Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tò...

Tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hải phòng

.PDF
76
63
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG BÙI THỊ KIM CÚC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG BÙI THỊ KIM CÚC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng” Xin cam đoan: - Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. - Luận văn được thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đình Nghị - Những thông tin, số liệu, bản án được trích dẫn trong luận văn đầy đủ, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. - Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các luận văn khác. Hà Nội, ngày … tháng… năm 2019 Xác nhận của GVHD Tác giả luận văn TS. Lê Đình Nghị Bùi Thị Kim Cúc LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Luật Kinh tế - Trường Đại học Mở Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Đình Nghị đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô Khoa đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các bạn học viên./. Hà Nội, ngày … tháng… năm 2019 Học viên Bùi Thị Kim Cúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ........8 1.1 Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ..............................8 1.2. Đặc điểm của bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ......................10 1.3. Vai trò của việc áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ....................................................................................................................11 1.4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng..............................................................................................15 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2006 .....................................................15 1.4.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay................................................................16 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...........................................18 2.1 Các quy định của pháp về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng ..18 2.1.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng .............................18 2.1.2. Xác định thiệt hại do vi phạm hợp đồng ..................................................22 2.1.3. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại .......................................................................26 2.1.4. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ..................29 2.1.5. Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ....................36 2.1.6. Kết hợp bồi thường thiệt hại với phạt vi phạm ........................................37 2.2. Thực trạng pháp luật về bôi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng...37 2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng……………………………………………………………………….38 2.2.2. Những bất cập, khó khăn trong viêc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại…………………………………………………………49 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập, khó khăn trong viêc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại………………………………...51 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................52 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...........................................................53 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong giai đoạn hiện nay ..................................................................53 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng .55 3.2.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ............................................................................55 3.2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng .............................................63 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................68 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLDS năm 2005 : Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS năm 2015 : Bộ luật Dân sự năm 2015 BLDS Pháp năm 1804 : Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 BTTH : Bồi thường thiệt hại CISG :Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 LTM năm 2005 : Luật Thương mại năm 2005 NCS : Nghiên cứu sinh PECL : Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng châu Âu SGA 1979 : Đạo luật về mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh Sắc lệnh số 2016-131 : Sắc lệnh số 2016-131 ngày 10 tháng 2 năm 2016 về cải cách luật hợp đồng, các quy định chung và chứng cứ của các nghĩa vụ TAND : Tòa án nhân dân UPICC :Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bồi thường thiệt hại (BTTH) là một biện pháp kinh tế thông dụng, được áp dụng với nhiều loại quan hệ xã hội nhằm mục đích bù đắp một khoản vật chất, tinh thần và sức khoẻ cho chủ thể bị thiệt hại. Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm pháp l phát sinh khi một bên trong quan hệ hợp đồng có hành vi trực tiếp hay gián tiếp vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên kia, từ đó, việc bồi thường thiệt hại có mục đích nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp t n thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm này có thể được pháp luật quy định hoặc do các bên thoả thuận. Sự tự do phát triển kinh doanh đã làm xuất hiện một số doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng đã k kết để cố tình vi phạm hoặc lờ đi những giao kết với đối tác. Về phía doanh nghiệp bị vi phạm hợp đồng, rất ít doanh nghiệp áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hợp đồng như đã thỏa thuận. Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa có sự đầu tư về mặt pháp l đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa, chưa thực sự hiểu về chế tài thương mại được pháp luật quy định. Các vụ việc vi phạm hợp đồng xảy ra càng nhiều, dẫn đến số tranh chấp giữa các doanh nghiệp cũng tăng theo. Xác định được các căn cứ, các điều kiện quy trách nhiệm cụ thể đối với bên vi phạm, đó là những vấn đề cốt yếu cần làm rõ để giải quyết tranh chấp. Qua gần 10 năm thi hành và áp dụng, Bộ luật Dân sự 2005 đã bộc lộ không ít những điểm hạn chế và bất cập, nhiều quy định pháp luật đã dần trở nên lạc hậu hơn so với sự phát triển mạnh mẽ của những quan hệ dân sự đang diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng trong thực tiễn. Việc sửa đ i, b sung những quy định pháp lý không còn phù hợp là một trong những yêu cầu cấp thiết để Bộ luật Dân sự luôn đóng vai trò là luật gốc – luật mẹ trong hệ thống luật tư. Sau một thời 1 gian dài xây dựng, Bộ luật Dân sự 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Với việc sửa đ i, b sung gần như toàn bộ các quy định (chỉ giữ nguyên 81 điều), Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều điểm mới phát triển, tiến bộ hơn so với Bộ luật Dân sự 2005, đặc biệt là chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Để tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật dân sự - với tư cách là luật chung và pháp chuyên ngành – với tư cách là luật riêng trong quá trình triển khai thi hành trên thực tiễn, điều đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hành lang pháp lý về chế định hợp đồng nói chung và bối thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng” với mong muốn làm rõ việc pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên nền tảng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung, người viết nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng” để chỉ ra được những vướng mắc thực tế trong viêc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cùng với đó là những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Đồng thời, trên cơ sở những bất cập, hạn chế còn tồn tại, người viết đề xuất những ý kiến góp phần hoàn thiện, giải quyết những bất cập đó trong thời gian tới. Từ đó, có thể giúp các chủ thể áp dụng pháp luật có kiến thức vững vàng hơn 2 để bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân, đồng thời cũng là một cách thức để đảm bảo các chủ thể sẽ tuân thủ các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn giúp các cơ quan thi hành pháp luật có những biện pháp hạn chế tiêu cực trong quá trình xử lý, thực thi các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do vi pham hợp đồng nói riêng, trên cơ sở đó làm rõ một số nội dung liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam như khái niệm, đặc điểm, phân tích pháp luật điều chỉnh. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với tình hình mới, bảo đảm tính thực thi, hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu mới trong nền kinh tế. 3. Tình hình nghiên cứu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một đề tài rộng được nhiều ngành luật điều chỉnh như luật hình sự, dân sự, thương mại. Do vậy, nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học trong nước rất quan tâm, nghiên cứu trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Dưới góc độ Luật Dân sự, các nhà làm luật thường quan tâm tới trách nhiệm dân sự của nhà sản xuất, kinh doanh đối với bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự. Có thể thấy đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cụ thể như: 3 - Luận văn “Bồi thường thiệt hại do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định của công ước Viên 1980 - So sánh với pháp luật Việt Nam” - Trần Thùy Linh – Trường Đại học Luật Hà Nội (2009). - Luận văn “Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng” - Đinh Hồng Ngân – Trường Đại học Luật Hà Nội (2009). - Luận văn “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Lê Thị Yến – Trường Đại học Luật Hà Nội (2013). - Bài viết “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại.” Ths. Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. - Bài viết “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự” – TS. Nguyễn Viết Tý - Tạp chí Luật học số 11/2010. - Bài viết “Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự” và “Bàn về thời hiệu khởi kiện theo pháp Luật thương mại Việt Nam” - Ths. Kiều Dương - Tạp chí nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Số 2/2011, tr 49-54 và Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 10/2014, tr 20-23. Trên đây là một số công trình nghiên cứu có giá trị đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính chung trên phạm vi cả nước còn vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hoàn thiện về mặt lý luận bám sát thực tiễn thì chưa được nghiên cứu đề cập. Do vậy, học viên lựa chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng ” để nghiên cứu với mục đích nhận định các khó khăn, bất cập trong thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trên 4 địa bàn thành thành phố Hải Phòng nhằm và để tránh không bị trùng lắp với các đề tài đã từng đề cập trước đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận khái quát về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; những quy định pháp luật cụ thể về các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian vừa qua. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên chế định pháp lý về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, luận văn tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu sâu về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, thương mại hiện hành. Trên cơ sở những nghiên cứu này sẽ đưa ra những nhận định sâu sắc, từ đó góp phần vào việc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi bên còn lại trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đ i mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. 5 - Phương pháp so sánh: Các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới, so sánh pháp BLDS 2015 với BLDS 2005 cũng như Luật Thương mại 2005 để làm rõ vấn đề cần phân tích. 6. Những đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc bảo vệ bên bị vi phạm hợp đồng theo pháp luật hiện hành. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần đánh giá tình hình thực thi pháp luật về bồi thường thiệt do vi phạm hợp đồng tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng, qua đó phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng, hoàn thiện các quy định của pháp luật, các căn cứ pháp lý để phòng ngừa các hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, củng cố quan hệ hợp đồng, nâng cao kỷ luật hợp đồng cũng như khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng 6 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong giai đoạn hiện nay 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng Dưới góc độ pháp lý, chúng ta thấy rằng mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, của cộng đồng và không thể vì lợi ích riêng của cá nhân mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Khi một chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình mà gây t n hại cho chủ thể khác thì chính chủ thể đó phải chịu sự bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc “bù đắp t n thất” cho chủ thể khác được hiểu là bồi thường thiệt hại1. Trừ trường hợp đặc biệt, chế tài bồi thường thiệt hại trong BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và các luật chuyên ngành khác sẽ phát sinh dù không tồn tại thỏa thuận giữa các bên khi hội tụ đủ các yếu tố, “có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra”. Trong các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, BTTH là biện pháp khắc phục mà việc áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải đáp ứng các căn cứ chặt chẽ hơn cả. Điều này xuất phát từ nhận thức hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra thiệt hại cho bên kia trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên bị vi phạm. Do đó, bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia có trách nhiệm 1 https://www.hul.edu.vn/upload/file/tn_caohoc/tt-pham-hong-quang.pdf 8 phải bù đắp những lợi ích vật chất nhằm khôi phục lại tình trạng của bên bị vi phạm như trước khi hành vi vi phạm xảy ra và nhằm thỏa mãn những lợi ích chính đáng mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện đúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, BLDS 2015 không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…2 Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây t n hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp t n thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại3. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây t n hại cho người khác phải bồi thường những t n thất mà mình gây ra Đối với vi phạm hợp đồng, theo Khoản 12 Điều 3 Luât Thương mại 2005 thì“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Theo quan điểm của đa số các nhà làm luật thì vi phạm hợp đồng để có thể phạt vi phạm là những vi phạm cơ bản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của một bên trong quan hệ hợp 2 https://baomoi.com/quy-dinh-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-vi-pham-hop-dong-trong-blds 2015/c/25354155.epi 3 https://www.hul.edu.vn/upload/file/tn_caohoc/tt-pham-hong-quang.pdf 9 đồng. Đó là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, việc vi phạm hợp đồng này có thể đã hoặc chưa gây ra thiệt hại thực tế thì bên bị vi phạm đều có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại4. Từ những căn cứ nêu trên, có thể định nghĩa về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như sau: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Như vậy, với các chức năng dự phòng, phòng ngừa và khắc phục, có thể nhận thấy bản chất của các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng chính là các phương thức bảo vệ quyền phát sinh từ hợp đồng. 1.2. Đặc điểm của bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp l nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm BTTH còn có những đặc điểm riêng sau đây: – Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra t n thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS 4 Luận án “ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” – Bùi Thị Thanh Hằng – Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) 10 ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS. – Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra. Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. – Về hậu quả: trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra t n thất cho người khác thì t n thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại t n thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. – Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc t chức khác như cơ sở dạy nghề… 1.3. Vai trò của việc áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng Vai trò của bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp những t n thất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên đã gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi 11 thường thiệt hại bao gồm,“t n thất thực tế, trực tiếp” và “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Để được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải có đủ các căn cứ phát sinh 5. Nếu khi có đủ căn cứ phát sinh thì chế tài bồi thường thiệt hại khi được áp dụng sẽ bù đắp được t n thất cho bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm hợp đồng trở nên vô hại về mặt vật chất đối với bên bị vi phạm. Thực tế không chủ thể nào muốn mình là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường, nhưng nếu trên thực tế điều này xảy ra thì cho dù muốn hay không muốn chủ thể đó phải có trách nhiệm “bồi thường thiệt hại” theo nguyên tắc “toàn bộ” và “kịp thời”. Việc bồi thường “toàn bộ” thể hiện một triết l sâu sắc rằng không ai được lợi từ việc vi phạm hợp đồng, không ai được nhiều hơn số thực tế bị thiệt hại và cũng theo lẽ đó chủ thể vi phạm chỉ phải bồi thường những thiệt hại do chính mình gây ra mà thôi. Việc bồi thường kịp thời có vai trò quan trọng, vì nó bù đắp lại những mất mát về vật chất cho bên bị vi phạm, để bên bị vi phạm sớm n định, không bị xáo trộn về thời gian, công việc và các dự định cho công việc ở hiện tại hoặc tương lai. Bồi thường thiệt hại còn có tác dụng như là một thông điệp mang tính răn đe tất cả những chủ thể khác khiến họ phải kiềm chế, tự giữ mình không vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hợp đồng trong thương mại nói riêng. Đây cũng là một biện pháp giáo dục các t chức và các cá nhân có thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, làm cho mọi người tin tưởng vào công l 6. Tuy vậy, nếu có thể phân định thì bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại có thể xem xét 5 https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/phan-tich-ve-boi-thuong-thiet-hai-theo-luat-thuong-mainam-2005-44099.html 6 http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-ve-boi-thuong-thiet-hai-theo-luat-thuong-mai-nam-200547616.htm 12 vai trò, chức năng ở các góc độ cụ thể sau: Thứ nhất, bồi thường thiệt hại phải được bồi thường “toàn bộ”. Điều này thể hiện một triết l sâu sắc rằng không ai được lợi từ việc bị thiệt hại và cũng không ai phải bồi thường vượt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp l , tránh tình trạng một bên cố tạo ra những tình huống gây ra thiệt hại để thu lợi. Hiện nay, thiệt hại được bồi thường toàn bộ có hai cách hiểu: Một là, thiệt hại được bồi thường toàn bộ là việc bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu, do hành vi vi phạm gây ra đều được bồi thường; Hai là, thiệt hại được bồi thường toàn bộ là việc bồi thường toàn bộ những thiệt hại do Luật Thương mại quy định thì bên bị vi phạm đều được bồi thường. Cách hiểu thứ nhất được các nhà làm luật đồng tình nhiều hơn vì xuất phát từ tính chất thực tế của thiệt hại và chỉ những thiệt hại nào có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm mới được bồi thường. Do đó, để bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại phải chứng minh được thiệt hại mình phải gánh chịu là kết quả do hành vi vi phạm gây ra. Đối với quan điểm thứ hai, dù những thiệt hại được luật định, nhưng nếu không chứng minh được có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm thì không thể buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Bởi vì một chủ thể về nguyên tắc công bằng thì chỉ có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ thể khác mà do chính hành vi vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Thứ hai, việc bồi thường phải được thực hiện một cách “kịp thời”. Điều này được hiểu về mặt thời gian nếu có thiệt hại thì phải được bồi thường một cách nhanh chóng nhất, kịp thời nhất. Vì thực tế cho thấy, nếu để thời gian kéo dài càng lâu thì thiệt hại có thể càng gia tăng nghiêm trọng. Việc đặt ra 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất