Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ...

Tài liệu Phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ

.PDF
90
231
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Trần Thu Phƣơng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Trần Thu Phƣơng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN AN THỊNH Hà Nội - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Tác giả luận văn Trần Thu Phƣơng LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa 2015 - 2017 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm và các thầy cô giáo Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và PGS.TS Nguyễn An Thịnh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, cùng toàn thể đồng nghiệp bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khoá học. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do hạn chế về thời gian, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Trần Thu Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG ............................................................. 4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................... 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững trong và ngoài nước.......................................................................... 4 1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu .............................................. 7 1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 7 1.2.1. Sử dụng đất bền vững............................................................................................. 7 1.2.2. Phân vùng chức năng ............................................................................................ 8 1.2.3. Phân vùng chức năng định hướng sử dụng đất bền vững ................................... 8 1.2.4. Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu ............................................ 10 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÚ THỌ.... 15 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ..................................................................... 15 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...................................................... 15 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn ............................................... 17 2.2. Phân tích tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại tỉnh Phú Thọ................... 20 2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó ...................................................................................................... 20 2.2.2. Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính .......................................................................................................... 20 2.2.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất .... 20 2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................................... 21 2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất21 2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................................... 21 2.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ....................................... 22 2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai .................................................................................... 22 2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ................................................................... 22 2.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất .............................................................. 22 2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .. 23 2.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai............................................................ 23 2.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai ................................................................. 23 2.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai ........................................................................................................... 23 2.2.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai ................................................................ 24 2.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất.................................................................... 24 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................ 24 2.3.2. Biến động sử dụng đất.......................................................................................... 31 2.4. Phân tích sử dụng đất dƣới góc độ phát triển bền vững ..................................... 35 2.4.1. Phân tích hiệu quả kinh tế ................................................................................... 35 2.4.2. Phân tích hiệu quả xã hội .................................................................................... 36 2.4.3. Phân tích tính bền vững của môi trường ............................................................ 37 2.5. Phân tích nhu cầu phân vùng chức năng phục vụ quản lý và sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ................................................................................................................... 38 CHƢƠNG 3. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ ............................................................... 41 3.1. Phân vùng chức năng ............................................................................................. 41 3.1.1. Nguyên tắc và tiêu chí phân vùng vùng chức năng............................................ 41 3.1.2. Phân vùng chức năng và đặc trưng của các vùng chức năng ........................... 42 3.2. Phân tích SWOT cho các vấn đề nổi cộm trong các tiểu vùng chức năng ........ 48 3.3. Phân loại chức năng sinh thái của các tiểu vùng chức năng .............................. 55 3.4. Đề xuất định hƣớng sử dụng đất bền vững cho các tiểu vùng ........................... 60 3.4.1. Quan điểm đề xuất ................................................................................................ 60 3.4.2. Định hướng ưu tiên sử dụng đất và phát triển bền vững theo các tiểu vùng .... 62 3.4.3. Đề xuất các giải pháp khả thi .............................................................................. 72 K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ ....................................................................................... 74 Kết luận .......................................................................................................................... 74 Kiến nghị ........................................................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 76 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 79 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của Niemann (1977) ................... 12 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................................. 25 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2015 .................................. 26 Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp đến 31/12/2015 ............................ 30 Bảng 2.4: Biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2011 - 2015 ................................ 32 Bảng 3.1: Đặc trưng các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ ........................................ 43 Bảng 3.2: Phân tích SWOT cho các vấn đề nổi cộm trong các tiểu vùng chức năng ...... 48 Bảng 3.3: Phân loại chức năng của các tiểu vùng chức năng theo hệ thống phân loại chức năng của Niemann (1977) ................................................................................... 56 Bảng 3.4: Định hướng ưu tiên sử dụng đất theo các tiểu vùng chức năng phục vụ phát triển bền vững tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 62 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các bước nghiên cứu .................................................................................... 14 Hình 3.1: Bản đồ phân vùng chức năng tỉnh Phú Thọ .................................................. 47 Hình 3.2: Biểu đồ tính điểm tổng hợp nhóm chức năng sinh thái của các tiểu vùng.... 58 DANH MỤC CHỮ VI T TẮT CP : Chính phủ CCN : Cụm công nghiệp GCN : Giấy chứng nhận GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KNTC : Khiếu nại tố cáo KCN : Khu công nghiệp KDL : Khu du lịch NĐ : Nghị định UBND : Ủy ban nhân dân SD : Sử dụng SXPNN : Sản xuất phi nông nghiệp TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TT-BTN&MT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường TS.KTS : Tiến sĩ. Kiến trúc sư MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân vùng chức năng, định hướng quy hoạch sử dụng đất hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo được phát triển kinh tế, bền vững về xã hội và bảo vệ môi trường. Các yêu cầu này đã được đặt ra trong Luật Đất đai 2013 và Thông tư 29/2014/TT-BTN&MT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: "Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và huyện yêu cầu phải xác định các khu chức năng trước khi thực hiện phân bổ các loại đất cho các mục đích khác" [3]. Phân vùng chức năng cũng đã được quy định trong các văn bản pháp lý, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp và chỉ được áp dụng rải rác trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở một số nơi. Hiện nay việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững còn nhiều vấn đề bấp cập như sử dụng tài nguyên không hợp lý, gây sự lãng phí về kinh tế và những xung đột và mất cân bằng giữa các ngành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường [11]. Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, nằm sát vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có quỹ đất phát triển các khu công nghiệp và đô thị lớn. Trong những năm gần đây, tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh, dẫn đến những nhiều biến động phức tạp về sử dụng đất như quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch,... chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, làm giảm hiệu quả sử dụng đất; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch vẫn xảy ra; sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến,... [29]. Do vậy, để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời hướng tới việc sử dụng đất bền vững dựa trên tiềm năng sẵn có xem là yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Phân vùng chức năng tạo cơ sở khoa học cho phép giải quyết được vấn đề này ở khía cạnh khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn thạc sỹ: "Phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh Phú Thọ" đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững dựa trên việc phân vùng chức năng của tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tài liệu về hướng nghiên cứu phân vùng chức năng theo định hướng sử dụng đất bền vững. - Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phục vụ cho việc phân vùng chức năng. - Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất tại tỉnh Phú Thọ. - Phân vùng chức năng tỉnh Phú Thọ. - Nghiên cứu điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) và xác định định lượng chức năng sinh thái của các tiểu vùng chức năng. - Đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững theo các tiểu vùng chức năng. 4. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian nghiên cứu - Đề tài được thực hiện trên toàn bộ địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất định hướng sử dụng bền vững theo không gian các tiểu vùng chức năng. b. Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau: - Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015. - Phân vùng chức năng dựa trên các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất. - Xác định các chức năng sinh thái của các tiểu vùng tỉnh Phú Thọ theo hệ thống phân loại chức năng của Nieman (1977). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống lý luận của khoa học quản lý đất đai về hướng phân tích hiện trạng sử dụng đất và hướng nghiên cứu phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững. b. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất phân vùng chức năng đai đảm bảo sử dụng đất bền vững trong luận văn được xem là tư liệu khoa học tham khảo cung cấp cho các cơ quan quản lý phục vụ 2 điều chỉnh và định hướng cho quy hoạch sử dụng đất, cũng như sử dụng đất hiệu quả, bền vững của tỉnh Phú Thọ. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững. - Chương 2. Phân tích thực trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ. - Chương 3. Phân vùng chức năng và đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh Phú Thọ. 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững trong và ngoài nước a. Trên thế giới Tư tưởng chủ đạo của phát triển bền vững chính là sự bình đẳng về sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường trong một thế hệ và giữa các thế hệ [22]. Phát triển bền vững hướng tới sự phát triển bảo đảm hài hòa được các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường [7]. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp thì lựa chọn phát triển bền vững cũng đã trở thành mục tiêu cần thiết cho việc quy hoạch sử dụng đất ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quy hoạch có vai trò định hướng cho phát triển, vì vậy quy hoạch sử dụng đất được coi là cần thiết trong nền kinh tế thị trường [25]. Về mặt khoa học và thực tiễn, đất đai là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, cần sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao. Phân vùng chức năng giúp giải quyết vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững [8]. Phân vùng chức năng là bước quan trọng đầu tiên trong định hướng không gian phục vụ sử dụng đất bền vững cho một vùng lãnh thổ. Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng theo chức năng riêng để sử dụng đất một cách hợp lý [9]. Đặc trưng của phân vùng chức năng là chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại,… [10]. Mục đích cơ bản của việc sử dụng đất đai tốt là đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy, cần thực hiện phân vùng và tìm kiếm các giải pháp phân vùng chức năng để định hướng sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững. Tại khu vực Bắc Mỹ, phân vùng chức năng phục vụ sử dụng đất bền vững cũng được quan tâm, trong đó chú trọng nhiều tới bảo vệ các hệ sinh thái. Fitzsimons và cộng sự (2012) tiến hành đánh giá đất đai và phân vùng chức năng phục vụ phát triển vành đai xanh tại Toronto, Canada [2,3]. Tại khu vực Mỹ La tinh, phân vùng chức năng phục vụ sử dụng đất bền vững được áp dụng cho cả khu vực đô thị hóa cao và các khu vực cảnh quan tự nhiên. Rojas và cộng sự (2012) thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho cả châu Mỹ La-tinh, 4 sau đó áp dụng cụ thể cho quy hoạch đô thị tại vùng đô thị Concepción của Chile [23]. Trong khoảng thời gian này, Barral và Oscar (2012) tiến hành một nghiên cứu phân vùng chức năng sử dụng đất bền vững dựa trên đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái, áp dụng điển hình cho vùng đông nam Pampas của Argentina [24]. Tại Australia, Pearson và cộng sự (2010) đề xuất một bản kế hoạch để phân vùng chức năng cho quy hoạch phục vụ sử dụng đất bền vững và áp dụng cho khu vực đô thị thuộc vùng đông nam Queensland, Australia [31]. Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế kỷ XIX, thành phố New York đã được thực hiện phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay [31]. Dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng để phân vùng chức năng phục vụ cho sử dụng đất bền vững. Do đó, phân vùng chức năng được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai trong một không gian lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng chức năng là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tại mỗi vùng [8]. b. Tại Việt Nam Vấn đề quản lý đất đai theo không gian và phân vùng chức năng ở Việt Nam hiện nay đang còn là những vấn đề mới mẻ [26]. Để thực hiện phân vùng chức năng hiệu quả, một số cách tiếp cận khác nhau đã được sử dụng ở Việt Nam [10]: - Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái: đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu và mục đích kinh tế, xã hội, sinh thái hướng tới phát triển bền vững. - Tiếp cận tổng hợp: giữa các ngành và các cơ quan, giữa các cấp của chính phủ. - Tiếp cận không gian: dựa trên đặc điểm của vùng hoặc vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù của từng vùng. - Tiếp cận tham dự: có sự tham gia của các bên liên quan tích cực tham gia vào quá trình phân vùng chức năng. Phân vùng chức năng được xem là giai đoạn đầu của một chu trình quy hoạch và là công cụ áp dụng phổ biến trong quy hoạch sử dụng đất và sau đó là phân vùng quản lý các khu vực đất đai theo chức năng sử dụng các loại đất [9]. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam thì phân vùng chức năng được áp dụng từ những 5 năm 2000 trở lại đây [6]. Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai. Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã có tiến hành thực hiện phân vùng chức năng để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển bền vững [11]. Phân vùng chức năng được đề cập trong một số công trình về, phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Cao Liêm, 1990), nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Phùng Chí Sỹ, 2004), phân vùng lãnh thổ tỉnh Ninh Bình (Đặng Trung Thuận, 2006), phân vùng chức năng sinh thái phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Khuất Thị Hồng, 2015), phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Nguyễn Thanh Hải, 2010), định hướng phân vùng chức năng sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên (Hoàng Văn Tuấn, 2012). Trong các nghiên cứu này đều có nội dung phân vùng theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho quy hoạch không gian sử dụng đất bền vững và phân bổ đất đai. Một số địa phương đã xây dựng quy hoạch không gian như tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng: vùng bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái, vùng sản xuất ven sông hồng, vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, vùng sản xuất ven sông Đáy, vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên, vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương [10]. Tỉnh Bắc Giang được phân thành 14 vùng chức năng bao gồm: khu bảo tồn, khu phòng hộ, vùng sản xuất lúa-màu, vùng lúa thuỷ sản, vùng xử lý nước thải tập trung; vùng xử lý nước sinh hoạt, khu vực các hồ sinh học, khu vực bãi chứa rác thải, các trạm quan trắc nước thải, các khu du lịch, lịch sử, văn hoá, rừng và các làng nghề [30]. Phân vùng chức năng ở Việt Nam còn mới mẻ, đồng thời chưa có phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của chúng trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất nhằm khai thác, sử dụng tài 6 nguyên và bảo vệ môi trường bền vững [14]. Quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực [17]. Việc phân vùng chức năng cần phù hợp với mục tiêu chiến lược và quy hoạch sử dụng đất dài hạn, không để lại hậu quả xấu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo phát triển bền vững góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội [14]. 1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu Đề tài được hoàn thành trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp trên quan điểm phân vùng. Đã có nhiều đề án được nghiên cứu có liên quan đến tỉnh Phú Thọ làm cơ sở để thực hiện được đề tài như: nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi trường tỉnh Phú Thọ (Phan Anh Tuấn, 2016), đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ (Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2016), nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) tỉnh Phú Thọ phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Trần Thanh Hà, 2011), nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Nguyễn Thị Thịnh, 2015), điều tra, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2014), đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (UBND tỉnh Phú Thọ, 2014), phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Bùi Thị Thanh Tâm, 2016). 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Sử dụng đất bền vững Sử dụng đất bền vững liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường được sử dụng trong hiện tại và tương lai. Sử dụng đất bền vững nhằm làm giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn [5, 18]. 7 Về mặt thực tiễn, sử dụng đất bền vững đang là nhu cầu cấp bách của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Sử dụng đất bền vững phải đáp ứng được các tiêu chí sau [3, 7]: - Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế: hiệu quả kinh tế của sử dụng đất cao. - Nhóm tiêu chí bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sử thoái hóa đất, bảo vệ môi trường tự nhiên. - Nhóm tiêu chí bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội. 1.2.2. Phân vùng chức năng Phân vùng chức năng được hiểu là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng [9]. Phân vùng chức năng một địa phương (tỉnh thành, huyện, thị) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia đất đai của địa phương đó thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của lãnh thổ [10]. Phân vùng chức năng nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển bền vững trên địa bàn địa phương đó một cách có hiệu quả [10, 20]. Mục tiêu cơ bản của phân vùng chức năng là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất - lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng vùng cụ thể theo hướng phát triển tổng hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường [8]. Phân vùng chức năng phải dựa vào tính chất sử dụng, chức năng và chỉ tiêu được chọn cho từng loại đất, sau khi đã đánh giá tổng hợp đầy đủ khả năng cho phép sử dụng của đất đai [19, 20]. 1.2.3. Phân vùng chức năng định hướng sử dụng đất bền vững Để sử dụng đất bền vững và hiệu quả cần thông qua quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, nhà nước có thể cân đối quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Nhiệm vụ của quy 8 hoạch sử dụng đất là phân bổ quỹ đất phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả [7]. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân từ các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại, vùng lãnh thổ cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới, phát triển các khu du lịch,... Như vậy những tác động môi trường cần phải được xem xét và đề cập đến trong các quy hoạch để quy hoạch sử dụng đất trở nên thực tế và hiệu quả hơn, tránh được các tác động môi trường có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay còn hạn chế và yếu kém về chất lượng, về tính đồng bộ, tính hợp lý, tính khả thi và bền vững, trong đó các vấn đề về môi trường chưa có những hướng dẫn cụ thể để lồng ghép vào quy hoạch một cách hợp lý [1, 7]. Vì vậy, để sử dụng đất bền vững cần phải lồng ghép các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường vào sử dụng đất. Phân vùng chức năng hiện nay được áp dụng cho các khu chức năng sử dụng đất cho khu dân cư và hạ tầng công cộng theo chuẩn nông thôn mới, khu chức năng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp), khu chức năng sử dụng đất sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản xuất kèm theo [9, 24]. Lồng ghép các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường để sử dụng đất được hài hòa và bền vững về mọi mặt cần dựa trên phân vùng chức năng hợp lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng. Phân vùng chức năng được khuyến nghị thực hiện trước khi thực hiện phân bổ đất đai [8]. Các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể được giám sát chặt chẽ và kiểm soát tốt bao gồm: phân khu, giao thông, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước,... Việc phân vùng chức năng đất dành cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) để đảm bảo an ninh lương thực bền vững và lâu dài cũng là nội dung quan trọng của phát triển bền vững [10]. Như vậy, mới xác định được khu vực hợp lý và phân vùng chức năng phù hợp để phát triển bền vững, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hiện nay, công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi phê duyệt tại nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt còn mang tính hình thức, các quyền của người 9 sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi phạm gây nhiều bức xúc cho người dân. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, đặt biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt. Sử dụng đất vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết được tiềm năng vốn có của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế không cao trong sản xuất [12]. 1.2.4. Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu a. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp: Cần phải dựa trên nhiều công đoạn để nghiên cứu, từ phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất, các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, cho đến các định hướng phát triển và điều kiện tự nhiên, môi trường cụ thể của tỉnh Phú Thọ. Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc phân vùng chức năng hợp lý làm cơ sở để định hướng sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Phú Thọ. - Quan điểm phát triển bền vững: Để thực hiện mục tiêu định hướng sử dụng đất lâu dài được đặt ra cho tỉnh Phú Thọ, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng. Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa ra những chính sách quản lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững. b. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Phú Thọ, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất của tỉnh Phú Thọ tại thời điểm hiện trạng để phục vụ cho việc nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các tài liệu thu thập được. Ngoài những tài liệu được thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát tỉnh Phú Thọ đề tài còn sử dụng các tài liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như bài viết, báo cáo trong nước và ngoài nước, sách tạp chí, giáo trình, mạng internet,... 10 - Phân tích SWOT: (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats). Điểm mạnh và điểm yếu là sở trường và sở đoản là những yếu tố hệ thống tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của vùng chức năng. Các nhân tố này tồn tại bên trong các hợp phần thành tạo vùng chức năng. Trong khi, cơ hội và rủi ro là các yếu tố tồn tại bên ngoài hệ thống tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị cảnh quan. Cơ hội và rủi ro xuất phát từ yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, hay văn hóa. Phân tích SWOT nhằm vào việc đánh giá và xác định thách thức - cơ hội - điểm mạnh - điểm yếu trong định hướng sử dụng đất [8]. - Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS): sử dụng bản đồ nền hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của tỉnh Phú Thọ và dựa theo các thành phần, yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường, từ đó có thể tiến hành phân tích các lớp thông tin riêng rẽ, có thể nghiên cứu sự đan xen, chồng chéo của các lớp thông tin để tìm ra các mối quan hệ ràng buộc của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường theo từng vùng lãnh thổ, từ đó tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng chức năng. - Phương pháp phân loại chức năng sinh thái theo hệ thống phân loại của Niemann (1977): Một đặc trưng cơ bản của tiểu vùng chức năng là hàm chứa các chức năng sinh thái, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Để phát triển bền vững, yêu cầu sử dụng đất phải phù hợp với chức năng của các tiểu vùng. Do đó, hệ thống phân loại chức năng do Niemann (1977) xây dựng được sử dụng để xác định các chức năng sinh thái của các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ. Các tiểu vùng chức năng được phân chia gồm ba cấp theo mức độ chi tiết. Từng cấp quan tâm tới cả ba khía cạnh của phát triển bền vững là kinh tế, sinh thái và xã hội [20]: + Cấp nhóm chức năng (các chức năng bậc một): gồm nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế), nhóm chức năng sinh thái và nhóm chức năng xã hội. + Cấp chức năng chính (các chức năng bậc hai): sự phân chia chi tiết trong cấp nhóm chức năng. Tổng cộng có tám chức năng chính được nêu ra trong hệ thống phân loại này. + Cấp chức năng phụ (các chức năng bậc ba): sự phân chia chi tiết trong cấp chức năng chính. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng