Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

.PDF
122
259
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NHƢ PHÁT Hà nội – 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 6 1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp....................... 6 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp........................................................... 6 1.1.2 Khái niệm đăng ký doanh nghiệp.................................................. 8 1.1.3 Nhu cầu và mục đích của đăng ký doanh nghiệp........................ 12 1.2. Những điều kiện đăng ký doanh nghiệp ........................................... 14 1.2.1 Điều kiện về chủ thể .................................................................... 14 1.2.2 Điều kiện về khách thể ................................................................ 17 1.2.3 Điều kiện về giới hạn quyền tự do kinh doanh ........................... 23 1.3 Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ................................................ 26 1.3.1 Khái niệm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ........................ 26 1.3.2 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp .... 26 1.3.3 Đặc điểm và vai trò của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp .. 29 1.4 Kinh nghiệm về quá trình đăng ký doanh nghiệp ở một số nƣớc và gợi mở cho Việt Nam .............................................................................. 33 Kết luận Chƣơng 1 ...................................................................................... 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 39 2.1 Pháp luật hiện hành về Đăng ký doanh nghiệp ................................. 39 2.1.1 Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp........................ 39 2.1.2 Cơ quan đăng ký kinh doanh.................................................... 54 2.1.3 Trách nhiệm do vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh ......... 56 2.2 So sánh sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật hiện hành với các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 .............................................. 59 2.2.1 Về các điều kiện đăng ký doanh nghiệp ..................................... 59 2.2.2 Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp .................................................. 61 2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.................... 66 2.3.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 201466 2.3.2 Những kết quả đạt đƣợc .............................................................. 69 2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân ................................................. 72 Kết luận Chƣơng 2 ...................................................................................... 83 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .... 84 3.1. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện ................................................ 84 3.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................. 88 3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính ..................................................... 88 3.2.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp .................................................................................................. 90 3.2.3. Rà soát các văn bản pháp chuyên ngành và pháp luật liên quan ..... 93 3.2.4. Tập trung thống nhất một đầu mối cơ quan đăng ký doanh nghiệp .................................................................................................. 95 3.2.5. Một số giải pháp khác .............................................................. 95 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 DANH MỤC VIẾT TẮT LDN Luật doanh nghiệp LĐT Luật đầu tƣ DN Doanh nghiệp ĐKDN Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD Đăng ký kinh doanh GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH 1TV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNHH 2TV Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên CTCP Công ty cổ phần CTHD Công ty hợp danh VPĐD Văn phòng đại diện DNXH Doanh nghiệp xã hội NĐ Nghị định HĐTV Hội đồng thành viên ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị CMND Chứng minh nhân dân NHNN Ngân hàng nhà nƣớc DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh ..................................................................................................... 9 Sơ đồ 1.1: Mô tả quy trình ĐKDN .............................................................. 40 Bảng 2.1. Tình hình chung đăng ký doanh nghiệp từ sau khi LDN 2014 có hiệu lực ........................................................................................................ 66 Biều đồ 2.1. Số doanh nghiệp và số vốn theo Quý ....................................... 1 Biểu đồ 2.2. Số doanh nghiệp và số vốn giai đoạn 2011-2015..................... 2 Biểu đồ 2.3 Tình hình DN đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ......... 2 Biểu đồ: 2.4. Tình hình DN đăng ký thành lập mới theo ngành, lĩnh vực hoạt động ....................................................................................................... 3 Biểu đồ 2.5. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo Quý 2014, 2015 ............ 4 Biểu đồ 2.6. Tình hình số doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ ........... 5 Biểu đồ 2.7: Tình hình số doanh nghiệp giải thể theo ngành, lĩnh vực hoạt động ............................................................................................................... 6 Biểu đồ 2.8. Tình hình số DN tạm ngừng theo vùng lãnh thổ: ..................... 7 Biểu đồ 2.9. Tình hình số DN tạm ngừng theo ngành, lĩnh vực hoạt động: . 8 Biểu đồ 2.10. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo Quý 2014-2015...................................................................................................... 9 Biểu đồ 2.11. Tình hình số DN quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ .. 9 Biểu đồ 2.12. Tình hình số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo ngành, lĩnh vực hoạt động ....................................................................................... 10 Biểu đồ 2.13 Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ so với cùng kỳ năm 2015. ............................................................. 11 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Xuân LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát, Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn: “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình, chu đáo trong quá trình giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Xin chân thành cảm ơn các anh chị Luật sƣ trong công ty đã chia sẻ kinh nghiệm, những vƣớng mắc trong quá trình làm việc, công tác; cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô phản biện đã có những nhận xét và góp ý kiến quý báu, bổ sung cho những hạn chế của tác giả và giúp tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt Luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả Nguyễn Thị Xuân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ra đời đến nay Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có sự đóng góp đáng kể vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh, từng bƣớc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trải qua gần 10 năm đi vào thực tế, hiện nay, Luật doanh nghiệp đang dần bộc lộ những hạn chế, chƣa thực sự phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phần nào gây khó khăn đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đất nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Luật số 68/2014/QH13 (“Luật doanh nghiệp 2014”) đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 đã khắc phục đƣợc một số hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình thực thi luật doanh nghiệp 2005 trƣớc đây nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Với thành công bƣớc đầu của Luật doanh nghiệp 2014 đã tạo lên một làn sóng doanh nghiệp thành lập mới và phá vỡ kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập trong 10 năm qua. Bên cạnh đó, thành tựu về thủ tục hành chính cũng đƣợc cải thiện đáng kể, điển hình: rút ngắn thời gian cấp GCNĐKDN, thay đổi ĐKDN; thủ tục liên quan đến con dấu công ty; vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp; thu hẹp phạm vi cấm đầu tƣ kinh doanh. Theo đó chỉ số môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam cũng đƣợc cải thiện hơn so với năm trƣớc, cụ thể tăng 3 bậc đứng vị trí 90/189 quốc gia, nền kinh tế; chỉ số khởi sự kinh doanh tăng 6 bậc từ 125 lên 119. Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt đƣợc đáng kể nêu trên, trong thời gian ngắn vừa qua, sau khi LDN, LĐT 2014 có hiệu lực thi hành vẫn còn tồn tại một số vƣớng mắc khó khăn xảy ra. Ví dụ, tình trạng chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành; tình trạng nhũng nhiễu vẫn tiếp tục diễn ra và trở thành thông lệ; một 1 số cải cách vẫn chƣa thực sự triệt để.... Để góp phần trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” nhằm cùng chung tay với doanh nghiệp, ngƣời dân, Chính phủ nỗ lực cải thiện môi trƣờng kinh doanh Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp, thƣơng mại nói chung và pháp luật về đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp nói riêng là những vấn đề cũng đã đƣợc đề cập trong khá nhiều tài liệu, luận văn, luận án, giáo trình, tạp chí... tuy nhiên mỗi bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số tài liệu, giáo trình viết về vấn đề đăng ký kinh doanh nhƣ: “Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân”, Trƣờng đại học quốc gia Hà Nội (2013), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội; “Giáo trình Luật kinh tế”, Khoa luật- Đại học kinh tế TP.HCM, chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2015), Nxb Công an nhân dân; “Giáo trình Luật thương mại tập 1”, Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2013), Nxb Công an nhân dân; “Giáo trình pháp luật kinh tế”, Khoa luật- Đại học kinh tế quốc dân (2012), Nxb Đại học kinh tế quốc dân..... Bên cạnh đó là một số công trình nghiên cứu về pháp luật đăng ký kinh doanh nhƣ: Luận án tiến sĩ luật học: “Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam”, của Hoàng Anh Tuấn (2012) Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, của Trần Thị Tố Uyên (2005) Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và một vài kiến nghị”, của Lê Thế Phúc (2006), Trƣờng đại học quốc gia Hà Nội....... 2 Tuy nhiên, các giáo trình, tài liệu trên thƣờng phân tích ở những khía cạnh cụ thể hoặc phân tích dựa trên cơ sở pháp lý của Luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ và các văn bản pháp luật hƣớng dẫn trƣớc đây. Vì vậy ở phạm vi của Luận văn này, tác giả đi vào phân tích các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp mới nhất hiện nay (LDN 2014, LĐT 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành), so sánh với các quy định trƣớc đây; phân tích thực trạng tình hình đăng ký doanh nghiệp và từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của LDN 2014 vừa mới có hiệu lực thi hành trong thời gian ngắn vừa qua; Phân tích, đánh giá thực trạng đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành sau khi LDN 2014 có hiệu lực; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đăng ký doanh nghiệp của nƣớc ta hiện nay 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các quy định về đăng ký doanh nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan và thực trạng của đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam từ sau khi LDN 2014 đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phân loại số liệu, phân tích, thống kê, so 3 sánh, sƣu tầm tài liệu, tổng hợp...Đồng thời sử dụng nguồn dữ liệu trong các tài liệu hội thảo, các văn bản pháp luật chuyên ngành từ các hệ thống báo cáo của các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý đăng ký doanh nghiệp, cụ thể nguồn dữ liệu của Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. 5. Những đóng góp của Luận văn Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, lý luận chung về pháp luật đăng ký doanh nghiệp và thực tiễn thi hành trong thời gian vừa qua kể từ khi LDN 2014 có hiệu lực thi hành, luận văn làm rõ bản chất của hành vi đăng ký doanh nghiệp, quy trình, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới hiện nay. Luận văn đã phân tích, bình luận, đánh giá khách quan về tình trạng đăng ký doanh nghiệp kể từ sau khi LDN 2014 có hiệu lực thi hành; cũng nhƣ kinh nghiệm về quá trình đăng ký doanh nghiệp tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua đó, đƣa ra một số kết luận về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hƣớng đến 2020. Luận văn hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên, đọc giả, học viên...trong quá trình nghiên cứu, học tập liên quan đến vấn đề pháp luật doanh nghiệp, pháp luật kinh tế, thƣơng mại theo quy định của luật doanh nghiệp mới nhất hiện nay. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về đăng ký doanh nghiệp 4 Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Từ giác độ ngôn ngữ từ “enterprise” của tiếng anh thƣờng đƣợc dịch sang tiếng Việt hiện nay là “doanh nghiệp” và đã trở thành một thuật ngữ xuất hiện trong các đạo luật của các quốc gia thuộc họ Common Law nhƣ Anh, Mỹ, Úc.... Ví dụ nhƣ ở Anh: hiện đang có đạo luật đƣợc gọi là “Enterprise Act 2002” trong đạo luật này tại Điều 129, “enterprise” đƣợc xem là các hoạt động của một doanh thƣơng hoặc một phần của các hoạt động của một doanh thƣơng (Nguyên văn: “Enterprise” means the activities or part of the activities of a business). Tuy nhiên tại một số điều khoản khác của Đạo luật này, thuật ngữ “enterprise” lại đƣợc xác định nhƣ một thực thể kinh doanh, do đó thuật ngữ “enterprise” bản thân nó trong tiếng Anh cũng có nhiều nghĩa khác nhau. [39] Theo Deluxe Black’s Law Dictionary, “enterprise” trong pháp luật Hoa Kỳ đƣợc hiểu theo hai nghĩa với các hoàn cảnh khác nhau nhƣng nghĩa chung nhất xem “enterprise” là công cuộc, dự án hay cam kết kinh doanh” [37, tr.531]. Nhƣ vậy có thể hiểu “enterprise” là một hành vi thƣơng mại. Nghĩa hẹp hơn đƣợc sử dụng trong Đạo luật chống gian lận (RICO), “enterprise” đƣợc xem là bất kỳ cá nhân (individual), hợp danh (partnership), công ty đối vốn (corporation), hội đoàn (association), hoặc pháp nhân nào khác và bất kỳ hiệp hội hay nhóm cá nhân nào liên kết lại bởi một sự kiện dù không tạo thành một pháp nhân [38, tr 53].... Nhƣ vậy doanh nghiệp đƣợc xem là một tài sản sử dụng cho một số hành vi thƣơng mại nhất định. 6 Nhìn từ góc độ kinh tế, ngƣời ta xem doanh nghiệp nhƣ một cái áo khoác để thực hiện ý tƣởng kinh doanh tùy theo ý đồ, quy mô, dự tính thời gian kinh doanh. [44]. Từ góc độ pháp lý, thuật ngữ doanh nghiệp đƣợc phản ánh rõ tại Điều 132 Bộ luật dân sự 1996 của Liên Bang Nga [33] với nội dung cụ thể nhƣ sau: - Doanh nghiệp là đối tƣợng của các quyền đƣợc xem là một tổ hợp tài sản đƣợc sử dụng cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp trong trạng thái toàn vẹn của nó nhƣ một tổ hợp tài sản đƣợc thừa nhận là bất động sản. - Toàn bộ hay một phần của doanh nghiệp có thể là đối tƣợng của việc mua bán, thế chấp, cho thuê và các giao dịch khác liên quan tới việc thành lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền tài sản. Khi doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ một tổ hợp tài sản bao gồm tất cả các loại tài sản nhằm mục đích thực hiện các hoạt động của nó, bao gồm các thửa đất, tòa nhà, công trình, trạng thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, sản phẩm, các quyền, trái quyền và các khoản nợ, và các quyền đối với dấu hiệu cá thể hóa doanh nghiệp, sản phẩm, công việc và dịch vụ của nó (nhƣ thƣơng danh, nhãn hiệu thƣơng phẩm và dịch vụ), cũng nhƣ các quyền loại trừ khác, trừ khi đƣợc quy định bởi luật hoặc bởi điều ƣớc. Tóm lại, từ những nghiên cứu trên, có thể thấy doanh nghiệp là một thuật ngữ đƣợc sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ doanh nghiệp thƣờng đƣợc dùng để chỉ: (1) một loại hành vi thƣơng mại; hoặc (2) các thực thể kinh doanh nói chung; (3) tập hợp tài sản có của một thƣơng nhân nào đó đƣợc khai thác cho mục đích thƣơng mại. 7 Tuy nhiên nhiều đạo luật của Việt Nam lại thƣờng sử dụng thuật ngữ doanh nghiệp theo nghĩa thứ hai nêu trên. Điển hình, LDN 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”[4, Khoản 1 Điều 4]. Sự tiến bộ hơn về định nghĩa doanh nghiệp đƣợc thể hiện trong đạo luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa: DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. LDN 2014 đã định nghĩa khái niệm DN một cách chính xác hơn bởi: Tổ chức kinh tế bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài [5, khoản 27 Điều 3]. Theo đó có những tổ chức kinh tế không phải là doanh nghiệp, ví dụ nhƣ hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác; trong khi đó tổ chức kinh tế lại không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính vì vậy Luật doanh nghiệp 2014 đã có những chỉnh sửa một cách hợp lý hơn về khái niệm Doanh nghiệp. 1.1.2 Khái niệm đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) là một thủ tục do pháp luật quy định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; khi đó, doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc thừa nhận và bảo hộ kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, Đăng ký doanh nghiệp là việc ngƣời thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về ĐKDN 8 với cơ quan đăng ký kinh doanh và đƣợc lƣu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN. ĐKDN bao gồm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của NĐ 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc văn bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. GCNĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp và GCNĐKDN không phải là giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành, một trong những thủ tục hành chính bắt buộc mà doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phải hoàn tất trƣớc yêu cầu của nhà nƣớc nhằm quản lý các công việc kinh doanh. Loại giấy này thƣờng đƣợc cấp sau khi đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có thể phân biệt GCNĐKDN và Giấy phép kinh doanh ở một số tiêu chí sau: Bảng 1.1. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh STT Tiêu chí GCNĐKDN Giấy phép kinh doanh 1 Ý nghĩa pháp lý - Là chứng nhận của cơ - Là sự cho phép của quan Nhà nƣớc; cơ quan quản lý Nhà - Là nghĩa vụ của Nhà nƣớc; nƣớc bảo hộ quyền sở - Là quyền cho phép hữu đối với tên doanh (xin – cho). nghiệp. 9 2 Thủ tục - Giấy đề nghị ĐKDN; - Hồ sơ xin cấp/ đề nghị đƣợc cấp giấy phép kinh doanh; - Hồ sơ hợp lệ; - Hồ sơ hợp lệ; - Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện. 3 Thời hạn tồn tại Do nhà đầu tƣ quyết Do cơ quan Nhà định và thƣờng không nƣớc có thẩm quyền ghi trong ghi vào giấy phép GGDNĐKDN 4 Quyền nƣớc của kinh doanh Nhà Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ Nếu có đủ hồ sơ hợp cơ quan Nhà nƣớc phải lệ, đủ điều kiện cấp GCNĐKDN cho nhƣng cơ quan Nhà doanh nghiệp. nƣớc vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích của cộng đồng, có thể hạn chế số lƣợng. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đƣợc cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp; mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số thuế duy nhất đó để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký đến khi không còn tồn tại nữa và không đƣợc cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh 10 nghiệp chấm dứt hiệu lực và không đƣợc sử dụng lại. Mã số này là dãy số đƣợc tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và đƣợc ghi trên GCNĐKDN và đƣợc dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà ngƣời nộp thuế phải nộp cũng nhƣ để thực hiện các thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành doanh nghiệp đƣợc phân loại phổ biến nhƣ sau: DNTN: - Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. - Theo đó, DN tƣ nhân không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; - Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một DNTN và chủ DN có thể trực tiếp hoặc thuê ngƣời khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH 1TV: - Theo đó, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; - Công ty không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH 2TV trở lên: - Là DN trong đó có tối thiểu 2 thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lƣợng thành viên không vƣợt quá 50. - Theo đó, các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp thành viên chƣa góp hoặc góp chƣa đủ số vốn đã cam kết góp thì vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp phát sinh trƣớc thời gian công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. 11 - Công ty không đƣợc phát hành cổ phần CTCP: - Là DN trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lƣợng tối thiểu là 03 cổ đông và không hạn chế số lƣợng tối đa. - Theo đó, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. - Công ty có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. CTDH: - Là DN trong đó phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung, ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. - Theo đó thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty hợp danh không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Nhƣ vậy mỗi loại hình DN có những tính chất, ƣu – nhƣợc điểm, cơ chế chịu trách nhiệm, cơ cấu tổ chức.... riêng, tùy thuộc vào từng quy mô, bản chất của từng loại hình mà ngƣời thành lập doanh nghiệp có thể đƣa ra quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh cho phù hợp. Ngoài ra căn cứ vào chủ thể, doanh nghiệp còn phân loại thành: doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng.... 1.1.3 Nhu cầu và mục đích của đăng ký doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2014 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 đã đánh dấu một bƣớc ngoặt 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan