Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở việt nam luận văn ths. luật...

Tài liệu Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở việt nam luận văn ths. luật

.PDF
112
1168
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NHƯ HUYỀN PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ TµI NGUY£N DU LÞCH ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NHƯ HUYỀN PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ TµI NGUY£N DU LÞCH ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THU HẠNH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Như Huyền MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH...... 7 1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch .......................... 7 1.1.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 7 1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch ........................................ 13 1.2. Những vấn đề chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch ....... 18 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch ....... 18 1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ....... 20 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam .................................................................................. 35 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 43 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM ........................................................................ 44 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ....................... 44 2.1.1. Những ưu điểm của pháp luật trong bảo vệ tài nguyên du lịch ......... 44 2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ............... 57 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch .......... 66 2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ............................................................................... 66 2.2.2 Những hạn chế trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch.................................................................................................. 77 2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch .................................................................................... 81 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 84 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM ........................................................................................ 85 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch................................................................................................. 85 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam .............................................................. 90 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch .......................... 90 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch ........................... 91 3.2.3. Hoàn thiện các quy chuẩn về tài nguyên du lịch ................................ 92 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật về tài nguyên du lịch ................................................. 93 3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam ............................................................................ 95 3.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ................................................................................... 95 3.3.2. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch ....... 98 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của những ngành công nghiệp khác thì du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, là ngành mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời và giàu tiềm năng về du lịch. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch chính là đối tượng, sức hút, động cơ thúc đẩy đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành Du lịch; là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các địa phương, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc, có mức tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, có định hướng thì sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngược lại những quốc gia, vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, đặc sắc nhưng không được quy hoạch, khai thác, bảo vệ… thì sẽ làm cho nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Hiện nay, 1 tài nguyên - môi trường du lịch của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang bị tác động tiêu cực bởi việc khai thác cho du lịch, phát triển kinh tế - xã hội làm cho các tài nguyên dần cạn kiệt và suy thoái dần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Do vai trò , ý nghĩa và sự cần thiết của tài nguyên du lịch đối với hoạt động phát triển du lịch như vậy nên việc bảo vệ tài nguyên du lịch là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược, chương trình hành động quốc gia về du lịch. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch chưa được quan tâm tương xứng với yêu cầu đặt ra hiện nay như: nhiều hoạt động thực tiễn chưa được Luật Du lịch điều chỉnh, nhiều vấn đề Luật đề cập không cụ thể, hoặc chưa phù hợp với thực tế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch nước ta. Mặt khác, có thể thấy du lịch muốn phát triển bền vững thì song song với nó luôn cần có sự tồn tại của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường. Do đó mà sự phát triển của du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. Việc khai thác các tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với môi trường du lịch. Hiện nay, tài nguyên du lịch ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch. Do vậy, để tăng cường vai trò của tài nguyên du lịch đòi hỏi Việt Nam cần từng bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch cần được xây dựng hoàn thiện, là khung pháp lý vững chắc để tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên du lịch hơn nữa. 2 Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình với mong muốn đóng góp những ý kiến để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên trên đất nước Việt Nam nói chung và bảo vệ tài nguyên du lịch của Việt Nam nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” là một trong những đề tài khoa học mang tính nhân văn sâu sắc. Liên quan đến lĩnh vực tài nguyên du lịch đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận cho đến nghiên cứu thực tiễn như: - Trần Phong Bình, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009. - Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, “Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường (lấy ví dụ thành phố Vũng Tàu)”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội, 2003. - Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khán, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. - Vũ Tuấn Cảnh, “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo lần thứ nhất về: “Đánh giá tác động môi trường”, Trung tâm Khoa học công nghệ và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 6 - 7/6/1997. - Phạm Trung Lương, “Điều tra nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch về tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu”, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Hà Nội, 1996. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số 3 khía cạnh của tài nguyên du lịch, như khía cạnh kinh tế, xã hội của tài nguyên du lịch; mối quan hệ giữa du lịch với tài nguyên và môi trường… mà chưa đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta. Dù vậy, các công tình nghiên cứu trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc nghiên cứu đề tài của luận văn. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch, qua đó góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch của đất nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ một số vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch, pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. - Đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam. - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, diễn dịch, dự báo khoa học để rút ra các kết luận mang tính chính xác, có ý nghĩa cho luận văn. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả nêu khái quát một số vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch, pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch; phân tích 4 các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và đánh giá thực trạng thực hiện chúng trên thực tế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Như vậy, việc bảo vệ tài nguyên du lịch bằng pháp luật cần được triển khai ở cả khía cạnh xây dựng pháp luật và thực tế thực hiện pháp luật với những cách thức, biện pháp đa dạng, phong phú, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Cụ thể đề tài dự kiến có những đóng góp sau: - Trong Chương 1, đề tài tập trung làm rõ vai trò của việc bảo vệ tài nguyên du lịch trong mối quan hệ với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu bảo vệ chất lượng môi trường; sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch bằng pháp luật và khái quát được hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. - Trong Chương 2, đề tài tập trung đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam, gồm đánh giá ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức của pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch; đánh giá kết quả, hạn chế khi thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và nêu được nguyên nhân của bất cập, hạn chế đó. - Trong Chương 3, từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2, đề tài đưa ra các giải pháp, kiến nghị mới nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt ở khía cạnh quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch; rà soát cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và tuyên truyền pháp luật để bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định cụ thể của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và các hoạt động thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 5 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi nước Việt Nam. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: + Giai đoạn từ năm 1960- 1999, với sự ra đời của các văn bản pháp lý đầu tiên về du lịch, đặc biệt là Pháp lệnh du lịch - Văn bản pháp lý đầu tiên thống nhất các quy định về du lịch. + Giai đoạn từ 1999 đến nay, với những bước phát triển lớn của pháp luật du lịch, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Du lịch 2005. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật du lịch và pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên trong mối liên hệ với hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp pháp lý về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch, pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch 1.1.1. Tài nguyên du lịch Theo tác giả Phạm Trung Lương và Đặng Duy Lợi đã định nghĩa trong cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” thì “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình” [10, tr.5]. Với PGS.TS. Trần Đức Thanh thì: Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người,… được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng [21, tr.56]. Như vậy, tài nguyên có thể được hiểu là những gì thuộc về tự nhiên, hay là những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Xã hội loài người ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống ngày càng tăng kéo theo nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ cho các hoạt động phát triển cũng ngày càng tăng cao. Mỗi ngành nghề khác nhau lại có yêu cầu khác nhau trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, nên việc phân chia các nhóm nguồn tài nguyên phục vụ cho từng lĩnh vực cũng có xu hướng ngày 7 càng cụ thể, chi tiết hơn. Sự phân biệt rõ chức năng của mỗi nguồn tài nguyên phù hợp với từng lĩnh vực là nhằm giúp cho công tác quản lý các nguồn tài nguyên được thuận lợi, hiệu quả hơn và tài nguyên du lịch cũng được tiếp cận theo hướng đó. Nguyễn Minh Tuệ cho rằng: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch [23, tr.33]. Luật Du lịch năm 2005 quy định: Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [14, Điều 4, Khoản 4]. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Cụ thể: 1.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta được khai thác sử dụng để phục vụ cho 8 hoạt động du lịch. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, được khai thác đồng thời với tài nguyên du lịch nhân văn.Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: - Tài nguyên địa hình Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, nơi diễn ra các hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nên phong cảnh, một yếu tố quan trọng để hình thành nên các tài nguyên khác. Các địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn khách du lịch là: địa hình Karst, địa hình bờ biển, địa hình hải đảo,… Địa hình Karst: chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng. Địa hình Karst tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi,… Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng như: Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn Phong (Nha Trang), Mỹ Khê (Đà Nẵng)… Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lý Sơn (Quảng Ngãi)…. - Tài nguyên khí hậu Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt. Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thủy văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người [25, tr.43]. 9 Khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, không khí, lượng mưa, gió, bức xạ mặt trời. Những nơi có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên khí hậu phục vụ cho phát triển các loại hình du lịch và quyết định tính thời vụ của nhiều loại hình du lịch. - Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm. Đối với hoạt động du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất to lớn, bao gồm: đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác,… Nước mặt góp phần tạo môi trường không khí mát mẻ, thoáng, tạo phong cảnh đẹp. Các mặt nước ven bờ như bãi biển, ven hồ, các dòng sông thường được sử dụng để tắm, phát triển các hoạt động thể thao dưới nước. So với nước mặt, nước ngầm bao gồm các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Trong đó, nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt, các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng xạ và có tính chất vật lý như nhiệt độ cao, độ Ph có tác dụng sinh lý với con người. - Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ phát triển du lịch. Ngày nay, khi áp lực từ cuộc sống, công việc ngày càng tăng khiến cho con người thường rơi vào trạng thái bức bối, căng thì nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí ngày càng trở nên cấp thiết cùng với thị yếu đi du lịch ngày càng phong phú. Du khách mong muốn được chiêm ngưỡng những cảnh quan sinh thái, những hệ động, thực vật phong phú, mang tính thẩm mĩ cao để thỏa mãn tính giải trí, có được cảm giác thư thái. Trong hoạt động tham quan du lịch thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt, chính nó có thể mang đến cho những người chiêm ngưỡng, tận hưởng 10 nó cảm giác thoải mái tinh thần, thỏa mãn trí tò mò của họ. Điều đó là nguyên nhân chính thu hút khách du lịch, vì thế tính đa dạng sinh học sự bảo tồn được nhiều nguồn gen, tạo phong cảnh đẹp, thơ mộng cần được bảo vệ, tu bổ và khai thác hợp lý để phát triển bền vững. 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của chúng có sức hấp dẫn du khách và được khai thác để kinh doanh du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn được chia thành hai loại là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: - Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là các di tích lịch sử văn hóa những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra để lại. Theo các giá trị khác nhau, các di tích lịch sử văn hóa được đánh giá, xếp hạng theo các cấp bậc khác nhau. Di sản văn hóa được coi là sự kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Các di sản văn hóa khi được công nhận là các di sản văn hóa thế giới của quốc gia thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô giá, có sức hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,… Bên cạnh đó, còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương. Di tích khảo cổ học là các di khảo cổ có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc ở trên mặt đất bao gồm di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ. Các di tích lịch sử văn hóa là những công trình ghi nhận các sự kiện, các địa điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Các di tích văn hóa nghệ thuật là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị, những di tích này chứa cả những giá trị kiến trúc nghệ thuật và những giá trị văn hóa phi vật thể. 11 Trong số các tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa có vị trí đặc biệt. Các di sản văn hóa được chia thành di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Còn danh lam thắng cảnh là những nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và thường có những giá trị do con người sáng tạo ra gắn liền với phong cảnh thiên nhiên. Ngoài các di tích, danh lam thắng cảnh trên thì các công trình kiến trúc nghệ thuật, thư viện, bảo tàng, nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, các món ăn truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng là những tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết về thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [11, Điều 4, Khoản 1]. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân diễn ra vào thời điểm cố định trong năm nhằm để kỉ niệm một sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa hay tôn giáo của cộng đồng. Lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội. Ở phần nghi lễ với những nghi thức trang trọng nhằm bày tỏ sự tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa,… Còn phần hội thường diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng văn hóa dân tộc. Nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang giá trị nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo của người lao động, tâm tư tình cảm của họ. 12 Nghề thủ công truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy từ đời này sang đời khác của các gia đình, các làng, các địa phương. Hiện nay du lịch phát triển ở các làng nghề đang ngày một tân tiến, đa dạng. Các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể khác như phong tục tập quán, nghệ thuật hát múa, diễn xướng dân gian, trang phục truyền thống dân tộc,… tạo sức hút đối với khách du lịch đều được coi là nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch. Phát triển các nguồn tài nguyên du lịch quý giá trên tạo điều kiện cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung ngày một đi lên hơn nữa. 1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch Từ những phân tích trên cho thấy tài nguyên du lịch có giá trị quan trọng và rất cần thiết cho sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Để phát huy ở mức cao nhất các tác dụng của tài nguyên du lịch thì việc bảo vệ nguồn tài nguyên này vừa là đòi hỏi mang tính khách quan vừa là yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Theo cách hiểu phổ thông thì bảo vệ tài nguyên du lịch là việc chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm đến các loại tài nguyên du lịch để giữ cho tài nguyên du lịch được nguyên vẹn đúng như giá trị của nó. Còn từ phương diện quản lý thì bảo vệ tài nguyên du lịch là việc xác định một cách có căn cứ các nguồn tài nguyên du lịch cần bảo vệ; xác định trách nhiệm của Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Nói cách khác, bảo vệ tài nguyên du lịch là việc áp dụng đồng bộ các giải pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, pháp lý nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy có hiệu quả cao nhất giá trị của các tài nguyên du lịch. Bảo vệ tài nguyên du lịch là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức và cá nhân. 13 Sở dĩ tài nguyên du lịch cần phải được bảo vệ là vì những lý do sau: Thứ nhất, bảo vệ tài nguyên du lịch có ý nghĩa quyết định đối với phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để duy trì và phát triển các loại hình du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các mục đích của du khách, các loại hình du lịch mới cũng không ngừng xuất hiện và phát triển. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên, tổ chức điều hành và quản lý du lịch. Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm năng của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung. Thứ hai, bảo vệ tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu giữ các di tích lịch sử và giá trị bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá 14 lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ. Việc bảo tồn, lưu giữ tài nguyên du lịch góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền khác nhau. Thứ ba, giữa tài nguyên du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia có mối quan hệ tương hỗ. Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia. Nếu có một nguồn tài nguyên du lịch phong phú có thể giúp quốc gia đó phát triển các loại hình du lịch đa dạng, mạng lại nguồn thu nhập cao, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Hơn thế nữa, du lịch không những tạo ra của cải và việc làm cho nội bộ ngành Du lịch mà còn cho cả những ngành khác nữa. Vào thời điểm nhiều ngành kinh tế phải đối mặt với những khó khăn về tiêu dùng trong nước thì du lịch không những trực tiếp mang lại doanh thu từ xuất khẩu, mà còn gián tiếp tác động đáng kể thông qua chuỗi giá trị to lớn của ngành. Mặt khác, du lịch còn giúp giảm nghèo và hỗ trợ phát triển. Du lịch chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển và chính các quốc gia này với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ được hưởng lợi từ phát triển du lịch. Du lịch ngày càng trở thành một công cụ hiệu quả hỗ trợ phát triển. Có thể nói, du lịch đóng góp quan trọng và phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Một báo cáo của ông Taleb Rifai, Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới diễn ra vào ngày 23 tháng 01 năm 2013 tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha đã xác định du lịch là 1 trong 10 ngành góp phần quan trọng vào 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan