Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần may 10 trên đị...

Tài liệu Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần may 10 trên địa bàn hà nội tới năm 2015

.DOC
55
3636
54

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dệt – May nói riêng. Khi gặp khó trong xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may trong nước muốn chuyển hướng về thị trường nội địa. Việc tăng cường tiêu thụ nội địa là một giải pháp cho các nhà xuất khẩu đang khó khăn vì suy thoái kinh tế, thế nhưng đối với ngành dệt may với trên 90% doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu thì việc chuyển hướng này là không dễ dàng. Khi chuyển hướng về thị trường nội địa thì doanh nghiệp mới hay mình còn yếu nhiều khâu, cụ thể là khâu thiết kế và phát triển sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu và phát triển kênh phân phối, còn kém trong công tác nghiên cứu phân tích dự báo nhu cầu của thị trường. “ Thị trường nội địa với gần 87 triệu dân, dù tất cả các doanh nghiệp dệt may trong nước dồn sức phục vụ thì vẫn chưa xuể. Đó là lời nhận xét của Tổng giám đốc công ty cổ phần May 10 – bà Nguyễn Thị Thanh Huyền. Trong năm 2009, doanh thu từ thị trường nội địa của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng 26% so với năm trước. Từ Việt Tiến đạt trên 600 tỷ đồng, tăng gần 150 tỷ đồng so với năm 2008, Nhà Bè đạt gần 300 tỷ đồng, May 10 đạt trên 100 tỷ đồng, may Phương Đông đạt gần 100 tỷ đồng… (http://www.baomoi.com/Info/Nganh-Det-may-Viet-Nam-Phia-truoc-la-cohoi/45/3685553.epi). Vậy làm thế nào để mở rộng tiêu thụ trên thị trường nội địa, làm thế nào để thực hiện được chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đó vẫn là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phẩn May 10 nói riêng. Trong những năm qua, May 10 đã cố gắng mở rộng mạng lưới kênh phân phối của mình trên khắp cả nước cùng với đó là hoàn thiện khâu thiết kế mẫu mã, giảm giá thành nên sản phẩm áo sơ mi của May 10 đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi của May 10 mới chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn bỏ ngỏ thị trường nông thôn. Theo kết quả phân tích số liệu sơ cấp, đa phần số người được hỏi đểu nhận xét rằng sản phẩm của May 10 nói chung và sơ mi nam nói riêng đều có chất lượng tốt, song kiểu dáng, màu sắc còn chưa phong phú đa dạng.Thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng cao, việc mở rộng địa giới hành chính, cùng với xu Khoa Kinh Tế 1 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại hướng mua sắm, tiêu dùng mới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, màu sắc đối với sản phẩm sẽ có những sự thay đổi. Vậy làm thế nào để sản phẩm áo sơ mi của May 10 đứng vững và giữ thị phần chủ đạo trên địa bàn Hà Nội. Để đạt đựơc mục tiêu này công tác phân tích và dự báo cầu là cần thiết và quan trọng. Công tác phân tích và dự báo sẽ phân tích những yếu tố tác động tới lượng cầu, cùng với những ý kiến đánh giá, phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ đó làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng nên chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp qua đó tăng doanh số, nâng cao thị phần của doanh nghiệp mình trên thị trường. 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích và dự báo cầu trong doanh nghiệp cũng như vai trò của thị trường nội địa, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn: “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10 trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015”. Với đề tài này, tôi tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: Một là, cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 phụ thuộc vào những yếu tố nào từ đó xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty ? Hai là, ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 được thực hiện theo mô hình nào, sử dụng phương pháp dự báo nào ? Ba là ,giải pháp nào để đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu của công ty, đồng thời cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng của đề tài, mục đích của nghiên cứu của luận văn gồm: 1.3.1.Mục đích lý luận Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: khái niệm cầu, phân tích cầu, ước lượng cầu, dự báo cầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, các phương pháp phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam (dòng sản phẩm có giá bán trung bình dưới170.000đ) của công ty cổ phần May 10 trên địa bàn Hà Nội cũ tới năm 2015. Khoa Kinh Tế 2 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 1.3.2. Mục dích thực tiễn Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty May 10 và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty. Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 giai đoạn 2006-2009, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty. Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty trên địa bàn Hà Nội cũ tới năm 2015 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm áo sơ mi (sơ mi nam) của công ty May 10, đồng thời nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu của công ty. Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển của công ty May 10, dân số nam Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thu nhập, giá bán sản phẩm sơ mi nam của May 10( dòng sản phẩm trung bình: Pharaon EX, Pharaon Advancer có giá bán dưới 170.000VNĐ), giá bán sản phẩm áo sơ mi cùng loại của Việt Tiến. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên từ tháng 7/2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng thêm. Do khó khăn trong việc thu thập số liệu từ khu vực mới được sáp nhập vào Hà Nội cũ nên đề tài của tôi chỉ tập trung phân tích cầu về sản phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội cũ.  Thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm áo sơ mi nam trong giai đoạn 2005 – 2009 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2015. 1.5. NGUỒN SỐ LIỆU Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp. Khoa Kinh Tế 3 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 1.5.1. Số liệu sơ cấp Với đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 thông qua điều tra khảo sát trắc nghiệm trên 100 người tiêu dùng ở địa bàn Hà Nội cũ. 1.5.2. Số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:  Phòng kinh doanh công ty cổ phần May 10.  Phòng kế hoạch của công ty cổ phần May 10.  Phòng tài chính - kế toán công ty cổ phần May 10.  Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dân số, thu nhập.  Tài liệu trong các sách, giáo trình liên quan tới vấn đề nghiên cứu.  Các trang web như: www.vinatex.com.vn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê Việt Nam. www.vinacorp.vn của Cổng thông tin Doanh nghiệp - Tài Chính Chứng Khoán. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu. Cụ thể như sau: 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn người tiêu dùng.  Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc sử dụng phần mềm SPSS.  Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các biến số: dân số, thu nhập bình quân của người dân, giá cả của sản phẩm áo sơ mi của Việt Tiến, May 10. 1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu  Phương pháp đồ thị hoá: phương pháp này là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung cũng như phân tích cầu nói riêng. Đây là phương Khoa Kinh Tế 4 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại pháp phân tích các số liệu, dữ liệu thu thập được và mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua đồ thị.  Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Là phương pháp sử dụng các phần mềm kinh tế lượng để ước lượng mô hình hồi quy.  Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian. Thực chất của phương pháp này là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị tương lai của các biến số trong mô hình từ đó tính toán giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo. 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, tóm lược, cảm ơn, lời cam kết,danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục thì luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Lý luận về phân tích, ước lượng và dự báo cầu. Chương 3:Thực trạng phân tích và ước lượng cầu sản phẩm áo sơ mi của công ty May 10 trên địa bàn Hà Nội từ năm 2005 tới nay. Chương 4: Dự báo nhu cầu và một số giải pháp đẩy mạnh việc thụ sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10 trên thị trường Hà Nội. Khoa Kinh Tế 5 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại CHƯƠNG II LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỌNG VÀ DỰ BÁO CẦU 2.1.1. Khái niệm cơ bản về cầu 2.1.1.1. Cầu, nhu cầu, lượng cầu “Thuật ngữ “Demand” (Cầu), được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, chính điều này thường gây ra sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai trong phân tích. Chúng ta thường nói tới đường cầu, biểu cầu, hàm cầu, điểm cầu. Nhưng khi các nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ “demand “ là thể hiện diễn đạt mối quan hệ mà thường xuyên được thể hiện trên đường cầu. Trong trường hợp này, cầu thể hiện số lượng mà người tiêu dùng sãn sàng mua ở mọi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Trong khái niệm trên có vấn đề quan trọng khi nhắc tới thuật ngữ “demand” :   Cầu liên quan tới 3 yếu tố : giá cả, lượng và thời gian. Cầu thể hiện ở số lượng nhiều trong mối quan hệ tổng thế chứ không phải nói tới số lượng đơn thuần.  Cầu liên quan tới với giả định các yếu tố khác không thay đổi, đây là một khái niệm rất hay được dùng trong phân tích kinh tế”.(Nick, 2005, 74) “ Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định dưới điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Khung thời gian ở đây có thể là một giờ, một ngày, một tháng hay một năm”.(Mark, 2005, 102). Như vậy khi chúng ta nói tới cầu, chúng ta cần phải hiểu rõ được hai yếu tố là khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hay dịch vụ đó. Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Và hầu hết những nhu cầu đó không được thoả mãn do sự khan hiếm. Có nhu cầu song không có sức mua, không dẫn tới mong muốn do đó không phải là cầu. Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định(với giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi). Khoa Kinh Tế 6 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại 2.1.1.2. Luật cầu, đường cầu Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân thì chủ sở hữu hoặc nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ cầu về hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị mình sản xuất ra. Chức năng của cầu ở đây được khẩng định là một phưởng thức thể hiện mối quan hệ giữa giá cả của hàng hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sãn lòng mua ở một thời gian cụ thể. Các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ đó là luật cầu. “ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lịch với giá bán (với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi) ”.(Thomas, 2005, 100). Giả sử thu nhập không đổi, giá cả tăng thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng có thể mua được giảm xuống. Ngược lại, khi giá giảm thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ họ có thể mua được tăng lên. Ví dụ : khi thu nhập của người dân không đổi song giá cả của mặt hàng áo sơ mi cao thì cầu của người tiêu dùng về áo sơ mi giảm xuống và họ sẽ tìm mặt hàng khác thay thế áo sơ mi ( T – shirt ), còn khi giá bán áo sơ mi giảm xuống thì người dân có cầu về áo sơ mi tăng lên. Vậy làm thế nào để thể hiện lượng cầu, làm thế nào để cụ thể hóa một cách giản đơn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu như đã thể hiện trong luật cầu. Các nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm đường cầu, đồng thời cũng đưa ra mô hình về hàm cầu. “Đường cầu là một đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua ở các mức giá khác nhau khi mà các yếu tố khác không thay đổi”. (Nick, 2005, 86).Theo quy ước, trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu. Đồ thị 2.1. Đường cầu áo sơ mi nam. Khoa Kinh Tế 7 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo sơ mi nam của công ty cổ phần may là đường có độ dốc âm. Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q 1 chiếc, tại B là Q2 chiếc. Đường cầu áo sơ mi cũng thể hiện đúng luật cầu. 2.1.1.3. Hàm cầu Nếu chỉ xét sự biến đổi của lượng cầu theo giá, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi thì hàm cầu đơn giản có dạng như sau : Hàm cầu: QD = a – bP Trong đó: QD: lượng cầu P: giá cả Hệ số b: phản ánh sự nhạy cảm của lượng cầu mà phụ thuộc vào giá, nếu thay đổi 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cầu thay đổi b đơn vị hàng hóa. Hệ số a: Nếu hàng hóa được cho không thì người tiêu dùng có nhu cầu hàng hóa là bao nhiêu. Tuy nhiên số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua, cũng như sự biến đổi của cầu không chỉ phụ thuộc vảo bản thân giá cả của hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như : giá cả của hàng hóa liên quan, kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, …. “ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cách thức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”.(Nick, 2005,86). Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau : QX = f [ PX,PY,Y,AX,T,O] Trong đó :  QX : Lượng cầu của hàng hóa X  PX : Giá cả của hàng hóa X  PY : Giá cả của hàng hóa Y  Y : Thu nhập của người tiêu dùng  AX : Chi phí quảng cáo  T : Thị hiếu của người tiêu dùng Khoa Kinh Tế 8 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại  O : Các nhân tố khác. Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu. Lấy ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trong phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những chiếc mũ không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi”. 2.1.2. Khái niệm về phân tích cầu “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. (Gái,2004,16). Phân tich hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh ngiệp. (Sơn, 2005,20) Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về phân tích, ta có thể hiểu phân tích cầu là phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới lượng cầu. Phân tích cầu thực chất là một phần công việc của ước lượng và dự báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả thu được từ phân tích cầu. 2.1.3. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa các mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố tác động đến lượng cầu. Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tưong lai dựa trên những phân tích về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu. Muốn dự báo cầu chính xác thì cần phải ước lượng cầu chính xác. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ ĐOÁN CẦU. Để thực hiện tốt phân tích cầu, chúng ta phải nắm rõ cầu cá nhân và cầu thị trường. Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu ? Từ độ co giãn của cầu, chúng ta sẽ phân tích được điều gì ? Và cuối cùng là nên lựa chọn phưởng án nào để thực hiện ước lượng và dự báo cầu cho phù hợp ? 2.2.1 Cầu thị trường Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân. Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi. “Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau”. (Giao, 2003, 40). Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện số lượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhất Khoa Kinh Tế 9 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại định. Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng có trên thị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người tiêu dùng mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể. Đường cầu thị trường được thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi mức giá, cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng. Đường cầu thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân. Vậy chúng ta phải xác định đường cầu của từng cá nhân người tiêu dùng a, Cách xây dựng đường cầu cá nhân Giả sử một người tiêu dùng với một mức thu nhập cho trước, chi tiêu vào hai loại hàng hóa là sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 (X) và sản phẩm áo sơ mi nam của công ty may Nhà Bè (Y). Ban đầu lựa chọn tiêu dùng tối ưu là điểm E 1 là điểm tiếp xúc giữa đường U1 và I1, tại E1 người tiêu dùng này có sản phẩm áo sơ mi nam của may 10 và sản phẩm áo sơ mi nam của may Nhà Bè. Song vì một lý do nào đó khiến giá áo sơ mi May 10 tăng lên, điều này làm cho ngân sách của người tiêu dùng xoay vào trong từ I1 sang I2. Ngân sách thay đổi, lúc này điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là E 2 là giao điểm của đường U2 và I2. Tại đây người tiêu dùng phải giảm lượng áo sơ mi của may 10 mà tăng lượng áo sơ mi của may Nhà Bè. Khi giá áo sơ mi may 10 tăng làm cho lượng cầu về nó giảm từ xuống từ . Từ đó ta xác định được đường cầu cá nhân về áo sơ mi nam là là đường D đi qua hai điểm A và B. (Minh hoạ phụ lục số 1). b, Cách xây dựng đường cầu thị trường Như đã phân tích ở trên, đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân. Đồ thị 2.2. Xây dựng đường cầu thị trường vể sản phẩm áo sơ mi nam Khoa Kinh Tế 10 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Giả sử trên thị trường có 2 cá nhân tiêu dùng mặt hàng áo sơ mi nam của công ty May 10 : DA, DB. Tại mức giá P1, ta có lượng cầu của thị trường = + Khi mức giá tăng từ P1 lên P2, lượng cầu của hai cá nhân A và B đều giảm từ về ,QB1 về QB2, kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường, lượng cầu thị trường lúc này là = + Đường cầu thị trường được xác định qua hai điểm E ( , P1) và F( .P2) trên đồ thị 2.3. Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoải hơn đường cầu cá nhân. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu Tác giả Nick Wilkinson đã chia các nhân tố ảnh hưởng tới cầu theo hai nhóm chính : nhóm các nhân tố kiểm soát được và nhóm các nhân tố không kiểm soát được. 2.2.2.1. Nhóm các nhân tố chủ quan Nhóm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có : giá cả của bản thân hàng hóa, hàng hóa (sản phẩm) ,các chưởng trình xúc tiến, địa điểm. a, Bản thân giá cả hàng hóa Giá cả của bản thân hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu vè hàng hóa đó. Khi giá tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại (xét trong trường hợp các yếu tố khác không có sự biến đổi) b, Sản phẩm Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về hàng hóa đó. Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng. Với những sản Khoa Kinh Tế 11 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại phẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thì người tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn, tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng ….. Ngược lại với một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào hưởng thơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản phẩm với nhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Điều này rất quan trọng cho các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm mới. c, Các chương trình xúc tiến Các chưởng trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty với nguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình. Hay nói cách khác là một trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của các chưởng trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, các chưởng trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnh hưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. d, Đia điểm Một địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ thu hút nhiều khàng và qua đó gia tăng lượng cầu đói với sản phẩm. Lựa chọn điểm bán hàng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. 2.2.2.2. Nhóm các nhân tố khách quan Tác giả Nick Wilkinson đã phân tích nhóm các nhân tố không kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có những nhân tố sau : thu nhập, thị hiếu, chính sách của chính phủ, đối thủ cạnh tranh, nhân khẩu học, yếu tố thời tiết, yếu tố mùa vụ, nhân tố vĩ mô, thể chế ,công nghệ, giá của hàng hóa thay thế và bổ sung, và kỳ vọng của người tiêu dùng. a, Thu nhập Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của bất kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng hóa có 2 loại là hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại. Điều này được thể hiện qua sơ đồ đường Engel. Đồ thị 2.3. Sơ đồ đường Engel Khoa Kinh Tế 12 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Thu Nhập Hàng hóa thứ cấp Hàng hóa thông thường Số lượng b, Thị hiếu Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu(sở thích) của người tiêu dùng vì thị hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Có thể chia thị hiếu theo hai cấp độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định .Sở thích mang tính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu thế thời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình giải trí nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có thị hiếu với nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh. Tất nhiên, thị hiếu là một nhân tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của thị hiếu tới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo. c, Chính sách của chính phủ Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chính phủ đôi khi khuyến khích hay hạn chế ,nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm này sản phẩm kia. Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trong thực tế rất khó hạn chế ), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới môi trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các biện pháp hạn chế mà chính phủ sử dụng là các hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng. Những biện pháp đó đều ảnh hưởng tới lượng cầu. d, Đối thủ cạnh tranh Giá cả không phải là nhân tố duy nhất mà các công ty còn cạnh tranh với nhau theo nhiều cách thức : cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng thưởng hiệu. Công ty nào có lợi thế cạnh tranh có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại. e, Nhân khẩu học Nhân khẩu học không chỉ bao gồm quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổi ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số nam Khoa Kinh Tế 13 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại trong độ tuổi 23-55 trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh thì cầu về áo sơ mi nam của công ty May 10 cũng tăng lên theo . f, Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, hai hàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ xăng – xe máy, điện – các đồ dùng bằng điện, …. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi. Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Ví dụ như Nescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối với Nescafe sẽ tăng lên. g, Các loại kỳ vọng Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sự mong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại… h, Các yếu tố khác - Yếu tố thời tiết: Thơi tiết ,hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết. - Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách sạn, trang sức, nhà hàng. Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào đúng mùa, hay dịp tiêu thụ và ngược lại. - Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới cả phía các công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu. - Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, một quốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe ôtô sẽ giảm và ngược lại. - Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng cầu. Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản phẩm khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó. 2.2.2.3. Độ co dãn của cầu. Độ co dãn của cầu là một chỉ tiêu phản ánh phầm trăm thay đổi của lượng cầu khi các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu như : giá cả của hàng hóa đó, thu nhập, giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 % (với điều kiện là các nhân tố khác không thay đổi). Tuỳ theo dạng biến ảnh hưởng ta có các loại co dãn của cầu đối với giá cả của hàng hóa đó, co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hóa khác, co dãn của cầu đối với thu nhập. Khoa Kinh Tế 14 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Co dãn của cầu đối với giá cả hàng hóa đó - Công thức : = Trong đó : %∆Q là phần trăm thay đổi lượng cầu %∆P là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa đó. - Ý nghĩa : Nghiên cứu độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Khi giá hàng hóa, khi > 1, muốn tối đa hóa doanh thu phải giảm < 1, muốn tối đa hóa doanh thu thì tăng giá bán hàng hóa vì điểm tối đa hóa doanh thu chính là điểm mà = 1. Co dãn của cầu đối với thu nhập - Công thức : = Với %∆I là phần trăm thay đổi của thu nhập - Ý nghĩa : Nếu một doanh nghiệp khi phân tích độ co dãn theo thu nhập mà có là một số dương tức là doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường hàng hóa thông thường. Nếu kỳ vọng về thu nhập của người dân tăng cao thì doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch chuẩn bị tăng lượng hàng cung ứng cho thị trường và ngược lại. Co dãn chéo của cầu, đối với giá cả hàng hóa khác - Công thức : = Với %∆PY là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa Y Ý nghĩa : Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh gay gắt, một sản phẩm có rất nhiều sản phẩm tương tự thay thế. Do đó việc tính toán chính xác được sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch kinh doanh của mình. 2.2.3. Vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu 2.2.3.1 Vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu Cầu thể hiện thị hiếu và khả năng mua của người tiêu dùng. Nguời tiêu dùng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng đón nhận, doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và ngược lại. Công tác phân tích ước lượng và dự báo cầu giữ vai trò quan trọng. - Chủ động được kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình : Khi có con số dự đoán cầu về một sản phẩm trong tương lai, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động Khoa Kinh Tế 15 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại được nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như chủ động quá trình sản xuất, và chuẩn bị tốt khâu phân phối, điẻm bán hàng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh : Ước lượng và dự báo cầu, trong đó có tiến hành phân tích, khảo sát hành vi, thái độ, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp .. Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh : Nhờ có dự báo cầu thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 2.2.3.2. Một số phương pháp ước lượng và dự báo cầu a, Các phương pháp ước lượng cầu  Phương pháp điều tra nghiên cứu người tiêu dùng. Điều tra người tiêu dùng là việc xem họ phản ứng, đánh giá ra sao khi có những thay đổi liên quan tới giá cả của hàng hóa đó và các yếu tố khác của cầu như giá cả của hàng hóa liên quan, thu nhập, vv…. Thông thường doanh nghiệp dùng các mẫu để điều tra hoặc cũng có thể tiến hành điều tra thông qua quan sát hành vi của người tiêu dùng. Quan sát hành vi của người tiêu dùng là cách thu thập thông tin về sở thích của người tiêu dùng thông và việc quan sát hành vi và thói quen mua sắm của họ. Doanh nghiệp cũng có thể quan sát hành vi người tiêu dùng qua phưởng pháp thử nghiệm. Người tiêu dùng được cho tiền để mua hàng hóa tại một cửa hàng. Tại đó người ta sẽ thấy thái độ của người tiêu dùng đối với các thay đổi của giá cả hàng hóa, của bao bì, của giá cả hàng hóa liên quan khác và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu khác.  Phương pháp thị trường Đây là phưởng pháp lựa chọn những thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá của thị trường đó, thay đổi hình thức xúc tiến bán hàng va ghi lại phản ứng của người tiêu dùng.  Phương pháp hồi quy Phân tích hồi quy là phưởng pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu . Để ước lượng hàm cầu, ta thường sử dụng dạng hàm cầu đặc trưng, hàm tuyến tính hoặc phi tuyến. Vì cầu là hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa được như thị hiếu do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định đựơc biến độc lập, căc cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. b, Các phương pháp dự đoán cầu  Dự đoán theo chuỗi thời gian Khoa Kinh Tế 16 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Thực chất của phưởng pháp này là việc xác định hàm hồi quy của cầu theo thời gian. Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian đề tính giá trị tương lai của cầu ở giai đoạn tiếp theo. Theo phương pháp này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời gian : Qt = a + bt Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b. t Nếu b>0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian Nếu b<0 : biến cần dự báo giảm theo thời gian Nếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được thể hiện qua việc xem xét giá trị pvalue.  Dự đoán theo chu kỳ -mùa vụ Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn theo chu kỳ, mùa vụ, ước lượng theo xu hướng tuyến tính này kết hợp với sử dụng biến giả (thể hiện tính chất mùa vụ, chu kỳ), ta cũng có thể dự đoán được lượng cầu ở giai đoạn tiếp theo. Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả. Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó và nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác. Dạng hàm : Qt = a +bt+c1D1 + c2 D2 + ….+ cn-1Dn-1 Dự đoán bằng các mô hình kinh tế lượng Để dự đoán cầu qua mô hình kinh tế lượng, chúng ta cần ước lượng hàm cầu thực nghiệm và kiểm định tính chính xác của hàm cầu đó. Để thực hiện dự báo, ta phải đi dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tương lai của cầu.  Dự đoán theo ý kiến chuyên gia Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên những nhận định, phân tích của các chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trong một khoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất phù hợp với lượng cầu mà các chuyên gia đã đưa ra. 2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NĂM TRƯỚC Qua quá trình tìm hiểu, tôi đã tiếp cận với một số đề tài về phân tích và dự báo cầu cùng một số đề tài liên quan tới ngành dệt may của một số tác giả như sau : “Hoàn thiện công nghệ xúc tiến thương mại mặt hàng áo sơ mi tại công ty May 10” của tác giả Trần Nguyệt Minh, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh doanh thưởng mại năm 2004. Đề tài đã tập trung đi sâu các giải pháp xúc tiến thưởng mại mặt hàng áo sơ mi, trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Song đề tài chưa Khoa Kinh Tế 17 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới cầu áo sơ mi trên thị trường nội địa, đồng thời cũng không dự đoán được lượng cầu về áo sơ mi trên thị trường nội địa. Với đề tài “Phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư vấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty cổ phần Hoàn Đạt” - Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế năm 2007. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ. Trong đề tài, tuy tác giả đã có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ tư vấn song điểm yếu của đề tài là chưa áp dụng được phần mềm kinh tế lượng trong phân tích. Còn với đề tài “Phân tích cầu và một số giải pháp phát triển ngành hàng dệt may tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Khăn Việt” - Luận văn khoa kinh tế năm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch. Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệu phong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp song trong đề tài lại chưa vận dụng được phầm mềm SPSS vào phân tích phiếu điều tra, ý kiến của người tiêu dùng. Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH thưởng mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” - Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm 2008. Đề tài đã đi sát vào mục tiêu nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phần mềm kinh tế lượng (Eview và SPSS) trong phân tích. Song đối tượng của đề tài là mặt hàng sữa và thời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010. Nhìn chung, các đề tài liên quan tới dệt may đều chủ yếu tập trung phân tích, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường(Mỹ, Nhật, EU), ít chú trọng tới thị trường nội địa. Công tác phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong nước còn bị bỏ qua, thị trường tiêu thụ nội địa không được chú trọng. Do vậy đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015” mang tính mới phù hợp với sự phát triển của ngành dệt may khi hướng về thị trường nội địa. 2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015”. Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài gồm có : Nghiên cứu cầu và các nhân tố mà ảnh hưởng tới cầu của một mặt hàng cụ thể là mặt hàng áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10. Xác định xem nhân tố nào có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của May 10 (giá cả, chất lượng sản phẩm hay giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…) Phân tích các phương pháp ước lượng và dự báo cầu. Ứng dụng cụ thể vào phân tích, ước lượng và dự báo mặt hàng áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10. Cụ thể sử dụng phương pháp OLS để ước lượng cầu, dư đoán theo mô hình kinh tế lượng và theo chuỗi thời gian. Khoa Kinh Tế 18 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể là việc kinh doanh sản phầm áo sơ mi trên thị trường nội địa, tập trung đi sâu phân tích chính ở thị trường Hà Nội, doanh số, sản lượng bán ra qua các năm ra sao, dòng sơ mi nào của công ty đựơc tiêu thụ nhiểu nhất, xu hướng tiêu thụ của các dòng sản phẩm này ra sao ? Dựa vào kết quả ước lượng và dự báo cầu cùng với việc khảo sát người tiêu dùng, từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi trên thị trường Hà Nội . Qua quá thực hiện đề tài cộng với những phân tích của tôi, đề tài cơ bản đã trả lời đựơc những câu hỏi sau ? Trong giai đoạn phục hồi kinh tế này ,cầu về sản phẩm áo sơ mi nam sẽ tăng hay giảm hay có những nhân tố nào tác động trực tiếp tới cầu về mặt hàng này ? Mặt hàng áo sơ mi nam của công ty được người tiêu dùng đánh giá ra sao về chất lượng, mẫu mã, giá cả, kiểu dáng. Trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp gì để tăng cường năng lực phân tích và dự báo cầu đối với các sản phẩm của công ty mình ? Trong giai đoạn phục hồi kinh tế này, công ty nên chú trọng vào nhóm giải pháp nào đề đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa ? CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 2015 3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CẦU 3.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích dữ liệu 3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu cho luận văn này, tôi đã lập phiếu khảo sát điều tra trắc nghiệm đối với 100 người tiêu dùng nhằm thu thập tình hình thực tế việc tiêu dùng sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành như sau : - Đối tượng chọn mẫu : Những khách hàng đã mua và có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. - Phạm vi chọn mẫu : Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũ. Cụ thể như sau : Cầu Giấy (40 phiếu), Tây Hồ (10 phiếu), Long Biên (20 phiếu), Thái Hà (20 phiếu), siêu thị Hapro Trâu Quỳ (10 phiếu). - Ngoài việc thu thập ý kiến người tiêu dùng qua phiếu điều tra trắc nghiệm, tôi còn tiến hành phỏng vấn một số khách hàng những câu hỏi sau : + Quý khách đánh giá ra sao về chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng ? Khoa Kinh Tế 19 Đào Thị Vân Anh K42-F1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại + Quý khách đánh giá thế nào về hệ thống cửa hàng, đại lý của May 10 từ khâu bố trí biển hiệu, trình bày sản phẩm. … ? - Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100. 3.1.1.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu Sau khi thu về 100 phiếu điều tra, tôi đã tiến hành tổng hợp, phân tích phiếu điều tra thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS. Cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng cũng đảm bảo tính chất đại diện cho tất cả các khách hàng tiêu dùng sản phẩm áo sơ mi nam trên địa bàn Hà Nội cũ. 3.1.1.3. Phương pháp thống kê Luận văn của tôi có sử dụng số liệu thống kê. Cụ thể là các số liệu thống kê về dân số nam trung bình của Hà Nội, về thu nhập của người dân Hà Thành ( nguồn tổng cục thống kê ), số liệu thống kê về giá bán sản phẩm áo sơ mi nam của May 10 và Việt Tiến qua các năm. 3.1.2. Phương pháp kinh tế lượng Phương pháp kinh tế lượng là phương pháp phổ biến dùng trong phân tích kinh tế. Phương pháp phân tích kinh tế lượng mà tôi đã lựa chọn trong đề tài này là phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa vào phần mềm SPSS. Đề tài của tôi tập trung đi sâu phân tích về mặt hàng chiến lược chủ lực của công ty May 10 đó là mặt hàng áo sơ mi nam. Như chúng ta đã biết, thị trường áo sơ mi nam là thị trường mà giá bán do nhà sản xuất đặt ra. Do đó phương pháp ước lượng ở đây là phương pháp OLS. Nội dung ước lượng về hàm cầu của sản phẩm áo sơ mi nam như sau : Bước 1 : Xác định phương trình đường cầu. Bước 2 : Thu thập dữ liệu về các biến trong cầu. Bước 3 : Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp OLS. Cụ thể nội dùng các bước như sau : Thứ nhất : Xác định hàm cầu thực nghiệm về sản phẩm áo sơ mi nam Hàm cầu tổng quát có dạng như sau : Q = f ( P, M, Pr, T, Pe, N ) Trong đó : Q : Lượng cầu về sản phẩm áo sơ mi nam. P : Giá cả sản phẩm áo sơ mi nam của May 10 Pr : Giá cả của những hàng hóa liên quan N : Số lượng người mua ở Hà Nội Pe : Giá kỳ vọng của người tiêu dùng T : Thị hiếu của người tiêu dùng Do khó khăn trong việc thu thập số liệu về thị hiếu, kỳ vọng của khách hàng. Do đó hàm cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 có dạng như sau : Q = f( P, M, Pr, N ) Từ đó, ta có hàm cầu thực nghiệm có dạng Q = a + bP + cM + dPr+ eN. Dấu của các hệ số b, c, d, e lần lượt như sau :  b mang dấu âm theo tính chất của luật cầu  c mang dấu dương vì áo sơ mi là hàng hóa thông thường Khoa Kinh Tế 20 Đào Thị Vân Anh K42-F1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan