhiên, cũng có thể là người ký phát và người bị ký phát có quan hệ mua bán. người ký phát (người bán) lập hối phiếu yêu cầu người bị ký phát (người mua) trả khoản tiền mua hàng cho mình hoặc cho người thứ ba có tên trên hối phiếu. Người thụ hưởng là người có tên ghi trên tờ hối phiếu, hoặc bất kỳ người nào sơ hữu tờ hối phiếu phù hợp với quy định của pháp luật về thương phiếu. Theo Công ước 1982 thì người thụ hưởng có thể chính là người kỹ phát hối phiếu hoặc một người thứ ba. Như vậy, bằng cách lập và ký phát hành hối phiếu người ký phát đã chuyển nghĩa vụ thanh toán sang cho người bị ký phát (thường là ngân hàng) trả tiền cho người có tên trên tờ hối phiếu. Khi hối phiếu được ký phát và trao cho người thụ hường, nhưng người bị ký phát chưa thanh toán thì người ký phát vẫn là con nợ của người thụ hưởng [23 , tr.9]. Sau khi người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng thì hai nghĩa vụ trong quan hệ giữa ba bên đã dược hoàn thành và cả hai món nợ sẽ không còn nữa, đó là nghĩa vụ thanh toán giữa người ký phát và người bị ký phát, giữa người ký phát và người thụ hưởng. Nếu trong quan hẻ hối phiếu thường có ba bẽn thì đối với lệnh phiếu, chỉ 14 có h;ii hên tham gia, đó là người phát hành [ệnh phiếu và người thụ hưởng. Người phát hành là người mua hàng và người thụ hưởng là người bán hàng. Thông qua việc phát hành lệnh phiếu, người phát hành thừa nhạn món nợ (khoản tiền ghi trên lệnh phiếu) và cam kết thanh toán vô điều kiện cho người thụ hưởng khi đến hạn. Trong quan hệ này chỉ tồn tại một nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ này chấm dứt khi người phát hành thanh toán số tiền ghi trên lệnh phiếu khi đến hạn. 1.2.1.2. Phân b iệ t hôi phiếu và lệnh phiếu. Như trên đã trình bày, Luật hối phiếu các nước, thông thường chỉ điều chính hai loại là hối phiếu và lệnh phiếu. Ngoại trừ, có một số Luật hối phiếu điều chỉnh ba loại là hối phiếu, lệnh phiếu và séc. Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về hai loại hối phiếu, lệnh phiếu. Tuy nhiên, để làm rõ hơn nữa khái niệm thương phiếu và bản chất của nó, phần này đề cập đến những điểm chung và những điểm khác biệt giữa hôi phiếu và lệnh phiếu. * Nhữnq điểm chutiỊỉ: Cả hai - loại hối phiếu và lệnh phiếu đều có những đặc điểm chung đó là: Về mặt hình thức: Hối phiếu và lệnh phiếu cùng được lập bằng văn bản, có giá trị tính bằng tiền. - Về cơ sở phát hành: Hối phiếu và lệnh phiếu cùng được phát hành trên cơ sở các giao dịch thương mại, tín dụng ngân hàng. - Về nội dung: Hối phiếu và lệnh phiếu là cam kết trả tiền không điều kiện, tại một thời gian xác định trong tương lai. Cả hối phiếu và lệnh phiếu đều có thể dược bảo lãnh, cầm cố, chuyển nhượng, chiết khấu, tái chiết khấu. * Những điểm riêng: - Về hình thức: Từ 'hối phiếu” được ghi trên mặt trước của hối phiếu, và từ “ lệnh phiếu” được ghi trên mặt trước của [ệnh phiếu. - Về chủ thể: Hối phiếu do chù nợ lập (người ký phát), lệnh phiếu do người thiếu nợ lập (người phát hành). Ttong quan hệ hối phiếu, thông thường có ba bên tham gia, đó là người ký phát, người bị ký phát. 15 người thụ hưởng. Trong khi ăó, trono quan hệ lệnh phiếu, chí có hai bên tham gia là người phát hành và người thụ hưởng. Người ký phát (người bán hàng) không trực tiếp trá nợ mà yêu cầu người bị ký phát (người mua hàng) thay mình trả tiền cho chủ nợ (người thụ hưởng), còn người phát hành (người mua hàng) thì cam kết trực tiếp trả liền cho chú nợ (người bán hàng - người thụ hưởng). - Vé nội dung: Hối phiếu ghi nhận lệnh yêu cầu người thứ ba thanh toán cho người thụ hưởng, lệnh phiếu là cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. 1.2.1.3. Phân biệt thương phiếu và séc (chi phiếu) Theo khoản 1,điều 4 Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính Phủ: Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. * Những điểm chung. Thương phiếu và séc đều là các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, được các thương nhún sử dụng. Thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu. Hối phiếu và séc cùng là một lệnh yêu cầu người thứ ba thanh toán một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng hay người sở hữu, nhưng lệnh phiếu lại là một cam kết thanh toán. Tuy nhiên, quan hệ hối phiếu, lệnh phiếu và séc đều không phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ hợp đổng gốc. Trong nội dung của hối phiếu, lệnh phiếu và séc không thể hiện các giao dịch thương mại trước đó. Séc và thương phiếu đều có thể được chuyển nhượng trên thị trường bằng cách ký chuyển nhượng đến người thụ hưởng ở mặt sau của tờ séc, lờ thương phiếu. * Những điểm riêng. Về cơ sở phát hành: Theo điều 16, Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 cùa Chính Phủ: Séc được phát hành để ra lệnh cho một tổ chức cung ứng (lịch vụ thanh toán nơi người k ý phát dược sử (lụng tài khoản I han lì toán và một khoan tiền để ký phái SCC theo thoả thuận với tổ chức đó. Theo thông lộ ci.ung. thì cơ sở phát hành thương phiếu lại dựa trên quan hệ tín dụng thương mại dược thiết lập giữa các thương nhân, hoặc giữa ngân hàns và thương nhân. Séc luôn gắn với hoai động của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hởi việc thực hiện nó phải thông qua tài khoản thanh toán ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thương phiếu thì không nhất thiết phải gắn với ngân hàng, mà chủ yếu sử dụng trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa các thương nhân. Về thời hạn thanh toán: Séc và thương phiếu đều là phương tiện thanh toán ngán hạn. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán của séc thường được quy định ngắn hơn (tối đa là 30 ngày, kể từ ngày ký phát). Thời hạn thanh toán của thương phiếu là đến 12 tháng (theo quy định của Pháp lệnh thương phiếu Việt nam). Vê quan hệ giữa các bên tham gia: Séc dùng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa người mua hàng và người bán hàng. Người bán hàng (người ký phát) là chủ tài khoản tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người bị ký phát chính là tổ chức này. Trong khi đó, quan hệ hối phiếu, người bị ký phát có thể là ngân hàng hoặc là một người thứ ba, và có ba bên trong quan hệ này. Đối với quan hệ lệnh phiếu, người bị ký phát chính là người phát hành. Séc thuần tuý chỉ là một công cụ thanh toán, dùng để thanh toán tiền hàng cho người bán hàng. Mục đích của séc không phải là để đạt được một khoản tín đụng (nợ chậm trả) như trong quan hệ thương phiếu. Séc không phải là một công cụ tín dụng và người sở hữu không thể đem chiết khấu séc ở ngân hàng để vay tiền. - Vê chuyển nhượng: Séc có thể được chuyển nhượng cho người khác mà không cần ký hậu (không ghi tên người được trả tiền), bằng cách chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng. Còn thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu) chỉ có thể chuyển nhượng cho người khác bằng phương pháp kí hậu chuyển nhượng vào mặt sau thương phiếu (Điều 26 Pháp lệnh thương phiếu 1999). '.. iR ỉlO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan