Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính...

Tài liệu Pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính

.PDF
119
476
118

Mô tả:

Pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ________________________________________________ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI VÀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH 1. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật  Có thể dùng cho các trường: ñại học Biên soạn: Ths. Diệp Thành Nguyên Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, Cần Thơ, tháng 5 năm 2012 PHẦN MỞ ðẦU 1. Giới thiệu khái quát môn học Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy ñịnh, ñề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết ñịnh kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết ñịnh hoặc hành vi ñó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Còn khiếu kiện hành chính: Theo nghĩa hẹp khiếu kiện hành chính ñược hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Với nghĩa này thì khái niệm khiếu kiện hành chính ñồng nhất với khái niệm khởi kiện hành chính. Theo nghĩa rộng khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại ñến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu những quy ñịnh của pháp luật hiện hành về khiếu nại, khiếu hiện hành chính. 2. Mục tiêu môn học Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về pháp luật khiếu nại, pháp luật khiếu hiện hành chính hiện hành. Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm vững trình tự thủ tục khiếu nại, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Bên cạnh ñó, sinh viên cũng nắm vững quy ñịnh pháp luật hiện hành về ñối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, thẩm quyền của Tòa hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính v.v. . . 3. Yêu cầu môn học ðây là môn học chuyên ngành, do ñó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp. 4. Cấu trúc môn học Môn học có 2 phần gồm 15 chương, cụ thể: Phần I: Pháp luật về khiếu nại • Chương 1: Một số khái niệm và các nguyên tắc khiếu nại, giải quyết khiếu nại • Chương 2: Khiếu nại • Chương 3: Giải quyết khiếu nại Phần II: Pháp luật về khiếu kiện hành chính • Chương 4: Một số khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt Nam • Chương 5: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết án hành chính 2 • Chương 6: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời • Chương 7: Chứng cứ, cấp- tống ñạt- thông báo văn bản tố tụng, án phí và lệ phí tòa án • Chương 8: Khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính • Chương 9: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính • Chương 10: Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính • Chương 11: Thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử ñại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử ñại biểu hội ñồng nhân dân • Chương 12: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính • Chương 13: Thủ tục xét lại các bản án và quyết ñịnh hành chính ñã có hiệu lực pháp luật • Chương 14: Thủ tục ñặc biệt xem xét lại quyết ñịnh của Hội ñồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao • Chương 15: Thủ tục thi hành bản án, quyết ñịnh của Toà án về vụ án hành chính. 3 PHẦN I: PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI -------------CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy ñịnh, ñề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết ñịnh kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết ñịnh hoặc hành vi ñó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại ñề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, ñơn vị vũ trang nhân dân. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết ñịnh kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan ñến quyền, nghĩa vụ của họ. Quyết ñịnh hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành ñể quyết ñịnh về một vấn ñề cụ thể trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước ñược áp dụng một lần ñối với một hoặc một số ñối tượng cụ thể. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy ñịnh của pháp luật. Quyết ñịnh kỷ luật là quyết ñịnh bằng văn bản của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức ñể áp dụng một trong các hình thức kỷ luật ñối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy ñịnh của pháp luật về cán bộ, công chức. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại. II- NGUYÊN TẮC KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải ñược thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật; bảo ñảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. III- CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM 4 1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; ñe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại. 2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật. 3. Ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết ñịnh. 4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại. 5. Cố tình khiếu nại sai sự thật; 6. Kích ñộng, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung ñông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng. 7. Lợi dụng việc khiếu nại ñể tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, ñe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác. 8. Vi phạm quy chế tiếp công dân; 9. Vi phạm các quy ñịnh khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. IV- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI Ở NƯỚC TA Mặc dù Nhà nước sơ khai mới ra ñời còn trăm công nghìn việc và phải lo chống thù trong giặc ngoài, nhưng do thấm nhuần quan ñiểm về quyền con người, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc của người dân, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ñã quan tâm sâu sắc ñến vấn ñề xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra ñặc biệt. Sắc lệnh số 138b-SL ngày 18/12/1949 cũng vậy, cùng với nhiệm vụ: “Xem xét thi hành chủ trương của Chính phủ” là nhiệm vụ: “thanh tra sự khiếu nại của nhân dân”. Những qui ñịnh nói trên nói lên sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Chính phủ ñối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngoài ra, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra cơ chế ñảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong Thông tư số 203 NV/VP ngày 25/5/1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về khiếu tố nói rõ: “Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thiết lập trên nền tảng dân chủ, có bổn phận ñảm bảo công lý và vì thế rất ñể ý ñến nguyện vọng của dân chúng và sẵn lòng xem xét những nỗi oan khuất trong dân gian”. Thông tư này hướng dẫn cho công dân thủ tục gửi ñơn, giới thiệu thẩm quyền của các cơ quan, thời hạn ñể giải quyết khiếu tố. Thông tư số 436/TTg ngày 13/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ qui ñịnh trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại ñơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là khiếu tố) của nhân dân. Thông tư xác ñịnh: “Nghiên cứu và giải quyết các việc khiếu nại và tố giác của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan nhà nước trước nhân dân.” Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp ñã dành riêng một ñiều qui ñịnh về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi cho người dân. ðiều 29 Hiến pháp năm 1959 qui ñịnh: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo bất 5 cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước. Những khiếu nại và tố cáo phải ñược xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền ñược bồi thường.” Tiếp ñó, Chính phủ ñã có nhiều văn bản nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, bảo ñảm cho công dân thực hiện ñược quyền khiếu nại, tố cáo mà Hiến pháp ñã ghi nhận, ñồng thời qui ñịnh trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội ñồng Chính phủ về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra của Nhà nước. Nghị ñịnh số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội ñồng Chính phủ qui ñịnh nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. Thông tư số 60/UBTT ngày 22/5/1971 của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết ñơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Sau khi nước nhà ñược thống nhất, Quốc hội ñã ban hành Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1980. Một lần nữa, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ñược ghi nhận trong Hiến pháp 1980 và so với ðiều 29 của Hiến pháp năm 1959 thì qui ñịnh về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại ðiều 73 Hiến pháp năm 1980 cụ thể hơn, chi tiết hơn. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ñược ban hành, ngày 27/11/1981, Hội ñồng Nhà nước ñã ban hành Pháp lệnh qui ñịnh việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Có thể nói, ñây là văn bản pháp lý ñầu tiên qui ñịnh một cách tập trung, ñầy ñủ và chi tiết về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Pháp lệnh năm 1981 gồm những qui ñịnh chung về quyền khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo (Chương I); việc tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo (Chương II); thẩm quyền và thời hạn xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Chương III); việc quản lý kiểm tra công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Chương IV); việc xử lý vi phạm (Chương V) và ðiều khoản cuối cùng (Chương VI). Nghị ñịnh số 58/HðBT ngày 29/3/1982 của Hội ñồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh ñã qui ñịnh cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của công dân trong việc khiếu nại, tố cáo Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh qui ñịnh về việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước ta quyết ñịnh ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 thay thế cho Pháp lệnh năm 1981. Ngày 28/10/1995, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX, kỳ họp thứ X ñã thông qua Luật sửa ñổi, bổ sung một số ñiều của Luật tổ chức Toà án nhân dân trong ñó qui ñịnh về sự hình thành tổ chức và về hoạt ñộng xét xử hành chính. Ngày 21/5/1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. ðây là những văn bản pháp lý ñầu tiên rất quan trọng ñánh dấu sự ra ñời của cơ chế tài phán hành chính ở Việt Nam. ðây thực sự là một bước tiến ñáng kể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một biểu hiện rõ ràng, cụ thể của sự ñổi mới trong nhận thức về quá trình dân chủ hoá xã hội và bảo vệ các quyền dân sự của công dân. Tháng 12 năm 1998, Quốc hội ñã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo thay thế cho Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991. và như vậy cơ chế giải quyết khiếu kiện hành 6 chính ñược thực hiện theo qui ñịnh của các văn bản này ñã có những kết quả nhất ñịnh, ñồng thời cũng bộc lộ những vấn ñề khó khăn bất cập. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ñã qua hai lần sửa ñổi, bổ sung vào các năm 2004 và 2005. Ngày 11/11/2011 Quốc hội ñã thông qua Luật khiếu nại. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Trước ñó ngày 24/11/2010 Quốc hội ñã thông qua Luật tố tụng hành chính. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996, Pháp lệnh sửa ñổi, bổ sung một số ñiều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 10/1998/PL-UBTVQH10 và số 29/2006/PLUBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Câu hỏi 1) Trình bày các khái niệm: Khiếu nại, Quyết ñịnh hành chính, Hành vi hành chính? 2) Trình bày nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại? Hướng dẫn trả lời câu hỏi câu hỏi 1) Xem mục I chương này. 2) Xem mục II chương này. Tài liệu tham khảo 1) Luật khiếu nại ngày 11/11/2011; 2) Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam - ðinh Văn Minh (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra) – bài viết ñăng tại trang ñiện tử của Viện Khoa học Thanh tra http://www.giri.ac.vn/?lang=&cateid=65&mod=2&newid=2300&sub=79 (truy cập: ngày 08 tháng 12 năm 2011). 7 CHƯƠNG 2: KHIẾU NẠI I- KHIẾU NẠI 1. Trình tự khiếu nại a) Khi có căn cứ cho rằng quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp ñến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần ñầu ñến người ñã ra quyết ñịnh hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết lần ñầu hoặc quá thời hạn quy ñịnh mà khiếu nại không ñược giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai ñến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần ñầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy ñịnh mà khiếu nại không ñược giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. b) ðối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau ñây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại ñến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy ñịnh mà khiếu nại không ñược giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. c) ðối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau ñây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần ñầu ñến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy ñịnh mà khiếu nại không ñược giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai ñến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy ñịnh mà khiếu nại không ñược giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. 2. Hình thức khiếu nại Việc khiếu nại ñược thực hiện bằng ñơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại ñược thực hiện bằng ñơn thì trong ñơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, ñịa chỉ của người khiếu nại; tên, ñịa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan ñến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. ðơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc ñiểm chỉ. Trường hợp người khiếu nại ñến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết ñơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc ñiểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong ñó ghi rõ nội dung như nêu ở ñoạn trên. 8 Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau: a) Trường hợp nhiều người ñến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử ñại diện ñể trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong ñó ghi rõ nội dung như nêu ở ñoạn trên. b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng ñơn thì trong ñơn phải ghi rõ nội dung như nêu ở ñoạn trên, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người ñại diện ñể trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại; Trường hợp khiếu nại ñược thực hiện thông qua người ñại diện thì người ñại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc ñại diện và thực hiện khiếu nại theo quy ñịnh của Luật khiếu nại. 3. Thời hiệu khiếu nại Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận ñược quyết ñịnh hành chính hoặc biết ñược quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện ñược quyền khiếu nại theo ñúng thời hiệu vì ốm ñau, thiên tai, ñịch họa, ñi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại ñó không tính vào thời hiệu khiếu nại. 4. Rút khiếu nại Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời ñiểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải ñược thực hiện bằng ñơn có chữ ký hoặc ñiểm chỉ của người khiếu nại; ñơn xin rút khiếu nại phải gửi ñến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận ñược ñơn xin rút khiếu nại thì ñình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc ñình chỉ giải quyết khiếu nại. 5. Các khiếu nại không ñược thụ lý giải quyết1 Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau ñây không ñược thụ lý giải quyết: 1. Quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước ñể chỉ ñạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính trong chỉ ñạo ñiều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết ñịnh hành chính có chứa ñựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy ñịnh; 2. Quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp ñến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; 3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự ñầy ñủ mà không có người ñại diện hợp pháp; 4. Người ñại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; 5. ðơn khiếu nại không có chữ ký hoặc ñiểm chỉ của người khiếu nại; 6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại ñã hết mà không có lý do chính ñáng; 7. Khiếu nại ñã có quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai; 1 ðiều 11 Luật khiếu nại năm 2011. 9 8. Có văn bản thông báo ñình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; 9. Việc khiếu nại ñã ñược Tòa án thụ lý hoặc ñã ñược giải quyết bằng bản án, quyết ñịnh của Toà án, trừ quyết ñịnh ñình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. II- QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI VÀ CỦA LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại 1.1. Người khiếu nại có các quyền sau ñây: a) Tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người ñại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; Trường hợp người khiếu nại ốm ñau, già yếu, có nhược ñiểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì ñược ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con ñã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự ñầy ñủ ñể thực hiện việc khiếu nại; b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người ñược trợ giúp pháp lý theo quy ñịnh của pháp luật thì ñược nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; c) Tham gia ñối thoại hoặc ủy quyền cho người ñại diện hợp pháp tham gia ñối thoại; d) ðược biết, ñọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập ñể giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; ñ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan ñang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu ñó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu ñể giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; e) ðược yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp ñể ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết ñịnh hành chính bị khiếu nại; g) ðưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ ñó; h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết ñịnh giải quyết khiếu nại; i) ðược khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp ñã bị xâm phạm; ñược bồi thường thiệt hại theo quy ñịnh của pháp luật; k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính; l) Rút khiếu nại. 1.2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau ñây: a) Khiếu nại ñến ñúng người có thẩm quyền giải quyết; b) Trình bày trung thực sự việc, ñưa ra chứng cứ về tính ñúng ñắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu ñó; 10 c) Chấp hành quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết ñịnh, hành vi ñó bị tạm ñình chỉ thi hành theo quy ñịnh tại ðiều 35 của Luật khiếu nại;2 d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết ñịnh giải quyết khiếu nại ñã có hiệu lực pháp luật. 2. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại 2.1. Người bị khiếu nại có các quyền sau ñây: a) ðưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; b) ðược biết, ñọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập ñể giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan ñang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu ñó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu ñể giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; d) Nhận quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai. 2.2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau ñây: a) Tham gia ñối thoại hoặc ủy quyền cho người ñại diện hợp pháp tham gia ñối thoại; b) Chấp hành quyết ñịnh xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, ñơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan ñến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, ñúng ñắn của quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, ñơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu; d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết ñịnh giải quyết khiếu nại ñã có hiệu lực pháp luật; ñ) Sửa ñổi hoặc hủy bỏ quyết ñịnh hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy ñịnh của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. 3. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần ñầu 3.1. Người giải quyết khiếu nại lần ñầu có các quyền sau ñây: a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu ñể làm cơ sở giải quyết khiếu nại; b) Quyết ñịnh áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy ñịnh tại ðiều 35 của Luật khiếu nại; 2 ðiều 35 của Luật khiếu nại: Áp dụng biện pháp khẩn cấp: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết ñịnh hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết ñịnh tạm ñình chỉ việc thi hành quyết ñịnh ñó. Thời hạn tạm ñình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết ñịnh tạm ñình chỉ phải ñược gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm ñình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết ñịnh tạm ñình chỉ ñó. 11 3.2. Người giải quyết khiếu nại lần ñầu có các nghĩa vụ sau ñây: a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại ñến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; b) Giải quyết khiếu nại ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu; c) Tổ chức ñối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; d) Gửi quyết ñịnh giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển ñến thì phải thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ñó theo quy ñịnh của pháp luật; ñ) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan ñến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu. 3.3. Người giải quyết khiếu nại lần ñầu giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy ñịnh của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. 4. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai 4.1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau ñây: a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu ñể làm cơ sở giải quyết khiếu nại; b) Quyết ñịnh áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy ñịnh tại ðiều 35 của Luật khiếu nại; c) Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia ñối thoại; d) Trưng cầu giám ñịnh; ñ) Tham khảo ý kiến của Hội ñồng tư vấn khi xét thấy cần thiết. 4.2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau ñây: a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết; b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; c) Tổ chức ñối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; d) Ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại và công bố quyết ñịnh giải quyết khiếu nại; ñ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan ñến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu. 5. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý 5.1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có các quyền sau ñây: a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo ñề nghị của người khiếu nại; b) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi ñược ủy quyền; 12 c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan ñến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan ñến nội dung khiếu nại ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. 5.2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ sau ñây: a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết ñịnh phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp ñỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại; b) Thực hiện ñúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại ñã ủy quyền. Câu hỏi 1) Trình tự khiếu nại ñược quy ñịnh như thế nào? 2) Cho biêt hình thức khiếu nại và thời hiệu quyết khiếu nại? Hướng dẫn trả lời câu hỏi câu hỏi 1) Xem mục 1 của I chương này. 2) Xem mục 2 và 3 của I chương này. Tài liệu tham khảo 1) Luật khiếu nại ngày 11/11/2011. 13 CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI I- THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau ñây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau ñây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. 2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ñã giải quyết lần ñầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần ñầu ñã hết thời hạn nhưng chưa ñược giải quyết. 3. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương ñương Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương ñương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. 4. Thẩm quyền của Giám ñốc sở và cấp tương ñương Giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần hai ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương ñương ñã giải quyết lần ñầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần ñầu ñã hết thời hạn nhưng chưa ñược giải quyết. 5. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám ñốc sở và cấp tương ñương ñã giải quyết lần ñầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần ñầu ñã hết thời hạn nhưng chưa ñược giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, ñơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. 6. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau ñây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. 7. Thẩm quyền của Bộ trưởng Giải quyết khiếu nại lần ñầu ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. 14 Giải quyết khiếu nại lần hai ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ ñã giải quyết lần ñầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần ñầu ñã hết thời hạn nhưng chưa ñược giải quyết. Giải quyết khiếu nại lần hai ñối với quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành ñã giải quyết lần ñầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần ñầu ñã hết thời hạn nhưng chưa ñược giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, ñơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. 8. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, ñôn ñốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại ñến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết ñể chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý ñối với người vi phạm. 9. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi ñược giao. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, ñôn ñốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại ñến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết ñể chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý ñối với người vi phạm. 10. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ - Lãnh ñạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. - Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ. - Chỉ ñạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. II- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ðẦU 1. Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận ñược khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp ñược quy ñịnh tại ðiều 11 của Luật khiếu nại (ðiều 11. Các khiếu nại không ñược thụ lý giải quyết), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần ñầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại ñến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. 2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần ñầu 15 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần ñầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; ñối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa ñi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; ñối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. 3. Xác minh nội dung khiếu nại Trong thời hạn quy ñịnh, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần ñầu có trách nhiệm sau ñây: - Kiểm tra lại quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại ñúng thì ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại ngay; - Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau ñây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh phải bảo ñảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau ñây: a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại ñịa ñiểm phát sinh khiếu nại; b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; c) Các hình thức khác theo quy ñịnh của pháp luật. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau ñây: a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; d) Trưng cầu giám ñịnh; ñ) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy ñịnh của pháp luật; e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau ñây: a) ðối tượng xác minh; b) Thời gian tiến hành xác minh; c) Người tiến hành xác minh; d) Nội dung xác minh; ñ) Kết quả xác minh; e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. 4. Tổ chức ñối thoại Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần ñầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức ñối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ 16 quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ñể làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc ñối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, ñịa ñiểm, nội dung việc ñối thoại. Khi ñối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần ñối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia ñối thoại có quyền trình bày ý kiến, ñưa ra chứng cứ liên quan ñến khiếu nại và yêu cầu của mình. Việc ñối thoại phải ñược lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả ñối thoại, có chữ ký hoặc ñiểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia ñối thoại không ký, ñiểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này ñược lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả ñối thoại là một trong các căn cứ ñể giải quyết khiếu nại. 5. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu Người giải quyết khiếu nại lần ñầu phải ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu phải có các nội dung sau ñây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết ñịnh; b) Tên, ñịa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; c) Nội dung khiếu nại; d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; ñ) Kết quả ñối thoại (nếu có); e) Căn cứ pháp luật ñể giải quyết khiếu nại; g) Kết luận nội dung khiếu nại; h) Giữ nguyên, sửa ñổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết ñịnh hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn ñề cụ thể trong nội dung khiếu nại; i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); k) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận ñó ñể ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại. 6. Gửi quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết ñịnh giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần ñầu có trách nhiệm gửi quyết ñịnh giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân ñã chuyển khiếu nại ñến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. 7. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy ñịnh của Luật khiếu nại mà khiếu nại lần ñầu không ñược giải quyết hoặc kể từ ngày nhận ñược quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu mà người khiếu nại không ñồng ý thì có quyền khiếu nại ñến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; ñối với vùng sâu, vùng xa ñi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. 17 Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi ñơn kèm theo quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. b) Hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy ñịnh của Luật khiếu nại mà khiếu nại lần ñầu không ñược giải quyết hoặc người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. 8. Hồ sơ giải quyết khiếu nại Việc giải quyết khiếu nại phải ñược lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: a) ðơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám ñịnh (nếu có); d) Biên bản tổ chức ñối thoại (nếu có); ñ) Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại; e) Các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải ñược ñánh số trang theo thứ tự tài liệu và ñược lưu giữ theo quy ñịnh của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ ñó phải ñược chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu. 9. Áp dụng biện pháp khẩn cấp Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết ñịnh hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết ñịnh tạm ñình chỉ việc thi hành quyết ñịnh ñó. Thời hạn tạm ñình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết ñịnh tạm ñình chỉ phải ñược gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm ñình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết ñịnh tạm ñình chỉ ñó. III- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI 1. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận ñược ñơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy ñịnh tại ðiều 11 của Luật khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ñã chuyển khiếu nại ñến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. ðối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội ñồng tư vấn ñể tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại. 2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; ñối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa ñi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; ñối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. 18 3. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. 4. Tổ chức ñối thoại lần hai Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành ñối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ñể làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. 5. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết ñịnh giải quyết khiếu nại. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau ñây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết ñịnh; b) Tên, ñịa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; c) Nội dung khiếu nại; d) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần ñầu; ñ) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; e) Kết quả ñối thoại; g) Căn cứ pháp luật ñể giải quyết khiếu nại; h) Kết luận nội dung khiếu nại là ñúng, ñúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là ñúng hoặc ñúng một phần thì yêu cầu người có quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa ñổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết ñịnh hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính; i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); k) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. 6. Gửi, công bố quyết ñịnh giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết ñịnh giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết ñịnh giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần ñầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại ñến. Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau ñây: a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức ñã giải quyết khiếu nại; c) Thông báo trên phương tiện thông tin ñại chúng. 7. Khởi kiện vụ án hành chính Hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không ñược giải quyết hoặc người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. 8. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai 19 Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải ñược lập thành hồ sơ theo quy ñịnh, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội ñồng tư vấn (nếu có). IV- THI HÀNH QUYẾT ðỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 1. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần ñầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; ñối với vùng sâu, vùng xa ñi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; ñối với vùng sâu, vùng xa ñi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp người khiếu nại không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy ñịnh của Luật tố tụng hành chính. Quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay. 2. Thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ ñạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp ñể bảo ñảm việc thi hành các quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn ñề liên quan ñến việc thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại (nếu có). Khi quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau ñây: a) Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình ñã bị quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm; b) Chấp hành quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại ñã ñược cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính ñó ñúng pháp luật; c) Chấp hành quyết ñịnh xử lý của cơ quan có thẩm quyền ñể thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết ñịnh hành chính của cơ quan có thẩm quyền ñể thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết ñịnh giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi ñược yêu cầu. V- KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ðỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1. Khiếu nại quyết ñịnh kỷ luật Khiếu nại quyết ñịnh kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy ñịnh ñề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết ñịnh kỷ luật cán bộ, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan