Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp...

Tài liệu Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

.PDF
98
1048
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 35 (2009 – 2013) Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PHẠM MAI PHƯƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN NGỌC ĐÀNH MSSV: 5095600 LỚP: Luật thương mại 1 K35 Cần Thơ - 2013 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Phạm Mai Phương NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2013 Giáo viên phản biện Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vai trò của doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp có thể được xem như biểu tượng của sự phát triển của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, gắn liền với công cuộc đổi mới và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tê, nhiều loại hình doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận, và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Sau công cuộc đổi mới đất nước từ Đại Hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam có những bước cải thiện đáng kể. Luật Doanh nghiệp 1999 đã đạt được những thành tựu trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng cũng có nhiều hạn chế. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã khẳng định được sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề phát triển doanh nghiệp như thừa nhận quyền của cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO đã chứng minh được những nổ lực cải cách không ngừng, quyết tâm của Đảng và nhà nước ta. Pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam đã thừa nhận hình thức tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những phương thức để giúp các nhà đầu tư lựa chọn áp dụng giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển vững mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp, thêm vào đó cùng với sự cạnh tranh ngày càng cao thì không phải một loại hình doanh nghiệp nào khi được đưa vào hoạt động cũng đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận mà vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém dẫn đến việc thua lỗ, hoặc một số doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận nhưng muốn nâng cao khả năng cạnh tranh đã lựa các chọn hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Việc tổ chức lại doanh nghiệp được ghi nhận trong Luật Doanh Nghiệp 2005 và thực hiện theo các hình thức như chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp. Quy định về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong pháp luật về doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp phù hợp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của các nhà đầu tư. Tuy nhiên cho đến nay khoa học pháp lý về vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu ở nước ta. Do vậy, để hiểu rõ hơn quy định pháp luật hiện nay và góp phần đáp ứng yêu cầu trên thực tế về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và khắc phục được những khiếm khuyết của pháp luật GVHD: Phạm Mai Phương 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này, người viết chọn việc nghiên cứu đề tài “pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những lý luận pháp luật chủ yếu về các vấn đề khi tiến hành các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cần phải đáp ứng và tuân theo các điều kiện gì, trình tự, thủ tục để hoàn thành quá trình này ra sao? Đồng thời, từ những quy định pháp luật hiện hành về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp người viết tìm hiểu hoạt động này trên thực tế diển ra như thế nào, qua đó thấy được những bất cập ở những quy định và đề xuất giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp của các doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về tổ chức lại doanh nghiệp thì vấn đề này được quy định ở nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, như pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về đầu tư … và việc đề cập đến các vấn đề thuộc chuyên ngành trên với mục đích làm rõ hơn các quy định được áp dụng trong pháp luật về Luật Doanh nghiệp 2005. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích luật; phương pháp tổng hợp, sưu tầm và phân tích tài liệu như sách, bài viết tham khảo; sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các quy định pháp luật, giữa lý luận và thực tiển; phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 02 chương: Chương 1: Khái quát chung về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, thực trạng và phương hướng hoàn thiện. Để hoàn thành được đề tài, em xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Phạm Mai Phương, nhờ sự hướng dẫn và những lời nhận xét của cô, em đã có thêm kiến thức để áp dụng thực hiện đề tài được tốt hơn và hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô. GVHD: Phạm Mai Phương 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, chủ thể của hình thức tổ chức lại doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Tổ chức lại doanh nghiệp không phải là một chế định mới trong Luật Doanh nghiệp 2005. Chế định này đã ra đời và gắn liền với sự phát triển của các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đang được quy định trong pháp luật Việt Nam cũng là những hình thức phổ biến trong pháp luật về công ty của hầu hết các nước khác. Thực tiễn kinh tế thị trường đã chứng minh quy luật cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khắc nghiệt, việc doanh nghiệp tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh, sắp xếp lại tổ chức quản lý doanh nghiệp là điều rất cần thiết để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô của doanh nghiệp trên thị trường. Vì lẽ đó mà pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định để điều chỉnh việc tổ chức lại doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng đã có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn với từng thời kỳ của đất nước. Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã có sự ghi nhận về quy định này như Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Trên cơ sở kế thừa các quy định trước đó, Luật Doanh nghiệp 2005 tiếp tục quy định về việc tổ chức lại doanh nghiệp. Trong tổ chức lại doanh nghiệp, có sự mất đi và xuất hiện thêm những chủ thể mới, điều này được coi như sự phát triển tự nhiên và là sự tự biến đổi cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh với hy vọng đạt hiệu quả lợi nhuận cao. Theo đó, tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp1. Các hình thức của tổ chức lại doanh nghiệp còn được biết đến như một hình thức tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Tái cấu trúc doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh thương mại giữa các chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức kinh doanh với nhau làm thay đổi hình thức doanh nghiệp. Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể do chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc do thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp do chủ sở hữu quyết định hoặc do quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp là đồng thời với việc chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ giữa các bên hoặc đồng thời với việc phân chia vốn 1 Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: Phạm Mai Phương 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp điều lệ doanh nghiệp thành nhiều chủ sở hữu khác nhau. Hình thức thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp có thể là: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp giữa các tổ chức kinh doanh. Việc thay đổi chủ sở hữu doanh doanh nghiệp được dựa trên sự thống nhất ý chí của chủ doanh nghiệp hoặc giữa các chủ sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do một quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền2. 1.1.2 Chủ thể 1.1.2.1 Các chủ thể thực hiện hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Chủ thể tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp là các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2005, các chủ thể thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Do trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp này cần có những biến đổi về quy mô, hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như bảo đảm tính hiệu quả về kinh tế. 1.1.2.2 Đặc điểm của các chủ thể thực hiện hình thức tổ chức lại doanh nghiệp - Là một tổ chức kinh tế: Đặc điểm này phân biệt doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang và các tổ chức khác (như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp). - Doanh nghiệp phải là một tổ chức hội đủ các điều kiện như phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký thành lập hợp pháp… + Tên riêng của doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước và nhằm mục đích phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với bên thứ ba. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động thì điều kiện tiên quyết là phải có tài sản, tài sản doanh nghiệp được xem là một nét đặc trưng lớn khi muốn thành lập một doanh nghiệp. + Trụ sở giao dịch ổn định: Bất kỳ một nhà đầu tư nào muốn thành lập chủ thể kinh doanh với tư cách doanh nghiệp đều phải có một trụ sở giao dịch. Điều này giúp doanh nghiệp thuận lợi khi tham các quan hệ trong quá trình hoạt động như thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp… 2 Nguyễn Quốc Sỹ, Nguyễn Văn Nông, Luật Kinh doanh Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2010, trang 111 - 113 GVHD: Phạm Mai Phương 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp + Được đăng ký thành lập hợp pháp Doanh nghiệp dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào khi thành lập đều phải thực hiện các thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật tại một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp một văn bản có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi: Mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp và chủ yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi3. Do đó, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế luôn hoạt động vì mục đích lợi nhuận, đó cũng được xem như bản chất cơ bản của một doanh nghiệp. 1.2 Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Trước đây, ở nước ta việc tổ chức lại doanh nghiệp chưa được Luật công ty 1990 ghi nhận. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế và nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp, đến khi ban hành Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999, tổ chức lại doanh nghiệp đã được quy định, dưới các hình thức: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp, (cụ thể từ Điều 105 đến Điều 110). Sau đó, Luật Doanh nghiệp Nhà Nước 2003 ra đời thì tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được quy định nhưng đa dạng về các loại hình hơn. Điều 73 Luật Doanh nghiệp nhà nước2003 quy định về các hình thức tổ chức lại công ty nhà nước, bao gồm:  Sáp nhập vào công ty nhà nước khác  Hợp nhất các công ty nhà nước  Chia công ty nhà nước  Tách công ty nhà nước  Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên  Chuyển tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập  Các hình thức khác theo quy định của pháp luật  Khoán, cho thuê công ty nhà nước Đến Luật Doanh Nghiệp 2005, các doanh nghiệp được tiến hành tổ chức lại dưới các hình thức cụ thể: chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và chuyển đổi công ty. Các doanh nghiệp nhà nước 3 Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: Phạm Mai Phương 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp trước đây thực hiện hình thức tổ chức lại theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, sau khi thực hiện việc chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 166, Điều 169 Luật doanh nghiệp 2005) thì việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005. 1.2.1 Chia doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh4. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ví dụ như công ty cổ phần chỉ có thể chia thành hai hay nhiều công ty cổ phần mới chứ không thể chia thành một hoặc nhiều công ty cổ phần và một hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh nghiệp tư nhân. Ưu, nhược điểm của hình thức chia doanh nghiệp Ưu điểm - Tạo sự thuận lợi khi quản lý đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn - Khả năng độc lập tài chính trong quá trình kinh doanh cao hơn Nhược điểm - Khi các doanh nghiệp mới được thành lập thì đồng nghĩa với việc xây dựng lại thương hiệu từ đầu. Hơn nữa, do yếu tố kinh doanh còn yếu, khả năng tài chính thiếu nên khả năng xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường rất khó khăn. - Các doanh nghiệp sau khi chia có thể trở thành đối thủ cạnh tranh khi cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên thị trường - Quy mô công ty và vốn sở hữu giảm - Xuất hiện các chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng - Giải quyết các vấn đề sau khi chia như khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, thuế… - Hình thức chia doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của đối tác và người lao động do sau khi tiến hành chia thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại. 4 Khoản 1, 3 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: Phạm Mai Phương 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp 1.2.2 Tách doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách5. Ưu, nhược điểm của hình thức tách doanh nghiệp Ưu điểm - Tạo sự thuận lợi khi quản lý đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn - Khả năng độc lập tài chính trong quá trình kinh doanh cao hơn Nhược điểm - Khi doanh nghiệp mới được thành lập sau khi được tách thì đồng nghĩa với việc xây dựng lại thương hiệu từ đầu. - Quy mô công ty và vốn sở hữu của doanh nghiệp bị tách giảm - Các doanh nghiệp sau khi tách có thể trở thành đối thủ cạnh tranh khi cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên thị trường - Xuất hiện các chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cho cả doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách. - Giải quyết các vấn đề sau khi tách như khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, thuế… 1.2.3 Hợp nhất doanh nghiệp Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất6. Theo định nghĩa về hợp nhất doanh nghiệp tại Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005 thì đối tượng của doanh nghiệp được hợp nhất phải là các công ty cùng loại, không áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân và giữa các công ty khác loại hình với nhau. Tại Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các công ty sáp nhập, hợp nhất với nhau phải là các công ty cùng loại với nhau. Theo hai từ cùng loại này là cùng loại về loại hình doanh nghiệp hay cùng loại về ngành nghề kinh doanh hay cùng là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hay cùng là công ty thành lập theo luật đầu tư chẳng hạn… Rất khó có thể hiểu được chính xác ý nghĩa thật sự mà các nhà làm 5 Khoản 1 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2005 6 Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: Phạm Mai Phương 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp luật muốn hướng tới. Không những thế, đến các văn bản hướng dẫn thì các nhà quản lý cũng bỏ qua việc hướng dẫn thế nào là cùng loại. Thực chất hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh của các địa phương trong quá trình thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp thì các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng xử lý theo cách hiểu cùng loại là cùng mô hình tổ chức doanh nghiệp7. Ví dụ, một công ty trách nhiệm hữu hạn không thể hợp nhất với công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh vì các công ty này khác loại hình với nhau. Ưu, nhược điểm của hình thức hợp nhất doanh nghiệp Ưu điểm - Từ các công ty nhỏ, lẻ kết hợp lại thành một công ty có quy mô lớn nên khả năng bị triệt tiêu trên thương trường rất khó xảy ra. - Tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt khách hàng. - Tận dụng được các giá trị khác của các công ty bị hợp nhất như thương hiệu, thị phần, thị trường. - Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, có khả năng mở rộng ngành nghề kinh doanh từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Doanh nghiệp cũng có khả năng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, nhờ vào các nguồn lực có sẳn từ các doanh nghiệp hợp nhất. - Tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân lực do sắp xếp, bố trí hợp lý hơn từ nguồn nhân lực hiện có. - Giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh nếu việc hợp nhất các công ty sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm cùng loại hoặc tương tự hoặc một bên thực hiện việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh của bên còn lại. - Vượt qua được những mặt hạn chế trong một công ty từ những nguồn lực bổ sung cần thiết, các sáng chế hoặc các nhân tố sản xuất khác. Nhược điểm - Hình thức hợp nhất đòi hỏi mức độ hợp tác rất cao giữa các doanh nghiệp khi tham gia, do sau khi tiến hành hợp nhất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi 7 http://www.lamgiau.edu.vn/dieu-hanh-doanh-nghiep/mua-ban-sat-nhp/1195-hop-nhat-sap-nhapdoanh-nghiep-vuong-ngay-khai-niem.html GVHD: Phạm Mai Phương 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp giữa những người quản lý và nhân viên hai bên, giữa quyền lợi riêng từ từng cá nhân, giữa những thị phần và thương hiệu đối chọi. Nếu không khéo giải quyết, công ty sẽ mất rất nhiều thì giờ cũng như nhân lực, đồng nghĩa với việc mất mát doanh thu và lợi nhuận. - Hợp nhất là một hình thức tập trung kinh tế, do đó cần nghiên cứu kỹ pháp luật cạnh tranh, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu các hình thức xử lý, các biện pháp của pháp luật về cạnh tranh. - Giải quyết nguồn lao động dôi dư. - Giải quyết các vấn đề phức tạp hậu hợp nhất như: trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp bị hợp nhất, chuyển đổi tài sản, vấn đề bảo vệ môi trường, thuế… 1.2.4 Sáp nhập doanh nghiệp Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập8. Ưu, nhược điểm của hình thức sáp nhập doanh nghiệp Ưu điểm - Công ty nhận sáp nhập có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng nhờ vào thị trường có sẵn của các công ty bị sáp nhập mà không cần phải bỏ chi phí ban đầu ra để nghiên cứu, tiếp cận thị trường. - Tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp sau khi sáp nhập, với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt khách hàng. - Tận dụng được các giá trị khác của công ty bị sáp nhập như thương hiệu, thị phần, thị trường. - Nguồn nhân lực đã được đào tạo, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, những người có năng lực quản lý. - Thiết bị cơ sở kinh doanh có sẳn giảm được thời gian, chi phí xây dựng hạ tầng. - Giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh nếu việc sáp nhập hai công ty sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm cùng loại 8 Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 GVHD: Phạm Mai Phương 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp hoặc tương tự hoặc một bên thực hiện việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh của bên còn lại. - Chiếm được quyền lực thị trường tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Vượt qua được những mặt hạn chế trong một công ty từ những nguồn lực bổ sung cần thiết, các sáng chế hoặc các nhân tố sản xuất khác. Nhược điểm - Sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế, do đó cần nghiên cứu kỹ pháp luật cạnh tranh, nếu không doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu các hình thức xử lý, các biện pháp của pháp luật về cạnh tranh. - Những doanh nghiệp muốn sáp nhập vào doanh nghiệp khác thông thường là đang lâm vào tình trạng nợ nần thua lỗ kéo dài, dẫn đến vốn âm, vì vậy trước khi tiến hành sáp sập cần phải tìm hiểu chính xác về tình hình hoạt động, tài chính của công ty bị sáp nhập - Giải quyết nguồn lao động dôi dư - Giải quyết các vấn đề phức tạp hậu sáp nhập như: trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp bị sáp nhập, chuyển đổi tài sản, vấn đề bảo vệ môi trường, phân chia lợi nhuận trong cùng một doanh nghiệp, thuế… 1.2.5 Chuyển đổi doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẩn thi hành không định nghĩa như thế nào là chuyển đổi doanh nghiệp, mà quy định các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp mới nào. Hiện tại có nhiều dạng chuyển đổi với những thủ tục khác nhau, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Vì vậy, có thể hiểu chuyển đổi doanh nghiệp là sự thay đổi loại hình doanh nghiệp trong những trường hợp pháp luật quy định9. Ưu, nhược điểm của hình thức chuyển đổi doanh nghiệp Ưu điểm - Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty, đáp ứng các yêu cầu trên thực tế do sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Sau khi doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều muốn hướng đến sự phát triển, ổn định. Tuy nhiên, sau thời gian tiến hành kinh doanh các loại hình doanh nghiệp hiện tại có thể không còn phù hợp với tình hình hoạt động, sản xuất 9 Giáo trình pháp luật kinh tế - trường Đại học kinh tế quốc dân GVHD: Phạm Mai Phương 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp kinh doanh của công ty do đó việc chuyển đổi công ty sang một loại hình mới được coi là nhu cầu tất yếu để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. - Đáp ứng được các mục tiêu mà nhà đầu tư muốn thực hiện, bởi nhiều nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp đều muốn doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên sau khi hoạt động có nhiều vấn đề phát sinh như, muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp để tăng thêm vốn mở rộng kinh doanh hoặc một số nhà đầu tư sau khi kinh doanh muốn được tách riêng để hoạt động độc lập, thuận lợi trong kinh doanh và quản lý. - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy mô để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp mới sao cho phù hợp như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. Nhược điểm - Số lượng thành viên thay đổi lớn trong công ty là một yếu tố đầu tiên gây nên sự khó khăn nhất định trong việc chuyển đổi giữa các loại hình công ty. Điển hình là hình thức chuyển đổi làm thay đổi đáng kể số lượng thành viên khi từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc ngược lại. - Tranh chấp nội bộ công ty diễn ra do việc chuyển đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến tài sản hoặc quyền lợi của các thành viên trong công ty. Vì thế sẽ khó khăn và khó thực hiện do việc thay đổi quyền sở hữu, quyền lực và lợi ích khi tiến hành chuyển đổi sẽ dẫn đến việc thay đổi về tỷ lệ sở hữu trong công ty mới sau khi được chuyển đổi. - Thay đổi loại hình doanh nghiệp đồng nghĩa với việc phải thay đổi cơ cấu quản lý, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng lại từ đầu nhiều vấn đề như Điều lệ công ty, các chức năng quản lý cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp mới chuyển đổi theo quy định pháp luật. - Giải quyết nguồn lao động, trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp thì có thể xảy ra tình trạng là nguồn lao động dôi dư (công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc thiếu lao động (trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần), tùy thuộc vào loại hình chuyển đổi. - Giải quyết các vấn đề liên quan sau khi chuyển đổi như khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động… 1.3 Vai trò của hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Hình thức tổ chức lại các loại hình doanh nghiệp dù được quy định không lâu, chính thức được thừa nhận từ Luật doanh nghiệp 1999 nhưng đến nay thì việc GVHD: Phạm Mai Phương 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp tổ chức lại doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Thứ nhất, Tổ chức lại doanh nghiệp là quá trình thay đổi lại hình thức pháp lý của doanh nghiệp để phù hợp với nhu cầu và năng lực sản xuất - kinh doanh mới của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có sự biến đổi về quy mô, hình thức để đáp ứng kịp thời các nhu cầu từ thực tế. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi và ổn định của doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thứ hai, Giảm được số lượng các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ. Các doanh nghiệp Việt Nam đại bộ phận có quy mô vừa và nhỏ, yếu kém về kinh nghiệm thương trường, thiếu vắng lớp người có khả năng quản trị, khả năng tài chính còn hạn chế, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế tạo nên sự cạnh tranh gay gắt nên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp không tránh khỏi việc lâm vào tình trạng thua lỗ, không thu được lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Khi đó, để tiếp tục tồn tại các doanh nghiệp phải lựa chọn một phương hướng hoạt động phù hợp như sáp nhập, hợp nhất lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển, tiết kiệm các chi phí cần thiết, bổ sung những hạn chế của mỗi doanh nghiệp do mỗi doanh nghiệp sẽ có lợi thế nhất định. Một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả có thể là do nguyên nhân chủ quan như: có sự tranh chấp nội bộ, khả năng quản lý doanh nghiệp của người lãnh đạo. Vì thế, nếu tiến hành chia, tách doanh nghiệp tạo cho nhà đầu tư được kinh doanh độc lập hơn, nâng cao được trách nhiệm, tăng hiệu quả trong kinh doanh. Thứ ba, Giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khi bị đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh thì khả năng doanh nghiệp sẽ bị triệt tiêu là rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức hợp nhất và sáp nhập như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. Từ các công ty nhỏ, lẻ kết hợp lại thành một công ty có quy mô lớn nên khả năng bị triệt tiêu trên thương trường rất khó xảy ra, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng vốn đầu tư, có khả năng mở rộng ngành nghề kinh doanh… Ngoài ra, hiện nay việc hình thức chuyển đổi cũng giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh một phần nhờ vào sự thay đổi về quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được luật pháp cho phép chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (do chủ sở hữu chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một GVHD: Phạm Mai Phương 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp hoặc một số người khác; hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác) hoặc trở thành công ty cổ phần (huy động thêm thành viên mới). Thứ tư, Tổ chức lại doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian một cách có hiệu quả khi muốn chuyển sang hình thức kinh doanh mới hoặc muốn độc lập để hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn. Khi đó, nhà đầu tư không cần thiết phải trải qua giai đoạn trung gian là chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức giải thể doanh nghiệp khi muốn tiếp tục hoạt động. Bởi lẽ, sự trường tồn của một doanh nghiêp giúp doanh nghiệp hoạt động dễ dàng, đôi khi nó còn có sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Thứ năm, Thu hút được nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của chính phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn hình thức sáp nhập như là bước đầu tiên để tiếp cận thị trường ở Việt Nam. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, chủ yếu là sáp nhập và hợp nhất sẽ có nhiều lợi thế nhất định so với các hình thức đầu tư trực tiếp khác như thành lập doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác kinh doanh do các nhà đầu tư được sử dụng giá trị khác của doanh nghiệp như thương hiệu, thị phần, thị trường, nguồn nhân lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng. Các Doanh nghiệp trong nước thu được rất nhiều lợi ích từ nhà đầu tư nước ngoài bởi với nguồn lực tài chính lớn mạnh, thương hiệu, kinh nghiệm quản trị được đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp mình. 1.4 Thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp Mỗi một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp sẽ có một quy trình thủ tục nhất định được quy định cụ thể, rõ ràng phù hợp với hình thức mà doanh nghiệp đã lựa chọn, nhưng nhìn chung thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp được tiến hành qua ba bước sau: Bước 1: Thông qua quyết định tổ chức lại doanh nghiệp Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định tổ chức lại doanh nghiệp. Bước 2: Thông báo quyết định tổ chức lại doanh nghiệp Quyết định tổ chức lại doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định. Bước 3: Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh GVHD: Phạm Mai Phương 13 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp Tùy theo hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà có thể xuất hiện việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, xóa đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp mới. Việc đăng ký kinh doanh của công ty sau khi tổ chức lại được tiến hành theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh10. 1.5 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 43/2010/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh), việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp là quyền của cá nhân và tổ chức được nhà nước bảo hộ. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác các thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đối với hoạt động đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại thì các chủ doanh nghiệp cũng phải trải qua thủ tục đăng ký giống như trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Nói một cách khác, trình tự, thủ tục để đăng ký doanh nghiệp do thực hiện việc tổ chức lại không có sự phân biệt so với việc doanh nghiệp đăng ký thành lập đầu tiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể pháp luật quy định thêm các điều kiện về hồ sơ hoặc thủ tục đăng ký để dễ dàng hơn trong quá trình đăng ký và quản lý và tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Hiện nay, các chủ đầu tư muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp đã có hai con đường lựa chọn, đó là đăng ký một cách trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký qua mạng điện tử. 1.5.1 Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp - Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 43/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 43/2010 của Chính phủ. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp11: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa 10 Dương Kim Thế Nguyên, Bài giảng Luật Kinh tế, Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, năm 2006, trang 17 11 Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP GVHD: Phạm Mai Phương 14 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh được quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Các cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ đã được quy định. - Cấp mã số doanh nghiệp12: Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế. Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho doanh nghiệp thì phải gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp. - Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp13: Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh14  Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách 12 Điều 26 Nghị định 43/2010/NĐ-CP Khoản 1 Điều 28 Nghị định 43/2010/NĐ-CP 14 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005 13 GVHD: Phạm Mai Phương 15 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.  Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.  Ngành, nghề kinh doanh. - Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp15: + Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh sẽ được xem xét để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ các quy định. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:  Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh16; Nhà đầu tư khi muốn kinh doanh một ngành, nghề nào đó ngoài việc phải đáp ứng các quy định trong Luật Doanh nghiệp còn phải đáp ứng các quy định trong Luật đầu tư về lĩnh vực cấm đầu tư . Điều 30 Luật Đầu tư 2005 quy định về lĩnh vực cấm đầu tư, bao gồm: các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường; các dự án xử lý phế thải độc hại đưa 15 Điều 29 Nghị định 43/2010/NĐ-CP Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định ngành, nghề cấm kinh doanh 1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm: a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; b) Kinh doanh chất ma túy các loại; c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; 16 GVHD: Phạm Mai Phương 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành Pháp luật về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tá nhân độc hại bị cấm theo Điều ước quốc tế.  Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này17; Mỗi một doanh nghiệp phải có tên riêng dùng trong quá trình hoạt động và giao dịch với các chủ thể kinh doanh khác. Tên doanh nghiệp phải được ghi đầy đủ trong con dấu, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và phát âm được, đồng thời phải gồm ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được sử dụng cụm từ công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh này đang còn hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Không được sử dụng các từ ngữ, những ký đ) Kinh doanh các loại pháo; e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người; i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức; k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. 2. Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan. 17 Điều 31 quy định về tên doanh nghiệp; Điều 32 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; Điều 33 quy định tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; Điều 34 quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn. GVHD: Phạm Mai Phương 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Đành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan