Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

.PDF
236
60
133

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Phạm Văn Công PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Phạm Văn Công PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. NGUYỄN NGỌC ANH HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Văn Công BẢNG CÁC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐƯQT Điều ước quốc tế HTQT Hợp tác quốc tế NXB Nhà xuất bản PCTP Phòng, chống tội phạm TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự TTTP Tư ng ợ ư h TTTPHS Tư ng ợ ư h VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa về hình sự DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1. Bảng 2. Bảng 3. Bảng 4. Bảng 5. Bảng 6. Bảng 7. Bảng 8. Bảng 9. Bảng 10. Bảng 11. Bảng 12. Bảng 13. Bảng 14. Bảng danh mục điều ước quốc tế đa hư ng về ư ng ợ ư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án mà Việt Nam là thành viên Bảng danh mục điều ước quốc tế song hư ng về ư ng ợ ư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án mà Việt Nam đã ký kết Bảng danh mục điều ước quốc tế đa hư ng mà Việt Nam là thành viên có bảo lưu hoặc tuyên bố, không áp dụng trực tiếp Bảng phân tích theo khu vực và quốc gia có ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về ư ng ợ ư h về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật ong nước làm c sở pháp lý cho hợp tác quốc tế ong lĩnh vực tố tụng hình sự Bảng thống kê trình tự, thủ tục các hoạ động hợp tác quốc tế ong lĩnh vực tố tụng hình sự và mối quan hệ phối hợp giữa c c c quan có hẩm quyền Bảng thống kê số lượng yêu cầu ư ng ợ ư h về hình sự Bảng thống kê các yêu cầu dẫn độ Bảng thống kê các yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù Biểu tổng hợp số lượng, tình hình thực hiện hồ s yêu cầu và thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự theo thời gian Bảng phân tích một số vụ việc điển hình. Dự thảo Hiệ định mẫu về dẫn độ của Việt Nam Dự thảo Hiệ định mẫu về ư ng ợ ư h về hình sự của Việt Nam Dự thảo Hiệ định mẫu về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù của Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận n 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ong nước 1.3. Đ nh gi ình hình nghiên cứu liên quan đến đề ài luận n Trang 1 10 10 14 22 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25 2.1. Những vấn đề lý luận về h ụng hình sự ở Việ Nam 25 luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố 2.2. Ph luậ của nước ngoài về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự và mộ số kinh nghiệm có hể vận dụng ở Việ Nam 54 Chương 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 71 3.1. Kh i lược c c giai đoạn lịch sử của h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự ở Việ Nam 3.2. Quy định h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự ở Việ Nam 3.3. Thực ạng thi hành h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự ở Việ Nam hời gian qua 3.4. Nhận xé , đ nh gi chung Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 4.1. Dự b o ình hình 4.2. Phư ng hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước a về hoàn hiện h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự 4.3. Giải h gó hần hoàn hiện h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự và nâng cao hiệu quả hực hiện h luậ KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 71 75 92 103 122 122 129 130 149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án Trong những năm qua, tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó dự báo; các yếu tố an ninh phi truyền thống trở thành thách thức ngày càng lớn cho an ninh, trật tự ở mỗi quốc gia trên thế giới và trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề xuyên quốc gia đã trở thành quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế vì không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được; toàn cầu hóa làm gia tăng tính tùy thuộc, ảnh hưởng đến trạng thái ổn định, phát triển ở mỗi quốc gia, khu vực. Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia có diễn biến ngày càng phức tạp, gây hậu quả rất lớn, phạm vi rộng hơn với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi với nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia gồm tổ chức đưa người di cư bất hợp pháp, mua bán người, tội phạm về ma túy, rửa tiền, khủng bố quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia… Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy, chỉ riêng thị trường bất hợp pháp hàng năm của hoạt động phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia ước đạt khoảng 1,6 - 2,2 nghìn tỷ đô la Mỹ, ở khu vực Đông Nam Á là khoảng 100 tỷ đô la Mỹ [82, tr.3], lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia vừa và nhỏ. Việc này đòi hỏi các quốc gia phải phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thực thi công lý đối với vụ việc, cá nhân, tổ chức phạm tội xuyên quốc gia, trong đó có hợp tác quốc tế (HTQT) trong tố tụng hình sự (TTHS) bằng nhiều hình thức, nội dung theo các cam kết quốc tế. Để bảo đảm lợi ích của quốc gia - dân tộc, thể hiện sự tận tâm thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các quốc gia nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, bố trí nguồn lực hợp lý tổ chức triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế (ĐƯQT) đã ký kết, gia nhập tăng cường phòng, chống tội phạm (PCTP). Ở Việt Nam, tình hình tội phạm xuyên quốc gia cũng không ngoài quy luật ở thế giới, với diễn biến phức tạp hơn, xu hướng gia tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm và phương thức, thủ đoạn phạm tội; có nhiều đối tượng phạm tội ở Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài, hoặc phạm tội ở nước ngoài bỏ trốn vào Việt Nam để lẩn trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Tình hình nêu trên đòi hỏi phải có nhiều giải pháp 1 phòng, chống, trong đó, tăng cường ký kết ĐƯQT, hoàn thiện pháp luật trong nước, triển khai toàn diện các hình thức HTQT trong PCTP, qua đó tăng cường tính hiệu lực của pháp luật, nâng cao hiệu quả PCTP; góp phần nâng cao vai trò, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và năm 2015, Luật TTTP năm 2007, các luật khác liên quan; các ĐƯQT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam là thành viên. Các quy định về HTQT trong TTHS có ý nghĩa quan trọng về chính trị xã hội và đối ngoại, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan tương ứng của nước ngoài thực hiện các hoạt động HTQT trong TTHS góp phần nâng cao hiệu quả PCTP, đồng thời, phục vụ tích cực chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực với thế giới. Đến tháng 8/2019, Việt Nam đã là thành viên của 22 ĐƯQT đa phương, ký kết 28 ĐƯQT song phương về tương trợ tư pháp về hình sự (TTTPHS), ký kết 23 ĐƯQT song phương, 22 ĐƯQT đa phương về dẫn độ, 17 ĐƯQT song phương và đa phương về hợp tác trong chuyển giao người bị kết án phạt tù (xem Bảng 1). Các ĐƯQT này điều chỉnh quan hệ HTQT giữa Việt Nam và các nước trong điều tra, truy tố, xét xử và hợp tác trong một số hoạt động HTQT khác trong các giai đoạn TTHS đối với các tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia… Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh HTQT trong lĩnh vực TTHS cũng dần được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), BLTTHS năm 2015, Luật tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 quy định về HTQT trong các hoạt động TTHS cụ thể, bao quát được những hoạt động chủ yếu trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Nhờ đó, đến tháng 6/2019, theo tổng kết thực tiễn, Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hàng nghìn lượt hồ sơ, công văn liên quan đến yêu cầu TTTPHS do nước ngoài chuyển đến; gửi gần 1.200 lượt hồ sơ, công văn liên quan đến TTTPHS đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thực hiện, trong đó 90% yêu cầu liên quan đến các nước đã ký Hiệp định với Việt Nam (xem Bảng 7). Việt Nam đã lập và chuyển 35 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam, đã có 2 kết quả đối với 07 yêu cầu được chấp nhận và đã dẫn độ về Việt Nam; 04 yêu cầu bị phía nước ngoài từ chối; tiếp nhận và giải quyết 23 yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài với tổng số 73,5% số lượng yêu cầu nhận và gửi theo nguyên tắc có đi có lại; tiếp nhận 61 hồ sơ yêu cầu chuyển giao phạm nhân cho phía nước ngoài (đã chuyển giao cho nước ngoài 16 đối tượng), 07 đối tượng đang chờ quyết định để chuyển giao; tiếp nhận 16 yêu cầu của nước ngoài đề nghị chuyển công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục thi hành án; đã tiếp nhận 04 đối tượng; 23,3% tổng số yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại [29]. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam cho thấy, vì là vấn đề chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập, vướng mắc làm giảm hiệu quả thực hiện HTQT trong lĩnh vực TTHS ở nước ta; cùng đó, vì tính chất phức tạp, đa dạng nên chưa có nhiều nghiên cứu, tổng kết toàn diện, có hệ thống trên bình diện đa ngành để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT trong lĩnh vực TTHS. Trên bình diện lý luận, mặc dù đã có một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến pháp luật về HTQT trong các lĩnh vực cụ thể của hoạt động TTHS như dẫn độ, TTTPHS, chuyển giao người bị kết án phạt tù, HTQT PCTP nhưng do mục đích, phương pháp tiếp cận chuyên ngành khác nhau nên cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam. Trong điều kiện đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực 3 TTHS và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở nước ta thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; qua đó, xác định những nội dung lý luận và thực tiễn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu; - Nghiên cứu dưới góc độ lý luận để xây dựng khái niệm, đặc điểm, xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; - Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; phân tích, đánh giá quy định hiện hành của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS; có so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng của các ĐƯQT về PCTP mà Việt Nam là thành viên và kinh nghiệm pháp luật của một số nước về HTQT trong TTHS; đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; làm rõ những vướng mắc, bất cập trong pháp luật và thực hiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó; - Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và các yếu tố tác động đến pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS, đề xuất các giải pháp định hướng góp phần hoàn thiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống quy định pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam: trên phương diện lý luận, đó là việc nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS; phương diện pháp luật thực định, theo đó là nghiên cứu quy định của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam và so sánh với pháp luật của 06 quốc gia đại diện cho các hệ 4 thống pháp luật điển hình trên thế giới; phương diện thực thi pháp luật, cụ thể là nghiên cứu thực tiễn tổ chức thi hành các quy định của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS trên lãnh thổ Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật Việt Nam (gồm pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có hiệu lực với Việt Nam) về HTQT trong lĩnh vực TTHS; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về HTQT trong TTHS ở Việt Nam (tập trung vào thực tiễn thực hiện chức năng của các cơ quan điều tra, cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Ngoại giao trên lãnh thổ Việt Nam). - Về thời gian: Số liệu, thực tiễn thi hành pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS được luận án trích dẫn, viện dẫn từ năm 2008 (thời gian có hiệu lực của BLTTHS năm 2003) đến tháng 8/2019; riêng phần khái lược các giai đoạn lịch sử quy định của pháp luật TTHS Việt Nam được nghiên cứu từ năm 1945 đến nay. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về các lĩnh vực đối ngoại, HTQT; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của luận án, trong đó, vận dụng những tri thức khoa học thuộc chuyên ngành luật quốc tế, khoa học chính trị và quan hệ quốc tế để bổ sung, phân tích, làm rõ hơn những khái niệm, đặc điểm và quan hệ giữa các quốc gia, ĐƯQT và pháp luật trong nước có liên quan đến những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa, vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, HTQT trong lĩnh vực TTHS. 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân tích quy phạm pháp luật, pháp luật so sánh được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án, nhằm trình bày, làm rõ các quan điểm, quan niệm về HTQT trong lĩnh vực TTHS, pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS; pháp luật của một số nước, ĐƯQT về nội dung này. Trên cơ sở đó, khái quát lại để phân tích, rút ra bản chất của các hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt động thực tiễn của vấn đề và quy định của pháp luật về vấn đề đó (Chương 1, Chương 2), từ đó rút ra các đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về HTQT (Chương 4). - Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để làm rõ thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTHS về HTQT trong TTHS ở Việt Nam thời gian qua; khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về HTQT trong TTHS (Chương 1, Chương 2). - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án nhằm tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực tiễn để tập hợp các hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu các bài báo, thông tin phỏng vấn chuyên đề trên mạng Internet về các hoạt động HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam thời gian qua. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về nhận thức, quan điểm của các cán bộ thực tiễn, nhà lập pháp, thực thi pháp luật và kể cả bộ phận quần chúng nhân dân về HTQT trong TTHS ở Việt Nam (Chương 3 và Chương 4). - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu một số vụ việc điển hình về giải quyết, xử lý yêu cầu TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù đã thực hiện nhờ sự phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và một số quốc gia trên trên thế giới; tổng hợp, nghiên cứu các hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, hồ sơ về dẫn độ, hồ sơ về chuyển giao người bị kết án phạt tù, hồ sơ truy nã tội phạm lẩn trốn ra nước ngoài, hồ sơ bắt giữ và bàn giao đối tượng lẩn trốn vào Việt Nam để khái quát thực trạng thực hiện ĐƯQT về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam thời gian qua. 6 - Phương pháp dự báo khoa học: Được sử dụng để dự báo về tình hình diễn biến tội phạm có yếu tố nước ngoài trong thời gian tới và xu hướng phát triển, hoàn thiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS của cộng đồng quốc tế và của Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của BLTTHS và một số giải pháp khác có liên quan góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS (Chương 4). - Phương pháp tư vấn chuyên gia: Xin ý kiến và nghiên cứu ý kiến của tập thể, cá nhân, các chuyên gia, cán bộ trực tiếp làm công tác có liên quan tại Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC trong quá trình thực hiện luận án; tổng hợp và phân tích nội dung các tham luận, trao đổi ý kiến với các chuyên gia, các cán bộ hoạt động thực tiễn tại các hội thảo, hội nghị tổng kết có liên quan đến đề tài luận án mà nghiên cứu sinh được tham gia; tổng hợp, phân tích để từ đó tìm hiểu những vấn đề về nhận thức, quan điểm của các nhà lập pháp, cán bộ thực thi pháp luật về HTQT trong TTHS (được sử dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận án). 5. Những kết luận, kết quả mới của luận án Là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS Việt Nam nên các kết quả nghiên cứu của luận án có những kết luận, kết quả mới, cụ thể là: - Nghiên cứu dưới góc độ lý luận luật hình sự và tố tụng hình sự, kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, luận án đã xây dựng và làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam, cụ thể là pháp luật về TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động khác có liên quan; làm rõ một số yếu tố cơ bản tác động đến pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; - Khái quát các giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; từ đó, xác định xu hướng, nhu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam; 7 - Phân tích, đánh giá khái quát pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS Việt Nam, trong đó chú trọng làm rõ nguyên tắc, thẩm quyền, chủ thể, trình tự, thủ tục, đối tượng áp dụng trong từng giai đoạn TTHS, có so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng của các ĐƯQT về PCTP mà Việt Nam là thành viên; tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước về HTQT trong lĩnh vực TTHS; - Đánh giá đúng thực trạng thực hiện các quy định về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam trong những năm qua; chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định về HTQT trong hoạt động TTHS ở Việt Nam và làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó; - Đề xuất được các giải pháp khả thi góp phần hoàn thiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS và nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTP đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; các giải pháp này bảo đảm tính hệ thống, được phân tích theo các tiêu chí của luận án và có tính khả thi nếu được ứng dụng trong thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Luận án góp phần từng bước hoàn thiện lý luận pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS của Việt Nam nói chung; trong đó, có sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành để làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS áp dụng với các loại tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cơ bản với những số liệu, tài liệu thu thập được từ các cơ quan thực thi pháp luật, phản ánh thực tiễn thực thi pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam, bao gồm: Quá trình đàm phán, hướng dẫn, thực hiện ĐƯQT; thực thi pháp luật Việt Nam trong TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động HTQT khác; đề xuất xây dựng các dự án luật liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Với những kết quả như trên, luận án có thể được dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo ở Việt Nam về chuyên ngành Luật hình sự, TTHS. 8 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; Chương 3. Quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam và thực tiễn thi hành; Chương 4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận án Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án, căn cứ vào nội dung của các công trình, tài liệu khoa học đã công bố, nghiên cứu sinh đã sưu tầm, nghiên cứu các công trình, tài liệu ở nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, cụ thể như sau: - Christine Jojarth (2009), Crime, War, and Global Trafficking: Designing International Cooperation, Cambridge University Press, UK [85]. Cuốn sách nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến việc lựa chọn mô hình, phạm vi và mức độ ràng buộc trong thiết kế hình thức HTQT giữa các chủ thể quan hệ quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế) trong PCTP xuyên quốc gia từ năm 1988 đến 2009. Dùng các phương pháp tiếp cận liên ngành kinh tế, pháp luật quốc tế, pháp luật hình sự, pháp luật so sánh để lý giải việc các quốc gia lựa chọn hình thức HTQT, mức độ ràng buộc pháp lý khác nhau nhằm thúc đẩy HTQT trong PCTP xuyên quốc gia vấn đề quan tâm chung của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Mặc dù không đề cập đến tình hình Việt Nam, nhưng đây là công trình có thể tham khảo trong việc nghiên cứu các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả, hợp lý của các hình thức HTQT PCTP, trong đó có pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS, nhất là sự lựa chọn và thống nhất hình thức pháp lý, mức độ ràng buộc pháp lý trong nước và quốc tế để các cơ quan chức năng tiến hành hoạt động HTQT PCTP. - Gert Vermeulen, Wendy De Bondt and Charlotte Ryckman (Ed.) (2012), Rethinking international cooperation in criminal matters in the EU: Moving beyond actors, bringing logic back, footed in reality [89]. Với 767 trang, cuốn tài liệu phân tích hệ thống pháp luật về hợp tác tư pháp hình sự ở Liên minh châu Âu (EU), xác định những vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện, tăng cường HTQT trong tư pháp hình sự trong và ngoài EU. Cuốn sách cung cấp nhiều nội dung hữu ích trong việc nghiên cứu so sánh quy phạm pháp luật, thực tiễn HTQT, 10 các biện pháp thúc đẩy hơn nữa HTQT trong lĩnh vực TTHS, trong đó, có giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về HTQT trong TTHS ở EU. - The United Nations Office on Drugs and Crimes (2006), Legislative guide for the implementation of the United Nations Convention against Corruption, United Nations, New York [95]. Trong tài liệu tham khảo này, các chuyên gia luật học của Liên hợp quốc đã bình luận và khuyến nghị những vấn đề kỹ thuật về việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), trong đó có việc giải thích các yêu cầu, khuyến nghị, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên về việc thực thi các quy định về HTQT. Mặc dù đây là những quan điểm mang tính chất khuyến nghị, không bắt buộc nhưng là tài liệu tham khảo có giá trị về lý luận và thực tiễn, tiêu chuẩn, yêu cầu của Công ước trong hoàn thiện nội luật của quốc gia thành viên, quy định về TTTPHS, dẫn độ, các hoạt động khác trong HTQT PCTP tham nhũng. - The United Nations Office on Drugs and Crime (2012), Manual on Mutual Legal Assistance and Extradition, New York, USA [96]. Bản hướng dẫn nhằm giải thích và cung cấp các khuyến nghị thực tiễn cho việc thực hiện quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia (UNTOC), tập trung vào các yêu cầu, tiêu chuẩn, nội dung khuyến nghị, bắt buộc phải nội luật hóa các quy định về HTQT trong tư pháp hình sự, gồm TTTPHS và dẫn độ. Bên cạnh đó, tài liệu giới thiệu một số trường phái chính, quan niệm của các hệ thống pháp luật trên thế giới về HTQT trong các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; vai trò của các ĐƯQT, các tổ chức quốc tế có liên quan trong việc thực hiện HTQT PCTP nói chung, TTTPHS và dẫn độ nói riêng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của pháp luật về hai hình thức HTQT trong TTHS trong PCTP xuyên quốc gia nói chung, trong lĩnh vực TTHS nói riêng. - Frank G. Shanty (ed.) (2008), Organized Crime: From Trafficking to Terrorism, Volume One, ABC-CLIO, Inc [87]. Đây là tài liệu mang tính tổng hợp, nghiên cứu và phân tích những nhóm tội phạm có tổ chức lớn trên thế giới, các vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý quốc tế và một số quốc gia trong phòng, chống hình thức phạm tội đặc biệt nguy hiểm này; trong đó, nhấn mạnh những nỗ lực của cộng đồng 11 quốc tế, đại diện tiêu biểu là Liên hợp quốc, trong việc thúc đẩy HTQT về hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp kinh nghiệm xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật trong nước và các ĐƯQT về TTTPHS và dẫn độ. - Prof. Dr. John A.E. Vervaele (2016). “International coopeartion in the investigation and prosecution of environmental crime: Problems and challenges for the legislative and judicial authorities”, Law Review. Vol.VI, issue 2, JulyDecember 2016 [88]. Bài viết nghiên cứu về ảnh hưởng của pháp luật quốc tế về môi trường đối với pháp luật và thực tiễn HTQT trong thực thi pháp luật hình sự, nhất là trong bảo vệ môi trường, điều tra, truy tố tội phạm về môi trường; đề xuất một số giải pháp đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Theo tác giả, với pháp luật trong nước, HTQT nên được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, kết hợp HTQT trong lĩnh vực tư pháp và HTQT trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; tăng cường phối hợp, sử dụng hiệu quả các cơ chế HTQT được quy định trong các ĐƯQT liên quan về chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật; tăng tính liên thông của quá trình thực thi pháp luật hình sự và hành chính. - M. Cherif Bassiouni (1992), Policy considerations on inter-state cooperation in criminal matters, Pace International Law Review, Volume 4, Issue 1, Article 5, pp.123-145 [84]. Bài viết thống kê, phân tích một số nội dung, hình thức HTQT giữa các quốc gia trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trên phạm vi toàn cầu, trong đó, phân tích nội dung, yêu cầu, vai trò của các ĐƯQT về nội luật hóa, xác định thẩm quyền quốc gia để tạo cơ sở pháp lý cho HTQT PCTP. Tuy nhiên, bài viết được công bố đã lâu, chưa bao quát và cập nhật được sự phát triển của pháp luật quốc tế về lĩnh vực này trong thời gian hiện nay. - Thomas Risse-Kappen (1999), Bringing transnational relations back in: Non-state actors, domestic structures and international institutions, Cambridge University Press, UK [97]. Cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về những yếu tố trong nước và quốc tế có tính xuyên quốc gia và nhân tố xuyên quốc gia tác động làm thay đổi chính sách đối ngoại (chủ yếu của một nhà nước hoặc một thể chế nhất định) trong một số lĩnh vực nhất định (bao gồm kinh tế, môi trường, an ninh quốc tế 12 và bảo vệ quyền con người). Tác giả nhấn mạnh, chính sách đối ngoại, HTQT phụ thuộc chính vào mối quan hệ giữa các chủ thể chính là nhà nước và các tổ chức liên chính phủ hoặc mối quan hệ giữa các chủ thể (bao gồm tổ chức, cá nhân) mang tính đại diện cho quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, cần lưu ý xem xét thỏa đáng vai trò, đóng góp của các chủ thể ngoài nhà nước có tác động ngày càng quan trọng, nhất là trong quá trình thể chế hóa quốc tế, quy định trong các hiệp định song phương, đa phương hoặc tổ chức quốc tế mà quốc gia là thành viên. - Sonny Shiu-Hing Lo (2009), The Politics of Cross-border Crime in Greater China: Case Studies of Mainland China, Hong Kong, and Ma Cao, An East Gate Book, M. E. Sharpe, Inc. [94]. Đây là sách tham khảo trên góc độ tội phạm học, luật quốc tế và chính trị học để phân tích lý luận và thực tiễn tình trạng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tình hình hợp tác liên chính phủ, hợp tác ở mức độ tiểu khu vực trong PCTP có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Trung Quốc lục địa, đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao; trong đó phân tích chuyên sâu trên bình diện chính trị, luật học về những khó khăn, vướng mắc trong hợp tác xuyên biên giới để phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm xuyên biên giới trên địa bàn Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao. - Anne-Marie Slaughter, Andrew S. Tulumello, Stean Wood (1998), International law and international relations theory: A new generation of interdisciplinary scholarship, American Journal of International Law, July, pp.367397 [79]. Bài tạp chí khái quát tổng quan mối quan hệ giữa thành tựu học thuật của hai chuyên ngành, việc sử dụng hoặc phân tích các thuật ngữ, khái niệm của nhau mà còn khái quát thực tiễn các luật gia quốc tế sử dụng các học thuyết của chuyên ngành quan hệ quốc tế; ứng dụng các học thuyết của quan hệ quốc tế trong pháp luật quốc tế; khái quát cách thức các học giả pháp lý sử dụng phương pháp tiếp cận mang tính đa ngành trong nghiên cứu lý luận, thực tiễn pháp lý; sử dụng khoa học pháp lý để phân tích, luận giải hành vi của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. - Neil Boister and Robert J. Currie (ed.). 2015. Routledge Handbook of Transnational Criminal Law. Routledge. Oxford. UK. Cuốn sách chuyên khảo về pháp luật hình sự xuyên quốc gia, bàn luận về các vấn đề pháp luật hình sự, TTHS 13 để giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Các tác giả luận giải những vấn đề lý luận, gồm các khái niệm liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia dưới cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, trong đó có lấy chuyên ngành luật hình sự, TTHS làm cơ sở. Cuốn sách có giá trị tham khảo trong quá trình nghiên cứu so sánh pháp luật một số nước mà không đi sâu nghiên cứu về pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam [92]. - Channing May (2017), Transnational Crime and the Developing World, Global Financial Integrity [82]. Tài liệu nghiên cứu tội phạm xuyên quốc gia theo hướng tiếp cận ngành kinh tế; trong đó nhận định, tội phạm xuyên quốc gia là “một ngành công nghiệp” bất hợp pháp có tăng trưởng và lợi nhuận rất lớn; lợi ích vật chất và tài chính là động cơ chủ yếu để các đối tượng hoạt động phạm tội xuyên quốc gia. Mặc dù HTQT được triển khai với hình thức đa dạng, có phạm vi rộng khắp ở cấp độ toàn cầu, khu vực và song phương cùng với sự tăng cường PCTP ở từng quốc gia thời gian qua nhưng thực tiễn cho thấy vẫn cần nâng cao tính hiệu quả của HTQT để triệt tiêu động cơ và tài sản do phạm tội mà có. Để làm được điều đó, các quốc gia cần xây dựng hệ thống trao đổi, chia sẻ thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, đầy đủ đối với mọi loại tội phạm xuyên quốc gia; phối hợp công - tư hiệu quả giữa các cơ quan chức năng quản lý các ngành thuế, chứng khoán, bất động sản… và các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính... 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở nước ta, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về pháp luật về TTTP hình sự, dẫn độ, HTQT trong chuyển giao người bị kết án phạt tù hoặc HTQT PCTP, trong đó có thể kể đến các công trình chủ yếu sau: - TS. Đặng Xuân Khang. 2012. Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB CAND, Hà Nội [54]. Cuốn sách gồm 215 trang, trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về PCTP có tổ chức xuyên quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả PCTP có tổ chức xuyên quốc gia, theo tác giả cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTTP hình sự theo hướng đồng bộ và tăng cường ký kết các ĐƯQT về dẫn độ với các nước có tình hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan