Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh...

Tài liệu Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh

.PDF
11
370
64

Mô tả:

cơ quản quản lý cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh
Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Đề tài: Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Dàn bài:  Đặt vấn đề  Mở đầu  Phân tích  Kết luận Đặt vấn đề Khi bạn mua gói dịch vụ của một doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đó lại không làm đúng trách nhiệm, nghĩa vụ và đã xâm phạm đến quyền lợi của bạn, thì làm cách nào bạn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Khi một doanh nghiệp nhận thấy rằng mình đang bị nói xấu bởi một doanh nghiệp khác, thì làm cách nào doanh nghiệp đó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Trên cơ sở phản ánh của báo chí về tình trạng thỏa thuận của các doanh nghiệp gây nên trình trạng hạn chế cạnh tranh trên thị trường thì cơ quan chức năng nào sẽ vào cuộc để giải quyết? Các hành vi trên sau khi bị khiếu nại bởi cá nhân, tổ chức hoặc bị phát hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được giải quyết theo trình tự thủ tục của Luật cạnh tranh năm 2004. Căn cứ khoản 8, Điều 3, Luật cạnh tranh năm 2004, một hành vi được xem là vụ việc cạnh tranh, là đối tượng của thủ tục tố tụng cạnh tranh trong Luật cạnh tranh năm 2004 phải thỏa hai yếu tố: thứ nhất, có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh; và thứ hai, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức điều tra, xử lí theo quy định chung. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 1 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Lúc này, cơ quan quản lí cạnh tranh là Cục quản lí cạnh tranh và cơ quan xử lí các hành vi hạn chế canh tranh là Hội đồng cạnh tranh sẽ thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình. Mở đầu Sự cạnh tranh là điều không thể thiếu trên nền kinh tế thị trường, là điều cần thiết để các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện năng lực của mình hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Để sự phát triển nền kinh tế bền vững thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phải trung thực và không vi phạm pháp luật. Cùng với sự ra đời của Luật cạnh tranh năm 2004 là sự hình thành của Cục quản lí cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (gọi chung là cơ quan cạnh tranh) có chức năng cơ bản là đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh, bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, cản trở cạnh tranh. Cơ quan quản lí cạnh tranh sẽ tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo và tiến hành điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh và ra các quyết định xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Trong Luật cạnh tranh năm 2004, Cơ quan quản lí cạnh tranh được quy định tại Điều 49 như sau: 1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh. 2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này; b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 2 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh; đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Sau khi qua các giai đoạn điều tra nếu vụ việc trên đầy đủ các yếu tố để trở thành vụ việc cạnh tranh thì quá trình tố tụng cạnh bắt đầu. Theo quy định tại Điều 74, Luật cạnh tranh năm 2004, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Trong khuôn khổ bài viết này nhóm sẽ tập trung bình luận về mối quan hệ giữa Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lí cạnh tranh và sự liên quan đến quá trình tố tụng cạnh tranh ở Việt Nam. Phân tích Căn cứ Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, ngày 9/1/2006 tại Khoản 1, Điều 1 có quy định: Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh. Do đó ta có thể thấy Cục quản lí cạnh tranh là cơ quan quản lí cạnh tranh và là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Bộ Công thương (Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII, ngày 31 tháng 7 năm 2007 hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương). Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lí cạnh tranh được quy định tại Điều 49, Luật cạnh tranh năm 2004 và Điều 2 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP là khá rộng và nhiều như: - Tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh. Tổ chức thụ lí, điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 3 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh tranh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác. Ra quyết định xử lí đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo cá quy định của pháp luật. Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế. - Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công thương các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Thụ lí, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa các nước vào Việt Nam để đề xuất các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền và xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hội đồng cạnh tranh có bản chất, vị trí và vai trò khác với Cục quản lý cạnh tranh. Luật cạnh tranh năm 2004 không quy định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan quản lí cạnh tranh của Việt Nam. Căn cứ Điều 53, Luật cạnh tranh năm 2004 và Điều 1, Nghị định số 07/2015/NĐCP có quy định: Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Có thể hiểu rằng Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực hiện chức năng tài phán (gần như xét xử), có thẩm quyền quyết định xử lí đối với hành vi hạn chế cạnh tranh bằng một trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ. So với Cục quản lí cạnh tranh, tính độc lập của Hội đồng cạnh tranh được ghi nhận tại Nghị định số 07/2015/NĐ-CP và được thể hiện qua cơ cấu thành phần TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 4 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh của nó tại Điều 4 của Nghị định này: Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 (mười một) đến 15 (mười lăm) thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Do đó, có thể nhận thấy rằng so với Hội đồng cạnh tranh thì Cục quản lí cạnh tranh có thẩm quyền lớn hơn rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến cạnh tranh như chống bán phá giá, chống trợ cấp… Trong khi đó Hội đồng cạnh tranh chỉ có thẩm quyền xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh do Cục quản lý cạnh tranh đã thụ lí, điều tra. Căn cứ luật cạnh tranh năm 2004 tại các điều: Điều 58. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh: Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Điều 86. Điều tra sơ bộ Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây: 1. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý; 2. Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này. Ta có thế thấy, tố tụng cạnh tranh có thể bắt đầu bằng một trong hai sự kiện sau: thứ nhất, có tổ chức, cá nhân khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh theo qui định của pháp luật; thứ hai, do chính cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 5 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Có nghĩa là, cơ quan quản lí cạnh tranh sẽ nhận được đơn khiếu nại của tổ chức, cá nhân nào đó hoặc là với quyết định hành chính của cơ quan quản lý cạnh tranh để bắt đầu một vụ việc cạnh tranh. Cơ quan thực hiện tố tụng cạnh tranh không phải là Tòa án mà là có quan hành pháp, cụ thể ở đây là Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (Điều 74, Luật cạnh tranh năm 2004). Tố tụng cạnh tranh được áp dụng đối với hai hành vi: +Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính; +Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh như là thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 6 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Kết hợp giữa sơ đồ giãn lượt quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và các điều luật cụ thể sau đây: Điều 59, Luật cạnh tranh năm 2004 quy dịnh: Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 7 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Điều 49, Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Điều 2, Nghị định số 07/2015/NĐ-CP về Hội đồng cạnh tranh quy định: Tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh Điều 53, Luật cạnh tranh năm 2004 quy định: Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Ta có thể thấy rằng. mối liên hệ giữa Cục quản lý cạnh tranh cà Hội đồng cạnh tranh trong việc thực hiện tố tụng vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Theo đó, kể cả trong hai trường hợp làm phát sinh ra vụ việc cạnh tranh thì cơ quan xử lí đầu tiên là Cục quản lý cạnh tranh, qua các giai đoạn điều tra sau đó khi có báo cáo điều tra thì Hội đồng cạnh tranh lúc này mới tiếp nhận vụ việc theo thẩm quyền của mình để xử lí. Như ta đã biết, Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh không lành mạnh; Hội đồng quản lý cạnh tranh thì có thẩm quyền xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh. Nhưng trước đó vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến vụ việc điều do Cục quản lí cạnh tranh giải quyết. Và hai vụ việc này có bản chất hoàn toàn khác nhau. Do đó, bất cập xảy ra là điều đương nhiên khi có sự chồng chéo về thẩm quyền xử lí trong giai đoạn tố tụng. Giả sử trường hợp, sau khi có báo cáo điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh thấy một số bất cập không thể đưa ra quyết định thì phải tiếp tục điều tra bổ sung. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 8 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Việc này sẽ tốn thời gian và công sức khi không được tiếp nhận vụ việc ngay từ đầu. Sau các quyết định của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh và Cục trường cục quản lý cạnh tranh các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng quản lý cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công thương tùy theo thẩm quyền xử lí của các bên. Nhưng cuối cùng vẫn không thỏa mãn với các quyết định đó thì các bên quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân theo thủ tục dân sự hành chính. Kết Luận Có thể hiểu rằng, Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh của Việt Nam và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh theo qui định của pháp luật là tố tụng cạnh tranh. Trong tố tụng cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra các vụ việc cạnh tranh bao gồm cả vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước độc lập, do Chính phủ thành lập. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thành lập Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh để ra quyết định xử lí các vụ việc hạn chế cạnh tranh.Và Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền ra quyết định xử lí các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các quyết định trên đều có thể khiếu nại, thậm chí nếu không thỏa mãn vẫn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân theo thủ tục dân sự hành chính. Theo tìm hiểu qua các bài báo, có thể chỉ ra các vụ việc sau: + Năm 2014, giá một tô mì ở sân bay Tân Sơn Nhất có lúc lên đến 160.000 đồng, giá của nhiều loại đồ ăn khác cũng cao một cách khủng khiếp. Sự việc này có dấu hiệu vi phạm điều 13.2 của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để áp đặt giá bất hợp lý. Thế nhưng, thay vì sử dụng Luật Cạnh TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 9 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh tranh để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó lại “yêu cầu” phải hạ giá mì tôm xuống còn 20.000 đồng. + Năm 2015, khi giá xăng dầu giảm đến 40%, nhưng giá taxi không giảm, dư luận sục sôi, nhiều ý kiến kêu gọi các hãng taxi giảm giá. Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM, trả lời báo Tuổi trẻ: “Sau khi thảo luận với các thành viên, chúng tôi quyết định vẫn giữ nguyên mức cước phí hiện nay”(2). Hành vi này có dấu hiệu vi phạm điều 8.1 của Luật Cạnh tranh về cấu kết làm giá. +Tháng 8-2014, lãnh đạo huyện Kỳ Anh tại Hà Tĩnh từng ký công văn yêu cầu các cơ quan, ban ngành địa phương trong huyện khi tổ chức hội nghị, tiếp khách phải ưu tiên sử dụng bia của nhà máy Sabeco đóng trên địa bàn Hà Tĩnh. Hành động này trái với điều 6 Luật Cạnh tranh cấm các cơ quan quản lý nhà nước cản trở cạnh tranh trên thị trường khi buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định. Tuy nhiên, tất cả điều này chỉ dừng lại ở dư luận mà không phải là một quyết định hay tuyên bố rõ ràng của cơ quan quản lý cạnh tranh. Điều đó cho thấy rằng, Luật cạnh tranh có thể chưa phát huy tác dụng một cách đầy đủ để bảo vệ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, như tinh thần ban đầu của bài viết, nhóm tập trung bình luận về mối quan hệ giữa Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lí cạnh tranh và sự liên quan đến quá trình tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam thì có thể tạm rút ra nguyên nhân có thể làm cho Luật cạnh tranh ở nước ta khó phát huy được tác dụng là sự quá tải về trách nhiệm về chức năng của Cục quản lý cạnh tranh và sự nhập cuộc có về hơi muộn của Hội đồng cạnh tranh trong quá trình xử lí vụ việc cạnh tranh. Ngoài ra thời gian xử lí, rồi khiếu nại và có thể sẽ khởi kiện ra Tòa án là rất lâu, có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 10 Pháp luật về cơ quan quản lí cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh Tuy nhiên để hướng đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, nền kinh tế phát triển bền vững thì Luật cạnh tranh là rất cần thiết vì quá trình cạnh tranh sẽ làm cho nền kinh tế phát triển. Và chúng ta có quyền hy vọng với tốc độ phát triển thị trường như hiện nay thì Luật cạnh tranh sẽ được áp dụng triệt để và là công cụ hữu ích thật sự bảo vệ cho sự cạnh tranh lành mạnh ở nước ta./. Tài Liệu Tham Khảo (1) Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, trường ĐH Luật tpHCM. (2) Giáo trình Luật cạnh tranh, trường ĐH Kinh tế - Luật, tpHCM (3) Trương Hồng Quang (2011), cơ quan quản lý cạnh tranh: Những bất cập và phương hướng hoàn thiện, Nxb, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. (4) Đạo luật bị lãng quên ( http://www.thesaigontimes.vn/160176/Dao-luat-bilang-quen.html ) TRƯƠNG ANH TUẤN (MỘT VÀI Ý KIẾN CHỦ QUAN) Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan