Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh bắc ninh

.DOCX
87
59
108

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ MINH HƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH BẮC NINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 LUẬN VĂN HẠC SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN Hà Nội, 2019 1 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Phan Thị Thanh Huyền. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Mai Thị Minh Hường 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp...............................................................5 1.1. Thất nghiệp................................................................................................................................................5 1.2. Bảo hiểm thất nghiệp........................................................................................................................13 1.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp.............................................21 Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................................................................41 2.1. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh............................41 2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................................................................................................54 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh......................................................58 3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp..................................................................58 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh...........................................................................................................................................65 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TCTN Trợ cấp thất nghiệp HĐLV Hợp đồng làm việc HĐLĐ Hợp đồng lao động BHXH Bảo hiểm xã hội NSDLĐ Người sử dụng lao động NLĐ Người lao động UBND Ủy ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng biểu 2.1 2.2 Số th Số nă Số 2.3 và th 2.4 2.5 Số nă C 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là hiện tượng khách quan và được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường.Thất nghiệp có tác động lớn đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.Thất nghiệp có thể khiến NLĐ vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nền kinh tế bị đình trệ. Do đó, BHTN là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. BHTN được xây dựng và thực hiện với mục đích bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi bị mất việc làm, đồng thời tạo điều kiện để NLĐ có cơ hội tìm kiếm được việc làm mới trong thời gian sớm nhất. Việt Nam là quốc gia thực hiện chính sách về BHTN tương đối muộn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.Năm 2006, BHTN lần đầu tiên ở Việt Nam được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và tiếp tục được hoàn thiện bởi Luật việc làm năm 2013. Về cơ bản, pháp luật BHTN đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ bị mất việc làm đồng thời cũng giúp NSDLĐ san sẻ được gánh nặng tài chính, họ không phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho NLĐ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện pháp luật về BHTN đã bộc lộ một số hạn chế không chỉ về các quy định pháp luật mà còn trong thực tiễn thực hiện. Đó là những bất cập về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, thủ tục thực hiện, các hoạt động hỗ trợ học nghề, tư vấn – giới thiệu việc làm... Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Việc thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, do BHTN là một chính sách tương đối mới, pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp còn tương đối bất cập, hạn chế nên trong quá trình áp dụng và thực hiện tại Bắc Ninh vẫn còn nhiều vướng mắc. Việc tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng trên là điều hết sức cần thiết để BHTN có thể phát huy được vai trò và ý nghĩa vốn có trong thực tiễn.Chính vì vậy, em lựa chọn 1 đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ.Thông qua luận văn, em mong muốn góp phần làm rõ hơn pháp luật về BHTN ở nước ta hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN và nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là dưới sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế trong hơn một thập niên gần đây, thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở mọi quốc gia. Theo đó, các vấn đề về TCTN và BHTN đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các bài viết, chuyên đề dưới nhiều góc độ nghiên cứu. Có thể kể đến như: “Cơ chế tạo nguồn và tổ chức thực hiện BHTN” đề tài khoa học của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2003; đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức TCTN ở Việt Nam” năm 2004; Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức thất nghiệp tại Việt Nam”(2004) của TS. Nguyễn Huy Ban đã nêu lên vấn đề thất nghiệp và BHTN, cũng như yêu cầu xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam.Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2005) của tác giả Lê Thị Hoài Thu đã đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ BHTN, những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý như: “Đánh giá kết quả 7 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Trương Thị Thu Hiền đăng trên tạp chí Quản lý Nhà nước số6/2016; “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam – Những bất cập và khuyến nghị” của tác giả Tạ Thị Hương đăng trên Quản lý Nhà nước số6/2013 ; “Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện chính sách BHTN” của tác giả Trương Thị Thu Hiền đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21/2017… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về pháp luật BHTN và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì hiện chưa có công trình nghiên cứu những năm gần đây đặc biệt 2 là từ khi Luật việc làm năm 2013 có hiệu lực đề cập. Hơn thế do pháp luật BHTN là vấn đề khó, là đối tượng nghiên cứu của cả khoa học kinh tế và khoa học pháp lý, nên trong khóa luận em có sử dụng những tư liệu, bài viết và những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã có nghiên cứu về BHTN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về BHTN. - Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về Bảo hiểm thất nghiệp. - Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về BHTN và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Trong luận văn này tác giả xin phép không nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bảo hiểm thất nghiệp vì lý do giới hạn nội dung của một luận văn thạc sĩ và vấn đề giải quyết tranh chấp bảo hiểm thất nghiệp cũng khá rộng. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phép biện chứng duy vật của triết học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng với tư cách là phương pháp luận cho việc nghiên cứu. - Những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội phù hợp với từng vấn đề của đề tài cũng được vận dụng như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, quy nạp, đối chiếu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về BHTN cũng như pháp luật Việt Nam hiện hành về BHTN qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3 - Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kiến thức của pháp luật bảo hiểm xã hội, BHTN vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tế. Đề tài cũng góp một phần để sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên các trường Đại học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Thất nghiệp 1.1.1. Các khái niệm liên quan - Khái niệm thất nghiệp: Lao động được hình thành và phát triển cùng với xã hội loài người.Lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người đồng thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi công dân. Như vậy, mỗi người chúng ta muốn sống, tồn tại thì đều phải lao động hay nói cách khác là phải có việc làm. Tuy nhiên, ở mọi xã hội, không phải lúc nào nhu cầu làm việc của các cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ.Trong xã hội luôn có một bộ phận người không có việc làm, bị mất việc làm, thiếu việc làm.Tuy nhiên, tất cả những người đó có được coi là thất nghiệp hay không?Trên thế giới, thất nghiệp là vấn đề được nhiều quốc gia và chuyên gia thảo luận và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng: “thất nghiệp là những NLĐ không có việc làm, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc làm mới hoặc những người không thể tìm được việc làm với đồng lương thực tế hiện hành”[13, tr.1053]. John Maynard Keynes – một nhà kinh tế học được coi là có nghiên cứu khá thành công về thất nghiệp cho rằng: “Vấn đề thất nghiệp không phải là hiện tượng độc lập của nền kinh tế mà đó là kết quả của các quy luật nhất định để đạt được sự cân bằng của hệ thống kinh tế.” Theo ông nạn thất nghiệp tồn tại dưới đạng bắt buộc mà trong đó “tổng cung về lao động của những NLĐ muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có.” Samuelson – một trong số các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý thuyết mới về thất nghiệp: “Đó là hiện tượng người có năng lực lao động không có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tác khỏi tư liệu sản xuất. Và trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn tồn tại một bộ phận NLĐ bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất 5 nhiều vào khả năng giải quyết việc làm của Chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối với giới chủ.” Điều 20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là hiện tượng NLĐ bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”. ỞViệt Nam, từ các góc độ khác nhau, có những quan niệm về thất nghiệp khác nhau. Văn bản đầu tiên ghi nhận thuật ngữ ‘thất nghiệp” là Điều 76, Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947: “Nếu người cha mất đi, thất nghiệp, hay coi như mất tích, thì người mẹ sẽ được lĩnh phụ cấp”.Tuy nhiên, ở Sắc lệnh này lại không hề nói đến định nghĩa thất nghiệp. Theo sau đó, một loạt các văn bản pháp luật ra đời đề cập đến thuật ngữ “thất nghiệp” nhưng lại không nêu ra được cụ thể thế nào là thất nghiệp bao gồm cả Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật Việc làm 2013”[18]. Một số nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã đưa ra những khái niệm về thất nghiệp như: Theo tác giả Phạm Quý Thọ: “Thất nghiệp là một trạng thái trong đó NLĐ trong tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao động mà không có việc làm. Người thất nghiệp là người hiện không có việc làm hoặc đang tìm việc làm”.“Thất nghiệp là hiện tượng mà người có sức lao động, có nghề, muốn đi làm việc, không có việc làm và đã đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền” (Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 1988 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).“Thất nghiệp là tình trạng trong đó người có sức lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm và đang cần tìm một việc làm có trả công” (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1996 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)… Tuy nhiên, đây chỉ là những quan điểm cá nhân về khái niệm thất nghiệp có tính tham khảo và nghiên cứu chứ chưa phải là khái niệm chính thống được ghi nhận trong văn bản pháp luật. Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể hiểu: “Thất nghiệp là tình trạng mà trong đó NLĐ không có công việc được trả công hoặc không có công việc do mình tự thu xếp nhưng vẫn có khả năng lao động và hiện đang tìm kiếm việc làm”. Nhìn chung, khái niệm thất nghiệp được đưa ra đều căn cứ vào ba yếu tố cơ bản: Thứ nhất, đó là khả năng lao động. Việc xác định một người có khả năng làm việc hay không phụ thuộc vào pháp luật cũng như hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia 6 khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi xem xét một người có khả năng lao động hay không thường căn cứ vào độ tuổi lao động, tình trạng thể chất, trình độ lao động… [29]. Thứ hai, đó là đang trong tình trạng không có việc làm. Không có việc làm ở đây được hiểu là NLĐ đang không tham gia các quan hệ lao động và không có thu nhập dưới dạng tiền lương. Thứ ba, đó là đang tích cực tìm kiếm việc làm. Tích cực tìm kiếm việc làm được hiểu là NLĐ đã áp dụng nhiều biện pháp để tìm kiếm việc làm, bản thân họ cũng muốn tìm kiếm được việc làm nhưng vì nhiều lí do mà hiện nay vẫn chưa tìm kiếm được việc làm. Đây là một tiêu chí để phân biệt đối tượng thất nghiệp với đối tượng không có việc làm khác trong xã hội. - Khái niệm người thất nghiệp: Song song với khái niệm thất nghiệp thì việc tìm hiểu khái niệm hoàn chỉnh về “người thất nghiệp” là cần thiết. Bởi lẽ khái niệm người thất nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của chế độ BHTN. Trên cơ sở quan điểm thất nghiệp của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Văn phòng lao động quốc tế đã đưa ra khái niệm về người thất nghiệp như sau: “Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc hoặc đã có việc làm những đã thôi việc và đang cần tìm việc làm có thu nhập”.Theo đó, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản để xác định “người thất nghiệp” đó là: trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm. Theo Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014: “Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV nhưng chưa tìm được việc làm”[22, khoản 4 điều3]. So với quan điểm của ILO được các quốc gia trên thế giới áp dụng thì khái niệm này bộc lộ hạn chếlàphạm vi xác định người thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay quá hẹp. BHTN chỉ là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước hoạt động theocơ chế bảo hiểm, do đó không thể coi việc tham gia BHTN là một chuẩn chung để đánh giá tình trạng việc làm của tất cả lao động trong xã hội. Điều này đã tạo nên một giới hạn, chỉ những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về BHTN mà không có việc làm mới được coi là người thất nghiệp, xét cho cùng cho dù họ có đóng bảo hiểm thất 7 nghiệp hay không thì về bản chất họ vẫn là người thất nghiệp. Với việc xác định nội hàm khái niệm người thất nghiệp chắc chắn con số thống kê về số người thất nghiệp sẽ không bao giờ đúng với thực tế, nếu như không muốn nói là quá nhỏ so với thực tế và kết quả là sẽ rất khó cho các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp của quốc gia. Do vậy theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu: “Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trongkhoảng thời gian xác định không có việc làm, đang tìm việc làm, đã đăng ký thất nghiệp theo quy định”. 1.1.2. Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, vì vậy, để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thất nghiệp người ta thường đặt ra vấn đề phân loại thất nghiệp. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu, sẽ có những tiêu chí khác nhau để phân loại thất nghiệp. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại thất nghiệp phổ biến. Thứ nhất, phân loại theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành 7 loại: - Thất nghiệp dai dẳng: là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người tạm thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế mà lực lượng lao động và các công việc tìm người luôn thay đổi. - Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do NLĐ cần có thời gian tìm kiếm việc làm. Loại thất nghiệp này phát sinh khi NLĐ kết thúc HĐLĐ, HĐLV với đơn vị cũ, hiện tại chưa tìm được công việc mới có thể do nhiều yếu tố và đây là loại thất nghiệp tất yếu trong nền kinh tế thị trường mở như ngày nay[16]. - Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu lao động giảm. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của công đoàn, nghiệp đoàn. 8 - Thất nghiệp do áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận NLĐ trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ. - Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động, hay nói cách khác là lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu làm mất cân đối giữa cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động[18]. - Thất nghiệp theo chu kì: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, tổng cầu thấp dẫn đến tình trạng không có nhu cầu sử dụng lao động. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật. Thứ hai, phân loại theo đặc trưng của người thất nghiệp. - Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào…Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại…của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng 5 tiêu thức phân loại sau: Thất nghiệp chia theo giới tính; Thất nghiệp chia theo lứa tuổi; Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ; Thất nghiệp chia theo ngành nghề; Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc Thứ ba, phân loại theo tính chất, thất nghiệp được chia thành những loại sau: - Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do NLĐ không chấp nhận những công việc hiện tại vì nhiều lí do khác nhau. Từ đó, dẫn đến tình trạng NLĐ từ bỏ công việc mình đang làm và lâm vào tình trạng chưa tìm kiếm được việc làm. - Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù NLĐ sẵn sàng chấp nhận những công việc khác nhau nhưng do nhu cầu hoặc do những lí do khách quan khác mà họ không được nhận làm việc. - Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động ở trong trạng thái cân bằng. Ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. 9 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Thứ nhất, nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi: theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau hưng thịnh đến suy thoái, khủng hoảng. Ở thời kỳ hưng thịnh, sản xuất được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội được huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút nhiều lao động. Ngược lại, ở thời kỳ suy thoái, sản xuất đình trệ, cầu lao động giảm, không những không tuyển thêm lao động mà còn dư thừa lao động, gây nên tình trạng thất nghiệp. Thứ hai, do sự gia tăng dân số: đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn. Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận NLĐ bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ gia tăng dân số cao.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác. Thứ ba, thất nghiệp là do những thay đổi trong xu thế cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế luôn có sự thay đổi liên tục. Có những ngành nghề trở thành xu hướng, nhu cầu chung của xã hội, có những ngành nghề lại trở nên lạc hậu, không còn phù hợp. Khi đó, lực lượng lao động theo đó cũng có sự dịch chuyển ngành nghề dẫn đến thất nghiệp. Thứ tư, do sự thay đổi cơ cấu ngành nghề: ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn có hiệu quả hoặc cần phải được mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xuất hiện ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động. Nhưng lại có những ngành nghề phải thu hẹp sản xuất, phải sa thải NLĐ và một bộ phận NLĐ bị thất nghiệp. Thứ năm, do sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 4.0: ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tự động hóa quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến 10 việc tự động hóa thay bằng sản xuất thô sơ. Lực lượng lao động dần được thay thế bằng những dây chuyền tự động hóa, công nghiệp hóa. Khi đó nhu cầu sử dụng lao đồng dần giảm đi dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Các chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này làm cho số công nhân bị thay thế bởi máy móc ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng lớn vào số lao động bị thất nghiệp. Thứ sáu, do các yếu tố ngoài thị trường: sự thay đổi thể chế chính trị hay việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của các nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính phủ cũng có thể làm cho nhu cầu sử dụng lao động có sự thay đổi. Theo đó, làm cho tình trạng thất nghiệp thay đổi. Thứ bảy, nguyên nhân từ NLĐ: chính bản thân NLĐ cũng tác động không nhỏ tới tình trạng thất nghiệp của mình. Trong nền kinh tế phát triển, năng động và không ngừng biến đổi như ngày nay, việc NLĐ không ngừng thay đổi ngành nghề công việc để phù hợp với xu thế của xã hội và mong muốn của bản thân. Vì vậy, NLĐ dễ lâm vào tình trạng thất nghiệp tạm thời.Ví dụ, do NLĐ không ưa thích công việc đang làm, hay địa điểm làm việc, không bằng lòng với vị trí đang đảm đương hay mức lương hiện có nên họ đi tìm công việc mới đáp ứng yêu cầu đó. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến NLĐ bị thất nghiệp như NLĐ có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao động kém. Những NLĐ trẻ tuổi tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong đời không thể kiếm ngay được việc làm hoặc NLĐ lớn tuổi sau một thời gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng lao động (như phụ nữ sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng không kém quan trọng đó là NLĐ không còn đủ sức khỏe để đảm đương công việc đang làm phải tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn. 1.1.4. Tác động của thất nghiệp đối với xã hội Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.Ngược lại, thất nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thất nghiệp 11 không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân NLĐ và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể: Thứ nhất, đối với nền kinh tế: Thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Vì khi đó có một bộ phận NLĐ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên sức sản xuất trong nước và thu nhập quốc dân thấp hơn so với khi mọi người đều có việc làm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đôi khi tạo thành vòng luẩn quẩn không thoát ra được.Bên cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất ổn.Đến lượt nó làm cho kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng phục hồi chậm. Thứ hai, đối với bản thân NLĐ và gia đình: Thất nghiệp có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu và khi thất nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng. Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới mức sống tiêu chuẩn chung của xã hội. Sau đó nếu không có sự trợ giúp nào khác thì phải vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến nợ nần chồng chất. Sự tác động vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất nghiệp của bản thân họ nhận được cũng như thu nhập của những thành viên khác trong gia đình còn việc làm. Nạn thất nghiệp không chỉ là hậu quả về tài chính mà còn là hậu quả về khả năng nghề nghiệp.Khi thất nghiệp kéo dài, hậu quả là họ bị mất đi khả năng nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều đó sẽ đe dọa không chỉ về phía họ, họ sẵn sàng bị thất nghiệp, mà còn ngăn cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề khác. Thứ ba, đối với chính trị, xã hội: Khi bị thất nghiệp, NLĐ luôn ở trong tình trạng hoang mang, lo lắng, căng thẳng và thất vọng. Đặc biệt nếu NLĐ là trụ cột, nuôi sống cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng lên NLĐ.Từng cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào của xã hội.Như vậy thất nghiệp tác động đến cá nhân NLĐ có nghĩa là đã tác động đến toàn xã hội.Thất nghiệp ảnh hưởng đến tiếp đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên. Bên cạnh đó, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ 12 cương, vi phạm pháp luật, hủy hoại đạo đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy, NLĐ thất nghiệp không có việc làm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm… Khi thất nghiệp tăng cao, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước không còn hiệu quả, sự ủng hộ của NLĐ đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm, xuất hiện những bất mãn, căng thẳng. Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị. 1.2. Bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp BHTN xuất hiện lần đầu ở Châu Âu với sự ra đời của quỹ BHTN tự nguyện tại Berne (Thụy Sĩ) vào năm 1893.Tham gia đóng góp cho quỹ lúc này không chỉ có giới chủ mà còn những NLĐ có công việc làm không ổn định.Sau đó, để mở rộng quy mô của BHTN, nhằm tăng mức TCTN cho nên đã có sự tham gia đóng góp của chính quyền địa phương và trung ương. Năm 1911, Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt buộc và tiếp đó là một số nước khác ở Châu Âu như: Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Đức… Sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về bảo hiểm xã hội và BHTN, chẳng hạn như ở Mỹ năm 1935, Canađa vào năm 1939. Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, đặc biệt là khi có Công ước số 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai BHTN và TCTN. Theo công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế thì BHTN là một trong 9 nhánh của bảo hiểm xã hội. Cùng với các chế độ khác, BHTN nâng cao khả năng bảo vệ NLĐ của hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội. Với tính chất chia sẻ giữa những đối tượng tham gia, BHTN hỗ trợ một khoản tài chính giúp NLĐ thất nghiệp đảm bảo ổn định cuộc sống; sớm đưa lao động thất nghiệp tìm được việc làm ổn định thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ học nghề. Cùng với sự phát triển nền kinh tế xã hội và sự quan tâm đến các vấn đề về BHTN, khái niệm “thất nghiệp” và “người thất nghiệp” đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đối với một quốc gia được xếp vào loại dân số trẻ với nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại bị mất cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan