Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An...

Tài liệu Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

.PDF
109
230
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ================ Phạm Khánh Chi PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ================ Phạm Khánh Chi PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.85.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ Hà nội - 2011 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................................... 5 1.1.1. Quan niệm về phân vùng ........................................................................ 5 1.1.2. Phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam ................ 7 1.2. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ..... 15 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 15 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 36 1.2.3. Hiện trạng môi trƣờng .......................................................................... 40 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 42 2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 42 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 42 2.3. Cơ sở phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng ......................... 43 2.3.1. Chức năng của môi trƣờng.................................................................... 43 2.3.2. Quan niệm phân vùng chức năng môi trƣờng........................................ 44 2.3.3. Mục đích và nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trƣờng................ 45 2.3.4. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trƣờng........................... 46 2.3.5. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trƣờng ....................................... 47 2.3.6. Các phƣơng án phân vùng chức năng môi trƣờng ................................. 48 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 51 3.1. Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An ... 51 Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường i Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An 3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng Nghệ An ....................... 51 3.1.2. Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An .................... 52 3.2. Đặc điểm các vùng và tiểu vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, định hƣớng sử dụng và bảo vệ ............................................................................ 57 3.2.1. Vùng bảo tồn và phục hồi (I) ................................................................ 57 3.2.2. Vùng phát triển hạn chế (II) .................................................................. 66 3.2.3. Vùng phát triển đa ngành (III) .............................................................. 74 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An ................................................................................... 83 3.3.1. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất ........................................... 83 3.3.2. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc ........................................ 85 3.3.3. Bảo vệ môi trƣờng không khí các khu đô thị và khu công nghiệp........... 87 3.3.4. Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng............. 89 3.3.5. Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn ................................................ 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 97 Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường ii Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) .................................... 21 Bảng 2. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) .............................................. 23 Bảng 3. Trữ lƣợng khai thác tiềm năng nƣớc dƣới đất tỉnh Nghệ An ..................... 26 Bảng 4. Phân loại đất tỉnh Nghệ An ...................................................................... 27 Bảng 5. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005 ....................................... 31 Bảng 6. Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh ............. 41 Bảng 7. Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An ........................ 54 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An .............................................................. 17 Hình 2. Bản đồ địa hình tỉnh Nghệ An .................................................................. 20 Hình 3. Bản đồ đất tỉnh Nghệ An .......................................................................... 30 Hình 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2006 ............................ 33 Hình 5. Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn ..................................... 37 Hình 6. Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ....................... 38 Hình 7. Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2008 ...................... 39 Hình 8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An ........................... 82 Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường iii Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GIS Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System) KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KTXH Kinh tế xã hội TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng VQG Vƣờn Quốc gia Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường iv Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trƣờng là thế giới quanh ta. Môi trƣờng có nhiều chức năng, tuy nhiên có 3 chức năng cơ bản là: (1) Không gian sống cho muôn loài động vật, thực vật và con ngƣời; (2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế; (3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh tế. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền,...), hoặc một đơn vị hành chính đều có đủ 3 chức năng môi trƣờng cơ bản, chúng tồn tại đồng thời nhƣng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận biết chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, phân vùng chức năng môi trƣờng của một khu vực lãnh thổ là bƣớc đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trƣờng là nhằm đƣa ra một hệ thống các vùng và tiểu vùng với những đặc trƣng riêng phản ánh thực tế khách quan về môi trƣờng, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ, từ đó đƣa ra các định hƣớng sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng phù hợp với từng vùng và tiểu vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nghệ An là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ nƣớc ta, có điều kiện địa hình rất đa dạng và phức tạp, với 83% diện tích là đồi núi. Nghệ An có tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông-lâm-ngƣ nghiệp và du lịch. Trong những năm gần đây, Nghệ An đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là những vấn đề về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, đi ngƣợc với quá trình phát triển bền vững của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 1 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An trên là sự thiếu quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trƣờng trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An” với mục đích nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng và đề xuất định hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ quản lý môi trƣờng định hƣớng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau đây:  Nghiên cứu phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng và nghiên cứu hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng cho tỉnh Nghệ An.  Phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm và đề xuất hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các vùng và tiểu vùng của tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ quản lý môi trƣờng định hƣớng phát triển bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu: Ðể có thể giải quyết các mục tiêu trên, nghiên cứu này có những nhiệm vụ sau:  Tổng quan tài liệu về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam, phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An.  Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.  Xác định hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An. Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 2 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An  Phân vùng chức năng môi trƣờng, phân tích đặc điểm và đề xuất hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các vùng và tiểu vùng của tỉnh Nghệ An. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây:  Về không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, bao gồm toàn bộ phần ranh giới trên đất liền (bao gồm vùng cồn cát, bãi cát ven biển).  Về đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phân vùng chức năng môi trƣờng trong phạm vi không gian nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Ðể giải quyết các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này đƣợc tiến hành dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:  Phƣơng pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu có liên quan của các dự án nghiên cứu trƣớc đó.  Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế  Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng nhằm phục vụ cho việc quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững vùng lãnh thổ nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: - Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm và đề xuất định hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 3 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ công tác quản lý môi trƣờng định hƣớng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An. - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên của tỉnh Nghệ An. 6. Khối lƣợng và cấu trúc luận văn Không kể phần danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 92trang khổ A4 với 8 hình vẽ, 7 bảng biểu và đƣợc trình bày nhƣ sau:  Mở đầu.  Chƣơng 1: Tổng quan  Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu  Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận  Kết luận và kiến nghị. Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 4 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Quan niệm về phân vùng Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tƣơng đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hoá việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng [14]. Phân vùng đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại các hệ thống lãnh thổ, đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các khoa học địa lý, kể cả phân vùng vùng tự nhiên bộ phận cũng nhƣ phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp [4]. Mỗi vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tƣơng đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tùy theo mục tiêu của hệ thống phân vùng. Mỗi hệ thống phân vùng đƣợc xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy. Quy mô của các đơn vị lãnh thổ (vùng, tiểu vùng) phụ thuộc vào mức độ đồng nhất các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ đó và tuỳ thuộc vào việc sử dụng lãnh thổ cho các mục đích khác nhau. Phân vùng trong các ngành khác nhau có thể là: phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng địa chất, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái, phân vùng cảnh quan, phân vùng kinh tế, phân vùng môi trƣờng,... Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 5 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Phân vùng địa lý tự nhiênlà sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên của các cá thể đƣợc hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất [6]. Nguyên tắc quan trọng nhất của phân vùng địa lý tự nhiên là nguyên tắc thừa nhận tính chất khách quan của công tác phân vùng. Hệ thống các đơn vị phân vùng là sự phản ánh các quy luật khách quan của địa lý tự nhiên. Tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới đã tạo nên sự hình thành trong tự nhiên các thể tổng hợp lãnh thổ các cấp và đây là cơ sở quan trọng khi phân vùng địa lý tự nhiên [4]. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên, thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc (1970), đã phân vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam theo một hệ thống phân vị với 6 Miền, 8 Á miền và 51 Vùng khác nhau [16]. Phân vùng sinh thái là sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đặc trƣng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ƣu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái là dựa trên các nhân tố: đất (nhóm đất, loại đất, địa hình, địa mạo); nƣớc (tính chất, đặc điểm nguồn nƣớc, khả năng khai thác vận chuyển và phân phối nƣớc); dòng chảy mặt (mô đun dòng chảy); khí hậu (nắng, mƣa, độ ẩm, nhiệt độ, gió, bão); hệ thống cây trồng, vật nuôi và thảm phủ thực vật,…[7]. Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nƣớc ta thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng, định hƣớng chuyên môn hóa sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15÷20 năm). Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hóa theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để quy hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Việt Nam hiện đƣợc chia thành 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. Phân vùng chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã đƣợc hình thành, nhƣ: vùng than - nhiệt điện Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 6 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Quảng Ninh; vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc; vùng lƣơng thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông nam đồng bằng Bắc Bộ; vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ; vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội; vùng khai thác gỗ, lâm sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ; vùng cơ khí - chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch,… ở Đông Nam Bộ; vùng lƣơng thực, thực phẩm Tây Nam Bộ. 1.1.2. Phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam Trong quản lý tài nguyên và môi trƣờng, phân vùng ban đầu đƣợc sử dụng để quản lý sử dụng đất đai ở một khu vực nhất định, có thể là khu vực đô thị hoặc khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Nhƣ vậy, về mặt lịch sử, khái niệm về phân vùng có liên quan chặt chẽ đến việc quy hoạch sử dụng đất đai (land use planning)[5]. Quy hoạch sử dụng đất chính là một phƣơng pháp đánh giá mang tính hệ thống các tiềm năng đất, nƣớc, các phƣơng án sử dụng các tiềm năng này và các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất, hiệu quả nhất phục vụ cho mục đích phát triển. Nói cách khác, các biện pháp này chính là phƣơng án phân vùng kèm theo hệ thống các điều kiện và tiêu chuẩn quy định (đôi khi mang tính pháp lý) và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sử dụng đất theo đúng định hƣớng đã đặt ra. Hiện nay, phƣơng pháp phân vùng nói trên đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng sang rất nhiều lĩnh vực hoặc các ngành sử dụng tài nguyên có liên quan. Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Trên thực tế, phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với tài nguyên, môi trƣờng. Trên thế giới, việc phân vùng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc,... Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế kỷ 19 mà ngày nay đƣợc biết nhƣ phân vùng chức năng. Thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 7 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An những năm 1920, nhiều nƣớc đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển [14]. Trong thiết kế quy hoạch môi trƣờng, phân vùng là một công cụ kỹ thuật quan trọng, đƣợc ứng dụng theo cách này hay cách khác [12]. Zhao Ning và Zeng Duzhong (1994) đã giới thiệu về quy hoạch môi trƣờng ở Trung Quốc thông qua một trƣờng hợp điển hình, đó là quy hoạch môi trƣờng thung lũng Honghe. Dựa trên các nghiên cứu sâu về mối tƣơng tác, các ảnh hƣởng và những điều luật hiện hành liên quan đến dân số, tài nguyên, kinh tế và môi trƣờng, ngƣời ta đã chia lãnh thổ quy hoạch thành các khu vực chức năng môi trƣờng (gồm 3 khu vực môi trƣờng lớn, 7 khu vực phụ và 24 tiểu khu vực) và các khu vực chức năng thành phần môi trƣờng [12]. Trong Quy hoạch Chiến lƣợc và Hành động của thành phố Belo Horizonte, Brazil, các nhà quản lý đã tích hợp các vấn đề môi trƣờng vào trong quy hoạch chung của thành phố. Trong đó, hai kiểu phân vùng môi trƣờng đã đƣợc sử dụng, bao gồm: các vùng bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng nhằm bảo tồn chất lƣợng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; và các vùng bảo vệ môi trƣờng nhằm duy trì các khu vực hỗ trợ cho sự cân bằng môi trƣờng của thành phố [22]. Cũng trong quy hoạch chung sửa đổi của thành phố Shenyang, giai đoạn 1996 - 2010, bảo vệ môi trƣờng là một chƣơng quan trọng trong quy hoạch. Theo đó, vị trí của các dự án phát triển mới sẽ phải phù hợp với phân vùng môi trƣờng trong quy hoạch. Không một khu công nghiệp gây ô nhiễm nào đƣợc cho phép xây dựng trong trung tâm thành phố cũng nhƣ những xí nghiệp gây ô nhiễm cao đang tồn tại sẽ đƣợc dời đến khu vực ngoại ô thông qua việc áp dụng các biện pháp khuyến khích cũng nhƣ bắt buộc theo quy định[22]. UN-Habitat và UNEP (2008), trong tài liệu Hƣớng dẫn xây dựng Hệ thống thông tin quản lý môi trƣờng, thuộc Chƣơng trình vì các thành phố bền vững (Sustainable Cities Programme), đã giới thiệu phân vùng nhƣ là một trong những công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc xây dựng một Khung quản lý môi trƣờng Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 8 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An hiệu quả cho một khu vực lãnh thổ. Bản đồ phân vùng môi trƣờng là kết quả của việc tổng hợp từ các bản đồ về sự phù hợp của các khu vực cho mục đích sử dụng xác định (suitability map) và các bản đồ nhạy cảm môi trƣờng (sensitivity map) nhằm phân vùng khu vực nghiên cứu thành những vùng và tiểu vùng phù hợp với các mục đích sử dụng và bảo vệ khác nhau [23]. Để hạn chế ảnh hƣởng do các xung đột môi trƣờng gây ra bởi việc sử đụng đất không hợp lý, đất nƣớc Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trƣờng thông qua 6 tiêu chí môi trƣờng là: độ dốc, mật độ thoát nƣớc, độ nhám bề mặt đất, độ che phủ, đất cƣ trú, tính chất của đất. Các vùng môi trƣờng đƣợc xác định là: Vùng phục hồi; Vùng do con người sử dụng; Vùng bảo tồn thường xuyên. Phân vùng môi trƣờng là công cụ đƣợc chính quyền sử dụng nhằm tối ƣu hoá việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ, cũng nhƣ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên [15]. Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên nƣớc Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng môi trƣờng nhằm bảo vệ thƣợng nguồn lƣu vực sông Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lƣu vực sông đƣợc chia thành 34 đơn vị môi trƣờng tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ [15]. Áp dụng thành công phƣơng pháp phân vùng trong quản lý tổng hợp vùng bờ, trong một dự án của Hiệp hội Quản lý Môi trƣờng Biển vùng Đông Á (PEMSEA) về quản lý tổng hợp vùng bờ tại Xiamen, Trung Quốc, đã phân vùng bờ Xiamen thành 09 vùng chức năng. Đó là các vùng: Vùng cảng vận chuyển, Vùng du lịch, Vùng nuôi trồng thuỷ sản, Vùng công nghiệp vùng bờ, Vùng cơ khí hàng hải, Vùng khai thác mỏ, Vùng bảo tồn thiên nhiên, Vùng chức năng đặc biệt, và Vùng phục hồi. Các hoạt động kinh tế trong vùng bờ đƣợc ƣu tiên hoá căn cứ vào các đặc tính: hạn chế phát triển, phát triển có giới hạn, đƣợc ƣu tiên phát triển dựa trên các lợi ích về kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trƣờng mà hoạt động kinh tế đó mang lại hoặc tác động lên vùng bờ [5]. Cũng với sự giúp đỡ của PEMSEA (2007), tỉnh Bataan của Phillipin đã thành công trong phân vùng vùng biển và vùng bờ để quản lý tổng hợp. 12 vùng đã Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 9 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An đƣợc phân chia, trong đó có 05 vùng sử dụng đất, còn lại là cho biển ven bờ và vùng triều, cửa sông. Kết quả đã cho phép tối ƣu hoá hiệu quả sử dụng vùng bờ, hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan và đảm bảo công khai lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng [21]. Nhƣ vậy, trên thế giới, phân vùng môi trƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ phục vụ đắc lực cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng môi trƣờng là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tại mỗi vùng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số ngành, địa phƣơng đã thực hiện phân vùng chức năng môi trƣờng để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trƣờng đã đƣợc thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trƣờng phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trƣờng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chƣơng trình “Bảo vệ môi trƣờng và phòng tránh thiên tai” (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi trƣờng vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trƣờng vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch môi trƣờng vùng Đông Nam Bộ” [15]. Trên cơ sở nghiên cứu môi trƣờng tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái có nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội để tiến hành đánh giá các biến đổi môi trƣờng, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trƣờng phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” đã phân vùng đồng bằng sông Hồng thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [1], bao gồm: - Núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có lớp phủ rừng; Núi đá; Gò đồi. - Đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng, Thủy vực; Đô thị và khu công nghiệp. Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 10 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An - Cửa sông ven biển (ranh giới lấy đƣờng biên mặn 1‰ nƣớc mặt), với các tiểu vùng: Rừng ngập mặn; Đồng ruộng; Bãi bồi (có lớp phủ và chƣa có lớp phủ thực vật); Đô thị và khu công nghiệp. Một số địa phƣơng đã xây dựng quy hoạch môi trƣờng. Để quy hoạch môi trƣờng thì phải phân vùng chức năng môi trƣờng, ví dụ: - Tỉnh Hải Dƣơng, trong quy hoạch môi trƣờng và định hƣớng phát triển kinh tế, đƣợc phân thành 4 vùng chức năng môi trƣờng: Vùng I - môi trƣờng khu công nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trƣờng đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III môi trƣờng nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trƣờng lâm nghiệp và khu du lịch với 4 tiểu vùng [15]. - Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch môi trƣờng và định hƣớng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trƣờng: (I) Vùng bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân thành 5 tiểu vùng; (II) Vùng sản xuất ven sông Hồng, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu dân cƣ và tiểu vùng nhạy cảm ven sông); (III) Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, phân thành 4 tiểu vùng; (IV) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (V) Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hƣng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (VI) Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (VII) Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hòa Bình và Khu di tích chùa Hƣơng, chia thành 6 tiểu vùng [15]. - Theo quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đƣợc phân thành 2 vùng chức năng chính để bảo vệ. Vùng I là vùngcó chức năng bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí cho Tuyên Quang và vùng Đông Bắc, phòng hộ, ngăn ngừa các sự cố môi trƣờng (lũ lụt, lở đất, xói mòn…). Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai dễ bị xói mòn, lớp phủ mỏng, điều kiện phát triển giao thông, công nghiệp khó khăn; mật độ dân cƣ thƣa. Vùng II là vùng có thể gây ô nhiễm cao do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải có sự quan tâm và có giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở vùng này các hoạt Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 11 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản, dịch vụ, du lịch… diễn ra mạnh. Đây là nơi tập trung dân cƣ chủ yếu của tỉnh (trên 80% dân số toàn tỉnh) [19]. Thành phố Hồ Chí Minh (2008) và thành phố Hà Nội (2010) đã tiến hành phân loại và phân vùng chất lƣợng nƣớc các sông, hồ, kênh rạch áp dụng hệ thống phân loại theo chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index - WQI) phù hợp với đặc điểm nguồn nƣớc của địa phƣơng hoặc lƣu vực. Mục đích của nghiên cứu là phân vùng chất lƣợng nƣớc theo chỉ số chất lƣợng nƣớc và mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc, đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nƣớc sông, kênh rạch cho mục đích khác nhau nhƣ sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi,... của vùng nghiên cứu. Mục tiêu của phân vùng là xác định rõ [9] [10]: - Vùng nào (đoạn sông nào) đạt yêu cầu về chất lƣợng nƣớc an toàn cho cấp nƣớc sinh hoạt (lấy nƣớc cho nhà máy nƣớc). - Vùng nào đạt yêu cầu về chất lƣợng nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản an toàn, có hiệu quả kinh tế. - Vùng nào có khả năng cấp nƣớc thuỷ lợi an toàn, có chất lƣợng tốt. - Vùng nào có khả năng xây dựng cơ sở thể thao, du lịch dƣới nƣớc đủ tiêu chuẩn. - Vùng nào không thể sử dụng cho các mục đích trên, cần ƣu tiên xử lý, kiểm soát ô nhiễm. Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải, nƣớc thải, Việt Nam cũng đã phân vùng môi trƣờng tiếp nhận trên cơ sở đánh giá khả năng chịu tải của vùng đối với các chất ô nhiễm nhƣ các vùng đô thị khác nhau, vùng sinh thái nhạy cảm, vùng nông thôn, vùng có ý nghĩa lịch sử văn hoá,… Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 65/2007/QĐUBND quy định phân vùng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn. Theo quyết định này, môi trƣờng các nguồn nƣớc mặt để tiếp nhận các nguồn nƣớc thải đƣợc phân thành 12 vùng sông, suối và 14 vùng hồ. Những khu Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 12 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An vực thuộc vùng này đƣợc áp dụng những hệ số khác nhau về lƣu lƣợng nguồn thải, dung tích nguồn tiếp nhận và phƣơng pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp. Phân vùng môi trƣờng không khíđể tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp bao gồm 04 vùng trên cơ sở các khu vực bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử văn hoá, các khu vực đô thị khác nhau và các khu vực nông thôn. Các vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lƣu lƣợng nguồn khí thải khác nhau và có những phƣơng pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp đƣợc quy định [18]. Phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà theo quyết định số 54/2007/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng bao gồm 03 vùng chức năng: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi), là vùng bao gồm 36,2 ha rạn san hô; Vùng phục hồi sinh thái; Vùng khai thác hợp lý, bao bọc các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái. Đối với mỗi vùng chức năng nói trên, quyết định cũng quy định rõ các hoạt động bị cấm cũng nhƣ các hoạt động đƣợc khuyến khích tại các vùng này [17]. Phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ lần đầu tiên đƣợc thực hiện ở Việt Nam thông qua sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ cho Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng. Theo đó, vùng bờ thành phố Đà Nẵng đƣợc phân chia thành 11 vùng, bao gồm: Vùng bảo tồn; Vùng phục hồi (san hô); Vùng nguồn cấp nƣớc (hồ xanh); Vùng phục hồi (cỏ biển); Vùng sử dụng với cƣờng độ thấp; Vùng phát triển du lịch; Vùng hoạt động công nghiệp và cảng biển; Vùng công nghiệp; Vùng đánh bắt cá (ven bờ); Vùng đánh bắt cá (xa bờ); Vùng sử dụng đa mục tiêu [14]. Việc phân vùng chức năng sử dụng nguồn lợi và các hệ sinh thái của Vùng bờ vịnh Hạ Long đƣợc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, JICA, tiến hành năm 1998. Kết quả là Vùng bờ vịnh Hạ Long đƣợc chia thành 04 vùng môi trƣờng chính: Vùng bảo tồn đặc biệt, bao gồm khu di sản thế giới và các vùng đệm của nó; Vùng bảo tồn, bao gồm những khu vực môi trƣờng quan trọng nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào danh sách bảo vệ chính thức; Vùng quản lý tích cực, bao gồm các bãi triều Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 13 Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An dọc đƣờng bờ và vịnh Bãi Cháy; và Vùng phát triển, bao gồm những vùng phát triển hiện thời và đã đƣợc quy hoạch trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của tỉnh [5]. Sau đó, kế thừa quan điểm của JICA, dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long của Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN đã lập bản đồ phân vùng chức năng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:25.000 mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ quản lý. Bản đồ thể hiện không gian phân bố 10 tiểu vùng chức năng khác nhau, thuộc 03 vùng chính: (I) Vùng bảo vệ môi trƣờng, bao gồm Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng bảo vệ và quản lý môi trƣờng; (II) Vùng phát triển kinh tế biển, bao gồm Vùng phát triển kinh tế biển giới hạn và Vùng phát triển kinh tế biển tự do; (III) Vùng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ, bao gồm: Vùng phát triển công nghiệp; Vùng phát triển kinh tế du lịch; Vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp; Vùng phát triển KTXH và khu đô thị; Vùng phát triển kinh tế nông nghiệp; và Vùng phát triển kinh tế thuỷ sản [5]. Từ thực tiễn nêu trên có thể kể ra một số loại hình phân vùng chức năng môi trƣờng cụ thể ở Việt Nam nhƣ sau: - Phân vùng chức năng môi trƣờng tổng hợp. - Phân vùng sử dụng đất theo mức độ thích nghi đối với hoạt động phát triển. - Phân vùng theo chất lƣợng môi trƣờng. - Phân vùng môi trƣờng tiếp nhận chất thải (nƣớc thải, khí thải…). - Phân vùng theo mức độ nhạy cảm môi trƣờng. - Phân vùng quản lý tổng hợp lƣu vực sông. - Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ. Nhƣ vậy, có thể nói việc phân vùng môi trƣờng đã đƣợc áp dụng trong nhiều hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trƣờng ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong các chƣơng trình, đề tài, dự án nêu trên, các tác giả chƣa thực sự tập trung vào việc nghiên cứu phƣơng pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trƣờng. Phạm Khánh Chi K16 - Cao học Môi trường 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan