Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hỗ trợ và ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công ngh...

Tài liệu Pháp luật về hỗ trợ và ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

.PDF
88
77
90

Mô tả:

TRANG P HỤ BÌA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THANH VÂN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THANH VÂN PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Luật Kinh tế Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Dương Kim Thế Nguyên TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phan Thị Thanh Vân – học viên lớp Cao học Khóa 27 - chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện PHAN THỊ THANH VÂN MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ....................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. ABSTRACT ................................................................................................................. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 3. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................................................3 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................4 4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................4 4.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5 4.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu............................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ..............................................6 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................7 KHÁI QUÁT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ....................................8 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP .........................................................8 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Khu công nghiệp .......................................................8 1.1.1.1 Khái niệm Khu công nghiệp .................................................................8 1.1.1.2 Đặc điểm của Khu công nghiệp ............................................................9 1.1.2 Vai trò của Khu công nghiệp .....................................................................11 1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ...........................16 1.2.1 Sự cần thiết ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ........................................................................................................16 1.2.2 Khái niệm ưu đãi đầu tư và các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ..........................................................18 1.2.2.1 Khái niệm ưu đãi đầu tư ......................................................................18 1.2.2.2 Các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp .............................................................................................19 1.2.3 Khái niệm hỗ trợ đầu tư và các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ...........................................................................20 1.2.3.1 Khái niệm hỗ trợ đầu tư ......................................................................20 1.2.3.2 Các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ..............................................................................................................21 1.2.4 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp .............................22 1.2.4.1 Kinh nghiệm tại Malaysia ...................................................................22 1.2.4.2 Kinh nghiệm tại Thái Lan ...................................................................24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................25 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP.................26 2.1 CÁC QUY ĐỊNH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP ....................................................................................................26 2.1.1 Nội dung pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp .................................................................................................................26 2.1.1.1 Nội dung các quy định ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp .....................................................................................................26 2.1.1.2 Nội dung về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư .........................................36 2.2 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ...........................................................................................38 2.2.1 Hỗ trợ thủ tục hành chính ..........................................................................39 2.2.2 Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ..........................................41 2.2.3 Hỗ trợ phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động ....................................................................................................................42 2.2.4 Hỗ trợ xúc tiến đầu tư ................................................................................44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................46 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................47 3.1 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................................................47 3.1.1 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ................................................................47 3.1.1.1 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................47 3.1.1.2 Ưu đãi thuế nhập khẩu ........................................................................48 3.1.1.3 Ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ...........................................49 3.1.2 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về các biện pháp hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp..............................................50 3.1.2.1 Hỗ trợ thủ tục hành chính ...................................................................50 3.1.2.2 Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ....................................52 3.1.2.3 Hỗ trợ phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động ...........................................................................................................55 3.1.2.4 Hỗ trợ xúc tiến đầu tư .........................................................................56 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................................................60 3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ................................................................60 3.2.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ........................................................................61 3.2.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp .............................................................63 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ..........................................................66 3.2.2.1 Vai trò của cơ quan Nhà nước ............................................................66 3.2.2.2 Trách nhiệm doanh nghiệp trong Khu công nghiệp ...........................68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................69 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Thuật ngữ BQL Ban Quản lý Khu công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước ĐKKT - XH Điều kiện kinh tế - xã hội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN Khu công nghiệp GCN ĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GCN ĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư HTĐT Hỗ trợ đầu tư KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế LĐT 2005 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 do Quốc hội ban hành, hết hiệu lực LĐT 2014 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 do Quốc hội ban hành NĐT Nhà đầu tư Nghị định 82/2018/ NĐ-CP Nghị định số:82/2018/NĐ – CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 do Chính phủ ban hành, có hiệu lực ngày 10 tháng 07 năm 2018 Nghị định 29/2008/NĐ- Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14 tháng 03 CP năm 2008 do Chính phủ ban hành, hết hiệu lực NĐT Nhà đầu tư SDĐ Sử dụng đất SXKD Sản xuất kinh doanh Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân ƯĐĐT Ưu đãi đầu tư TÓM TẮT LUẬN VĂN Với những chính sách pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hiện hành, các Khu công nghiệp đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào các Khu công nghiệp, yêu cầu về việc hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động đầu tư đối với các Khu công nghiệp là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về Khu công nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Luận văn cũng khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định trên đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tại Việt Nam. Từ kết quả khảo sát thực tiễn này, Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp phù hợp với quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Khu công nghiệp, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, thu hút đầu tư, đất công nghiệp. ABSTRACT With current legal policies of invesment incentives and support, Industrial Parks are the first choice for domestic and foreign investors. Standing before new invesment waves, it is primary concern that legal framework of investment to Industrial Parks is completed. From that reality, the writer decided the topic of “Laws on Investment incentives and support for Enterprises in the Industrial Park” to be the main topic of debate. The thesis focuses on rhetoric arguments about Industrial Parks and current Vietnamese investment incentives and support legal regulations to Enterprises in the Industrial Park. This thesis also investigates how these legal regulations have been applied to Enterprises in the Industrial Park in Vietnam. From these practical results, the thesis brings out some ideas to polish the mentioned regulations for Enterprises in the Industrial Park, making them more cohere to current Vietnam’s world integration process. Keywords: Industrial Park, Investment incentives, Investment support, attracting investment, industrial land. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để xây dựng nền công nghiệp vững chắc, các quốc gia phải đẩy mạnh thu hút đầu tư. Một trong những giải pháp hiệu quả là ưu tiên phát triển các KCN, giải pháp này được đánh giá như một chiến lược thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa vì nó sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thúc đẩy sáng tạo, tăng tính cạnh tranh, đa dạng hóa nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, hầu hết quốc gia chưa đáp ứng được kì vọng của NĐT về cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi tại các KCN.1 Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu này đòi hỏi Việt Nam phải thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ với nguồn vốn trong nước thì thật sự chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đặt ra, vì vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước tại KCN, Nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả nhằm tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các NĐT. Đặc biệt, việc ban hành những quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần đáng kể vào sự thành công của chiến lược thu hút đầu tư. Các chính sách này được đánh giá như là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế, cải thiện và nâng cao tính cạnh tranh về môi trường đầu tư tại Việt Nam.2 Đồng thời, các quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN chính là một trong những yếu tố tiên quyết được các NĐT đặc biệt quan tâm, xem xét thận trọng trước khi họ đưa ra quyết định về việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án. Bởi vì, NĐT sẽ được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhận các ƯĐĐT và biện pháp HTĐT trong suốt quá trình triển khai và thực hiện dự án tại KCN. 1 UNIDO (United Nations Industrial Development Organization), 2019. Industrial Parks for inclusive and sustainable Industrial Development. Lima, Peru, 11-12 June 2019. UNIDO, the Ministry of Production of Peru (PRODUCE) and the National Association of Industries (SNI) of Peru. Lê Thị Thu Thủy, 2018. Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Luật Kinh tế - Trường đại học Luật, Đại học Huế. 2 2 Trong thời gian qua, nhờ vào các quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN, chiến lược phát triển KCN tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Theo báo cáo của Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 6/2020, Việt Nam đã thành lập 336 KCN, trong đó 261 KCN đi vào hoạt động và 75 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đang hoạt động đạt khoảng 76%.3 Kết quả này được đánh giá như là một tín hiệu khả quan nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu thu hút và phát triển KCN trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được, các quy định về ưu đãi và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong KCN cũng đã bắt đầu bộc lộ một số bất cập, vướng mắc trên thực tế. Thực trạng giải thích, áp dụng các quy định không thống nhất tại một số địa phương hay việc nhiều doanh nghiệp trong KCN không được đảm bảo quyền hưởng ƯĐĐT và nhận sự HTĐT từ các CQQLNN… đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến chính sách thu hút vào KCN của Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN phải được chú trọng thực hiện. Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định cần được xem xét một cách toàn diện nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và NĐT, đồng thời phải phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam theo từng giai đoạn cụ thể và các thông lệ, cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Từ những vấn đề nêu trên, cần phải nghiên cứu để hiểu rõ về nội dung ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành, thực tiễn áp dụng các quy định, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá và kiến nghị kiến nghị phù hợp, kịp thời nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Xuất phát từ thực tế này, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình. Thúy Uyên, 2020. Tình hình phát triển KCN, KKT 6 tháng năm 2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. < http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=46688&idcm=188>. Ngày truy cập: 30 tháng 06 năm 2020]. 3 3 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp” nhằm hướng đến trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, cơ sở của việc ban hành quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN là gì? Thứ hai, quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN như thế nào? Thứ ba, thực trạng áp dụng quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN thời gian qua có những thuận lợi, khó khăn và hạn chế gì? Thứ tư, cần có những giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN? 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài mà tác giả đang chọn trên đây là một vấn đề mang tính thời sự, được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cũng như báo chí quan tâm. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan như sau: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế của tác giả Đoàn Thị Minh Hải với đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị” thực hiện vào năm 2018 tại Đại học Huế - Trường Đại học Kinh tế. Trong Luận văn, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ đó tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong tương lai. Năm 2018, tác giả Lê Thị Thu Thủy đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế với đề tài “Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình” tại Trường đại học Luật – Đại học Huế. Trong Luận văn này, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp khuyến khích theo LĐT 2014; thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện nội dung này. Ngoài ra một số Luận án Tiến sĩ kinh tế cũng nói đến những chủ đề này như: Luận án “Đòn bẩy kinh tế của Nhà nước đối với Khu công nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Thanh được thực hiện vào năm 2018 tại khoa Kinh tế chính trị, 4 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong Luận án này, tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện đòn bẩy kinh tế của Nhà nước đối với các KCN ở Việt đến năm 2025 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu hút của KCN cũng như tăng cường hiệu lực QLNN đối với KCN đến năm 2025. Luận án “Hoàn thiện chiến lược Marketing địa phương nhằm lấp đầy các Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng được thực hiện vào năm 2019 tại Khoa Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội. Trong Luận án này, tác giả đã đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing nhằm thu hút đầu tư vào các KCN thông qua nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Luận án “Giải pháp phát triển Khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của tác giả Đặng Đình Đức thực hiện vào năm 2020 tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế. Trong Luận án này, tác giả đã phân tích thực trạng (mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân) phát triển tại các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và từ đó đưa ra một số kiến nghị thúc đẩy sự phát triển bền vững đối với các KCN tại địa bàn nghiên cứu. Có thể thấy, những công trình nghiên cứu nêu trên mặc dù không liên quan trực tiếp đến nội dung mà luận văn này đang nghiên cứu về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN nhưng những nội dung về mặt lý luận nói chung của các công trình nêu trên được xem là các nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham khảo đối với luận văn của tác giả. Nói cách khác, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN mà tác giả đã chọn. Vì thế Luận văn “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp” là không hoàn toàn trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đây. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN, theo hướng không phân biệt hình thức hay loại hình đầu tư (trong nước, ngoài nước, tư nhân, nhà 5 nước). Trên cơ sở đó, luận văn khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Từ đó xác định nguyên nhân hạn chế từ khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN, làm rõ nội dung vai trò pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Thứ hai: Hệ thống hoá và làm rõ các quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba: Khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN tại một số địa phương. Qua đó, làm rõ các hạn chế và tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế từ góc độ pháp lý các quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Thứ tư: Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN, bao gồm các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN và thực tiễn áp dụng quy định này tại các KCN ở Việt Nam. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư dành cho các doanh nghiệp trong KCN khi thực hiện dự án đầu tư vào KCN. Thông qua việc phân tích, đánh giá từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định, lý giải nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn 6 thiện pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN tại Việt Nam. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp nhiều phương pháp trong từng phần của luận văn, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn. Đối với mỗi chương, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là: Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 1 của Luận văn để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của ưu đãi và hỗ trợ đầu tư và pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Phương pháp hệ thống hoá pháp luật, phân tích mô tả các quy định của pháp luật được thực hiện tại Chương 2 của Luận văn nhằm làm rõ các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Phương pháp thống kê và phương pháp quan sát được sử dụng tại phần 1 Chương 3 để làm rõ thực trạng thu hút đầu tư và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá tác động được sử dụng tại phần 2 Chương 3 của Luận văn nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu cơ bản, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN, làm rõ nội dung vai trò pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. Phân tích, đánh giá quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN ở Việt Nam hiện nay và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tại một số KCN địa phương. Qua đó, làm rõ các hạn chế và tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế từ góc độ pháp lý các hoạt động ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN. 7 Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện quy định của các văn bản pháp luật liên quan về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Chương 2: Quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tại Việt Nam và một số kiến nghị. 8 KHÁI QUÁT VỀ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Khu công nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm Khu công nghiệp Thuật ngữ KCN là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Trong lịch sử thế giới, các KCN được hình thành đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ vào những năm 1950, sau đó nhanh chóng mở rộng đến Châu Á và Châu Phi. Kể từ những năm 1960, ngày càng có nhiều quốc gia bắt tay vào con đường thúc đẩy công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chính sách phát triển các KCN. Tuy nhiên, đến nay khái niệm KCN vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, phần lớn các quốc gia trên thế giới xem KCN là khu vực dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung ở mức độ cao. Bắt nguồn từ quá trình phát triển công nghiệp của quốc gia mà KCN được hình thành với mục tiêu chuyển đổi từ mô hình sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ sang mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn nhằm tận dụng lợi thế đặc trưng nhất định. Ngày nay, KCN được xem như một công cụ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.4 Dựa theo tài liệu báo cáo về tổng quan KCN tại Hội nghị quốc tế về sự phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững đối với các KCN diễn ra vào ngày 11 và 12/06/2019 tại Peru do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chủ trì (sau đây gọi là Hội nghị quốc tế về sự phát triển KCN) thì “KCN được hiểu là khu vực được phát triển và được phân bổ thành nhiều khu đất nhỏ căn cứ theo một đề án quy hoạch tổng thể nhằm thu hút các NĐT mới. Khu vực này có sự phân cách chuyên biệt với các khu vực khác quốc gia và các NĐT sẽ sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đường giao thông và tiện ích công cộng.”5 Ngoài ra, KCN còn được định nghĩa là khu vực được Chính phủ dành riêng cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghiệp. Thông thường, các KCN chuyên thu Đặng Đình Đức, 2020. Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án Tiến sĩ. Khoa Quản trị kinh doanh –Trường đại học kinh tế - Đại học Huế. 5 UNIDO (United Nations Industrial Development Organization), 2019. Industrial Parks for inclusive and 4 sustainable Industrial Development. Lima, Peru, 11-12 June 2019. UNIDO, the Ministry of Production of Peru (PRODUCE) and the National Association of Industries (SNI) of Peru. 9 hút một số lĩnh vực hoạt động nhất định như là sản xuất, xuất khẩu hoặc công nghệ cao… và khu vực này áp dụng các ưu đãi cho doanh nghiệp được thành lập ở đó.6 Ở Việt Nam, khái niệm về KCN từng được hiểu là “khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị đinh 29/2008/NĐ-CP”.7 Tuy nhiên, khái niệm này đã được LĐT 2014 và Nghị định 82/2018/NĐ-CP điều chỉnh, theo đó KCN được định nghĩa là “khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp và được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82 /2018/NĐ-CP.”8 Nhìn chung, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, vai trò của các KCN ngày càng được nâng cao nên thuật ngữ KCN đã trở nên rất phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KCN nhưng quy chung lại các định nghĩa đều thống nhất một nội dung nhất định về đặc điểm, tính chất và vai trò của KCN. 1.1.1.2 Đặc điểm của Khu công nghiệp Thứ nhất, về tính chất hoạt động: Vai trò cốt lõi của KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do đó chỉ các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với mục tiêu thu hút của Nhà nước thì mới có thể được cấp phép đầu tư dự án tại KCN. Bên cạnh đó, doanh nghiệp KCN hoạt động đa dạng về ngành nghề sản xuất (công nghiệp chế tạo, cơ khí, điện – điện tử, hóa chất, thực phẩm, logistics, …), sự đa dạng này đã tạo ra nhiều thuận lợi góp phần quan trọng vào chiến lược thu hút đầu tư của Nhà nước, đồng thời là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp trong KCN có thể tận dụng lợi thế về sự tương đồng ở một số lĩnh vực nhất định để phối hợp và hỗ trợ sản xuất lẫn nhau, hình thành chuỗi cung ứng tại chỗ, từ đó giảm chi phí vận chuyển và gia tăng hiệu quả kinh tế. 6 Vietnam Briefing, (2019). Vietnam’s Industrial Zones – How to Pick a Location for Your Business[online] Available at: [Accessed 25 June 2020]. 7 Xem khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP 8 Xem khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP 10 KCN được thành lập theo quy hoạch phát triển cụ thể bởi Nhà nước và là khu vực có ranh giới riêng biệt với các khu vực lân cận về mặt lãnh thổ thông qua “hàng rào KCN”. Điều này xuất phát từ quan điểm KCN phải có sự tách bạch rõ về chức năng sản xuất công nghiệp, là khu vực không có dân cư sinh sống nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và vấn đề an sinh xã hội, hạn chế tối đa ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp tại KCN đến chất lượng cuộc sống người dân.9 Thứ hai, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Mỗi KCN đều cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp và xử lý nước, viễn thông, tiện ích công cộng…) tương đối hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp KCN. Các doanh nghiệp trong KCN sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và thực hiện nghĩa vụ nộp phí duy tu, bảo dưỡng các hạng mục đã được đầu tư sẵn này. Một trong những yếu tố tiền đề quan trọng trong việc thu hút các NĐT vào KCN là hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phải đảm bảo cơ bản đầy đủ, đồng bộ và sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện dự án của NĐT.10 Thứ ba, về tổ chức quản lý: Như đã trình bày, ưu điểm của KCN là một khu vực kinh tế tập trung, Nhà nước xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả trên nhiều lĩnh vực (đầu tư, xây dựng, môi trường và lao động) và sự liên kết giữa các doanh nghiệp KCN. Với hoạt động mang tính chất đặc thù như vậy, yêu cầu đặt ra đối với KCN là xây dựng một cơ chế quản lý riêng biệt. Do đó, về mặt quản lý chung trên phạm vi cả nước, Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và BQL; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như ban hành các quy định pháp luật về KCN.11 Đồng thời, nhằm đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại địa bàn KCN đạt hiệu quả tốt hơn, Chính phủ quyết định thành lập một cơ quan chuyên thực hiện nhiệm vụ này với tên gọi là BQL. Theo quy định của Nghị định 82/2018/NĐ-CP, BQL là cơ quan trực thuộc 9 Bùi Ngọc Tuấn, 2018. Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tập trung theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Luật kinh tế - Học viện Khoa học Xã hội. Vũ Ngọc Thanh, 2018. Đòn bẩy kinh tế của Nhà nước đối với Khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Khoa Kinh tế chính trị - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 10 11 Xem khoản 1 Điều 46 Nghị định 82/2018/NĐ-CP 11 UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong KCN.12 1.1.2 Vai trò của Khu công nghiệp Quá trình toàn cầu hóa trong thời gian gần đây lại một lần nữa khẳng định vị thế quan trọng của các KCN trong nền kinh tế. Vừa qua, Hội nghị quốc tế về sự phát triển KCN diễn ra với mục tiêu chính là thúc đẩy phát triển công, xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua chiến lược đầu tư vào các KCN. Hội nghị đã thu hút được các chuyên gia trong lĩnh vực KCN đến từ hơn 30 quốc gia, từ Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á và Châu Âu. Trong suốt quá trình diễn ra hội nghị, những người tham gia đã chia sẻ những thực tiễn và kinh nghiệm về quản lý và phát triển các KCN nhằm mục tiêu phát triển, quy hoạch hiệu quả mô hình phát triển KCN toàn diện và bền vững trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, Hội nghị cũng đã nhấn mạnh vai trò trong sự hợp nhất giữa chính sách của Chính phủ và khu vực tư nhân, bao gồm chính sách của chính phủ, công cụ tài chính, sáng kiến của khu vực tư nhân, mô hình KCN sinh thái và ứng dụng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển KCN. Các vấn đề được thảo luận đã góp phần thúc đẩy sự liên kết cần thiết để phát triển các sáng kiến chung có tác động sâu sắc trong việc phát triển các KCN toàn cầu, bao gồm huy động các nguồn lực và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để tìm ra mô hình phát triển bền vững. Theo báo cáo tại Hội nghị, UNIDO khẳng định tính năng đặc trưng của các KCN là sự tích hợp giữa doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ tiện ích liên quan và những hoạt động hỗ trợ, đào tạo vào trong một khu vực nhất định. Bên cạnh đó, KCN có thể thiết lập liên kết các chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tăng cường tham gia cạnh tranh quốc tế và sử dụng toàn bộ lợi thế so sánh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và phân công lao động trong nền kinh tế mỗi quốc gia.13 12 Xem Điều 61 Nghị định 82/2018/NĐ-CP 13 UNIDO, 2019. Industrial Parks for inclusive and sustainable Industrial Development. Lima, Peru, 11-12 June 2019. UNIDO, the Ministry of Production of Peru (PRODUCE) and the National Association of Industries (SNI) of Peru.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng