Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở việt nam​...

Tài liệu Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở việt nam​

.PDF
111
39
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM QUỲNH HƯƠNG Ph¸p luËt kiÓm so¸t ho¹t ®éng cña taxi c«ng nghÖ ë ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM QUỲNH HƯƠNG Ph¸p luËt kiÓm so¸t ho¹t ®éng cña taxi c«ng nghÖ ë ViÖt Nam Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Quỳnh Hương MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TAXI CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ.................................... 9 1.1. Những vấn đề chung về taxi công nghệ......................................... 9 1.2. Vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của taxi công nghệ ........... 15 1.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước ....................................................... 15 1.2.2. Với khu vực kinh doanh taxi truyền thống ..................................... 17 1.2.3. Với tài xế công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ................................ 21 1.2.4. Với người mua (khách hàng) ......................................................... 23 1.3. Vấn đề pháp lý đặt ra đối với kiểm soát taxi công nghệ ............. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM...................... 39 2.1. Pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ ở giai đoạn đầu của Việt Nam ....................................................................... 39 2.2. Pháp luật hiện hành kiểm soát hoạt động taxi công nghệ ........... 56 2.2.1. Bối cảnh ra đời của nghị định 10/2020/NĐ-CP .............................. 56 2.2.2. Các điều chỉnh pháp lý của nghị định 10/2020/NĐ-CP về kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô đối với taxi công nghệ ........................................................................ 61 2.3. Một số nhận định về pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ Việt Nam hiện hành............................................................ 70 2.3.1. Ưu điểm ....................................................................................... 70 2.3.2. Các hạn chế của nghị định số 10/2020/NĐ-CP ............................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 82 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT TAXI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM............. 84 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ............................................................................. 84 3.1.1. Xác định địa vị pháp lý của các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải ............................. 84 3.1.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, cập nhật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, đảm bảo nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế - xã hội.............................................................................. 86 3.1.3. Thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ một cách đồng bộ, toàn diện ................................... 88 3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ .............................................................. 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 98 KẾT LUẬN ............................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến mỗi quốc gia, mỗi ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, ngành GTVT cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này, và trong đó taxi công nghệ là một trong những sản phẩm nổi bật. Nằm trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý. Những hãng taxi công nghệ đang hợp tác kinh doanh với hàng trăm đối tác là các công ty vận tải và hợp tác xã, hỗ trợ kết nối các phương tiện vận tải với khách hàng. Trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc ứng dụng thí điểm đối với vận tải sử dụng công nghệ, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, điều đáng nói, các ứng dụng này hoạt động khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, chưa được cơ quan Nhà nước cho phép hoạt động. Tại Việt Nam, trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn giữ nguyên nhưng 3 nghị định 91/2009/NĐ-CP, 93/2012/NĐ-CP, 86/2014/NĐ-CP và 11 lần dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 quá khác nhau, đầu năm 2020 mới đây đã ra đời nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế cho nghị định 86. Thậm chí, nếu tiến độ soạn thảo văn bản nhanh hơn thì tốc độ thay đổi còn lớn hơn nữa. Việc 10 năm phải thay đổi tới 4 nghị định đã chứng tỏ quy định bất cập, vô lý, vướng mắc. Những nội dung thay đổi trong dự thảo Nghị định 1 86 sửa đổi không có nhiều điểm đổi mới và không có tính đột phá, mà mới chỉ là sửa chữa sai lầm, nhầm lẫn, vô lý, cản trở sự phát triển. Chính vì vậy, dự thảo dù đã trình Chính phủ 4 lần vẫn chưa được thông qua. Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực giao thông vận tải, taxi công nghệ tạo nên sự kết nối nhanh chóng và hiệu quả giữa người có nhu cầu vận chuyển và người có năng lực vận chuyển. Taxi công nghệ tăng cường tính hợp lý và hiệu quả trong các lĩnh vực vận tải đa phương thức, cũng như trong thương mại theo xu thế tận giảm chi phí và tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi. Tuy vậy chúng ta không có một hệ thống pháp luật kiểm soát hoạt động của loại hình này dẫn đến thực tiễn bức xúc hàng loạt các vấn đề như các công ty taxi công nghệ tận dụng lỗ hổng pháp luật điều hành cả một quy trình kinh doanh vận tải dưới danh nghĩa doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng công nghệ, Nhà nước không quản lý được thuế, cạnh tranh không lành mạnh với khu vực taxi truyền thống điển hình mâu thuẫn là vụ kiện giữa Grab và Vinasun trong ba năm chưa có hồi kết, sự gia tăng nhanh chóng và quá tải ô tô ở các thành phố lớn, quyền và lợi ích hợp pháp của các tài xế và khách hàng bị bỏ ngỏ… Sự phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ khiến tư duy kinh doanh đã có nhiều thay đổi mà chúng ta chưa theo kịp, taxi công nghệ chính là một ví dụ của sự phát triển đó. Chúng ta cần nhanh chóng đưa ra chính sách, cơ chế, cùng chế tài cụ thể để quản chặt loại hình taxi công nghệ, đưa các doanh nghiệp taxi công nghệ bình đẳng với các doanh nghiệp truyền thống khác. Đảm bảo hài hòa các lợi giữa doanh nghiệp taxi công nghệ với Nhà nước, lái xe và khách hàng Sự cần thiết của tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới, tiết kiệm chi phí, an toàn và tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp là đòi hỏi chính đáng của thị trường. Chính sách, pháp luật phải luôn thay đổi để bắt kịp 2 với sự vận động của đời sống. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các vấn đề liên quan đến hoạt động của taxi công nghệ đã được đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài khoa học cấp cơ sở, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí và các báo cáo, hội thảo khoa học... Cụ thể: - Bài viết: “Kinh tế chia sẻ và những thách thức pháp lý đặt ra cho Việt Nam và Châu Âu từ góc nhìn so sánh”, TS. Phan Thị Thanh Thủy, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh; - Bài viết: “Bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ”, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh; - Bài viết: “Quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Nguyễn Hoàng Hiền, tạp chí Quản lý nhà nước số 9/2018; - Luận văn thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử”, Tống Phước Long, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, 2018; - Bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về môi trường thương mại điện tử trong xu hướng kinh tế chia sẻ”, Nguyễn Ngọc An, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5/2017; - Cristiano Codagnone and Bertin Martens (2016), Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues; - Arun Sundararajan, Nền kinh tế chia sẻ: sự kết thúc của việc làm, và 3 sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông (The Sharing Economy: The End of Employment and the Rise of Crowd Based Capitalism), 2017, Tp Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản trẻ, Nguyễn Tuấn Việt dịch. - TS. Hoàng Ngọc Giao, “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình kinh doanh taxi Uber”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3+4, tháng 2/2015. - Ths. Nguyễn Ngọc Anh, “Cơ sở pháp lý cho taxi Uber hoạt động tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06/2016. - TS Nguyễn Thị Dung, “Một vài khía cạnh pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp Grab/Uber”, Tạp chí công thương, số 07/2018. - Dư Ngọc Bích, “Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu về dịch vụ Uber: Liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 4/2018. Các công trình trên phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ nói chung hoặc chỉ mới để cập tới một phần nhỏ về mô hình kinh doanh taxi công nghệ nói riêng. Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu vẫn còn bó hẹp trong từng vấn đề cụ thể mà chưa có bao quát, nghiên cứu tổng hợp toàn bộ vấn đề. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam” sẽ đem đến cái nhìn toàn diện về hành lang pháp lý quy định về kinh doanh và hoạt động kinh doanh taxi công nghệ hiện nay. Công trình sẽ mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế chia sẻ đã và đang là một vấn đề tương đối mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát - Luận văn nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận về những quy định của pháp luật Việt Nam kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ 4 - Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của taxi công nghệ - Thực trạng pháp luật Việt Nam trong kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ - Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật công nhận và quy định cụ thể cho hoạt động của doanh nghiệp taxi công nghệ. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu rõ bản chất, loại hình của doanh nghiệp taxi công nghệ - Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ - Tìm hiểu mô hình pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ của một số nước trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam - Đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý quy định để kiểm soát taxi công nghệ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ mục tiêu nghiên cứu nói trên, đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là những vấn đề sau: - Thứ nhất: Quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ - Thứ hai: Thực trạng hoạt động của taxi công nghệ - Thứ ba: Nhu cầu điều chỉnh và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật kiểm soát taxi công nghệ - Thứ tư: Mô hình pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ của một số nước trên thế giới - Thứ năm: Giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật kiểm soát, quản lý hoạt động của taxi công nghệ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành kiểm soát hoạt động kinh doanh đối với xe hợp đồng điện tử của đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối vận tải (taxi công nghệ) trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thực tiễn kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ theo mốc thời gian kể từ lần đầu tiên taxi công nghệ xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2014 cho đến nay năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và luật học bao gồm: + Phương pháp đánh giá, giải thích pháp luật: Được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của sử dụng công nghệ. + Phương pháp thống kê, khảo sát thực tế: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung được đề cập trong đề tài một cách hệ thống, để vấn đề trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời sử dụng phương pháp này để thu thập và cung cấp một số số liệu thể hiện hoạt động của taxi công nghệ. + Phương pháp so sánh phân loại các quan hệ pháp luật. + Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải: Được sử dụng để nghiên cứu về các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về taxi công nghệ. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài Sự ra đời và phát triển "nóng" của loại hình taxi ứng dụng khoa học công nghệ (taxi công nghệ) trong thời gian qua khiến các hãng taxi truyền thống khó khăn và cơ quan quản lý lúng túng. Taxi công nghệ khi vào Việt Nam được đón nhận một cách “hồ hởi” bởi nhiều lý do. Trong đó lý do đầu tiên phải kể đến đó là với lợi thế ứng dụng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 và tận dụng lợi thế của kinh tế chia sẻ. Sự phát triển của taxi công nghệ là xu thế phát triển tất yếu. 6 Một dịch vụ mới phải đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích hành khách, lợi ích của doanh nghiệp thông qua việc làm, thu nhập; lợi ích của nhà nước. Với taxi công nghệ phải thêm lợi ích của người lao động kiêm chủ sở hữu là lái xe. Bốn lợi ích này nếu được hài hòa khi đó môi trường kinh doanh sẽ được coi là lành mạnh, công bằng. Công bằng cho các đối tượng cùng kinh doanh một loại hình. Ngược lại khi những lợi ích này không hài hoà, bị xâm phạm lợi ích của nhau thì chịu trách nhiệm chính là nhà nước. Nhà nước phải quản lý về giao thông, quản lý phương tiện (xe nào đến đón, loại xe gì, giá cước…) và quản lý thuế. Hiện nay taxi truyền thống đã được quản lý khá chặt chẽ bằng nhiều văn bản pháp luật. Cụ thể họ bị điều chỉnh bởi 13 điều kiện kinh doanh. Ở chiều ngược lại taxi công nghệ sau hơn hai năm thí điểm đến thời điểm này vẫn chưa có cơ chế quản lý cho nên mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Ví dụ một số vấn đề nổi lên từ taxi công nghệ như: nhận diện loại hình kinh doanh, lợi ích người lao động, đóng thuế, các vấn đề về lợi ích công cộng, sự điều chỉnh của cơ quan công quyền và các vấn đề liên quan khác… Do đó, chúng ta cần nhanh chóng đưa ra chính sách, cơ chế, cùng chế tài cụ thể để quản lý có hiệu quả loại hình kinh doanh taxi công nghệ. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa taxi công nghệ và các loại hình kinh doanh vận tải truyền thống. Có thể nói đề tài học viên lựa chọn tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện và đầy đủ. Chính vì vậy học viên lựa chọn đề tài là phù hợp với yêu cầu thực tiễn là phát triển và tạo hành lang pháp lý kiểm soát hoạt động taxi công nghệ. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về taxi công nghệ và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của taxi công nghệ Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam điều tiết hoạt động của taxi công nghệ Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về taxi công nghệ ở Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TAXI CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ 1.1. Những vấn đề chung về taxi công nghệ • Sơ lược về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) Thế giới chúng ta có sự phát triển cao và văn minh như hiện nay là kết quả của sự biến đổi không ngừng, liên tục với một xu thế chung là càng ngày càng tiến bộ và ngày càng tăng. Dù có những bước thăng trầm, nhưng sự biến đổi của thế giới loài người là sự phát triển liên tục dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ - nền tảng của trí tuệ con người. Sự sáng tạo dựa trên trí tuệ con người không bao giờ cạn kiệt như một động cơ vĩnh cửu, nhưng động cơ vĩnh cửu lại không bao giờ tồn tại, đó là điều kỳ diệu mà tạo nên các cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Hệ quả của nó chính là các cuộc cách mạng công nghiệp làm biến chuyển lịch sử loài người. Cách mạng công nghiệp là khái niệm về cuộc cách mạng liên quan chủ yếu đến sản xuất; đi cùng với nó là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, kĩ thuật và công nghệ. Cuộc CMCN 4.0 bắt đầu vào đầu Thế kỉ 21, trên nền tảng của CMCN lần thứ ba, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới..., đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Đó là cuộc cách mạng của sự hội tụ ở đỉnh cao, sự tiết kiệm các nguồn lực ở mức tối ưu nhất từ trước tới nay. CMCN 4.0 được coi là đỉnh cao của ba cuộc CMCN trước đó (động cơ hơi nước, điện và công nghệ thông tin). Mặc dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau, có thể thấy rằng sự tăng trưởng theo cấp số nhân hiện nay trong công 9 nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo, máy móc và sự kết nối của tất cả các khía cạnh của cuộc sống hiện đại đang mang lại những thay đổi sâu sắc và có hệ thống cho xã hội. Nếu như trước đây để đạt được con số 50 triệu người sử dụng, điện thoại cần 75 năm, radio cần 38 năm, tivi cần 13 năm, thì gần đây Internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn. Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tiêu cực vào đời sống xã hội. Những thay đổi đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, các doanh nghiệp không theo kịp công nghệ sẽ biến mất, chính quyền và hệ thống pháp lý rất dễ bị bỏ lại phía sau trong việc điều chỉnh các lĩnh vực mới, dẫn đến sự thay đổi quyền lực đối với công nghệ và chủ sở hữu của nó, và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển bất bình đẳng và xã hội bị phân mảnh. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ dẫn đến bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng ở tốc độ cao. Một trong những thành tựu đáng chú ý của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thể hiện tác động mạnh mẽ đến kinh doanh thương mại đó là công nghệ số. Với những phương thức và hiệu quả vượt trội, công nghệ số đóng vai trò một trung gian thương mại điện tử giúp kết nối người bán và người mua, tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại, từ đó tăng tỉ lệ giao dịch và hạ chi phí giao dịch. Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, sử dụng các thuật toán để mã hoá, phân tích dữ liệu thu thập từ người dùng, tính toán và đưa ra được thị trường cũng như giá sản phẩm thấp nhất tiếp cận đến người sử dụng đang có nhu cầu. Các nền tảng số cũng có thể giúp cắt giảm chi phí qua trung gian phân phối và tự đưa hàng hoá từ tay người bán đến người mua bằng mạng lưới phần mềm hỗ trợ. Công nghệ số cũng góp phần giúp khách hàng thanh toán thuận lợi hơn với các hình thức thanh toán điện tử qua thẻ, QR code và các ứng dụng 10 thanh toán, điều này cũng thúc đẩy các ngân hàng phải thay đổi rất nhanh để bắt kịp xu hướng, cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử và các ứng dụng công nghệ số. Những thành tựu về công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng và bắt buộc thay đổi cách nhìn nhận và sự điều chỉnh của mình về mặt pháp lý để hỗ trợ thị trường kinh doanh trong nền tảng số cũng như kiểm soát các mặt trái của nó để điều chỉnh các giao dịch, bảo đảm tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể trong nền kinh tế chia sẻ. • Sự ra đời của taxi công nghệ Khái niệm “taxi công nghiệp” xuất hiện khi các mô hình kinh doanh số hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách có nhiều nét tương đồng với taxi truyền thống ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh vực thị trường. Hãng taxi đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách công nghệ là Uber, Uber ra đời năm 2009 bởi hai nhà đồng sáng lập Travis Kalanick và Garret Camp. Ý tưởng về một ứng dụng dịch vụ đặt xe theo yêu cầu được đưa ra trong một buổi thảo luận khởi nghiệp ở một căn hộ chung cư ngoại ô Paris, khởi nguồn từ việc Kalanick và Garret Camp đã phải chờ đợi trong mưa tuyết mà không bắt được chiếc taxi nào. Hai nhà sang lập đã thành lập UberCar (sau này là Uber) một công ty chuyên cung ứng phần mềm ứng dụng gọi dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô có trụ sở tại San Francisco, California và hoạt động tại nhiều quốc gia. Công ty sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động thông minh (smartphone) có tên Uber để nhận được yêu cầu đi xe từ phía khách hàng sử dụng ứng dụng, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng cho mình. Tính đến 16 tháng 12 năm 2014, dịch vụ Uber đã có tại 53 quốc gia và hơn 200 thành phố trên toàn thế giới, và công ty được định giá hơn 40 tỷ USD 11 Việc ra mắt Uber đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong các công ty cạnh tranh với mô hình kinh doanh Uber, một xu hướng đã đến để được gọi là "Uberification" (Uber hóa). Từ năm 2012, công ty đã phát động chương trình “UberCab” của mình, trong đó mở rộng dịch vụ kết nối phần mềm gọi xe với bất kỳ tài xế nào có trình độ với một chiếc xe ô tô. Giá cả cực rẻ, mạng lưới tài xế tăng lên nhanh chóng, Uber thách thức dịch vụ taxi truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau UberCab nhận được lệnh phải ngừng dịch vụ ngay của cơ quan Giao thông Công chúng San Francisco cũng như Ủy ban Giao thông công cộng California. Các cơ quan quản lý phản đối UberCab vì họ hoạt động như taxi mà không có giấy phép. Kalanick bỏ qua hầu hết các lệnh cấm và đơn giản chỉ đổi UberCab thành Uber, mua tên miền Uber.com. Từ đó đến bắt đầu đến sau các vòng gọi vốn đầu tư bao gồm 10 triệu USD gây quỹ tháng 2/2011, hàng loạt các nhà đầu tư mạo hiểm khác như Shervin Pishevar, Jay Z, ngay cả CEO Jeff Bezos của Amazon cũng đã đầu tư vào Uber. Mùa hè năm 2014, Uber đã đạt giá trị 17 tỷ USD, doanh thu đạt 6,5 tỷ USD [23]. Ra đời muộn hơn so với Uber, Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ được ra đời ở Malaysia, có tên gốc là MyTeksi được sáng lập bởi Anthony Tan. Ý tưởng khi một người bạn đến thăm anh ta ở Malaysia và đã phàn nàn về trải nghiệm kinh khủng khi đi taxi ở nước này. Ý tưởng này được Anthony làm thành một dự án kinh doanh khi học đại học tại Harvard. Dự án này được các giáo sư tại Harvard “khó thực hiện và chưa được chứng minh trong thế giới thực”. Hiện tại trụ sở của Grab được đặt tại Singapore. Grab cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi và xe máy tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Singapore và các quốc gia khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và đặc biệt là Việt Nam. Mặc dù ban đầu là 12 cạnh tranh với Uber, nhưng grab đã thắng và mua lại hoạt động tại Đông Nam Á của Uber vào tháng 3 năm 2018 đã biến nó thành dịch vụ chia sẻ đi xe mạnh nhất ở khu vực [25]. Khi xem xét và tìm hiểu về bản chất của các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số và tham khảo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Uber hay Grab chính là các phương thức điển hình của các mô hình kinh doanh taxi dựa trên nền tảng số còn gọi là các hãng taxi công nghệ. Theo nghiên cứu của TS. Phan Thị Thanh Thủy [21], các mô hình taxi công nghệ này đều có những đặc điểm chung như sau: Các hãng taxi công nghệ đều hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách theo nhu cầu thị trường giữa người có xe và hành khách có yêu cầu. Trong nền kinh tế chia sẻ ngoài các thách thức mới, mỗi cá nhân đều có cơ hội đóng hai vai: vừa là người tiêu dùng lại vừa là người làm kinh tế một cách tự chủ và tự quản. Các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu xe nhưng không sử dụng hết và muốn cho thuê, trong khi đó bên cầu muốn sử dụng xe ô tô nhưng lại không đủ khả năng sở hữu xe riêng. Uber phát sinh từ chính nhu cầu sử dụng và khai thác tài sản. Uber hay Grab đã giải quyết được bài toán di chuyển giá rẻ cho mọi người. Giống như chia sẻ từ CEO của Uber, Garret Camp, từng mong muốn chỉ cần một cái ấn nút sẽ đi được đến bất kỳ nơi nào anh ấy muốn [22]. Trong mô hình kinh tế chia sẻ chúng ta thấy khái niệm về vốn đã thay đổi. Vốn không còn đơn thuần chỉ là tài sản, vật chất mà giờ đây một loại kỹ năng hay thời gian, tiền của của con người cũng là vốn. Và trong nền kinh tế chia sẻ những loại vốn này được sử dụng ở mức tối đa [20]. Trên nền tảng giao dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải, Uber hay Grab đã kết nối và tối ưu hóa giao dịch giữa khách hàng và tài xế. Từ hạ tầng kỹ thuật số, các hãng xe công nghệ tạo thành một mạng lưới rất lớn mạnh 13 cung cấp tài xế, cấp cấp phương tiện đến cho người tiêu dùng. Uber, Grab nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng, từ đối tác bởi những lợi ích của nó. Tuy nhiên với cơ quan quản lý nhà nước thì sự phát triển của taxi công nghệ đan xen cả những thuận lợi và thách thức khác nhau. Giờ đây thay vì các công ty, tập đoàn vận tải thì lại là những đám đông phi tập trung trong xã hội; thay vì những tài xế chuyên nghiệp thì lại là những tài xế bán thời gian, lao động mùa vụ làm việc hợp tác với Uber, Grab qua hợp đồng công việc độc lập. Chính vì đặc điểm này tạo nên sự xáo trộn với các quan niệm truyền thống về các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh. Rất khó để xác định hay phân loại rạch ròi dựa trên các tiêu chí của pháp luật hiện hành. Kể cả các nước phát triển như Mỹ, các quốc gia EU, Nhật Bản cho đến những nền kinh tế đang phát triển như Malaysia, Philipin, Việt Nam… hiện nay cũng chưa đi đến được khái niệm cụ thể về Uber, Grab là bên môi giới thông tin đơn thuần hay công ty vận tải. Trong khi các chính phủ loay hoay tìm lời giải cho bài toán pháp lý thì các nhà cung cấp dịch vụ taxi truyền thống gặp phải cú sốc lớn trên thị trường dẫn đến hàng loạt các phản ứng bên cạnh tích cực như thay đổi, hòa nhập làm mới mình bằng áp dụng nền tảng số trong doanh nghiệp thì có rất nhiều phản ứng tiêu cực như khởi kiện công ty taxi công nghệ, biểu tình… Các hãng taxi công nghệ cùng ngành nghề, lĩnh vực và thị trường với taxi truyền thống nhưng lại khác biệt ở phương thức điều hành qua nền tảng số và cách thức tham gia vào mạng lưới. Ở góc độ người tiêu dùng, họ gọi Uber hay Grab khi họ cần đi taxi. Người tiêu dùng không quan tâm đến việc đặt tên cho dịch vụ của Uber hay Grab là dịch vụ kết nối hay taxi. Grab và Uber đang cạnh tranh trực tiếp với taxi truyền thống, tham gia vào thị trường kinh doanh vận tải. 14 “Cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và Uber, Grab hé lộ những vấn đề pháp lý thú vị, chỉ ra được những phần lỗi của các điều kiện kinh doanh trong pháp luật Việt Nam. Để giải quyết được gốc rễ vấn đề cần có sự bình đẳng, công bằng, cơ quan chức năng là bộ giao thông vận tải cần sớm có được một cơ chế quản lý minh bạch, rõ ràng. 1.2. Vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của taxi công nghệ 1.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước Trong vài năm gần đây, dưới tác động của các cuộc cách mạng công nghệ 4.0, một thời đại “công nghệ số” đã hình thành. Dựa trên kinh tế nền tảng, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng số, trong đó mô hình kinh doanh phổ biến nhất là kinh tế chia sẻ. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, một số những startup trong và ngoài nước đã tự tin đưa ra và phát triển các ứng dụng nền kinh tế chia sẻ. Nổi bật trong lĩnh vực giao thông vận tải là Uber, Grab – đây là những “kỳ lân” khởi nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Sự ra đời và phát triển “nóng” của loại hình taxi công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật khiến các cơ quan quản lý lúng túng. Mô hình kinh doanh mới lạ chưa từng có tiền lệ đang tạo ra nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều làm cho Chính phủ các nước mà tất cả các quốc gia nó đặt chân đến đều bị động và bối rối. Tựu chung lại các tranh cãi được đưa ra đều tập trung tìm câu trả lời cho câu hỏi: hoạt động của Uber, Grab taxi là hoạt động trung gian thương mại hay là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách ? Hoạt động của taxi công nghệ và taxi truyền thống có rất nhiều điểm tương đồng, chung một thị trường kinh doanh vận tải. Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải truyền thống đều ủng hộ quan điểm taxi công nghệ cũng đang hoạt động vận tải. Các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối trên nền tảng số cũng đang kinh doanh vận tải. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan