Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo tồn phố cổ qua thực tiễn tại khu phố cổ hà nội...

Tài liệu Pháp luật về bảo tồn phố cổ qua thực tiễn tại khu phố cổ hà nội

.PDF
101
72
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ YẾN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN PHỐ CỔ QUA THỰC TIỄN TẠI KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ YẾN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN PHỐ CỔ QUA THỰC TIỄN TẠI KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thu Hạnh Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Yến i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỐ CỔ, PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN PHỐ CỔ .............................................................................................6 1.1 Khái quát về phố cổ, bảo tồn phố cổ .................................................................6 1.1.1 Khái quát về phố cổ ....................................................................................6 1.1.2 Bảo tồn phố cổ ..........................................................................................21 1.2 Pháp luật về bảo tồn phố cổ.............................................................................23 1.2.1 Sự cần thiết phải bảo tồn phố cổ bằng pháp luật ....................................23 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo tồn phố cổ ................................26 1.2.3 Những nguyên tắc bảo tồn phố cổ ............................................................27 1.2.4 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo tồn phố cổ .............................28 1.2.5 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo tồn phố cổ ..........31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ..........................................................................36 2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội .........36 2.1.1 Các nội dung bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội với ý nghĩa là di tích lịch sử - văn hóa......................................................................................................................36 2.1.3 Xử lý vi phạm ............................................................................................64 2.2. Một số biện pháp thực thi pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội .............69 2.2.1 Biện pháp giãn dân Khu phố cổ Hà Nội ...................................................69 2.2.2 Biện pháp bảo tồn kiến trúc các công trình trong Khu phố cổ Hà Nội....73 2.2.3 Các biện pháp kiểm kê công trình di tích, kiểm kê các công trình nhà ở tại Khu phố cổ Hà Nội ............................................................................................76 2.2.4 Các biện pháp khác ..................................................................................77 ii KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................79 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN PHỐ CỔ ......80 3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo tồn phố cổ........80 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo tồn phố cổ ....................................83 3.3. Một số giải pháp nhằm n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn phố cổ, Khu phố cổ Hà Nội ..........................................................................................86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................92 KẾT LUẬN ...............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại phát triển nhƣ ngày nay, bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hoá của cha ông để lại là điều vô cùng quan trọng. Những di sản ấy tạo nên tính khác biệt và đặc thù của mỗi quốc gia. Những nhận thức của chúng ta về cội nguồn, về lịch sử phát triển và những giá trị đặc trƣng của d n tộc Việt Nam sẽ phần nào đƣợc thể hiện rõ nét qua những công trình kiến trúc, những hiện vật, những ngành nghề... mà thế hệ đi trƣớc đã để lại. Việc tr n trọng, gìn giữ và bảo vệ những di sản này luôn cần đƣợc quan t m đúng mực bởi đ y chính là sự kết nối giữa các thế hệ trong quá khứ với hiện tại và tƣơng lai. Khu phố cổ Hà Nội là di tích lịch sử quốc gia, một trong những di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam. Đ y là bộ mặt của thành phố Hà Nội - Thủ đô của cả nƣớc. Khu phố cổ Hà Nội tƣợng trƣng cho một giai đoạn lịch sử, một quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn cội nguồn của thành phố và của cả d n tộc. Với vai trò là di tích lịch sử quốc gia, Khu phố cổ Hà Nội đã trở thành một khu di sản rất có giá trị về kiến trúc, về lịch sử của Thành phố. Cùng với những phố cổ khác, chủ trƣơng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu phố cổ Hà Nội đã đƣợc Đảng và Chính phủ quan t m chỉ đạo. Nhiều văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nƣớc và các cấp, các ngành đã đƣợc ban hành để tạo hành lang pháp lý cho việc bảo tồn, tôn tạo Khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay, bảo tồn kiến trúc cổ là một trong những vấn đề mà nh n loại quan t m, điển hình là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc với các hoạt động nhƣ diễn đàn về “Bảo tồn các di tích lịch sử tại đô thị”, hay diễn đàn toàn cầu “Trƣờng đại học và di sản”, vv... Nhiều nƣớc trên thế giới cũng coi việc bảo tồn các kiến trúc cổ là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển văn hoá của d n tộc mình. Vậy nên, việc gìn giữ vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc ở Khu phố cổ Hà Nội là vô cùng cần thiết và là trách nhiệm của mọi ngƣời d n, để Hà Nội thực sự ghi dấu ấn trong những trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trƣớc những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, các cơ quan chức năng, các chuyên gia trong 1 và ngoài nƣớc, ngƣời d n Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đã và đang có những hành động tích cực nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp kiến trúc, giá trị lịch sử - văn hóa của Khu phố cổ Hà Nội. Mặc dù đã có khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dƣới luật điều chỉnh vấn đề bảo tồn phố cổ nói chung và Khu phố cổ Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, việc thi hành pháp luật về bảo tồn phố cổ ở các địa phƣơng đạt hiệu quả không cao. Nguyên nh n chính của thực trạng này là do chúng ta đang thiếu những phƣơng án, biện pháp tổ chức thực thi pháp luật. Từ thực tiễn nêu trên đã gợi ý cho tôi lựa chọn đề tài: "Pháp luật về bảo tồn phố cổ qua thực tiễn tại Khu phố cổ Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn nghiên cứu pháp luật về bảo tồn phố cổ qua thực tiễn tại Khu phố cổ Hà Nội đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển phố cổ ở Việt Nam theo hƣớng phát triển xanh, phát triển bền vững. Đồng thời, qua đó sẽ góp phần phát hiện ra những hạn chế trong các quy định của pháp luật và đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài, tính mới và những đóng góp của đề tài Hiện nay, thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế, phát triển du lịch đồng thời giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống để đạt đƣợc mục tiêu phát triển xanh, phát triển bền vững trong đô thị. Để phục vụ mục tiêu trên, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo với rất nhiều ý kiến đóng góp đƣợc đƣa ra để giải quyết trong đó có vấn đề bảo tồn Khu phố cổ. Theo tìm hiểu của tác giả, xung quanh vấn đề này, hiện có một số công trình nghiên cứu chuyên s u nhƣ: Luận án năm 1996 của tác giả Tô Thị Toàn về “Một số vấn đề định hướng quy hoạch cải tạo phố cổ Hà Nội”: Luận án nêu cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, quy hoạch, cải tạo phố cổ trong và ngoài nƣớc, nghiên cứu đề xuất một số định hƣớng quy hoạch cải tạo phố cổ Hà Nội; Luận án năm 1999 của tác giả Cao Việt Dũng về "Các vấn đề cải tạo không gian trong phố cổ Hà Nội có chú ý tới khai thác kết cấu cổ truyền”: Luận án nêu tổng quan về tình hình bảo tồn, cải tạo phố cổ Hà Nội, đƣa ra những cơ sở khoa học của các giải pháp bảo tồn, cải tạo không gian phố cổ trên cơ sở khai thác hệ kết cấu cổ truyền. Lu n văn thạc sĩ luật học 2014 của tác giả Phạm 2 Hoàng Yến về "Quản lý hành chính nhà nƣớc về di sản văn hóa ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay": Luận văn đƣa ra cái nhìn tổng quan và các quy định của pháp luật quản lý hành chính nhà nƣớc về di sản văn hóa trong đó có phố cổ. Luận văn thạc sĩ du lịch năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Minh Phƣơng về " Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội": Lu n văn đƣa ra cái nhìn tổng quan về phố cổ Hà Nội, các giải pháp phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí cụ thể là bài: "Tổng quan về việc bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội" đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 01/2004 của tác giả Nguyễn L n; bài “Phố cổ Hà Nội trong quy hoạch và phát triển Thủ đô” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 01/2004 của tác giả Nguyễn Thế Bá; bài “Bảo tồn tôn tạo di sản Khu phố cổ Hà Nội” đăng trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 05/2006 của tác giả Tô Hoài... Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách đã xuất bản nhƣ: "Phố cổ Hà Nội", của tác giả Hữu Ngọc, Nxb Thế Giới năm 2004; “Khu phố cổ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính” do nhóm tác giả Phan Phƣơng Thảo, Nguyễn Thị Bình, Tống Văn Lợi ..., Nxb Chính trị quốc gia năm 2013; "Bảo tồn di sản kiến trúc Hà Nội” của nhóm tác giả: Fujimori Terunnobu, Phạm Đình Việt, Đặng Thái Hoàng, Nxb X y dựng năm 1997... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực tế và giải pháp cho vấn đề bảo tồn và quy hoạch phố cổ ở Hà Nội mà chƣa đề cập đến hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. Luận văn này là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống pháp luật về bảo tồn phổ cổ, và đã đƣa ra đƣợc những đóng góp trên các phƣơng diện chủ yếu sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo tồn phố cổ, pháp luật về bảo tồn phố cổ. - Xác định nội dung điều chỉnh của pháp luật về bảo tồn phố cổ; nội dung chi tiết của pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. - Đánh giá đƣợc ƣu điểm và bất cập của các quy định pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá ƣu điểm và bất cập trong các quy định của pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội chỉ ra những yêu cầu, và giải pháp cụ thể để hoàn thiện 3 Comment [LBT1]: Em em phải co chữ cả đoạn này trong khi để bình thƣờng rất đẹp> các quy định pháp luật về bảo tồn phố cổ ở Việt Nam và một vài đề xuất cho bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật về bảo tồn phố cổ cũng nhƣ sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật về bảo tồn phố cổ ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh của pháp luật quốc tế cũng nhƣ của một số nƣớc trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần n ng cao hiệu quả bảo tồn phố cổ thông qua việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc x y dựng và thực thi pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ ở Hà Nội. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật di sản về bảo tồn phố cổ cũng nhƣ n ng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo tồn phố cổ và điều chỉnh của pháp luật về bảo tồn phố cổ; - Ph n tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo tồn phố cổ nói chung, bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội nói riêng; - Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn tại Khu phố cổ Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo tồn phố cổ ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc xác định ở phần trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định là: - Các vấn đề lý luận về bảo tồn phố cổ, pháp luật về bảo tồn phố cổ; - Các quy định của pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội; - Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Ngoài Khu phố cổ Hà Nội, Việt Nam còn có phố cổ khác nhƣ Khu phố cổ Hội An, phố cổ Đồng Văn, phố cổ Thành Nam... Mỗi một phố cổ lại có những đặc thù riêng và theo đó cũng có những quy định riêng trong việc bảo tồn phố cổ ở từng địa phƣơng cho phù hợp. Luận văn này không đi s u ph n tích và làm rõ tất cả các quy định của pháp luật về bảo tồn các phố cổ ở Việt Nam mà chỉ giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi pháp luật liên quan đến bảo tồn Khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 5 . Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: ph n tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, so sánh… Cụ thể: Phƣơng pháp ph n tích đƣợc sử dụng ở tất cả các chƣơng, mục của Luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2 của luận văn để đối chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau về bảo tồn phố cổ, pháp luật bảo tồn phố cổ. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu trong Chƣơng 1 của Luận văn để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của phố cổ, hệ thống các quy định pháp luật về bảo tồn phố cổ. Phƣơng pháp tổng hợp và quy nạp đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc đƣa ra các kết luận ở mỗi chƣơng trong Luận văn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo nội dung của luận văn bao gồm ba chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phố cổ, pháp luật về bảo tồn phố cổ Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội và thực tiễn thi hành Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn phố cổ 5 Comment [LBT2]: Có nên thêm bảo tồn phố cổ không em nhỉ vì ở chƣong này mình có nghiên cứu cả về bảo tồn phố cổ. Nhƣng cô hơi lăn tăn vì dung lƣợng nghiên cứu không nhiều. Em c n nhắc nhé CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỐ CỔ, PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN PHỐ CỔ 1.1 Khái quát về phố cổ, bảo tồn phố cổ 1.1.1 Khái quát về phố cổ 1.1.1.1 Khái niệm phố cổ Ở nƣớc ta, cho đến thời điểm hiện nay chƣa có nhà khoa học chuyên ngành hay liên ngành nào có thể đƣa ra một khái niệm, một định nghĩa cụ thể nào về phố cổ. Theo thói quen của từng địa phƣơng hiện nay, phố cổ có thể gọi là "phố cổ", " Khu phố cổ" hoặc từ "phố" gắn liền với tên địa phƣơng của phố tạo thành tên riêng: Khu phố cổ Hội An, phố cổ Đồng Văn, Phố Hiến ... dù đƣợc gọi dƣới tên nào thì đó vẫn đƣợc hiểu chung là phổ cổ. Có thể hiểu đơn giản nhất theo nghĩa thông thƣờng, phố cổ là khu vực đô thị có từ l u đời, là nơi tập trung d n cƣ, hoạt động buôn bán giao thƣơng và có những công trình kiến trúc đặc sắc mang những nét truyền thống riêng biệt của cƣ d n thành thị đó. Tùy theo hiện trạng tồn tại mà phố cổ có thể đã đƣợc công nhận hoặc chƣa đƣợc công nhận là di sản của khu vực, của quốc gia và của thế giới. Khi xem xét khái niệm phố cổ dƣới góc độ là một di sản văn hóa, theo Công ƣớc về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới (Ðã đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Ðại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc tại Paris ngày 16/11/1972) thì “Di sản văn hoá” là: Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học. Các quần thể: các nhóm công trình x y dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan. Các thắng cảnh: các công trình của con ngƣời hoặc những công trình của con ngƣời kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng nhƣ các khu vực, kể cả các di 6 chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, thẩm mỹ, d n tộc học hoặc nh n chủng học[24]. Theo quy định của Luật di sản văn hóa, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (Điều 1 Luật di sản văn hóa). Các phố cổ ở nƣớc ta đều đƣợc xác định là di tích lịch sử, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật ... là một bộ phận của di tích lịch sử - văn hóa thuộc di sản văn hóa vật thể, điều này sẽ đƣợc xác định chi tiết tại phần các phố cổ ở Việt Nam tiếp theo đ y. Theo Khoản 3, Điều 4 Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/06/2001 thì "Di tích lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học", chi tiết hơn Điều 11 Nghị định 98/NĐ-CP Nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đã ph n loại di tích lịch sử - văn hóa bao gồm: 1. Di tích lịch sử (di tích lƣu niệm sự kiện, di tích lƣu niệm danh nh n); 2. Di tích kiến trúc nghệ thuật; 3. Di tích khảo cổ; 4. Danh lam thắng cảnh. Nhƣ vậy, có thể khái quát phố cổ là di tích lịch sử - văn hóa của Quốc gia, là không gian đô thị có từ l u đời với những công trình kiến trúc đặc sắc mang những nét truyền thống gắn liền cuộc sống của cộng đồng d n cƣ đô thị đó. Vì vậy, phố cổ phải đáp ứng một trong các tiêu chí xác định của di tích lịch sử văn hóa nhƣ sau: - Công trình x y dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phƣơng; - Công trình x y dựng, địa điểm gắn với th n thế và sự nghiệp của anh hùng d n tộc, danh nh n, nh n vật lịch sử có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phƣơng trong các thời kỳ lịch sử; - Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc 7 đô thị và địa điểm cƣ trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật (Khoản 9, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa). Trên thế giới, các quốc gia khác nhau cũng có cách nhận định khác nhau về di tích lịch sử - văn hóa. Theo Đạo luật số 117 về bảo vệ bảo vật của Ai Cập (08/06/1983) thì Di tích lịch sử văn hóa đƣợc coi là cổ vật bất động sản đƣợc làm ra từ các nền văn minh khác nhau, hoặc là một sự sáng tạo nghệ thuật, khoa học, văn hóa hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời kỳ tiếp nhau của lịch sử và ngƣợc trở lên 100 năm khi tài nguyên đó có một giá trị quan trọng về khảo cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đất nƣớc Ai Cập và những quan niệm lịch sử cũng đều đƣợc coi là cổ vật, kể cả các di hài ngƣời và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy. Theo Đạo luật số 16 về di sản lịch sử của T y Ban Nha (25/06/1985) thì Di sản lịch sử T y Ban Nha bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, cổ sinh vật học, khảo cổ học, d n tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật. Cũng gồm cả di sản tƣ liệu và thƣ mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ cũng nhƣ các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vƣờn có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay nh n chủng học. Theo quy định trong Điều 1, Hiến chƣơng quốc tế về bảo tồn và tu bổ di tích và di sản năm 1964 (Hiến chƣơng Venice), "Khái niệm di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, th u nạp đƣợc một ý nghĩa văn hoá"[25]. 1.1.1.2 Các phố cổ ở Việt Nam - Khu phố cổ Hội An Là một đô thị cổ nằm ở Hạ lƣu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Nhờ yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thƣơng 8 cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phƣơng T y trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Thế kỷ XIX, do giao thông đƣờng thủy ở đ y không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái nhƣờng chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang đƣợc ngƣời Pháp x y dựng. Khu phố cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Các ngôi nhà ở đ y phần lớn là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, ph n bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23, đƣợc tổ chức vào cuối năm 1999 (ngày 04 tháng 12 năm 1999), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới dựa trên 02 tiêu chí: + Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thƣơng cảng quốc tế; + Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị truyền thống đƣợc bảo tồn một cách hoàn hảo. Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số: 1272/QĐ-TTg xếp hạng "Di tích kiến trúc nghệ thuật đô thị cổ Hội An" là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. - Cố đô Huế Cố đô Huế là khu vực nằm dọc hai bên bờ sông Hƣơng thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thành phố Huế là trung t m văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là Cố đô của Việt Nam thời phong kiến dƣới triều nhà Nguyễn từ 1802 đến 1945. Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Tr n (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế M n, vùng đất Ch u Ô, Ch u Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của bắc Quảng Nam ngày nay) đƣợc lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xu n - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XVII, Phú Xu n là trung 9 t m chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xu n trở thành kinh đô của triều đại T y Sơn. Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nƣớc Việt Nam thống nhất dƣới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đ y đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hồ Quyền, điện Hòn Chén... Ngày 11 tháng 12 năm 1993 quần thể di tích Cố đô Huế đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới với 02 tiêu chí: - Là biểu trƣng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hƣng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX; - Là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phƣơng Đông, gồm 16 hạng mục, trong đó đáng chú ý là hệ thống cung điện trong tử cấm thành, Hoàng Thành, Kinh Thành, các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ Miếu, Chùa Thiên Mụ, Hồ Quyền… Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số: 1272/QĐ-TTg xếp hạng "Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quần thể kiến trúc Cố đô Huế" là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. - Phố Hiến Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở thành phố Hƣng Yên. Vào các thế kỷ XVII-XVIII, nơi đ y là một thƣơng cảng nổi tiếng của Việt Nam. Lúc ấy, phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đƣờng thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thƣơng của mọi tuyến giao thƣơng đƣờng sông từ vùng biển Bắc Bộ đi s u vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Cùng với các tuyến giao thƣơng đƣờng sông, các tuyến giao thƣơng ven biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trƣờng xa hơn. Từ thời nhà Trần, các thƣơng 10 nh n ngƣời Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ XVII-XVIII, các quan hệ thƣơng mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong thông qua các khách buôn nƣớc ngoài càng đƣợc tăng cƣờng, nhƣ các bến đò Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An. Qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thƣơng quốc tế ở biển Đông nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, các nƣớc Đông Nam Á, cũng nhƣ với các nƣớc phƣơng T y. Từ thế kỷ XIX, dƣới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một thƣơng cảng quốc tế của Phố Hiến không còn. Năm 1804, dƣới thời Gia Long, trấn lỵ Sơn Nam thƣợng từ Phố Hiến đã đƣợc di chuyển về Ch u Cầu (Phủ Lý). Năm 1831, với cuộc cải cách của vua Minh Mạng, tỉnh Hƣng Yên đƣợc thành lập, thành tỉnh đƣợc x y dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng qu n sự, nhƣng đã mất đi hoàn toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan, lúc này đã đƣợc chuyển qua bến Ninh Hải. Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn đƣợc hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xƣa, nay thuộc phần đất từ thôn Đằng Ch u (phƣờng Lam Sơn) tới thôn Nễ Ch u (phƣờng Hồng Ch u) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km ở thành phố Hƣng Yên. Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2408/QĐ- TTg ngày xếp hạng "Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến" là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. - Phố cổ Đồng Văn Phố cổ Đồng Văn nằm ở tổng Đông Quan, ch u Nguyên Bình, phủ Tƣờng V n, nay thuộc thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Phố cổ Đồng Văn đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XX, ban sơ chỉ có vài gia đình ngƣời Mông, ngƣời Tày và ngƣời Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cƣ 11 d n địa phƣơng khác tìm đến. Nhìn tổng thể, phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của ngƣời Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói m dƣơng. Từ trên cao nhìn xuống, bên ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói m dƣơng là hai dãy phố cổ chạy vào ch n núi. Một khu d n cƣ chủ yếu là ngƣời Tày với hàng chục ngôi nhà cũ dựng bởi những ngƣời thợ ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang làm thuê, và đƣợc xem nhƣ một phần quan trọng của phố cổ Đồng Văn. Hiện nay phố cổ Đồng Văn còn khoảng trên dƣới 40 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dƣới 100 năm, cá biệt có những ngôi nhà gần 200 năm nhƣ nhà ông Lƣơng Huy Ngò - ngƣời Tày và đƣợc x y dựng từ khoảng năm 1860. Kiến trúc ở phổ cổ Đồng Văn phổ biến là nhà hai tầng lợp ngói m dƣơng. Riêng khu vực chợ Đồng Văn, còn có nhiều nhà cổ kiểu ống để tận dụng mặt tiền nhƣ phố cổ Hà Nội. Từ năm 2006, huyện Đồng Văn đã tổ chức mỗi tháng 3 "đêm phố cổ" vào các ngày 14, 15, 16 m lịch. Theo đó các hộ d n trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ và tổ chức một số hoạt động nhƣ trƣng bày thổ cẩm các d n tộc, trình diễn và bán các món ăn truyền thống của các d n tộc với kỳ vọng thu hút khách du lịch. Năm 2009, phố cổ Đồng Văn đƣợc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. - Phố cổ Thành Nam Phố cổ Thành Nam hay phố cổ Nam Định là khu vực gồm các phố xá buôn bán nằm giữa sông Vị Hoàng xƣa và hai mặt tƣờng thành phía Đông và phía Nam của thành Nam Định thời Nguyễn. Phố cổ Thành Nam có bề dày lịch sử hơn 750 năm, với sự kiện vào tháng 2 năm 1262, vua Trần Thánh Tông đã đổi hƣơng Tức Mạc là quê hƣơng của nhà Trần làm phủ Thiên Trƣờng, đặt quan đứng đầu phủ là Trần Thì Kiến, lập Hành đô Thiên Trƣờng, x y các cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Nay đất Hành đô Tức Mạc xƣa thuộc phƣờng Lộc Vƣợng (một trong 20 phƣờng của thành phố Nam Định ngày nay). Nhà Trần suy vong, tại phủ Thiên Trƣờng nhiều ngƣời thuộc dòng họ Trần phải thay tên, đổi họ, phiêu tán đi khắp nơi, sở lỵ hành chính của Hành đô Thiên 12 Trƣờng cũng không còn, cung điện đền đài thành hoang phế. Tuy nhiên d n chúng ở quanh khu vực này vẫn có cuộc sống khá sôi động. Sang thời Mạc, nhiều lần và thƣờng xuyên qu n nhà Mạc (Bắc triều) tập trung tại đ y để chuẩn bị cho mỗi khi tiến qu n đánh nhà Lê ở Thanh Hóa (Nam triều). Nhà Mạc thất thế chạy lên biên giới Cao Bằng, thì qu n doanh Vị Hoàng lại là nơi triều đình Lê - Trịnh (Đàng Ngoài) tập trung lƣơng thảo, vũ khí, chiến thuyền, qu n lính cho những lần hành qu n chinh phạt chúa Nguyễn (Đàng Trong). Do đó Thành Nam đã vƣợt lên trên Phố Hiến trở thành chốn đô hội chỉ sau Kinh thành Thăng Long. Vua Gia Long lên ngôi, chuyển lỵ sở của trấn Sơn Nam Hạ từ V n Sàng (nay thuộc Ninh Bình) về Vị Hoàng, cho dời qu n doanh từ đất làng Vị Hoàng vào đất làng Năng Tĩnh, đến vua Minh Mạng cho x y thành gạch. D n chúng làm ăn sinh sống quanh thành Vị Hoàng có từ thời Lê sơ ngày một thêm đông. Đời sống thị d n quanh Thành Nam ngày một sung túc. Phần lớn phố cổ ở đ y mang tên của mặt hàng d n phố ấy buôn bán và sản xuất. Chỉ có một số phố cổ ở ven sông Đào mang tên bến thuyền chuyên chở hàng hoá, có 3 phố mang tên của cửa thành trong bốn cửa thành. Phố cổ Thành Nam có 35 phố cổ gọi theo mặt hàng sản xuất, buôn bán, 4 phố gọi theo bến sông, 1 phố gọi tên Bờ Sông, 3 phố gọi theo cửa thành cùng với phố Cửa Trƣờng (Pháp đặt tên là Formose), ngõ cổ Văn Nh n và Hàng Kẹo thành 45 phố cổ. Hiện nay một số công trình trong phố cổ Thành Nam đã đƣợc xếp hạng di tích quốc gia và địa phƣơng. - Khu phố cổ Hà Nội Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thƣờng của một khu vực đô thị có từ l u đời của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long xƣa ra đến sát sông Hồng. Khu đô thị này tập trung d n cƣ hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thƣơng, hình thành lên những phố nghề đặc trƣng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cƣ d n thành thị, kinh đô. Thời Lý - Trần, d n cƣ từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đ y, hình thành nên các khu phố Tàu. Đầu đời Lê, trong 13 sách Dƣ Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phƣờng nghề tại đ y. Dƣới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xƣơng, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xƣơng là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc và Hữu Túc. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ XIX thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhƣng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phƣờng đƣợc đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, thành phố hình thành một mạng lƣới chợ chuyên biệt. Ở phía Đông là khu d n chúng, khu buôn bán tập trung của các phƣờng thủ công. Tại đ y họ sản xuất các mặt hàng cao cấp và việc kinh doanh hết sức thuận lợi và thịnh vƣợng. Ở phía Bắc và phía T y là các làng thủ công sản xuất các hàng sử dụng thƣờng nhật cũng nhƣ các làng nông nghiệp. Giữa thế kỷ XIX, mạng lƣới đô thị đƣợc củng cố phát triển hơn và đến cuối thế kỷ XIX, khu buôn bán này đã có đƣợc dáng vẻ riêng của mình với sự phát triển vào bên trong các ô phố. Khu phố cổ bắt đầu đƣợc x y dựng, cũng đến cuối thế kỷ này, kiểu x y dựng truyền thống Việt Nam hay Trung Quốc đã bắt đầu nhƣờng chỗ cho kiểu kiến trúc thuộc địa Pháp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Hà Nội là trung t m đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, tƣơng lai sẽ trở thành một trung t m công nghiệp nhẹ và là thủ đô của liên bang Đông Dƣơng, thực d n Pháp có chú ý đến sự phát triển thị d n và phát triển thƣơng nghiệp, đặc biệt là khu vực trung t m quanh hồ Hoàn Kiếm nơi chứa toàn bộ không gian của Khu phố cổ. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, các khu phố đƣợc chỉnh trang, ngƣời Ấn, ngƣời Pháp cũng đến đ y buôn bán. Hai chợ nhỏ đƣợc giải tỏa để lập chợ Đồng Xu n, đƣờng ray xe điện Bờ hồ Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đ y. Tên các phố đƣợc gọi bằng tiếng Pháp, một số phố bị đổi tên, một số dãy nhà sát hồ đƣợc cải tạo mở rộng nhƣ phố Hàng Khay đƣợc nắn thẳng hợp với thôn Cựu L u (nay là phố Tràng Tiền), phố Hàng Bông 14 đƣợc sửa sang và mở rộng bằng sự hợp nhất các đoạn phố (phố Hàng Hài, phố Cửa Quyền, phố Hàng Bông, phố Hàng Bông Đệm). Dần dần một loạt các nhà ngói kiểu cũ (thế kỷ XIX) đã đƣợc dựng lên ở Khu phố cổ. Đó là những nhà cổ kiểu chồng diêm còn sót lại trong những dãy phố của Khu phố cổ hiện nay. Cho đến cuối thế kỷ XIX, một số nhà gạch, cao tầng kiểu Ch u Âu đã lác đác mọc lên, đan xen với các nhà kiểu cổ chồng diêm. Một số dãy phố đã mọc lên nhiều ngôi nhà hai tầng nhƣng chủ yếu vẫn là nhà một tầng, lợp ngói (chiếm đại đa số). Đƣờng phố đƣợc lát gạch, hai bên có vỉa hè tạo nên một bộ mặt mới cho khu phố. Những kỹ sƣ nhà binh đã phá huỷ những công trình tồn tại hơn một trăm năm truyền thống, mang dáng nét thị trấn cũng nhƣ một số ngôi nhà và một số chùa chiền ở phía Bắc hồ thuộc làng Phúc Tô (Nhà Thờ Lớn b y giờ). Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc giật tam cấp, xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền đƣợc làm theo kiểu cách Ch u Âu, kiểu địa phƣơng Pháp với các hình thức cột, vòm cuốn, ban công, lôgia và các hoa văn trang trí v.v… Chiều cao tầng nhà và số tầng đều có thay đổi khác với kiến trúc truyền thống, song nhìn chung chúng vẫn hài hoà. Cho tới 1954 các ô phố cổ đã đƣợc phủ kín các lô nhà, mỗi lô nhà là một gia đình. Mỗi lô nhà tuỳ theo s u nông mà có một hay vài ba s n nhỏ bên trong để lấy ánh sáng và thông thoáng. Sau Cách mạng tháng Tám, trong năm độc lập và giải phóng đầu tiên, Khu phố cổ cũng nhƣ toàn bộ thành phố Hà Nội đã bừng lên một sinh khí mới. Bản sắc d n tộc trong sinh hoạt đô thị đƣợc đề cao, việc buôn bán, sản xuất trong Khu phố cổ vẫn tấp nập. Tuy nhiên chẳng bao l u sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Khu phố cổ lúc bấy giờ là địa phận của liên khu I, đã là địa bàn của nhiều trận chiến đấu. Chiến tranh vào những tháng cuối của năm 1946 đến năm 1947 lại một lần nữa tàn phá nhiều nhà cửa trong Khu phố cổ. Trong những năm của thập kỷ 50 (những năm cuối của thời Hà Nội tạm bị chiếm và những năm đầu của thời Hà Nội giải phóng, sau khi hoà bình lập lại) Nhà Nƣớc đã chú trọng đến khu vực này. Nhiều nhà kiến trúc và sử học đã đƣợc phái đến đ y để nghiên cứu tìm hiểu và lập danh sách những ngôi nhà ở mang dấu ấn lịch sử trọng đại, các ngành nghề thủ công cổ truyền đƣợc khuyến khích phát triển theo tên gọi của từng dãy phố. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan