Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật hình sự việt nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống...

Tài liệu Pháp luật hình sự việt nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống

.PDF
127
191
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN TIẾN PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM TR¦íC TH¸CH THøC CñA AN NINH PHI TRUYÒN THèNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN TIẾN PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM TR¦íC TH¸CH THøC CñA AN NINH PHI TRUYÒN THèNG Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở kế thừa, trích dẫn trung thực của các công trình khoa học khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Do vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Dƣơng Văn Tiến MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI NIỆM, NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT HÌNH SỰ .......................................................... 16 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ............................................................................ 16 1.1.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống ................................................... 16 1.1.2. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống .......................................... 23 1.2. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ............................................................................................ 26 1.2.1. Những thách thức của an ninh phi truyền thống đối với pháp luật hình sự ......................................................................................... 27 1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật hình sự trước thách thức an ninh phi truyền thống ......................................................................... 30 1.3. CHUẨN MỰC PHÁP LÝ QUỐC TẾ ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM PHI TRUYỀN THỐNG ........................................... 33 1.3.1. Tội khủng bố ...................................................................................... 34 1.3.2. Tội phạm về ma túy ............................................................................ 37 1.3.3. Tội rửa tiền ......................................................................................... 41 1.3.4. Tội mua bán người ............................................................................. 44 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ỨNG PHÓ TRƢỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ....................................................... 47 2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM ỨNG PHÓ TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ..................................................................... 47 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 ...................................... 47 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999 ...................................... 55 2.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 NHẰM ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ..................................................................... 61 2.2.1. Quy định của Phần chung Bộ luật hình sự ......................................... 62 2.2.2. Quy định của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự .............................. 63 Chƣơng 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NHẰM ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ TRƢỚC NHỮNG THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG.....................................................................73 3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 TRƯỚC TÌNH HÌNH TỘI PHẠM PHI TRUYỀN THỐNG ........................... 73 3.1.1. Nhận xét, đánh giá Phần chung Bộ luật hình sự ................................ 74 3.1.2. Nhận xét, đánh giá Phần các tội phạm Bộ luật hình sự ..................... 77 3.2. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 NHẰM ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ................... 89 3.2.1. Nhận xét ............................................................................................. 89 3.2.2. Nội dung tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm ứng phó hiệu quả trước những thách thức của an ninh phi truyền thống ......................................................................... 96 3.3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 NHẰM ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ........................................................................... 100 3.3.1. Tăng cường công tác giải thích, tuyên truyền pháp luật hình sự......... 100 3.3.2. Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác đối với các nguy cơ về an ninh phi truyền thống trong toàn thể xã hội ............. 101 3.3.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, lực lượng chức năng đấu tranh phòng, chống các tội phạm phi truyền thống ................................... 102 3.3.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện trong xã hội nhằm ứng phó với các tội phạm phi truyền thống ....... 103 3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với các tội phạm phi truyền thống...................................................................................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 84 Bộ luật hình sự 77 Bảng 3.2. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 230 Bộ luật hình sự 77 Bảng 3.3. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 119 Bộ luật hình sự 79 Bảng 3.4. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 120 Bộ luật hình sự 79 Bảng 3.5. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 153 Bộ luật hình sự 81 Bảng 3.6. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 194 Bộ luật hình sự 82 Bảng 3.7. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 225 Bộ luật hình sự 87 Bảng 3.8. Thống kê xét xử sơ thẩm về Điều 226 Bộ luật hình sự 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau sự kiện khủng bố kinh hoàng cả thế giới ngày 11/9/2001 ở Mỹ, trong vốn từ vựng chính trị - thời sự quốc tế xuất hiện nhiều cụm từ mới như “thế giới sau 11-9”, “thánh chiến”, “cuộc chiến chống khủng bố mới”, “AlQaeda”, “An ninh phi truyền thống”, “an ninh chung”, “an ninh toàn diện”, “ngoại giao phòng ngừa”; v.v… Thuật ngữ an ninh phi truyền thống sau đó đã xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống” [101, tr.1] thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01/11/2002. Theo đó, Hội nghị đã đề cập đến những vấn đề của thế giới đương đại đe dọa một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Bên cạnh sự xuất hiện về dịch bệnh, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, thì cùng với đó là đe dọa của ninh quân sự, sự gia tăng của các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức, nguy cơ mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Cũng trong Tuyên bố trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như “buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao” [101, tr.1]. Trên cơ sở “Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên những lĩnh vực an ninh phi truyền thống”, nhiều chương trình, tuyên bố, hợp tác giữa các quốc gia đã được đẩy mạnh để đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và lĩnh vực an ninh phi truyền thống như: “Chiến lược hợp tác chống 1 ma túy ASEAN năm 2000”; “Tuyên bố chung Bắc Kinh về hợp tác chống ma túy năm 2001”; “Tuyên bố ASEAN về hợp tác chống khủng bố”; “Tuyên bố chung ASEAN - Hoa Kỳ về hợp tác chống khủng bố” năm 2002; “Tuyên bố chung ASEAN-EU về hợp tác chống khủng bố” năm 2003; “Tuyên bố Bali II” năm 2003 về xây dựng Cộng đồng ASEAN; v.v… Căn cứ vào các tuyên bố nói trên và kết quả các Hội nghị phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, các nước đối thoại đã xây dựng các kế hoạch hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin chính xác, hiệu quả, nâng cao nhận thức và vận động công chúng tham gia đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, cũng như xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia thích ứng và tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, kết hợp những giải pháp và trình tự phù hợp, kết hợp hệ thống, đồng bộ các biện pháp chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, kinh tế và không thể thiếu biện pháp pháp luật để thích ứng. Đối với Việt Nam, vấn đề an ninh phi truyền thống và nội hàm khái niệm và ý nghĩa của nó được Đảng ta nhận thức từ rất sớm. Nghị quyết 08/NQTW của Bộ Chính trị, khóa VIII về “Chiến lược an ninh quốc gia” (năm 1998) đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với an ninh quốc gia của Việt Nam; trong đó, có vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với an ninh phi truyền thống và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy đổi mới kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đất nước. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XI đòi hỏi cần phải tập trung giải quyết là: Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài 2 chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp… [23, tr.28]. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng [23, tr.82-183]. Sau đó, tại Đại hội Đảng XII, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về những nội dung, thách thức của an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Văn kiện đã nhấn mạnh: Tăng cường quốc phòng an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa... sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng”. Yêu cầu cơ bản đặt ra là phải tiếp tục “hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh” [24, tr.148-151]. Như vậy, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống được đặt ra trong khoa học và thực tiễn quản lý xã hội có thể xếp về hai nhóm sau: Thứ nhất, nhóm về những quá trình tự nhiên và xã hội bất lợi đến xã hội như: biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên...; Thứ hai, nhóm về những hành vi tiêu cực (phạm pháp) ảnh hưởng bất lợi đến xã hội như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia (rửa tiền, cướp biển, buôn bán ma túy, buôn bán người, vũ khí, tội phạm kinh tế quốc tế), tội phạm công nghệ cao... (nhóm này còn được gọi là các tội phạm phi truyền thống). Đối với thách thức an ninh phi truyền thống thuộc nhóm thứ hai, vừa qua, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 đã 3 có những sửa đổi, bổ sung quan trọng điều chỉnh để ứng phó với những thách thức này, qua đó, đáp ứng yêu cầu của các công ước quốc tế, nghị định thư và yêu cầu phòng ngừa tội phạm bằng việc xử lý các hành vi phạm tội đe dọa đến lĩnh vực đã nêu như: 1) Sửa đổi quy định về chuẩn bị phạm tội theo hướng bổ sung thêm hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm để thực hiện một tội phạm cụ thể (Điều 14) và tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)... để đáp ứng với tinh thần của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; 2) Sửa đổi tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi (các điều 150, 151) trên tinh thần Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; bổ sung mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); 3) Bổ sung tội cưỡng bức lao động, tội bắt cóc con tin và tội cướp biển (các điều 297, 301, 302) trên tinh thần các quy định của Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức năm 1930, Công ước chống bắt cóc con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982; 4) Sửa đổi tội rửa tiền (Điều 324) nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về phòng, chống rửa tiền... và chủ động ứng phó; 5) Tách quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông thành một mục riêng trong Chương XXI về “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”; tội phạm hóa một số hành vi mới như: tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285), tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291), tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292); v.v... Tuy nhiên, việc xác định nội dung các mối đe dọa hay lĩnh vực cần quan tâm giải quyết của an ninh phi truyền thống sẽ khác nhau phụ thuộc vào góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu hoặc hoạch định chính sách, đề xuất phương 4 hướng hành động. Do đó, nếu tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống với mục tiêu đánh giá và hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam nhằm ứng phó hiệu quả với vấn đề này trên phương diện cơ sở pháp lý, bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hợp tác quốc tế, thì phải tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự để phân tích. Nói một cách khác, những mối đe dọa an ninh phi truyền thống dưới góc độ tiếp cận dưới góc độ hẹp của luật hình sự và thuộc nhóm thứ hai về các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống chính là nghiên cứu về các loại tội phạm đe dọa đến lĩnh vực an ninh phi truyền thống (hay còn gọi là tội phạm phi truyền thống). Vì vậy, việc lựa chọn đề tài với tên gọi: “Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống” làm luận văn thạc sĩ luật học là có ý nghĩa cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu “An ninh phi truyền thống” là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà khoa học, ngoại giao, quân sự quan tâm nghiên cứu, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương. Đặc biệt, khái niệm này đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ từ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh… đến lĩnh vực pháp luật. Một số nghiên cứu viện dẫn quan niệm của Liên Hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống trong 7 lĩnh vực chính: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Hoặc có nghiên cứu quy vấn đề an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực cơ bản: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa… [109, tr.1]. Hay quan điểm khác lại phân chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành 6 nhóm chính: ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa địa chất [109, tr.1]; v.v... Như 5 vậy, khái niệm an ninh phi truyền thống với những nội dung cụ thể của nó, rõ ràng mang tính chất “động”, và theo thời gian, nội hàm của nó có thể còn tiếp tục được mở rộng hơn. Tổng quan trong và ngoài nước đã có nhiều công trình tiếp cận vấn đề này. * Các sách chuyên khảo, tham khảo, tạp chí nước ngoài Nội dung các công trình tiếp cận dưới góc độ quan hệ quốc tế, môi trường và an ninh và phân tách an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống: vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia… và an ninh phi truyền thống từ khu vực Châu Á, Trung Quốc… có các công trình như: - Sách chuyên khảo: “Định nghĩa mối đe dọa an ninh phi truyền thống” của tác giả Saurabh Chaudhuri đã lý giải khá sâu sắc về mối đe dọa an ninh phi truyền thống khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động của toàn cầu hóa, đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh. Bản chất của các mối đe dọa an ninh không ngừng thay đổi và việc bảo đảm an ninh vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự. Theo tác giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thống [107]. - Sách chuyên khảo: “Bàn về an ninh phi truyền thống” của tác giả Lục Trung Vĩ (sách dịch) đã trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Tác giả đã phân chia hai nhóm chính: 1) Những vấn đề chủ nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về an ninh chính trị nhiều hơn; 2) Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn lậu ma túy, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Do đó, hàm ý của an ninh phi truyền thống là vấn đề xuyên quốc gia do nhân tố phi chính trị, quân sự gây ra, trực tiếp ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp tới sự phát triển, ổn định và an ninh của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu [75, tr.78]. 6 - Sách chuyên khảo: “An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” của tác giả Vương Dật Châu đã phân tích dưới nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị, ngoại giao, tạo nên bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa; đã phân tích nội hàm của quan niệm an ninh phi truyền thống, đồng thời có sự phân biệt giữa an ninh truyền thống với an ninh phi truyền thống [13, tr.12-24]. - Sách chuyên khảo: “Cộng đồng Đông Á và an ninh phi truyền thống - Một đề xuất từ Trung Quốc” (East Asia Community and Nontraditional Security) của tác giả Wang Yong đã phân tích những yếu tố tác động đến sự xuất hiện an ninh phi truyền thống và các lĩnh vực thuộc nội hàm của khái niệm này hiện nay bao gồm [98, p.22]: Vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm soát phòng chống dịch bệnh; mối đe dọa đến sự ổn định an ninh khu vực và quốc tế, bao gồm an ninh kinh tế, an sinh xã hội, quyền con người và người tị nạn; tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người và buôn bán ma túy; tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế... Do đó, để giải quyết tận gốc vấn đề này không chỉ bắt đầu từ các cải biến chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội ở từng quốc gia, còn giải pháp hợp tác quốc tế chỉ là ứng phó với tình huống đã xảy ra và trù liệu kịch bản sẽ diễn ra trong tương lai [98, p.22]; v.v… - Bài viết: “Mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Châu Á: Đi tìm cách giải quyết của khu vực” (Non-traditional security threats in Asia: Finding a regional way forward) của tác giả Edidie Walsh cho rằng hiện nay các mối đe dọa an ninh phi truyền thống nổi lên ở Châu Á như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, cứu trợ thiên tai, an ninh thông tin, dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng - được xem là vấn đề cốt lõi của an ninh quốc gia, nó đe dọa trực tiếp đến sự ổn định, phát triển bền vững của các quốc gia và toàn nhân loại [83]. 7 - Bài viết: “Vấn đề an ninh phi truyền thống: An ninh hóa tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực Châu Á” (Non-Traditional Security Issues: Securitisation of Transnational Crime in Asia) của James Laki đã phản ánh thực trạng buôn lậu thuốc phiện và buôn người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với khu vực [86]; v.v… * Các sách chuyên khảo, tham khảo, tạp chí trong nước Theo đó, các công trình liên quan bước đầu tiếp cận dưới góc độ quan hệ quốc tế, quốc phòng, an ninh và gắn liền với an ninh quốc gia, an toàn, trật tự xã hội, cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống: vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia… có các công trình như: - Sách chuyên khảo: “An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Hưởng đã giải quyết nhiều vấn đề như: bối cảnh nảy sinh vấn đề an ninh phi truyền thống, các đặc trưng nội bật của an ninh phi truyền thống và nội hàm; vị trí của an ninh phi truyền thống trong chiến lược an ninh quốc gia; vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam và quá trình nghiên cứu ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống; từ đó, tác giả đề ra chủ trương, giải pháp ứng phó đối với những đe dọa an ninh phi truyền thống chủ yếu ở Việt Nam [38, tr.2-4]. - Sách chuyên khảo: “An ninh phi truyền thống: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn” của GS.TS.Tạ Ngọc Tấn, PGS.TS. Phạm Thành Dung và PGS.TS. Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên). Nội dung cuốn sách bao gồm 12 chương có nội dung như sau [57, tr.436-439]: Thách thức của an ninh phi truyền thống trong nhận thức và cách tiếp cận của Việt Nam; lý thuyết và cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống của một số nước và tổ chức quốc tế; vấn đề an ninh con người; vấn đề an ninh môi trường; vấn đề biến đổi khí hậu; vấn đề an ninh nguồn nước; vấn đề an ninh tài chính; vấn đề an ninh năng lượng; vấn đề an ninh lương thực; vấn đề tội phạm công nghệ cao và an 8 ninh mạng; dự báo diễn biến tình hình các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tác động đến Việt Nam trong thời gian tới; quan điểm, định hướng và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay. - Sách chuyên khảo: “Không gian mạng: Tương lai và hành động” của GS.TS. Trần Đại Quang đã đề cập đến vấn đề tác động của không gian mạng đối với xã hội loài người, những vấn đề không gian mạng liên quan đến lợi ích, an ninh quốc gia các nước, trong đó có Việt Nam, thách thức từ an ninh mạng, từ đó chỉ ra các vấn đề về thời cơ, thách thức đối với xã hội từ sự phát triển tất yếu của không gian mạng [51, tr.17]. - Bài viết: “Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á” của PGS.TS. Lê Văn Cương đã cho rằng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không còn, song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng gay gắt. Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an ninh tài chính, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà kính với sự nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước... [19, tr.20]. - Bài viết: “Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu” của TS. Tô Lâm đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống, đồng thời chỉ ra các giải pháp phòng ngừa, đối phó [43, tr.10]. - Bài viết: “Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống” của tác giả Nguyễn Vũ Tùng đã tiếp cận quan niệm an ninh phi truyền thống dưới góc độ là thách thức, cho rằng cần được hiểu trong bối cảnh so sánh với an ninh 9 truyền thống; an ninh phi truyền thống nổi lên trước hết như một sự phê phán đối với cách tiếp cận an ninh truyền thống. Sự phê phán này được tiến hành cả từ lý luận và thực tiễn. Đồng thời, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống không hoàn toàn có tính loại trừ nhau, bởi xét từ góc độ chung nhất, nếu an ninh quốc gia được bảo đảm thì an ninh của người dân sống trong quốc gia đó mới được bảo đảm [72, tr.45]; v.v... Ngoài ra, một số đề tài, luận văn, luận án bước đầu đã đề cập đến vấn đề này trên phương diện quan hệ quốc tế, tác động đến độc lập chủ quyền, an ninh quốc phòng… như: - Đề tài: “Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động đối với ASEAN và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Bình đã đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về an ninh phi truyền thống; những thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á cũng như quan điểm hợp tác của ASEAN và Việt Nam về an ninh phi truyền thống [4, tr.32]. - Đề tài: “Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến quan hệ quốc tế hiện nay” của tác giả Hồ Châu đã phân tích các mối đe đọa an ninh phi truyền thống tác động đến quan hệ quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống [12, tr.21]. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc của tác giả Đàm Trọng Tùng với tên gọi: “Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2016. Nội dung luận án đề cập đến các vấn đề sau [71, tr.3]: Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc; thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015; quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống; đánh giá về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh 10 phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015; kinh nghiệm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với các nước đang phát triển. *** Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu cho phép học viên đưa ra những nhận xét, đánh giá sau: Một là, các sách báo pháp lý trong và ngoài nước đã tiếp cận đa diện, đa chiều về nội hàm, phạm vi khái niệm, luận giải bản chất, cấu trúc, tính chất, đặc điểm và nhận dạng các dấu hiệu của an ninh phi truyền thống; đồng thời đã đặt vấn đề về mối đe dọa an ninh phi truyền thống của các quốc gia, các khu vực và cộng đồng còn có sự khác nhau trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hai là, các công trình đều thống nhất các vấn đề quốc tế, quốc gia như: cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đối phó, là nội hàm cụ thể của mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Nói một cách khác, vấn đề an ninh phi truyền thống có đặc trưng lan rộng mang tính “xuyên quốc gia” [38, tr.37]. Ba là, các công trình cũng đã chỉ ra thách thức đe dọa, với những hình thái biểu hiện cụ thể, ngày càng nguy hiểm, khó khăn và khó kiểm soát tới ổn định và phát triển, an toàn và an ninh của từng quốc gia, từng khu vực, đặc biệt là Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam. Bốn là, đa số các công trình đã xác định, việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm đối phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm phi truyền thống trong giai đoạn hiện nay. Năm là, các công trình tiếp cận chủ yếu dưới góc độ quan hệ quốc tế, 11 môi trường và an ninh và phân tách an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống: vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia… nhưng tiếp cận dưới khía cạnh pháp lý còn mờ nhạt, chủ yếu là cơ sở pháp lý của quốc gia trong việc xử lý các tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, tất cả các công trình trên cho thấy, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống, những thách thức và các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn đánh giá sự phát triển của quy định trong pháp luật hình sự nước ta trước thách thức của an ninh phi truyền thống mà cụ thể là các tội phạm phi truyền thống, từ đó kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và đề xuất các giải pháp thực thi nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Xây dựng khái niệm an ninh phi truyền thống trong mối tương quan với an ninh truyền thống, xác định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; - Phân tích những thách thức của an ninh phi truyền thống và các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật hình sự trong việc ứng phó với nó; - Khái quát các chuẩn mực pháp lý quốc tế liên quan đến việc tội phạm hóa các hành vi xâm phạm an ninh phi truyền thống. - Làm sáng tỏ sự phát triển của quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam ứng phó trước những thách thức của tình hình tội phạm phi truyền thống ở nước ta trong thời gian qua. 12 - Luận chứng việc tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo đảm thực thi các quy định này nhằm ứng phó hiệu quả trước những thách thức đó, trong đó có tội phạm phi truyền thống. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống; đánh giá quy định của pháp luật hình sự Việt Nam ứng phó với những thách thức của an ninh phi truyền thống, chuẩn mực quốc tế và tình hình một số tội phạm phi truyền thống. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được thực hiện theo mã số chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã số 60 38 01 04. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật hình sự Việt Nam trước những thách thức của an ninh phi truyền thống, đặc biệt là tội phạm phi truyền thống; sự phát triển về quy định trong pháp luật hình sự trước thách thức an ninh phi truyền thống và tình hình tội phạm phi truyền thống, để luận chứng việc tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và đề xuất các giải pháp thực thi nhằm giải quyết hiệu quả những thách thức của an ninh phi truyền thống, trong đó có tội phạm phi truyền thống. Luận văn nghiên cứu tình hình một số tội phạm phi truyền thống ở nước ta (tội phạm về khủng bố; tội phạm mua bán người; tội phạm về ma túy; tội rửa tiền; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin) với mốc thời gian số liệu là 05 năm (2012 - 2016) và trên địa bàn cả nước. 5. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu vấn đề pháp luật hình sự Việt Nam trước thách 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan