Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về thu ngân sách địa phương thực tiễn áp dụng tại thành phố hồ chí m...

Tài liệu Pháp luật về thu ngân sách địa phương thực tiễn áp dụng tại thành phố hồ chí minh (tt)

.PDF
14
153
103

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn.........................................................................................................................ii Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ......................................................................................... v Danh mục các hình ...........................................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................2 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................3 6. TÍNH MỚI VÀĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................3 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ..........................................................................................4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNGVÀ PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG........................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách Nhà nước ..........................................5 1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước .....................................................................7 1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG .............................................9 1.2.1. Khái niệm ngân sách địa phương ...................................................................9 1.2.2. Đặc điểm ngân sách địa phương .................................................................. 10 1.2.3. Vai trò ngân sách địa phương ...................................................................... 10 1.3. PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH ............................................................ 11 1.3.1. Khái niệm pháp luật về thu ngân sách địa phương ..................................... 11 1.3.2. Chủ thể của pháp luật thu ngân sách địa phương........................................ 12 1.3.3. Nội dung của pháp luật thu ngân sách địa phương ..................................... 13 1.3.3.1. Thẩm quyền của địa phương về thu ngân sách .................................... 13 1.3.3.2. Nguồn thu ngân sách địa phương ........................................................ 19 1.3.3.3. Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương .......................... 20 1.3.3.4. Quyết toán ngân sách địa phương........................................................ 24 1.3.3.5. Giám sát về ngân sách địa phương ...................................................... 27 iii CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀTHU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...32 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG .......................... 32 2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề thu ngân sách địa phương............................................................................................. 32 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh ...... 35 2.1.2.1. Thẩm quyền về thu ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh ................ 36 2.1.2.2. Nguồn thu ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 37 2.1.2.3. Điều hòa ngân sách giữa Trung ương vàThành phố Hồ Chí Minh .... 42 2.1.2.4. Quyết toán ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 44 2.1.2.5. Giám sát về thu ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 45 2.1.2.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện pháp luật thu ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 46 2.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG.................................................................................................................. 51 2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thu ngân sách địa phương................. 51 2.2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu ngân sách địa phương................. 52 2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu ngân sách địa phương .................... 53 2.2.3.1. Thẩm quyền về thu ngân sách .............................................................. 53 2.2.3.2. Về nguồn thu ngân sách........................................................................ 55 2.2.3.3. Về điều hòa ngân sách giữa Trung ương và địa phương. ................... 57 2.2.3.4. Về quyết toán ngân sách ....................................................................... 59 2.2.3.5. Về giám sát ngân sách .......................................................................... 60 KẾT LUẬN ....................................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................66 iv DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách nhà nước NSTW: Ngân sách trung ương UBND: Ủy ban nhân dân TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh v DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Hình 1.1 Tên hình Sơ đồ Cấu trúc thu ngân sách địa phương Trang 19 Cơ cấu thu ngân sách Trung ương và thu ngân sách địa phương Hình 2.1 trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ 35 Chí Minh giai đoạn 2011 – 2016 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Cơ cấu các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% phát sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2016 Cơ cấu các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2014 Tỷ trọng các nguồn thu nội địa Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng 100% trong giai đoạn 2009-2014 vi 35 38 39 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những năm gần đây cùng với sự đổi mới chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã có sự thay da đổi thịt khi dám hòa mình vào hội nhập nền kinh tế thế giới,và ngày càng có nhiều chuyển biến rõ rệt về kinh tế xã hội. Ngân sách nhà nướckhông chỉ với vai trò là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế mà còn là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng hình thành nền kinh tế mới và là công cụ điều chỉnh xã hội. Thu ngân sách địa phương là một vấn đề được nhiều nhà quản lý quan tâm, bởi nó quyết định đến sự ổn định về mặt nội hàm bên trong một quốc gia. Việc thu ngân sách địa phương có hợp lý, đúng đắn mới có được một bộ máy chính quyền vững mạnh trong sạch, nhân dân ấm no hạnh phúc, và đất nước ngày càng phát triển đón đầu những xu thế mới của thời đại. Nhưng thực tế cho thấy, tình hình kinh tế nước ta hiện nay chưa ổn định trong đó có nguyên nhân của việc thu và chi tiêu ngân sách địa phương không hợp lý và không hiệu quả khiến cho NSĐP luôn rơi vào tình trạng bị thâm hụt. Nguồn thu của ngân sách hiện tại còn rất nhiều hạn chế, một mặt do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, nhiều lỗ hổng, đặc biệt trong vấn đề thuế, mặt khác do đầu tư kém hiệu quả,…dẫn đến sử dụng NSĐP chưa hợp lý là một vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết. Sự phát triển của địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Cũng tương tự như vậy, NSĐP cùng với NSTW là nền tảng cho NSNN. Vị trí và vai trò của NSĐP ngày càng được khẳng định. Cũng như sự tác động của NSNN đối với sự phát triển của một quốc gia, NSĐP cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của một địa phương.Do đó trong thời gian qua, công tác quản lý NSĐP ngày càng trở nên quan trọng. Với tư cách là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức được vai trò quan trọng của NSĐP và sớm đã có những chính sách nhằm nâng cao nguồn thu và quản lýhiệu quả NSĐP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một phần do sự thay đổi của tình hình mới làm cho một số quy định của pháp luật không còn phù hợp, một mặt do vị trí và vai trò đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh nên trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật về thu NSĐP trên địa bàn thành 1 phố Hồ Chí Minh đã bộc lộ một số bất cập nhất định, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của Thành phố và cả nước Trước tình hình đó tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thu ngân sách địa phương - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về thu ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra một số kết quả, hạn chế và nguyên nhân từ đó nêu ra các giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu NSĐP. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là qua nghiên cứu pháp luật về thu NSĐP cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thu NSĐP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về thu NSĐP. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu các quy định về thu NSĐP cũng như công tác quản lý thu NSĐP trên địa thành phố Hồ Chí Minh theo quy trình ngân sách trong công tác quản lý thu. Quy định về công tác lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Đề tài cũng tìm hiểu quy định cũng như thực trạng về công tác phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân cấp quản lý nguồn thu. 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan tới vấn đề thu NSĐP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa có công trình nghiên cứu nào, một số công trình nghiên cứu trong nước bao gồm: Sách chuyên khảo của Lê Chi Mai (2007), “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày phân cấp ngân sách - bao gồm cả thẩm quyền quyết định ngân sách và thẩm quyền quản lý ngân sách. Bên cạnh đó trình bày cơ sở lý luận về phân cấp ngân sách. Thực trạng phân cấp ngân sách đối với chính quyền địa phương hiện nay. Từ thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phân cấp ngân sách địa phương cho chính quyền địa phương. Phạm Thị Tân (2014) với đề tài “Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu một cách chi tiết pháp luật về thu chi ngân sách địa phương cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố 2 Hà Nội. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về thu chi ngân sách địa phương. Ngoài ra còn cố một số nghiên cứu khác có liên quan đến pháp luật về thu ngân sách địa phương như: Bùi Đường Nghiêu, Võ Thành Hưng, Nguyễn Minh Tân (2006), Điều hoà ngân sách giữa Trung ương và địa phương, Sách tham khảo. Vũ Minh Thông (2012) Quản lý nguồn thu chi ngân sách Nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý 2012. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý 2012. Nguyễn Thị Hải Yến (2008),Hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố HàNội đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu ở cấp luận văn về thu ngân sách đều là những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, ở góc độ pháp lý mới chỉ có công trình của Phạm Thị Tân với đề tài thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra có sách tham khảo của tác giả Bùi Đình Nghiêu và Lê Chi Mai. Có thể nói đề tài “Pháp luật về thu ngân sách địa phương - thực tiễn áp dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh” là một đề tài mới nghiên cứu về thu ngân sách địa phương từ góc độ pháp lý. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về chính sách quản lý tổ chức thực hiện pháp luật về ngân sách. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. TÍNH MỚI VÀĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực ngân sách, các công trình nghiên cứu trước đây phần lớn xuất phát xuất phát từ góc độ kinh tế chứ không xuất phát từ góc độ pháp lý. Đề tài này 3 nghiên cứu về quy định của pháp luật trong việc thu NSĐP tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số nhận xét nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSĐP cũng như biện pháp nhằm cân đối thu ngân sách. Về mặt khoa học, đề tài hệ thống lại những vấn đề pháp lý liên quan tới thu NSĐP tạo cơ sở dữ liệu tra cứu cho những công trình liên quan nghiên cứu sau này. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố sau đó chỉ ra những thành tựu để địa phương tiếp tục phát huy và những hạn chế để địa phương khắc phục, cũng như các giải pháp để địa phương áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách tại địa phương. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm hai chương: Chương 1:Lý luận chung về ngân sách địa phương và pháp luật về thu ngân sách địa phương. Chương 2:Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu ngân sách địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị hoàn thiện. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNGVÀ PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục…. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về NSNN đã được đề cập theo các góc độ khác nhau. Ngân sách Nhà nước là một văn kiện lập pháp hay một đạo luật chứa đựng hay có kèm theo một bảng kê khai các khoản thu chi dự liệu cho một thời gian nào đó, là một khuôn mẫu mà các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng các cơ quan hành chính phụ thuộc phải tuân theo1. Ngân sách Nhà nước là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định 2. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán (bảng ghi) cân đối hàng năm về thu, chi cho các cơ quan chính quyền Nhà nước3. Về hình thức, các khái niệm này có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên, chúng đều phản ánh về các kế hoạch, dự toán thu, chi của Nhà nước trong một thời gian nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và Nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ tập trung đó để trang trải cho các chi tiêu gồm: chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước; chi cho an ninh quốc phòng; chi cho an sinh xã hội… Ở Việt Nam, ngày 20/03/1996, Quốc hội thông qua Luật NSNN. Đây cũng là lần đầu tiên ở nước ta các quy định trong công tác quản lý NSNN được luật hóa bằng một văn bản pháp quy; trước đó chỉ được thực hiện bằng các văn bản dưới luật do Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành. Từ đó đến nay, Luật NSNN đã hai lần được sửa đổi, bổ sung bằng Luật mới. Khái niệm về NSNN trong Luật NSNN qua các thời kỳ có sự khác nhau. F. Baudhuin (1962), Tài chính công, Bản dịch của Trường Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9. Viện Nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Trẻ Hà Nội, tr. 659 3 M. Ivôncốp (1987), Từ điển Kinh tế chính trị học, NXB Tiến bộ Matxcơva, tr.282. 1 2 5 Khái niệm về NSNN, Luật NSNN năm 2015 tương tự như Luật NSNN năm 1996, nhưng hoàn toàn khác biệt so với Luật NSNN năm 2002. Theo đó: Thứ nhất, Luật NSNN năm 1996 quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước4 (có cụm từ “dự toán”); Thứ hai, Luật NSNN năm 2002 (thay thế Luật NSNN năm 1996) quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước5 (không có cụm từ “dự toán”); Thứ ba, Luật NSNN năm 2015 (thay thế Luật NSNN năm 2002) quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước6 (có cụm từ “dự toán”. Ngân sách nhà nước bao gồm các đặc điểm sau 7: Một là, là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Đặc điểm này cho thấy việc thiết lập NSNNkhông chỉ là vấn đề kỷ thuật nghiệp vụ kinh tế ( lập dự toán các khoản thu và chi định thực hiện trong một năm ) mà còn là vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý ( nghĩa là phải trãi qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ phát lý nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách ). Hai là, NSNN không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật. Theo thông lệ, sau khi dự toán NSNN được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình “luật hóa” bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý giữa NSNN so với các loại ngân sách của các chủ thể khác. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì NSNN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, Luật Ngân sách nhà nước 1996 (Luật số 47/1996/QH9) ngày 20/3/1996. Luật Ngân sách nhà nước 2002 (Luật số 01/2002/QH11) ngày 16/12/2002. 6 Luật Ngân sách nhà nước 2015 (Luật số 83/2015/QH13) ngày 25/6/2015. 7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 4 5 6 ổn định chính trị - xã hội của một đất nước nên cần thiết phải đảm bảo cho NSNN có giá trị pháp lý như một đạo luật. Ba là, NSNN là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Sự kiểm soát thường xuyên của Quốc hội đối với Chính phủ trong lĩnh vực này cũng là phương cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính của Nhà nước, góp phần quản trị tốt nền tài chính công trong đó dân chúng đóng vai trò quyết định. Bốn là, NSNN được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào. Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ tài chính (nghiệp vụ thu, chi ngân sách) của Chính phủ mà ở đó Chính phủ luôn tìm cách thõa mãn tối đa các nghiệp vụ chi, tiêu đã được hoạch định và cho phép thực hiện bởi Quốc hội. Đôi khi, vì mục tiêu thõa mãn lợi ích chung của toàn thể quốc gia mà Chính phủ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ chi không chắc chắn đem lại một lợi ích cụ thể nào cho riêng mình, ví dụ như việc trợ cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai, địch họa hay việc tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước bằng biện pháp trợ giá nhằm phục hồi một ngành sản xuất quan trọng nào đó của đất nước. Năm là, NSNN luôn phản ảnh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Mối tương quan này thường nghiêng về phía cơ quan lập pháp, bởi lẽ vai trò áp đảo của cơ quan lập pháp so với cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách đã đ ược ghi nhận trong Hiến pháp và đạo luật NSNN ở mỗi quốc gia như một nguyên tắc cơ bản của nền tài chính công hiện đại. 1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước Có những thời điểm Nhà nước thường điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính và bỏ qua các quy luật kinh tế cơ bản. Sự can thiệp đó không làm cho kinh tế của quốc gia đó phát triển được và hậu quả là kinh tế trì trệ, tệ quan liêu xa rời thực tế phát triển, trật tự xã hội không ổn định. Sự can thiệp của Nhà nước tại các quốc gia hiện nay là tôn trọng các qui luật kinh tế cơ bản, các qui luật thị trường, sử dụng triệt để các công cụ, chính sách tài chính tiền tệ và các công cụ khác để tác động vào nền kinh tế và thúc 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật 1. Luật ngân sách nhà nước 2002 (Luật số 01/2002/QH11) ngày 16/12/2002. 2. Luật ngân sách nhà nước 2015 (Luật số 83/2015/QH13) ngày 25/6/2015. 3. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách Nhà nước. 4. Nghị định 60/2003/ NĐ–CP ngày 06/06/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước. 5. Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước. 6. Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ. 7. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 8. Thông tư số 86/2004/TT–BTC ngày 25/08/2004 của Bộ Tài chính quy định hướng dẫn việc quản lý nguồn vốn huy động để đầu tư cơ sở hạ tầng của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 9. Thông tư số 21/2005/TT–BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. 10. Thông tư số 86/2006/ TT–BTC ngày 18/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. 11. Thông tư số 188/2010/TT–BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. 12. Quyết định số 46/QĐ–BTC ngày 07/01/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 13. Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017. 66 14. Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 09/12/2015 của Hội đồng nhân dân về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2016. 15. Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2017. 16. Nghị quyết số 118/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách 2017 2020 cho từng cấp ngân sách ở thành phố và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở thành phố. 17. Nghị quyết số 119/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách thành phố năm 2017. 18. Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định số 54/2016/QĐUBND về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở thành phố và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở thành phố thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020. 19. Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định số 55/2016/QĐUBND ngày 10/12/2016 về giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2017. Tiếng Việt 20. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp, Hà Nội. 21. Đặng Văn Du (2000), Giáo trình quản lý tài chính công, học viện tài chính, NXB.Tài chính, Hà Nội. 22. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Tài chính, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. F. Baudhuin (1962), Tài chính công, Bản dịch của Trường Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9. 24. Trần vũ Hải, Hoàng Minh Thái (2013), Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về giám sát tài chính trong lĩnh vực tài chính công ở Việt Nam, chuyên đề thuộc đề tài khoa học cấp bộ “pháp luật tài chính công Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Hà Nội. 25. Nguyễn Minh Hằng (2013), Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về kết cấu ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tài 67 chính công hiện nay, chuyên đề thuộc đề tài khoa học cấp bộ “pháp luật tài chính công Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Một số khía cạnh pháp lý về phân định thẩm quyền thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí luật học, (28), tr.85 – 94. 27. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. M. Ivôncốp (1987), Từ điển Kinh tế chính trị học, NXB Tiến bộ Matxcơva, tr.282. 29. Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) (2006), Điều hoà ngân sách giữa Trung ương và địa phương, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 32. Phạm Thị Thanh Vân (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam”, Tạp chíThị trường tài chính tiền tệ, (8), tr.33 – 35. 33. Viện Nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Trẻ Hà Nội, tr. 659. 34. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về chu trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam, chuyên đề thuộc đề tài khoa học cấp bộ “pháp luật tài chính công Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Hà Nội. 68
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan