Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về công ty luật ở việt nam luận văn ths. luật...

Tài liệu Pháp luật về công ty luật ở việt nam luận văn ths. luật

.PDF
118
441
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---------- ĐẬU HUY GIANG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---------- ĐẬU HUY GIANG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Vũ Huân HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nôi. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đậu Huy Giang MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT ..........................................................................................................................8 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT ....................................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật ...............................................8 1.1.1.1. Khái niệm công ty luật ...................................................................................8 1.1.1.2. Đặc điểm của công ty luật ............................................................................12 1.1.1.3. Vai trò của công ty luật ................................................................................13 1.1.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ, khách hàng ..................................16 1.1.2.1. Mối quan hệ giữa công ty luật với luật sƣ....................................................16 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa công ty luật với khách hàng ............................................16 1.1.3. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ..........................................................18 1.1.3.1. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở các nƣớc trên thế giới.....................18 1.1.3.2. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở Việt Nam ...................................22 1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT .................................................................25 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật ...............................................25 1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................25 1.2.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................26 1.2.2. Thành lập, tổ chức, hoạt động, quản trị công ty luật .......................................26 1.2.2.1. Thành lập công ty luật ..................................................................................26 1.2.2.2. Tổ chức, hoạt động công ty luật ...................................................................31 1.2.2.3. Quản trị công ty luật .....................................................................................42 1.2.2.4. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và chấm dứt hoạt động công ty luật .........46 1.2.3. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ ......................................................................................................52 1.2.3.1. Công ty luật trong mối liên hệ với đào tạo luật sƣ .......................................52 1.2.3.2. Công ty luật trong mối liên hệ với Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ ......53 Tiểu kết Chƣơng 1 .....................................................................................................54 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM ...56 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY LUẬT ..................56 2.1.1. Quy định về hình thức các công ty luật...........................................................56 2.1.2. Quy định về thủ tục thành lập công ty luật .....................................................57 2.1.3. Quy định về tổ chức và hoạt động các công ty luật ........................................63 2.1.4. Quy định về quản trị công ty luật ....................................................................72 2.1.5. Quy định về hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi công ty luật ..........................75 2.1.6. Quy định về tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động công ty luật ............80 2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG TY LUẬT..........83 2.2.1. Về tổ chức .......................................................................................................84 2.2.2. Về hoạt động ...................................................................................................85 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT ....................................................................................87 2.3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật .................................................87 2.3.2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về công ty luật ............................................89 2.3.3. Nguyên nhân những bất cập pháp luật về công ty luật ...................................91 Tiểu kết Chƣơng 2 .....................................................................................................91 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM ................................................................................................93 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIÊT ̣ NAM..........................................................................................................................93 3.1.1. Pháp luật về công ty luật cần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp ......93 3.1.2. Pháp luật về công ty luật cần phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế..................94 3.1.3. Pháp luật về công ty luật cần đảm bảo tính linh hoạt của hành nghề luật sƣ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ...........................................................................95 3.1.4. Pháp luật về công ty luật tạo điều kiện để các luật sƣ hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con ngƣời và quyền công dân ....................................................................97 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN ̣ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIÊ ̣T NAM..........................................................................................................................98 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ ...................................................................98 3.2.2. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty luật ..............................................................102 3.2.3. Hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sƣ và tổ chức hành nghề luật sƣ .................104 Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................................106 KẾT LUẬN .............................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................109 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CIVIL LAW: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa COMMON LAW: Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ EURL: Công ty TNHH một ngƣời hình thành ở Pháp từ năm 1985 GATS: Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ GATT: Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch IFC Công ty tài chính quốc tế OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế SARL: Công ty TNHH của Pháp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TRIMS: Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại UNCITRAL: Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế WTO: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề luật sƣ là một nghề đặc thù riêng, không giống nhƣ các ngành nghề kinh doanh, thƣơng mại và dịch vụ khác. Ngƣời hành nghề luật sƣ không dựa trên nguồn vốn mà cần phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trƣớc khách hàng, các luật sƣ có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hành nghề nhất định. Pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới quy định hình thức hành nghề của luật sƣ phổ biến là văn phòng luật sƣ cá nhân và công ty luật. Ở một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Achentina, Brazil, Thụy Sỹ, Nhật Bản hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc chấp nhận, vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luật sƣ ở Anh, Mỹ, thì hình thức hành nghề phổ biến là công ty hợp danh. Một số nƣớc nhƣ Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức không bắt buộc phải hành nghề dƣới hình thức nhất định. Hình thức hành nghề luật sƣ của các nƣớc này tƣơng đối đa dạng, bên cạnh công ty hợp danh, các luật sƣ có thể chọn những hình thức kinh doanh thông thƣờng nhƣ công ty liên doanh… Ngoài ra, còn quy định luật sƣ có thể hành nghề độc lập, mà không cần thành lập văn phòng hay công ty. Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ năm 1987, thì Đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ 1 có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho rằng, luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣng có ý kiến khác lại cho rằng, do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Dựa vào mô hình bố trí các loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đã xác định các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ với đặc trƣng riêng của nghề luật sƣ, theo đó, luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phòng luật sƣ riêng của mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phòng luật sƣ hoặc công ty luật hợp danh. Theo Pháp lệnh này, công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ, song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh Luật sƣ). Luật Doanh nghiệp năm 2005 đƣợc ban hành đã quy định cụ thể hơn về các loại hình doanh nghiệp, theo đó hình thức hành nghề của luật sƣ cũng đã có bƣớc tiến mới. Luật Luật sƣ năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 đã có các quy định theo hƣớng đƣa các tổ chức hành nghề luật sƣ xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Luật sƣ, thì tổ chức hành nghề luật sƣ bao gồm: (i) Văn phòng luật sƣ là tổ chức hành nghề luật sƣ do một luật sƣ thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tƣ nhân; luật sƣ thành lập văn phòng luật sƣ là trƣởng văn phòng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trƣởng văn phòng là ngƣời đại diện theo pháp luật của văn phòng; (ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và 2 công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thành viên của công ty luật phải là luật sƣ. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sƣ thành lập và không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sƣ thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sƣ thành lập và là chủ sở hữu. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm giám đốc công ty. Luật sƣ làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm giám đốc công ty. Văn phòng luật sƣ, công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Qua thời gian thực hiện và thi hành Luật Luật sƣ, có thế thấy về mô hình tổ chức hành nghề luật sƣ của Việt Nam hiện tại là chƣa hợp lý, còn nhiều bất cập, cụ thể: (i) Luật Luật sƣ hiện hành mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ theo hƣớng cho phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty luật trách nhiệm một thành viên là chƣa hợp lý. Bởi lẽ, nghề luật sƣ là một nghề đặc thù không giống các ngành nghề kinh doanh khác. Đặc điểm hoạt động nghề luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của luật sƣ trong hoạt động nghề nghiệp; (ii) Có sự không thống nhất, mâu thuận giữa Luật Luật sƣ, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Luật sƣ và Luật Doanh nghiệp. Đây là mâu thuận khá nghiêm trọng bởi Luật Doanh nghiệp không 3 cho phép chuyển đổi công ty hợp danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngƣợc lại. Ngoài ra còn một số bất cập trong quy định pháp luật về công ty luật nhƣ vấn đề áp dụng pháp luật… Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và thực trạng của tổ chức và hoạt động của các công ty luật ở nƣớc ta, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tƣ pháp , xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nói chung và pháp luật về công ty luật nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. (i) Trong lĩnh vực luật sƣ và hành nghề luật sƣ đã có một số công trình: - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”do đồng chí Nguyễn Văn Thảo, Vụ trƣởng Vụ Bổ trợ tƣ pháp, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2003; - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầu, và định hướng phát triển” do TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài, năm 2005; - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Dƣơng Đình Khuyến về: “Vấn đề xã hội hóa về hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật”, năm 2001. (ii) Nghiên cứu pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ: 4 - Luận án Tiến sĩ luật học của Luật sƣ Phan Trung Hoài với đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”, năm 2003; - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Anh Minh với đề tài “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay”, năm 2009. (iii) Nghiên cứu về các loại hình công ty, đã có một số công trình cụ thể: - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang “Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh”, năm 2012; - Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Huế với đề tài: “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đề cập nhiều về các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức luật sƣ và hành nghề luật sƣ ở Việt Nam, góp phần làm rõ hơn lý luận và thực tiễn về tổ chức luật sƣ và hành nghề luật sƣ, trong đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã đƣợc vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam với tƣ cách là hành lang pháp lý cho hình thức hành nghề của luật sƣ, những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố sẽ là các tƣ liệu quý giá để tác giả kế thừa và tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty luật ở Việt Nam. 5 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn đƣợc xác định là: (i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật; (ii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam; (iii) Đề xuất các định hƣớng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về công ty luật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nƣớc về vấn đề này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về công ty luật từ khi Luật Luật sƣ năm 2006 đƣợc ban hành đến nay. + Về không gian: Pháp luật của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nƣớc trên thế giới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả , tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cƣ́u chủ yếu là phân tích , tổng hợp, suy luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng phƣơng pháp tƣ duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo tƣ tƣởng Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật, đồng thời làm phong phú thêm cơ sở khoa học về áp dụng pháp luật trong quá trình thực thi. Luận 6 văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tƣ pháp. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về công ty luật, các quy định của Luật Luật sƣ, Luật Doanh nghiệp cho phù hợp với đặc trƣng của nghề luật sƣ cũng nhƣ thông lệ trên thế giới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về công ty luật Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về công ty luật ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 7 Chƣơng 1 NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty luật 1.1.1.1. Khái niệm công ty luật * Khái niệm chung về công ty: Công ty (company) có thể mang những tên gọi khác nhau nhƣ tổ hợp (corporation), hãng (firm), tập đoàn (group), doanh nghiệp hay xí nghiệp (enterprise), nhà máy (factory) hoặc tổ chức (organization)… Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu, tìm hiểu về công ty, pháp luật các quốc gia trên thế giới đƣa ra không ít khái niệm. Bộ luật Dân sự Công hòa Pháp quy định: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều ngƣời thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu đƣợc qua hoạt động đó”.[28] Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm rằng: “Khái niệm công ty đƣợc hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”.[19] Theo Luật của bang Georgia - Mỹ, thì “công ty là một pháp nhân đƣợc tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhƣng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động đƣợc ấn định trong điều lệ”. Theo luật của bang Lousiana - Mỹ, “công ty là một thực thể đƣợc tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dƣới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó đƣợc xem xét nhƣ một con ngƣời cụ thể”. 8 Ở Việt Nam, tuy không đƣa ra một khái niệm chung về công ty, nhƣng qua định nghĩa chung về công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đƣợc quy định tại Điều 2 Luật Công ty năm 1990 thì: “Công ty… là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”. Qua một số khái niệm trên cho thấy, các quy định về công ty có những nét tƣơng đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác nhau, nhƣng tổng hợp chung lại có khái niệm tổng quát nhƣ sau: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều ngƣời (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”. Với khái niệm này, công ty có ba đặc điểm cơ bản: (i) Sự liên kết của hai hay nhiều ngƣời hoặc tổ chức, sự liên kết này thể hiện ở hình thức bên ngoài là một tổ chức; (ii) Sự liên kết đƣợc thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế), các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty; (iii) Sự liên kết nhằm mục đích chung. Có nhiều sự liên kết giống công ty nhƣng không do luật công ty điều chỉnh nhƣ cộng đồng kinh tế, các hiệp hội. Theo khái niệm trên, thì có rất nhiều loại công ty với các mục đích khác nhau, trong đó có các loại công ty thƣơng mại hay công ty kinh doanh là phổ biến, ngoài ra còn có các công ty dân sự. Có thể phân loại công ty theo các các tiêu chí sau: - Theo lĩnh vực hoạt động, thƣờng có: Công ty thƣơng nghiệp/thƣơng mại, công ty vận tải, công ty công nghiệp, công ty tài chính, ngân hàng, công ty luật, công ty bảo hiểm… - Theo chế độ sở hữu, có: Công ty nhà nƣớc, công ty tƣ nhân. 9 - Theo phạm vi kiểm soát hay tƣ cách pháp nhân, có công ty nội địa, công ty nƣớc ngoài, công ty hỗn hợp… - Theo tính chất giao dịch, thƣờng có công ty môi giới, công ty đại lý, công ty bán buôn, công ty bán lẻ… - Theo phân định trách nhiệm, có công ty trách nhiệm hữu hạn (các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đóng góp của mình), công ty trách nhiệm vô hạn (một số ít thành viên chính còn phải chịu trách nhiệm về những tài sản khác ngoài phần vốn đóng góp của mình). * Khái niệm công ty luật: Công ty là chủ thể (subject) tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo Perter Drucker, thuật ngữ “kinh doanh” (business) còn có nghĩa “khai thác” (exploitation). Kinh doanh là các hoạt động theo đuổi lợi nhuận. Nhƣ vậy, bản thân thuật ngữ kinh doanh đã bao gồm các hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác (nguyên liệu, năng lƣợng), pháp lý (pháp luật), sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp), lƣu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm (gọi chung là thƣơng mại). Với quan niệm đó, nếu nói “trong sản xuất và kinh doanh”, thì chƣa chính xác, bởi vì bản thân sản xuất cũng là một khâu của kinh doanh. Trong kinh doanh, mỗi công ty đƣơng nhiên có chủ sở hữu (owner). Ngƣợc lại, một chủ sở hữu có thể có nhiều công ty hay xí nghiệp khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau (chủ sở hữu công ty có thể tuyển giám đốc điều hành hay ngƣời quản lý công ty thay mình bằng quan hệ hợp đồng thoả thuận). Kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định, thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các loại hình công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh. Ngƣời muốn thành lập công ty luật để kinh doanh dịch vụ pháp lý phải là luật sƣ. Nghề luật sƣ rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sƣ và tính chất của nghề tự do trong tổ chức hành nghề luật sƣ. Vì tính chất đặc thù đó, có thể đƣa ra 10 khái niệm về công ty luật nhƣ sau: Công ty luật là một loại hình công ty gồm một hoặc hai thành viên trở lên là luật sƣ, tự bỏ vốn hoặc cùng nhau góp vốn để thành lập một pháp nhân với mục đích chung là kinh doanh dịch vụ pháp lý. Tùy theo loại hình công ty, thành viên công ty có thể chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, các hình thức công ty luật phổ biến trên thế giới gồm các loại hình sau: (i) Công ty luật hợp danh; (ii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên; (iii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật là một loại hình công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý, các nƣớc trên thế giới quy định các loại hình công ty luật khác nhau, nhƣng chủ yếu là ba loại hình: - Công ty luật hợp danh: Là một loại hình công ty đối nhân, có ít nhất hai luật sƣ là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dịch vụ pháp lý dƣới một tên chung. Thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, một số nƣớc nhƣ Mỹ, công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu hạn. Công ty hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành lập, điều hành công ty cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu đƣợc. Các luật sƣ trong công ty hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập, trong đó có ít nhất một luật sƣ chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn các luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội viên hùn vốn). 11 - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Là một loại hình công ty có ít nhất hai thành viên trở lên là luật sƣ cùng góp vốn để thành lập một pháp nhân nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là công ty do một luật sƣ thành lập và làm chủ sở hữu nhằm kinh doanh dịch vụ pháp lý. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ở Đức, còn cho phép luật sƣ thành lập công ty luật liên doanh. Luật về Luật sƣ năm 1996 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/10/2007 quy định: Công ty luật có thể đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty luật tƣ nhân, công ty luật hợp danh và công ty luật có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Qua nghiên cứu cho thấy, bản chất của công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, do các luật sƣ tự thành lập hoặc tham gia thành lập nhằm thực hiên hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ, góp phần bảo vệ công lý và tiến bộ xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm của công ty luật Không có khái niệm chung về công ty luật, do đó đƣơng nhiên không có những quy định khuôn mẫu, thống nhất về đặc điểm pháp lý của loại hình liên kết này trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Luật mỗi quốc gia đƣa ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty luật, tuy nhiên tựu trung lại, các quy định đều tƣơng đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thành viên thành lập hoặc tham gia thành lập công ty là luật sƣ. Đặc điểm này thể hiện tính chất nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. 12 Thứ hai, là hình thức công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý, là công ty đối nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. Thứ ba, tính chất đối vốn của công ty không đặt ra, vì việc hành nghề luật sƣ không dựa trên nguồn vốn, mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sƣ. Thứ tư, tƣ cách pháp lý của thành viên không thể chuyển nhƣợng hay thừa kế, điều này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của luật sƣ, vì thế khi một thành viên ra khỏi công ty hoặc chết nếu không đủ số thành viên theo quy định, công ty phải chuyển đổi loại hình hoặc chấm dứt hoạt động. Thứ năm, công ty luật chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan tƣ pháp (Sở Tƣ pháp) và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sƣ. Thứ sáu, công ty không đƣợc phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. 1.1.1.3. Vai trò của công ty luật Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm trong lịch sử, có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Bên cạnh vai trò chung nhƣ các loại hình công ty khác, công ty luật có ý nghĩa riêng khiến cho nó không thể thiếu đƣợc trong xã hội. Thứ nhất, công ty luật góp phần quan trọng trong việc tham gia tuyên truyề n, phổ biế n, giáo dục pháp luật Luật sƣ là một nghề cao quý trong xã hội, ngƣời muốn hành nghề luật sƣ phải có kiến thức pháp luật chuyên sâu. Luật sƣ trƣớc hết là một chuyên gia pháp luật, một cố vấn pháp luật có những kỹ năng hành nghề thực thụ. Hoạt động hành nghề của luật sƣ tiếp xúc với mọi đối tƣợng, hỗ trợ về mặt pháp lý cho mọi tổ chức và cá nhân. Công ty luật là nơi liên kết của các luật sƣ, cùng chung một mục đích hành nghề, thông qua hoạt động hành nghề của 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan