Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở việt nam

.PDF
87
231
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU HẰNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2018 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU HẰNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2018 [ 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Thị Thu Hằng 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1.................................................................................................................. 13 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ.................................................................................. 13 1.1. Sự ra đời chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ........................................ 13 1.2. Một số khái niệm ................................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm mang thai hộ ..................................................................................... 16 1.2.2. Khái niệm kiểm soát ........................................................................................... 18 1.2.3. Các cơ chế pháp lý kiểm soát mang thai hộ ...................................................... 19 1.3. Ý nghĩa của việc kiểm soát mang thai hộ bằng pháp luật ..................................... 22 1.3.1. Pháp luật kiểm soát mang thai hộ để đảm bảo ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học ............................................................................................ 22 1.3.2. Pháp luật kiểm soát mang thai hộ để đảm bảo quyề n con người ...................... 24 1.3.3. Pháp luật kiểm soát mang thai hộ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ....................... 25 1.3.4. Pháp luật kiểm soát mang thai hộ giúp đảm bảo khả năng thực hiện chức năng tái sản xuất con người của gia đình ............................................................................. 25 1.4. Cơ sở của việc kiểm soát mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam ........................ 26 1.4.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 27 1.4.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 28 1.5. Pháp luật về kiểm soát mang thai hộ ở một số nƣớc trên thế giới ........................ 30 1.5.1. Các quốc gia chƣa hợp pháp hóa mang thai hộ ................................................ 31 1.5.2. Các quốc gia đã hợp pháp hóa mang thai hộ ................................................... 33 CHƢƠNG 2.................................................................................................................. 39 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ ...................................................................................................................... 39 4 2.1. Cơ chế xã hội ......................................................................................................... 39 2.2. Cơ chế pháp lý ....................................................................................................... 39 2.2.1. Pháp luật kiểm soát các điều kiện mang thai hộ ............................................... 39 2.2.2 Pháp luật kiểm soát quy định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. .............. 52 2.2.3. Pháp luật kiểm soát việc xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ....................................................................................... 54 2.2.4. Pháp luật kiểm soát mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo thỏa thuận ............ 56 2.2.5. Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ............................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3.................................................................................................................. 69 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ .............................................................. 69 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ta ̣i Viê ̣t Nam ...................... 69 3.1.1. Thực tiễn kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) ............................................................ 69 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) ............................... 73 3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ ....... 74 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật ............................................................. 74 3.2.2. Một số kiến nghị khác ........................................................................................ 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 84 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTTON: Thụ tinh trong ống nghiệm NH&GĐ: Hôn nhân và Gia đình MTH: Mang thai hộ PL: Pháp luật KS: Kiểm soát 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian gần đây ở Việt Nam, tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng nhiều, trong khi phần lớn những ngƣời vô sinh lại có nhu cầu có một đứa con để chăm sóc và nƣơng tựa khi về già. Vì vậy nhu cầu nhờ ngƣời khác mang thai xuất hiện và nhu cầu đó ngày càng gia tăng. Trƣớc khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực, mang thai hộ là vấn đề bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khao khát có đƣợc đứa con mà một số đối tƣợng đã lợi dụng để kiếm lợi bất hợp pháp. Mặc dù pháp luật cấm, nhƣng trên thực tế tình trạng mang thai hộ vẫn diễn ra mà chƣa có sự kiểm soát của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể này, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra giữa các bên khi có phát sinh tranh chấp và gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc giải quyết, thậm chí gây mất ổn định xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay mang thai hộ đã đƣợc pháp luật cho phép và có quy định thành một chế định riêng trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Đồng thời đã có các văn bản dƣới luật cụ thể hóa, hƣớng dẫn để bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan khi thực hiện quy định này. Việc quy định về mang thai hộ với mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình là giải pháp mang tính nhân văn rất lớn, nó giúp cho những cặp vợ chồng vô sinh không thể sinh con bằng bất cứ phƣơng pháp nào có thể có con để chăm sóc, giúp giữ lửa hạnh phúc cho không ít gia đình. Bởi trên thực tế, thời gian qua, không ít vợ chồng phải chia tay vì không có con hoặc phát sinh những quan hệ “ngoài luồng” để có một đứa con. Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh con cho gia đình vô sinh, hiếm muộn. Đây là một nội dung rất mới phản ánh một phần thực tiễn khách quan vấn đề gia đình Việt Nam hiện nay, thể hiện xu hƣớng hòa nhập quốc tế trong vấn đề hôn nhân gia đình. Việc xác định quan hệ cha mẹ con có ý nghĩa quan trọng và liên quan đến những hậu quả pháp lý phát sinh 7 về sau. Vậy, về mặt pháp lý việc xác định quan hệ cha mẹ con trong trƣờng hợp mang thai hộ nhƣ thế nào? Thỏa thuận giữa ngƣời nhờ và ngƣời nhận mang thai hộ là thỏa thuận gì? Những thỏa thuận này có trái với quan niệm đạo đức truyền thống hay không? Biện pháp pháp lý ràng buộc các bên và chế tài pháp lý trong trƣờng hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận? Luật Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể nội dung liên quan đến chế định mang thai hộ. Các văn bản dƣới luật đã cụ thể hóa các quy định này nhằm bảo đảm tối đa quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Tuy nhiên, những nội dung đƣợc quy định đã đầy đủ và sát thực tiễn hay chƣa? Các điều kiện mà các bên mang thai hộ phải tuân thủ là gì. Nếu trong quá trình thực hiện xảy ra những sai phạm thì hƣớng giải quyết sẽ nhƣ thế nào, vậy vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát mang thai hộ đó là gì. Làm rõ các điều kiện này để qua đó thấy đƣợc việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kiến nghị, bổ sung để hoàn thiện các quy định về mang thai hộ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích, trách nhiệm của những ngƣời tham gia cũng nhƣ để pháp luật kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam” để nghiên cứu việc pháp luật có các quy định điều chỉnh nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng để thực hiện việc mang thai hộ không phải vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mang thai hộ là một vấn đề mới mà pháp luật Việt Nam trƣớc đây nghiêm cấm; do đó việc tìm hiểu về mang thai hộ gặp nhiều khó khăn, hạn chế nên vấn đề này chƣa thực sự nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu luật pháp. Đặc biệt việc nghiên cứu pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam chƣa đƣợc đề cập. Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy mang thai hộ có tính cấp thiết về lý luận và và yêu cầu kiểm soát thực tiễn cao, song số lƣợng bài viết, công trình nghiên 8 cứu về mang thai hộ nhìn dƣới góc độ pháp lý chƣa nhiều. Đã có các bài viết đề cập đến vấn đề này nhƣ bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng – khoa Luật Dân sự, trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/02/2001. Bài viết đã đề cập tới nhiều khía cạnh pháp lý của việc mang thai hộ; từ những phân tích về việc xác định cha, mẹ, con đến việc cần thiết phải quy định về thỏa thuận mang thai hộ, điều kiện của các bên trong quan hệ mang thai hộ… Có thể thấy, đây là bài viết điển hình đầu tiên đề cập đến mang thai hộ một cách khái quát nhất, toàn diện nhất dƣới góc độ pháp lý. Từ khi vấn đề mang thai hộ đƣợc đề xuất đƣa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000 và đã đƣợc Quốc hội chính thức thông qua Luật HN&GĐ năm 2014, kể từ sau đó đã có nhiều bài viết về mang thai hộ đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Có thể kể đến những bài viết nhƣ: “Vài suy ngẫm về mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014” trên Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ của tác giả Huỳnh Thị Trúc Giang; “Một số vấn đề thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ” trên Tạp chí Nghề Luật của Học viện Tƣ pháp; “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” trên Tạp chí Luật học số 6/2016 của tác giả Nguyễn Văn Cừ; “Bàn về mang thai hộ trong pháp luật Việt Nam” trên Tạp chí Kiểm sát số 4/2016 của tác giả Nguyễn Văn Lâm; “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai hộ ở Việt Nam” trên Tạp chí Nghề luật số 3/2016 của tác giả Trần Đức Thắng và một số bài viết đăng trên cổng thông tin điện tử và trên các báo điện tử nhƣ: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế ngày 10/10/2014; “Mang thai hộ: nên cho phép để kiểm soát tốt” trên báo phunuonline.com.vn ngày 17/8/2013; “Đƣa mang thai hộ vào luật” trên duthaoonline.quochoi.vn; “Chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trên báo http://hn.24h.com.vn/ ngày 19/06/2014; “Mang thai hộ: Có luật nhƣng vẫn khó khăn” trên Báo tuổi trẻ online ngày 13/05/2015… Ở các bài viết này, các tác giả đều nêu lên thực trạng của việc mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay, gợi mở vấn đề, nêu ra một số hạn chế của pháp luật, đánh giá sơ bộ mang tính 9 chất thông báo về quy định mới của pháp luật chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá để làm rõ hơn về những quy định mà pháp luật đƣa ra. Về công trình nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu khoa học mang tên “Mang thai hộ - Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của trƣờng Đại học Luật Hà Nội là một công trình nghiên cứu về mang thai hộ đƣợc đánh giá cao. Trong công trình nghiên cứu khoa học này, tập thể tác giả đã phân tích nhiều khía cạnh pháp lý của việc mang thai hộ, đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, khái niệm, bản chất của việc mang thai hộ đồng thời còn định hƣớng xây dựng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam. Đây đƣợc coi là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ, toàn diện và mang lại nhiều giá trị, thực sự là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cá nhân tác giả luận văn, cũng nhƣ đối với những nhà nghiên cứu pháp luật về mang thai hộ. Mặc dù đã có một số bài viết và công trình khoa học nghiên cứu về mang thai hộ, nhƣng làm thế nào để pháp luật kiểm soát nó, để giữ đúng ý nghĩa nhân văn thực sự, không để các đối tƣợng lợi dụng kiếm lợi bất chính hoặc gây mất ổn định xã hội thì đến nay tác giả thấy chƣa có bài viết hay công trình khoa học nào nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về mang thai hộ, là các quy định của pháp luật về điều kiện mang thai hộ để có căn cứ kiểm soát bằng pháp luật về mang thai hộ cùng một số kiến nghị. Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, song do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài nhƣ khái niệm, nội dung, điều kiện, ý nghĩa của mang thai hộ; cơ sở của việc pháp luật quy định mang thai hộ; nội dung các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về mang thai hộ và việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam. 4. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát 10 Luận văn nghiên cứu phân tích và làm rõ nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về mang thai hộ và kiểm soát mang thai hộ cũng nhƣ đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam. b. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát nhƣ vậy, mục tiêu cụ thể nghiên cứu đƣợc xác định trên những khía cạnh sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về kiểm soát mang thai hộ, ý nghĩa, cơ sở của mang thai hộ. - Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam. - Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay và đƣa ra một số kiến nghị. 5. Phƣơng phƣơng pháp luận và pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng nhƣ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề này. - Phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phƣơng pháp phân tích những quy định của pháp luật và liệt kê các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các số liệu thực tiễn để chứng minh vấn đề. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ tổng hợp, quy nạp, thống kê… để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng: 11 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mang thai hộ và pháp luật kiểm soát mang thai hộ Chương 2: Những quy định của pháp luật về kiểm soát mang thai hộ Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật về mang thai hộ 12 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT MANG THAI HỘ 1.1. Sự ra đời chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Năm 1979 tại Hoa Kỳ, ca mang thai hộ đầu tiên trên thế giới đƣợc xác định khi bác sỹ Richard M.Levin tiếp một cặp vợ chồng mà ngƣời vợ không có khả năng sinh con trong khi ngƣời vợ rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân ngƣời vợ này biết rằng mình không thể mang thai. Sau khi nghe hai vợ chồng bày tỏ nguyện vọng, bác sĩ Levin đã nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác mang thai giúp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của ngƣời chồng. Tuy nhiên, để có thể thực hiện đƣợc ý định này, bác sỹ Levin đã vấp phải các vấn đề pháp lý đối với việc mang thai hộ và mất chín tháng hợp tác với các luật sƣ, nghiên cứu luật của bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật phức tạp của mối quan hệ mang thai hộ (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê). Các khía cạnh này cũng đƣợc nghiên cứu kỹ, có sự tham khảo ý kiến của nhiều chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi đến một thỏa thuận không xúc phạm đến giá trị đạo đức của cộng đồng. Sau đó, một “hợp đồng”, còn gọi là “biên bản ghi nhớ” đã đƣợc soạn thảo rất chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, ngƣời mẹ mang thai hộ và đứa trẻ. Ngƣời mẹ mang thai hộ lần đầu tiên trên thế giới đó đã đƣợc các bác sỹ khám, tƣ vấn rất kỹ lƣỡng về các vấn đề y tế sinh sản cũng nhƣ đƣợc các nhà hoạt động pháp luật tƣ vấn về vấn đề pháp lý xoay quanh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trƣờng hợp mang thai hộ này. Đến đầu năm 1980, theo thỏa thuận giữa ngƣời mẹ mang thai hộ và cặp vợ chồng vô sinh, các bác sỹ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo phôi thai bằng tinh trùng của ngƣời chồng với noãn của ngƣời vợ và phôi thai đƣợc cấy vào ngƣời phụ nữ mang thai hộ. Chín tháng sau, tại Lousville, ngƣời phụ nữ mang thai hộ đã sinh hạ một bé trai và năm ngày sau đó, ngƣời phụ nữ mang thai hộ đã trình diện trƣớc Tòa án để chính thức chấm dứt những 13 quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho ngƣời bố sinh học. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng đƣợc toàn quyền chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ. Đó là câu chuyện về trƣờng hợp mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lƣỡng đầu tiên trên thế giới. [2] Trong lịch sử pháp luật Việt Nam chƣa có sự xuất hiện của vấn đề mang thai hộ cho đến Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2003 hƣớng dẫn về sinh con bằng phƣơng pháp khoa học. Khoản 1 Điều 6 Nghị định này quy định nghiêm cấm hành vi mang thai hộ. Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam trƣớc đây không cho phép đƣợc mang thai hộ dƣới bất cứ hình thức nào. Luật HN&GĐ 2000 đƣợc Quốc hội khóa X nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp ngày 9/6/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2001. Sự ra đời của Luật HN&GĐ 2000 đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, an toàn để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Qua đó đảm bảo yếu tố bền vững của HN&GĐ phù hợp với bối cảnh lịch sử của đất nƣớc tại thời kỳ đó. Tuy nhiên, qua 12 năm thi hành, trƣớc những biến động to lớn của tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc đã ảnh hƣởng tới các quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000; một số quy định không cụ thể khiến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ chƣa đƣợc luật điều chỉnh từ đó dẫn tới việc áp dụng tùy tiện, thiếu tính nhất quán của các cơ quan chức năng khi giải quyết các tranh chấp, xung đột có liên quan tới các quan hệ HN&GĐ mới phát sinh. Cụ thể nhƣ việc mang thai hộ đã và đang diễn ra trong xã hội và nhu cầu đối với việc mang thai hộ ngày càng lớn tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại nghiêm cấm việc mang thai hộ nên nhiều cặp vợ chồng đã tìm mọi cách để làm “chui” thậm chí là ra nƣớc ngoài, nơi cung cấp dịch vụ mang thai hộ dẫn đến nhiều rủi ro nhƣ: ngƣời nhận mang thai hộ không giao đứa bé cho bên nhờ mang thai hộ nhƣ đã thỏa thuận, trong quá trình mang thai hộ không thực hiện đúng thỏa thuận nhƣ thăm khám, phát sinh những rắc rối về mặt giấy tờ pháp lý… đặc biệt khi có tranh 14 chấp phát sinh giữa ngƣời nhờ mang thai hộ và ngƣời nhận mang thai hộ về việc xác định cha, mẹ, con; quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết; do đó gây ra nhiều thiệt thòi, ảnh hƣởng đến quyền lợi của đứa trẻ cũng nhƣ của các bên liên quan. Điều này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, gây cản trở cho việc thực hiện mục tiêu “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” đã đƣợc đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Luật HN&GĐ 2000 là điều cần thiết. [5] Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật HN&GĐ (sửa đổi) vừa qua, vấn đề mang thai hộ đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của xã hội. Việc cho phép hay không cho phép mang thai hộ ở Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều ý kiến, thậm chí là những ý kiến trái chiều. Một bộ phận ngƣời dân cho rằng chỉ nên cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; trong khi số khác lại cho rằng cần phải nghiêm cấm mang thai hộ dƣới mọi hình thức. Trong khi đó đề xuất cho phép mang thai hộ trong trƣờng hợp nhân đạo nhận đƣợc nhiều sự đồng thuận; bởi lẽ nếu cho phép sẽ đảm bảo đƣợc quyền làm mẹ chính đáng của ngƣời phụ nữ, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ và của các bên trong quan hệ mang thai hộ. Ngƣợc lại, các ý kiến phản đối việc luật hóa mang thai hộ cho rằng mang thai hộ sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực cho xã hội nhƣ buôn bán trẻ sơ sinh bất hợp pháp, lách luật để sinh con thứ ba… Từ đó có thể thấy quy định nhƣ thế nào để vừa đảm bảo việc thực hiện quyền làm mẹ của ngƣời phụ nữ, vừa tránh đƣợc những hệ quả xấu có thể xảy ra trên thực tế không phải là vấn đề đơn giản, đó chính là những khó khăn đƣợc đặt ra đối với các nhà lập pháp ở Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII ngày 19/6/2014, Quốc hội đã thông qua dự thảo luật HN&GĐ và Luật HN&GĐ năm 2014 chính thức ra đời có hiệu lực từ 15 ngày 01/01/2015. Luật HN&GĐ năm 2014 đã sửa đổi và bổ sung thêm nhiều vấn đề mới về HN&GĐ trong đó có vấn đề về mang thai hộ. Đây là văn bản luật đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam quy định về mang thai hộ, cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đó cũng chính là cơ sở để pháp luật kiểm soát mang thai hộ ở Việt Nam. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm mang thai hộ Cụm từ mang thai hộ mới xuất hiện ở Việt Nam gần đây, nhƣng đã không còn là khái niệm xa lạ với ngƣời dân. Song, trên thực tế có thể thấy mọi ngƣời thƣờng hiểu theo một ý nghĩa sai lệch và thƣờng hiểu chung với khái niệm “đẻ thuê, đẻ mƣớn”. Khái niệm đẻ thuê, hiểu một cách đơn giản là việc bên thuê đẻ và bên đẻ thuê thỏa thuận với nhau, theo đó, bên thuê đẻ sẽ trả cho bên đẻ thuê một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào đó, còn bên đẻ thuê sẽ sinh con và trao cho bên thuê đẻ”. [29] Trƣớc đây, mang thai hộ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nó đƣợc xếp vào một trong các loại đẻ mƣớn, điều này lý giải vì sao khi nói về mang thai hộ, nhiều ngƣời vẫn đánh đồng mang thai hộ với đẻ thuê, đẻ mƣớn. Mang thai hộ là một trong các loại hình đẻ mƣớn do có sự liên quan đến yếu tố ngƣời thay thế để mang thai và sinh con. Với thực tế hiện nay cho thấy, việc đánh đồng khái niệm mang thai hộ với đẻ thuê, đẻ mƣớn không còn phù hợp, nó khiến vấn đề trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn, không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục cũng nhƣ luật pháp của ngƣời Việt Nam. Đã đến lúc phải hiểu mang thai hộ theo đúng ý nghĩa của nó, phù hợp với chế độ nhà nƣớc và hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Cụm từ mang thai hộ đã tồn tại từ lâu, nhƣng việc mang thai hộ thật sự chỉ có thể đƣợc thực hiện sau khi con ngƣời thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Trƣớc khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, khi ngƣời vợ không thể có con hay mang thai, ngƣời chồng có thể giao hợp với một ngƣời phụ nữ khác hoặc bơm tinh trùng vào tử cung của phụ nữ này để có thai và việc này thời đó 16 cũng đƣợc xem là “mang thai hộ”. Ngƣời phụ nữ này có thể có thai, sau đó trao con lại cho cặp vợ chồng đã nhờ. Thực tế thì đứa trẻ là con sinh học giữa ngƣời chồng và ngƣời phụ nữ mang thai hộ. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, những việc làm trên không đƣợc luật pháp bảo hộ và xã hội lên án. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, cụ thể là TTTON, cho phép lấy tinh trùng và noãn của một cặp vợ chồng ra khỏi cơ thể, cho tinh trùng và noãn thụ tinh để tạo phôi, nuôi cấy phôi và cho đƣa phôi vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai. Nhờ đó, kỹ thuật mang thai hộ chính danh mới có thể đƣợc thực hiện. Với TTTON, chúng ta mới có kỹ thuật mang thai hộ đúng nghĩa. [20] Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 đƣa ra khái niệm: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Từ khái niệm trên có thể hiểu mang thai hộ là việc một ngƣời phụ nữ giúp mang thai cho cặp vợ chồng bằng việc lấy noãn của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ nhận mang thai hộ để ngƣời này mang thai và sinh con. Nhƣ vậy, mang thai hộ theo Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc hiểu theo nghĩa rất cụ thể và hẹp hơn nhiều so với các hình thức “đẻ mƣớn” đã nêu trên. Khái niệm này đƣợc đƣa ra là hoàn toàn hợp lý bởi: Thứ nhất, khái niệm trình bày đầy đủ, rõ nghĩa, ngôn từ trong sáng, giúp hiểu đúng mục đích của việc mang thai hộ trong trƣờng hợp nhân đạo, tránh tình trạng hiểu sai vấn đề, cho rằng mang thai hộ đồng nghĩa với việc “đẻ thuê” và trong bất cứ trƣờng hợp nào cũng có thể nhờ đến việc mang thai hộ. Nếu nhƣ đẻ thuê chỉ đơn thuần là “mƣợn tử cung” của một ngƣời phụ nữ để ngƣời này mang thai và sinh con, còn trứng, tinh trùng có thể lấy từ bất kì một ngƣời nào (trứng của ngƣời đƣợc nhờ 17 mang thai hộ, trứng của ngƣời hiến trứng, tinh trùng của ngƣời hiến tặng tinh trùng, phôi đƣợc tặng…) thì mang thai hộ lại bắt buộc phải là trứng của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng trong cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa “mang thai hộ” và “đẻ thuê”. Thứ hai, khái niệm đã đƣa ra đƣợc phƣơng thức thực hiện mang thai hộ đó là thực hiện bằng phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tức là lấy trứng (noãn) của ngƣời vợ, tinh trùng của ngƣời chồng để tạo thành phôi, sau đó cấy phôi vào tử cung của ngƣời mang thai hộ. Nhƣ vậy, về mặt khoa học, noãn của ngƣời phụ nữ, tinh trùng của ngƣời đàn ông không phải là kết quả của sự kết hợp tự nhiên, trực tiếp giữa vợ và chồng mà phải nhờ vào biện pháp hỗ trợ y tế của các bác sỹ chuyên ngành. Từ noãn và tinh trùng lấy từ cơ thể vợ và chồng, bác sỹ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi và cấy phôi thai vào tử cung ngƣời mang thai hộ. Qua đó có thể thấy, việc mang thai hộ phải trải qua các trình tự nghiêm ngặt, không đƣợc “giúp đỡ trực tiếp” giữa ngƣời chồng bên nhờ mang thai hộ và ngƣời mang thai hộ vì về bản chất thì hành vi này không đƣợc coi là mang thai hộ. Thứ ba, ngoài ra khái niệm mang thai hộ cũng đã nói lên đƣợc rõ ràng về đối tƣợng đƣợc phép nhờ mang thai hộ phải là một cặp vợ chồng và mục đích của việc mang thai hộ là hƣớng tính nhân đạo dành cho ngƣời phụ nữ không thể tự mình sinh con. 1.2.2. Khái niệm kiểm soát Theo từ điển tiếng Việt thì kiểm soát là việc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Nhƣ vậy có thể hiểu kiểm soát là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm ngăn chặn những điều trái với pháp luật. Từ khái niệm trên kiểm soát có thể hiểu là cá nhân, một nhóm ngƣời, một tổ chức theo dõi, xem xét, đánh giá, đối chiếu với những quy định đã đƣợc đặt ra xem những cá nhân, nhóm ngƣời hay tổ chức nào đó có tuân thủ đúng với những quy định đó hay không. Nếu phát hiện ra có những hành vi trái với quy định đã đƣợc đặt ra thì phải kịp thời ngăn chặn, tránh để xảy ra hậu quả xấu. 18 1.2.3. Các cơ chế pháp lý kiểm soát mang thai hộ Cơ chế xã hội: Đó là sự tham gia kiểm soát của toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của các tổ chức, đoàn thể. Cơ chế pháp lý: Đó là các điều kiện về mang thai hộ, các quy định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc thỏa thuận của các bên, việc xác định cha mẹ con và giải quyết các tranh chấp pháp sinh. 1.2.4. Các quy định về kiểm soát mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo thỏa thuận Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đƣợc hiểu là ngƣời phụ nữ chấp nhận mang thai hộ cho ngƣời khác mà không vì lợi ích kinh tế hay bất cứ lợi ích nào. Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc giữa những ngƣời phụ nữ với nhau. Việc mang thai và sinh con là một thiên chức tự nhiên của ngƣời phụ nữ, nhƣng vì nhiều lí do bất đắc dĩ mà ngƣời phụ nữ không thể tự mình đảm đƣơng trọng trách thiêng liêng này nên mới thực sự cần đến sự giúp đỡ của ngƣời khác. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật HN&GĐ năm 2014 đã thể hiện rõ đƣợc tính nhân văn đó, chỉ khi ngƣời vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mới đƣợc nhờ mang thai hộ. Khái niệm này đã đƣa ra đầy đủ nội dung cần thiết cũng nhƣ hàm chứa đƣợc tính nhân văn sâu sắc của nghĩa cử cao đẹp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Từ khái niệm này pháp luật kiểm soát mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo đủ các yếu tố nhƣ tự nguyện, không vì lợi ích kinh tế hay bất cứ lợi ích nào khác. Đồng thời kiểm soát bằng các biện pháp y tế cụ thể, các cách thức để thực hiện mang thai hộ. Cụ thể, pháp luật quy định về điều kiện mà các bên phải đáp ứng, nếu không thực hiện đủ các điều kiện đó thì không đƣợc phép mang thai hộ, hoặc các bên vi phạm sẽ không đƣợc thực hiện tiếp các bƣớc tiếp theo để tiến hành mang thai hộ. Các điều kiện này cần có sự tham gia của các cơ sở y tế, các cơ quan quản lý Nhà 19 nƣớc, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục pháp lý. Cụ thể để thực hiện mang thai hộ, các bên phải gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám chữa bệnh đƣợc phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:1. Đơn đề nghị đƣợc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu, 2. Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu, 3. Bản cam đoan của ngƣời đồng ý mang thai hộ là chƣa mang thai hộ lần nào, 4. Bản xác nhận tình trạng chƣa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thƣờng trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận, 5. Bản xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc ngƣời vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời mẹ, thai nhi và ngƣời mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, 6. Bản xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với ngƣời mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với ngƣời nhận phôi theo quy định sau: ngƣời nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hƣởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình và đã từng sinh con, 7. Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc ngƣời mang thai hộ, ngƣời nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này, 8. Bản xác nhận của chồng ngƣời mang thai hộ (trƣờng hợp ngƣời phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ, 9. Bản xác nhận nội dung tƣ vấn về y tế của bác sỹ sản khoa, 10. Bản xác nhận nội dung tƣ vấn về tâm lý của ngƣời có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên, 11. Bản xác nhận nội dung tƣ vấn về pháp luật của luật sƣ hoặc luật gia hoặc ngƣời trợ giúp pháp lý, 12. Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan