Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề...

Tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề

.PDF
104
346
108

Mô tả:

NGUYỄN HỮU TRUNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGUYỄN HỮU TRUNG 2016 - 2017 HÀ NỘI – 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGUYỄN HỮU TRUNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 603810107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LƯU NGỌC TỐ TÂM HÀ NỘI - 2017 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo, Ts. Lưu Ngọc Tố Tâm người đã trực tiếp động viên, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên, các thầy cô Khoa Sau đại học, trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Hữu Trung 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liêụ trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯỜI CAM ĐOAN TS. Lưu Ngọc Tố Tâm Nguyễn Hữu trung 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ............................................. 12 1.1. Khái quát về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề ......................... 12 1.1.1. Khái quát về làng nghề ................................................................................ 12 1.1.2. Khái quát về ô nhiễm môi trường làng nghề ................................................ 21 1.2. Khái quát về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ......... 25 1.2.1. Định nghĩa pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ............... 25 1.2.2. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ................... 27 1.2.3. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ............. 30 1.2.4. Nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ............... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 38 2.1. Các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền38 2.1.1. Các quy định về xây dựng chiến lược, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề .................................................................................................... 38 2.1.2. Các quy định về hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề .............................................................................................. 40 2.2. Các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề .................................. 56 2.2.1. Các quy định về các điều kiện, yêu cầu làng nghề phải đáp ứng ........................ 56 2.2.2. Các quy định về đánh giá tác động môi trường ................................................ 60 2.2.3. Các quy định về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó sự cố môi trường làng nghề ..................................................................................... 63 2.2.4. Các chính sách tài chính đối với làng nghề ...................................................... 64 2.2.5. Các quy định xử lí vi phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề .. 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 76 5 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 77 3.1. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam..............................77 3.1.1. Pháp luật và việc thực hiện pháp Luật bảo vệ môi trường làng nghề của Nhật Bản .............................................................................................................. 77 3.1.2. Pháp luật và việc thực hiện pháp Luật bảo vệ môi trường làng nghề của Trung Quốc........................................................................................................... 78 3.1.3. Pháp luật và việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của Singapore 81 3.1.4. Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam ............................................ 84 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ...................................................................................................................... 86 3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ............................................................................................................. 89 3.4. Các giải pháp tổ chức, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 96 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 99 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 102 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam, làng nghề đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần to lớn vào đời sống và tập quán kinh tế của người dân. Các làng nghề tập trung ở nhiều tỉnh, thành, địa phương khác nhau không những mang lại nét văn hóa truyền thống, bản sắc cho quê hương đất nước mà còn mang lại những lợi ích kinh tế nhất định. Tính đến tháng 12-2016, cả nước có 1.800 làng nghề được công nhận, trong tổng số hơn 4.500 làng nghề và làng có nghề. Làng nghề nước ta đang ngày càng được chú trọng, khuyến khích, đầu tư phát triển và ngày càng đạt được những thành quả về cả kinh tế và văn hoá xã hội. Trong những năm qua, nhà nước ta nói chung và các cấp chính quyền địa phương nói riêng đã có nhiều chính sách, chủ trương, chương trình hành động nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Đặc biệt sự ra đời của các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, đã đóng góp một vai trò tích cực trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những thiếu sót và hạn chế nhất định và công tác triển khai thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường tại các địa phương, các làng nghề cụ thể còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, mà vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang còn là một vấn đề vô cùng nhức nhối, ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, môi trường và cảnh quan chung. Ô nhiễm môi trường làng nghề không những gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, cảnh quan đời sống. Tính đến tháng 12-2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định được hơn 100 làng nghề cần phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ và ưu tiên nguồn lực xử lý triệt để ô nhiễm cho đến năm 2020. Từ những lý do trên cho thấy, việc tìm hiểu những quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề để từ đó đánh giá thực trạng áp dụng của các 7 quy định này, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật là một vấn đề quan trọng và mang tính cấp thiết. Do vậy, em chọn đề tài: “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có rất nhiều sách, báo, các công trình nghiên cứu về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề được nghiên cứu. 1. Đề tài khoa học và sách Đề tài nghiên của khoa học củaViện nghiên cứu Lập pháp, “Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường”, Hà nội năm 2013 Các sách viết về vấn đề làng nghề và ô nhiễm làng nghề gồm: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà nội, 2002; “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của Phạm Côn Sơn, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, năm 2004;“Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi NXB Khoa Học Kỹ Thuật, năm 2005; “Phố nghề Thăng Long Hà Nội trên đường phát triển” của Nguyễn Quốc Tuấn, Nxb Hà Nội 2010 2. Luận án, luận văn - Luận án Tiến sĩ của Lưu Ngọc Tố Tâm: "Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt nam”, Trường đại học Luật Hà nội, 2012. - Luận án Tiến sĩ của Lê Kim Nguyệt: “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam hiện nay”, Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2015, - Luận án tiến sĩ của Vũ Trọng Hoàng, Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016 8 - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trần Điện: “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh, Hà nội, năm 2016 - Luận văn thạc sĩ của Biện Minh Thành: “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề và thực tiễn áp dụng tại Hà Nội”, Trường Đại Luật Hà nội, năm 2016 - Luận án Tiến sĩ của Bùi Đức Hiển: “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam”, Học Viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà nội, năm 2017 3. Bài báo, tạp chí - Bài viết của Lê Kim Nguyệt “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) - Bài viết của Hà Minh Họa, Hiện trạng và giải pháp cải thiện chất lượng môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Môi trường, số 9/2014 - Ngoài ra còn rất nhiều bài viết khác được đăng trên các trang Website của Hiệp hội làng nghề, của Bộ tài nguyên và môi trường và các hội bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên môi trường. Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm làng nghề và kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề luôn là chủ đề nóng và đáng quan tâm giải quyết cũng như một số nội dung chưa được đề cập tới. Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật kiểm soát ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam hiện nay là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung tim hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề tại Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng 9 áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này nhằm bảo đảm phát triển bền vững. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Phân tích những đặc điểm cơ bản, đặc trưng của làng nghề để thấy được sự tồn tại, phát triển của làng nghề; ý nghĩa của làng nghề cũng như sự tác động nhất định của làng nghề tới môi trường. Tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề. Từ đó đánh giá những ưu điểm để phát huy hiệu lực trong thực tế, phát hiện những bất cập, mâu thuẫn hoặc những điểm không còn phù hợp của các chính sách, pháp luật đang cản trở hoặc làm giảm hiệu lực của quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề. Nghiên cứu quá trình áp dụng, thực thi pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong bảo vệ môi trường làng nghề. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam. Thời gian nghiên cứu giới hạn từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 (ngày 01/01/2015) tới nay. So sánh với những quy định không có sự khác biệt giữa Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, khi đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cũng như tổ chức, cá nhân thì thời điểm xem xét, đánh giá được thực hiện từ khi Luật bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực thi hành, từ ngày 01/7/2006. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lenin. Các phương pháp nghiên cứu gồm: phân tích, so sánh, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp được kết hợp để triển khai thực 10 hiện đề tài. Trong đó phân tích, so sánh và chứng minh thông qua khảo sát thực tiễn là những phương pháp chính của luận văn. Cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích và khái quát hóa được sử dụng để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học cho việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật. - Phương pháp so sánh sử dụng để đối chiếu, đánh giá pháp luật hiện hành với các văn bản pháp luật trước đó, pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng. - Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm, các nhận định và các đề xuất phương án xây dựng, hoàn thiện. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1.1.1. Khái quát về làng nghề 1.1.1.1. Định nghĩa làng nghề Có nhiều các hiểu khác nhau về khái niệm làng nghề và từ đó có nhiều định nghĩa về làng nghề. Theo cách định nghĩa về địa giới hành chính thì “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”[31, tr 6]. Theo cách định nghĩa về kinh tế thì "Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa"[27, tr 8]. Như vậy, dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu làng nghề là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đặc thù ở nông thôn, trong đó sự chuyên môn hóa của các ngành nghề phi nông nghiệp đã đạt tới trình độ nhất định, làm cho một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp trở thành có vị trí, vai trò quan trọng, thậm chí là chủ yếu trong đời sống kinh tế của làng. Theo truyền thống sản xuất, "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng 12 yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình"[35, tr15] . Trải qua nhiều bước phát triển, cho đến nay, làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung-ứng-đầu-vào-và-đầu-ra-cho-sản-phẩm-làng-nghề. Khái niệm làng nghề được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư 116/2006/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và tiếp tục được định nghĩa tại Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề: Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Theo định nghĩa này, làng nghề có những tiêu chí sau: Một là, về giới hạn không gian, làng nghề có thể bao gồm một cụm dân cư cấp thôn nhưng cũng có thể gồm nhiều cụm dân cư cấp thôn, phụ thuộc vào thực tế của khu vực dân cư đó. Hai là, mặc dù có thể cấu thành bởi một hoặc nhiều cụm dân dân cư cấp thôn nhưng trên địa bàn một xã, phường, thị trấn được hiểu là một làng nghề. Ba là, tại các cụm dân cư nêu trên có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau 13 1.1.1.2. Đặc điểm làng nghề Các khái niệm làng nghề ở trên chỉ ra rằng làng nghề gồm 2 từ “làng” và “nghề” ghép lại. Trong đó, “làng” để chỉ cộng đồng dân cư sống ở nông thôn với hoạt động kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiẹp, còn “nghề” gắn liền với hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Nhìn chung, các khái niệm làng nghề đã phản ánh được đầy đủ những đặc điểm của làng nghề ở Việt Nam, cụ thể như sau: Một là, Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn Việt Nam được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Hai là, Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng. Ba là, Theo nghĩa rộng có thể là cụm các làng nghề, không bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội (KT-XH). Mặt khác, có những địa phương mà tất cả các làng trong xã đều là làng nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là “xã nghề”. Bốn là, Ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...[22, tr 26]. Có thể phân chia làng nghề theo những tiêu chí khác nhau nhưng nhìn chung làng nghề có những đặc điểm sau: 14 Thứ nhất, làng nghề Việt Nam là một hình thức tổ chức kinh tế của cụm dân cư với bản sắc riêng của từng làng nghề Khác với hình thức tổ chức kinh tế theo kiểu công nghiệp. Làng nghề được tổ chức thông thường theo hộ gia đình và sản xuất các mặt hành truyền thống theo kiểu “cha truyền con nối”. Trong làng nghề, đã tồn tại từ lâu đời các ngành nghề truyền thống gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người nghệ nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm. Và từ đó mỗi làng nghề đều có sản phẩm truyền thống của mình, nó mang tính độc đáo và nghệ thuật cao, nó làm nên bản sắc riêng cho mỗi làng nghề. Mỗi làng nghề đều có lịch sử phát triển, có sản phẩm vật thể và phi vật thể truyền thống, có những nghệ nhân tiêu biểu. Mỗi một sản phẩm, một nghề, một làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng, vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, vùng miền. Những giá trị đó được đời này nối tiếp đời kia gìn giữ, kế thừa và phát triển. Thứ hai, làng nghề Việt Nam tạo công ăn việc làm cho người dân và mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước Với đặc điểm là nước đông dân với hơn 90 triệu người và có tốc độ tăng lao động tương đối cao. Vì vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống đã tác dụng tích cực không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội trên phương diện việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy hiện nay lao động nông nghiệp chiếm trên 50% lao động xã hội, trong khi diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, thời gian lao động dư thừa trong nông thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng nên tình trạng thất nghiệp càng có nguy cơ gia tăng. Trong khi đó, kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu là chủ yếu, năng suất lao động thấp, nên bản thân sản xuất nông nghiệp không có khả năng giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn hiện nay. Ở các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương và nhiều nơi khác tới, đã từng có lúc thu hút 13 triệu lao động cùng tham gia làm nghề, trong số đó có 35% là lao động 15 thường xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 2 đến 3 lần [24]. Hiện nay, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường xuyên và 10 - 15 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 5 - 7 lao động thường xuyên và 3 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 250 300 lao động. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề Đồng thời sự phát triển của các làng nghề truyền thống còn kéo theo sự phát triển nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 5/2015, làng nghề Việt Nam góp về 20,4 triệu USD cho ngân sách từ xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm, giảm 9,1% so với tháng 4/2015, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2015, xuất khẩu mặt hàng này đạt 104,4 triệu USD, tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2014 [43]. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng nghề lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch làng nghề, đóng góp sự phát triển chung của nền kinh tế. Nhiều địa phương đã có những cách thức phát triển du lịch làng nghề, thu hút lượng khách du lịch đến với địa phương ngày càng đông. Thứ ba, làng nghề Việt Nam có tác động cả tiêu cực và tích cực tới môi trường, cụ thể như: Một là, tác động tiêu cực Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thường có quy mô nhỏ, dưới các dạng hộ gia đình, các xưởng sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các cơ sở sản xuất đó hoạt động tự phát, mang tính thời vụ theo nhu cầu của thị trường. Chính đặc 16 điểm này đã tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất của làng nghề nhưng lại tạo ra ô nhiễm môi trường tại khu dân cư sinh sống và làm cho vấn đề kiểm soát lại rất khó khăn. Về cơ sở hạ tầng, hầu hết các làng nghề đều sử dụng chính diện tích đất ở của mình là mặt bằng sản xuất. Các nhà xưởng được xây dựng rất sơ sài, đồng thời là nơi tập kết nguyên, vật liệu, sản phẩm. Diện tích chật hẹp, đường giao thông xấu, hệ thống điện, nước hầu hết không đáp ứng được nhu cầu, không có hệ thống cấp nước cũng như xử lý chất thải đã làm cho môi trường tại các làng nghề bị ảnh hưởng nặng nề.Ngoài ra trình độ công nghệ của các làng nghề chưa cao. Công đoạn sản xuất chính của một số ngành nghề như gốm sứ, mây tre đan, nón, gỗ mỹ nghệ … vẫn phải làm bằng tay, nhất là các sản phẩm đòi hỏi tính mỹ thuật cao. Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, hiện 70% thiết bị được sử dụng tại các làng nghề Hà Nội là máy móc, trang thiết bị đơn giản [11]. Các làng nghề Việt Nam, chủ yếu với công nghệ sản xuất lạc hậu, không những ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn trực tiếp gây ra những hệ quả xấu về môi trường mà người chịu hậu quả đầu tiên lại chính là những cơ sở sản xuất trong làng nghề. Ảnh hưởng tới môi trường của làng nghề có yếu tố đặc trưng khác so với những khu vực, lĩnh vực khác là người gây ô nhiễm và người chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường là một nhóm dân cư. Đây cũng chính là một trong những khó khăn khi giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề. Hai là, tác động tích cực Tuy nhiên hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của sản xuất trong các làng nghề đã tạo nên nhu cầu đổi mới về công nghệ, có sự kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công. Sự kết hợp này đã đem lại ưu thế đặc biệt quan trọng: tạo ra năng suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với lao động thủ công, sản phẩm được sản xuất ra có khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời làm giảm nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cho môi trường, người lao động cũng như dân cư tại làng nghề… Vì thế, nhiều làng nghề 17 hiện nay đã nhanh chóng đầu tư thiết bị mới vào thay thế thiết bị cũ, lạc hậu… Tuy nhiên, việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất và giải quyết các vấn đề môi trường tại các làng nghề còn chậm. Thứ tư, tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển của làng nghề Việt Nam Việc phát triển làng nghề vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc vừa nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ mang ý nghĩa là giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng nghề ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Hiện nay, trước thực trạng và nguy cơ có nhiều làng nghề bị mai một theo thời gian, Đảng và Nhà nước ta là luôn quan tâm, khuyến khích và có những chính sách ưu đãi nhằm gìn giữ và phát triển đối với làng nghề. Tuy nhiên, song song với quá trình khôi phục và phát triển làng nghề thì vấn đề ô nhiễm làng nghề lại xuất hiện và ngày càng trầm trọng và từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong vùng bị cũng như moi trường. Nếu vấn đề môi trường làng nghề không được giải quyết thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề. Do đó, bảo vệ môi trường làng nghề là việc làm hết sức cần thiết trong hiện tại và tương lai. 1.1.1.3. Phân loại làng nghề Làng nghề ở Việt Nam rất đa dạng, ngày nay có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau: Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề: i) Làng nghề truyền thống; ii)Làng nghề mới. Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: i) Làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v.. ii) Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, gia công tái chế sắt thép.v.v.. iii) Làng nghề xây dựng; iv) Làng nghề dịch vụ. 18 Theo quy mô làng nghề: i) Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê; ii) Làng nghề quy mô nhỏ là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc; Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam: i) Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá; ii) Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống; iii) Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề: i) Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp; ii) Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp; iii) Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu Theo giá trị pháp lý: i) làng nghề được Nhà nước công nhận và ii) Làng nghề chưa được Nhà nước công nhận. Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 16/12/2011, làng nghề được công nhận phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 7 như sau: i) các cơ sở hoạt động trong làng nghề thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư. Trong trường hợp các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao thì đã đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tại chỗ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng hoặc đã di dời ra khỏi khu dân cư. ii) Tất cả các cơ sở trong làng nghề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về đánh giá môi trường theo quy định, thực hiện đầy 19 đủ các nghĩa vụ theo qua định về quản lý chất thải và có cam kết tuân thủ các quy định đóng góp về tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và kinh phí xử lý chất thải nói riêng; iii) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề. Trong trường hợp làng nghề chưa có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường thì cần phải có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với lộ trình thực hiện cụ thể; iv) Không xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý chất thải. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT, đối với làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng được các quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch để khắc phục hoặc xem xét, loại bỏ ra khỏi danh mục làng nghề của địa phương. Như vậy, với quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, vấn đề bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề là những điều kiện để được công nhận làng nghề. Trong trường hợp những làng nghề đã được công nhận theo quy định trước đây (Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) nhưng hiện nay không đáp ứng được những điều kiện nêu trên của Thông tư 46/2011/TT-BTNMT thì cũng có thể bị đưa ra khỏi danh sách làng nghề địa phương và không được hưởng những chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 10 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT. Những điều kiện nêu trên chứng tỏ làng nghề đó phải thực sự có tiềm năng phát triển và cơ hội làm giàu cho người dân, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước thực hiện những chính sách ưu đãi đối với làng nghề. Tuy nhiên một điểm đặt ra đó là những làng có nghề đan xen nhưng không đáp ứng được các tiêu chí trên và theo đó mặc nhiên không được công nhận là làng nghề, vậy khi các làng có nghề này gây ô nhiễm môi trường thì xử lí như thế nào. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên môi trường hiện nay cả nước có khoảng 5.096 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan