Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan tich va dinh gia co phieu dpr

.PDF
29
407
80

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG MÔN: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: Phân tích và định giá cổ phiếu DPR Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Lớp Thứ 4 Ca 4 H210 Các thành viên trong nhóm: • Nguyễn Ngọc Anh • Vũ Thị Giang • Vũ Thị Thu Hà • Đỗ Lan Hương • Đỗ An Khang • Trần Anh Thảo • Trần Thị Huyền Trang * Các báo cáo phân tích đánh giá mà nhóm sử dụng: 1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng năm 2015: STT Q2 2015 2014 2013 2012 2011 36% 39% 45% 54% 55% 64% 61% 55% 46% 45% 20% 20% 18% 20% 20% 25% 25% 22% 25% 25% 80% 80% 82% 80% 80% 572% 501% 364% 4% 488% 390% 241% 28% 385% 319% 198% 36% 402% 343% 171% 52% 403% 346% 247% 89% 10% 68% 73% 96% 176% 5% 35% 44% 66% 115% 34% 253% 281% 394% 667% 76% 27% 37% 43% 47% 66% 23% 33% 39% 44% 2% 6% 12% 21% 39% 3% 8% 15% 26% 50% 102% 33% 54% 65% 83% -19% -15% -20% -25% 79% Tỷ lệ tài chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản Tài sản dài hạn/Tổng tài sản Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Thanh toán hiện hành Thanh toán nhanh Thanh toán nợ ngắn hạn Vòng quay Tổng tài sản Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay Hàng tồn kho Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ tăng trưởng tài chính Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) Tỷ lệ tăng trưởng doanh 2 thu 1 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 4 Vốn chủ sở hữu 5 Tiền mặt 3 -13% -42% -32% -33% 93% 1% 38% -2% -16% 20% 18% 17% -21% 55% 62% N/A -12% 15% -10% 40% -6% 40% 29% 50% -28% Tỷ lệ Thu Nhập 1 Cổ tức tiền mặt 2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 2. Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính cơ bản từ năm 2011-2014: KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Doanh thu thuần 938,682 1,100,122 1,376,951 1,837,202 Lợi nhuận gộp 285,480 424,953 553,307 866,224 LN thuần từ HĐKD 250,306 401,253 577,364 865,086 LNST thu nhập DN 213,946 367,858 538,259 802,964 LNST của CĐ cty mẹ 213,554 368,942 539,749 802,490 CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tài sản ngắn hạn 1,293,191 1,485,375 1,518,183 1,342,763 Tổng tài sản 3,312,062 3,328,252 2,821,172 2,430,078 Nợ phải trả 658,039 606,600 556,960 491,056 Nợ ngắn hạn 264,800 385,837 377,199 332,837 Vốn chủ sở hữu Lợi ích của CĐ thiểu số CHỈ SỐ TÀI CHÍNH EPS của 4 quý gần nhất 2,195,471 2,298,599 2,179,990 1,910,113 458,552 423,054 84,222 28,909 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 5,119 8,619 12,552 18,663 54,716 54,566 50,697 44,421 7.42 5.44 4.3 2.48 22.79 33.44 39.09 43.71 ROEA 9.5 16.48 26.39 51.16 ROAA 6.43 12 20.56 39.09 BVPS cơ bản P/E cơ bản ROS Thông tin giao dịch ngày 18/8/2015 Mã CK Sàn Giá hiện tại DPR HOSE 32,00 - -0,20/-0,62% Biến động trong ngày 32,00 - 32,20 Khối lượng Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN (triệu) Room của Nhà đầu tư nước ngoài còn lại Giá trung bình ( 10 ngày ) Biến động trong 52 tuần 3.710,00 0,00 10.549.130 32,37 31,50 - 40,36 Khối lượng trung bình (10 ngày) 2.251,00 Số cổ phiếu đang lưu hành( triệu ) 40,12 Vốn hóa thị trường( tỷ ) Lợi nhuận gộp biên (%) 1292,02 24,66 ROA (%) ROE (%) 7,11 8,91 Đòn bẩy tài chính EPS P/E P/B 0,09x 6047,88 5,32 0,49x 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tính đến ngày 30/6/2015: ( lũy kế từ đầu năm đến cuối kì này) Đv : VNĐ Năm 2015 Năm 2014 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 121.600.093.656 (24.274.178.115) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ đầu tư 93.401.762.788 (154.186.471.585) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính (100.028.826.102) (37.309.894.062) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 114.973.030.342 (215.770.543.762) MỤC LỤC I) Tổng quan về CTCP cao su Đồng Phú và ngành cao su : ................................. 1 1. Sơ lược về CTCP Cao Su Đồng Phú: ............................................................ 1 2. Tổng quan về ngành cao su: ......................................................................... 1 2.1.Tầm quan trọng của ngành cao su: ......................................................... 1 2.2. Đặc trưng của ngành cao su: ..................................................................... 2 2.3. Phân loại sản phẩm và ứng dụng: ............................................................. 2 2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ: ................................................................. 3 3. Phân tích SWOT của doanh nghiệp: ............................................................ 6 3.1. Sản phẩm thay thế: ............................................................................... 6 3.2. Đối thủ cạnh tranh: ............................................................................... 6 3.3. Tiềm năng tăng trưởng: ......................................................................... 7 3.4. Rào cản ra nhập ngành: ......................................................................... 7 3.5. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của doanh nghiệp: ......................................................................................................... 8 II. Phân tích về Doanh nghiệp: ......................................................................... 10 1. Chiến lược Marketing công ty cổ phần Cao su Đồng Phú áp dụng trong năm 2014-2015:..................................................................................................... 10 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp: .............................................................. 12 3. Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính quan trọng của Doanh Nghiệp: 14 III/ Định giá cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị: .................................................. 15 1. Định giá cổ phiếu: ...................................................................................... 15 1.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do - dòng tiền khả dụng FCFE tăng trưởng 2 giai đoạn: ............................................................................. 15 1.2. Phương pháp so sánh: .......................................................................... 16 2. Khuyến nghị: ............................................................................................. 17 IV/ Phân tích kỹ thuật: ..................................................................................... 18 I) Tổng quan về CTCP cao su Đồng Phú và ngành cao su : 1. Sơ lược về CTCP Cao Su Đồng Phú: Giới thiệu chung về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú Mã chứng khoán: DPR Địa chỉ: Xã Thuận Phú I - Huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước. Phone: +84 (651) 381-9786 Fax: +84 (651) 381-9620 E-mail: [email protected] Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú (DORUCO) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, khai thác và chế biến cao su. So với quy mô của các công ty khác trong ngành thì DORUCO là một công ty tương đối lớn. Với diện tích trên 9000 ha cao su, trong đó hơn 8000 ha đã đưa vào khai thác, sản lượng hàng năm trên 14.000 tấn sản phẩm cao su nguyên liệu các loại. Sản phẩm cao su của Công ty đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Sản phẩm cao su của Công ty còn được tiêu thụ ở các nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây ban nha, Slovakia, … Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ... Các đơn vị sản xuất: Diện tích vườn cây cao su thuộc quyền quản lý của 6 nông trường: 1. Nông trường cao su An Bình 2. Nông trường cao su Tân Lập 3. Nông trường cao su Tân Lợi 4. Nông trường cao su Tân Thành 5. Nông trường cao su Thuận Phú 6. Nông trường cao su Tân Hưng Cùng hai nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại của Malaysia, và Cộng hòa Liên ban Đức: Nhà máy chế biến Tân Lập : Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất : 6.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3 L, SVR 10, SVR 20, SVRCV 50, SVRCV 60 . Công nghệ tiên tiến của Malaysia . Công suất 16.000 tấn/năm. 2. Tổng quan về ngành cao su: 2.1.Tầm quan trọng của ngành cao su: Cao su tự nhiên là nguyên vật liệu có vai trò quan trọng hàng đầu với hơn 50,000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của cao su trong ngành công nghiệp với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các lĩnh vực sản xuất săm lốp xe, sản phẩm chống mài mòn, vỏ dây điện, dụng cụ y tế… Cao su Việt Nam sản xuất phần lớn là xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 1.01 triệu tấn thu về 2.85 tỷ USD tăng 23.8% về lượng, những con số này đã giúp đưa Việt Nam vươn lên vị trí xuất khẩu cao su tự nhiên đứng thứ 4 của thế giới chỉ sau 1 Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Và góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các giai đoạn phát triển ngành cao su nước ta: + Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. + Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7,000 ha và sản lượng 3,000 tấn. + Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6,000 ha. + Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76,000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69,500 ha, Tây Nguyên khoảng 3,482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung khoảng 3,636 ha. + Đến nay, diện tích trồng cao su ở nước ta là 910,500 ha và cũng là cây công nghiệp có diện tích trồng lớn nhất cả nước. 2.2. Đặc trưng của ngành cao su: Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Khí hậu nhiệt đới và vùng đất đỏ bazan là điều kiện tự nhiên tốt nhất để phát triển loại cây này. Cây cao su được xếp vào loại cây công nghiệp lâu năm. Vòng đời của 1 cây cao su vào khoảng 30 năm. Thời gian cho cây trưởng thành và bắt đầu khai thác cho mủ là sau 5 năm đầu tiên. Độ tuổi cây cho mủ cao nhất là từ 14 đến 21 tuổi. Trong năm, bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 1 năm sau là mùa thu hoạch mủ. Vào các tháng nắng hạn là mùa thay lá và nghỉ dưỡng cho cây. Thông thường, đến khoảng 27 tuổi, cây cao su sẽ được trồng tái canh. Bên cạnh mủ, gỗ cao su cũng là một mặt hàng có giá trị cao để xuất khẩu, thiết kế hàng trang trí nội thất. 2.3. Phân loại sản phẩm và ứng dụng: Hiện nay, trong ngành công nghiệp cao su đang tồn tại 3 dạng sản phẩm chính là mủ dạng khối, cao su xông khói RSS và mủ latex. Gần 70% sản phẩm các loại cao su được sử dụng để sản xuất lốp xe. Ngoài ra cao su còn được sử dụng sản xuất găng tay, các hàng gia dụng hàng ngày, đồ chơi trẻ em, giày dép, nệm,.... • Cao su dạng block, hay còn gọi là dạng khối. Trong đó bao gồm các sản phẩm như SVR 3L, SVR 5L, SVR 5, SVR 10, SVR CV 50, SVR CV 60. Các loại cao su này được chế tạo từ mủ tạp đông, có đặc tính cứng, tính kháng mòn, độ đàn hồi cao. Hầu hết các loại sản phẩm này được sử dụng sản xuất lốp xe. Riêng dòng sản phẩm SVR CV 50 – 60 do độ mềm dẻo cao, thích hợp cho quá trình cán, luyện nên được sử dụng dùng làm dây thun, keo dán, mặt hông lốp xe ,mặt vợt bóng bàn… . Đây là dòng sản phẩm có giá thành cao và rất được các nhà sản xuất ưa chuộng hiện nay. • Cao su xông khói RSS: RSS có lực kéo dãn cao, ít bị lão hoá nên thích hợp cho các sản phẩm đòi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mòn, độ cứng cao. RSS được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm lốp ô tô, dây chuyền băng tải,... 2 • Mủ Latex: Latex là dạng mủ nước, ứng dụng cho ngành sản xuất nệm mút, gối, găng tay,... 2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ: a/ Tình hình sản xuất: Ngành cao su xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm từ trước 1975 và phát triển mạnh khi Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tính từ năm 2000 đến nay diện tích trồng cao su đã tăng hơn gấp hai lần từ 400ha lên gần 1000ha năm 2014. Cây cao su là một trong 3 sản phẩm nông nghiệp đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong các năm qua. Giá trị xuất khẩu Cao su đã tăng gấp đôi từ 787 triệu USD năm 2005 lên 2.5 tỷ USD năm 2013 nghĩa là giá trị xuất khẩu tăng hơn 2 lần và đóng góp khoảng 2.7% trên tổng giá trị xuất khẩu. Sản lượng khai thác cao su của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao trung bình 10% hàng năm từ năm 2000. Mức sản lượng tăng cao một phần nhờ diện tích trồng liên tục được mở rộng trong các năm qua và năng suất cũng không ngừng tăng từ 1.2 lên 1.7tấn /ha cho thấy về khoản tiến bộ kỹ thuật Việt Nam đã bắt kịp các nước bạn và chỉ thua Ấn Độ (1.8tấn/ha). Năng suất cạo mủ Việt Nam ngang bằng với Thái Lan – Quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới và vượt qua Malaysia và Indonexia. Ở các vùng trồng cao su chủ lực như Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương cho năng suất thua hoạch cao nhất với 1.8 tấn ha đến 2.1 tấn/ha. Qua biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác cao su là khá đều và tăng mạnh trong chu kz từ 2003 đến 2006. Các năm gần đây từ 2008 có mức tăng trưởng sản lượng trung bình 8%/năm. Về năng suất Việt Nam đã đạt mức năng suất đỉnh 1.7tấn/ha từ 2009 và ổn định cho đến nay. 3 Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) là đơn vị nhà nước chịu trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển ngành cao su theo định hướng đề ra. Phía trên có Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát và quy hoạch các vùng trồng và có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành. Diện tích nuôi trồng cao su bao đầu chỉ bao phủ khu vực Đông Nam Bộ nhưng đến nay đã trải rộng từ Tây Bắc, Tây Nguyên, Miền trung và Đông Nam Bộ trong đó chủ yếu diện tích trồng cao su tập nhiều nhất tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các tỉnh Bình Dương và Bình Phước là hai tỉnh có diện trồng cao su nhiều nhất hiện nay với diện tích chiếm khoảng 18% và 22% cả nước. Theo quy hoạch từ 2015 đến 2020, diện tích trồng cao su sẽ ổn định ở mức 800,000 ha (thực tế hiện nay diện tích tích trồng đã vượt kế hoạch từ năm 2011). Được biết 1 cây cao su giai đoạn đầu mất khoảng 7 năm cho việc trồng mới và chăm sóc. Chi phí 1 ha cao su trồng mới khoảng 120 triệu đồng, nặng nhất là chi phí cho năm đầu tiên chiếm 50%. Vòng đời cây cao su cho mủ kéo dài khoảng 20 năm kể từ năm thứ 7 đến năm 17 tuổi là cho năng suất đạt dỉnh sau đó năng suất giảm dần và khi thanh lý 1ha số tiền thu được cũng gần bằng số tiền đầu tư ban đầu. b/ Thị trường tiêu thụ: Thị trường trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( khoảng 15%) trong việc tiêu thụ sản phẩm cao su do công nghiệp chế biến chưa phát triển Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong nước chủ yếu bao gồm: các loại săm lốp, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp, và cả một số sản phẩm được dùng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh như các loại lốp dùng cho các máy bay. Còn lại chủ yếu sản lượng cao su dùng để xuất khẩu (chiếm 85- 90%) tổng lượng sản xuất Do chủng loại sản phẩm cao su sản xuất cao su ở nước ta là ở dạng sơ chế, chủ yếu là cao su SVR 3L, đây làloại cao su lẫn nhiều tạp chất và dùng để sản xuất săm lốp là chính. Do đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt nam là Trung Quốc vì đây 4 là thị trường sản xuất săm lốp lớn nhất thế giới. Hàng năm, lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm đến 50-60% tổng lượng cao su xuất khẩu. Bên cạnh Trung Quốc là khách hàng chính thì các thị trường xuất khẩu truyền thống khác trong các năm qua như Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ, Nhật, Canada và các nước ASEAN. Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu xuất khẩu nhưng kim ngạch từ các thị trường này là khá lớn đặc biệt là thị trường Đức do chủng loại cao su xuất khẩu sang các thị trường này thông thường là SVR CV Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các năm: Hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trưởng về lượng trong 10 năm qua, tuy nhiên giá trị xuất khẩu đã chững lại và giảm mạnh từ 2012 dù sản lượng vẫn liên tục tăng. Sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu hiện nay chủ yếu là SVR 3L là sản phẩm dùng để sản xuất găng tay, dây thun, giày dép…. Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu xuất qua Trung Quốc, Asean, Ấn Độ. Riêng xuất sang Trung Quốc chiếm đến gần 50% tổng lượng xuất khẩu do nước này có chính sách miễn thuế cho SVR 3L và do giá mặt hàng này thường cao 5 hơn giá SVR 10, SVR 20 khoảng 200 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy một rủi ro tiềm tàng là Việt Nam dễ dàng bị ép giá bán và nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu mặt hàng này và bổ sung bằng nguồn sản xuất từ bản địa thì ngành cao su Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tìm hiểu 4 quốc gia nhập khẩu cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản với lượng nhập khẩu chiếm 66% tổng sản lượng xuất khẩu các nước thì phần lớn cao su nhập khẩu là loai SVR 10 và SVR 20 là loại dùng để sản xuất lốp xe ô tô. Nhìn sang Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới cho thấy nước này đáp ứng tốt nhất các loại cao su của các nước nhập khẩu. Theo tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) thì tổng nhu cầu cao su thiên nhiên vào năm 2020 khoảng 15 triệu tấn trong đó có 11 triệu tấn dùng để sản xuất lốp ô tô, chỉ có khoảng 150 ngàn tấn nhu cầu với loại cao su SVR 3L. Việc Việt Nam tập trung sản xuất SVR 3L số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng dư thừa và sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn cầu từ Trung Quốc là một bất lợi trong sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này cần có giải pháp dài hạn và chiến lược phát triển chu kz dài từ 5 năm trở lên và hiện tại tập đoàn cao su Việt Nam đang có những giải pháp thay đổi trong những năm tới. Ngay trong giai đoạn khó khăn của ngành cũng có thể xem là một cơ hội để ngành cao su trong nước tái cơ cấu, quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển mới cho phù hợp tình hình tương lai hơn. 3. Phân tích SWOT của doanh nghiệp: 3.1. Sản phẩm thay thế: Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nguồn cung cao su thiên nhiên bị thiếu hụt dẫn đến sự ra đời của cao su tổng hợp. Cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ, có nhiều đặc tính tương tự cao su thiên nhiên. Vì thiếu hụt lượng cung cao su thiên nhiên đã giúp cho cao su tổng hợp nhanh chóng trở thành sản phẩm thay thế cao su thiên nhiên. Theo thống kê cho thấy tiêu thụ cao su tổng hợp chiếm từ 50-60% tổng cơ cấu tiêu thụ cao su trên thế giới. Bình quân giai đoạn 2000-2011, tổng nhu cầu tiêu thụ cao su tổng hợp cao hơn cao su thiên nhiên khoảng 34,05%. Tuy nhiên cao su thiên nhiên vẫn có những đặc tính mà cao su tổng hợp không thể thay thế như độ đàn hồi, độ bền, chịu nhiệt,... điều kiện quan trọng trong ngành sản xuất các sản phẩm săm lốp xe hơi, xe tải nặng,... 3.2. Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, đang có 5 doanh nghiêp tr ồng trọt và chế biến cao su được niêm yết trên thị trường, bao gồm : CôngTy Cao Su Phước Hòa (PHR), Công ty cao su Đồng Phú (DPR), Công ty cao su Tây Ninh (TRC), Cao Su Hòa Bình (HRC) và Cao Su Thống Nhất (TNC). PHR là doanh nghiệp có diện tích trồng và khai thác lớn nhất so với 4 doanh nghiệp còn lại. So với các doanh nghiệp khác trong Tổng công ty thì PHR cũng được xếp vào top các doanh nghiệp đầu ngành; DPR và TRC có quy mô trung bình còn HRC và TNC có quy mô nhỏ. Trong 5 doanh nghiệp niêm yết, PHR, DPR, TRC thuộc top các doanh nghiệp đầu ngành có năng suất khai thác cao trên 2 tấn/ha. HRC và TNC có năng suất khá thấp lần lượt là 0.88 tấn/ha và 1.09 tấn/ha. 6 3.3. Tiềm năng tăng trưởng: Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2013 cả nước có 955.700 ha cao su, đạt sản lượng 949.100 tấn, năng suất đạt 1.740kg/ha và xuất khẩu đạt 2,49 tỷ USD. Kết quả này đã giúp Việt Nam từ vị trí thứ năm lên vị trí thứ ba trên thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên (chỉ sau Thái Lan và Indonexia), dẫn đầu về năng suất và giữ vững vị trí thứ tư về xuất khẩu. Nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới vẫn trong xu hướng tăng liên tục theo sự phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt của các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, giao thông vận tải, xây dựng, y tế và hàng tiêu dùng. Tuy nhu cầu cao su thiên nhiên đã sụt giảm mạnh trong thời kỳ kinh tế thế giới gặp khủng hoảng nhưng đang phục hồi dần và có triển vọng tăng trưởng bền vững do xu hướng khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường của thế giới. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng sản lượng cao su thiên nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho vùng nông thôn và các ngành công nghiệp liên quan. Bên cạnh đó, ngành cao su cũng có nhiều thuận lợi khi được Nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa cải thiện điều kiện kinh tế xã hội cho vùng nông thôn, đồng thời phủ xanh đất trống, rừng nghèo để góp phần bảo vệ môi trường. Về thu hút vốn đầu tư, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho ngành cao su thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua các công ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng giúp các nhà sản xuất trong nước tiết kiệm chi phí đối với thiết bị máy móc, nguyên liệu cần nhập vì trong nước chưa sản xuất được hoặc không đủ đáp ứng. Hội nhập quốc tế cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận thông tin thị trường, áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trong cộng đồng cao su thế giới. Hiện Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA), Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á (ARBC), Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC), đồng thời thường xuyên tham dự các hội nghị, hội thảo quan trọng của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), Hiệp hội Cao su Trung Quốc…. Qua đó, ngành cao su nói chung và doanh nghiệp cao su Việt Nam nói riêng được thu nhận nhiều nguồn thông tin tin cậy, minh bạch để nghiên cứu thị trường và có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hành tiềm năng. 3.4. Rào cản ra nhập ngành: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ngành cao su và doanh nghiệp cao su đang đối mặt với nhiều thách thức của thời kỳ hội nhập. Trong xu hướng cung vượt cầu có thể kéo dài sang vài năm tới, giá cao su thiên nhiên khó tăng lên, sự cạnh tranh giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên sẽ trở nên gay gắt hơn về giá thành, hiệu quả đầu tư kinh doanh, nhất là về chất lượng sản phẩm và uy tín thương mại. Những nguồn nguyên liệu khác cạnh tranh với cao su thiên nhiên vẫn đang phát triển nhanh như cao su nhân tạo tổng hợp từ dầu thô và cao su từ các cây khác. Không chỉ gặp những thách thức đến từ thị trường bên ngoài, ngành cao su cũng đang gặp nhiều khó khăn từ nội lực của ngành. Trong những năm gần đây, cao su tiểu 7 điền và tư nhân phát triển mạnh, góp phần gia tăng đáng kể cho sản lượng cao su cả nước nhưng chất lượng chưa ổn định. Một số lô hàng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành cao su Việt Nam kéo theo thua thiệt giá trị xuất khẩu vì giá thấp hơn thị trường quốc tế. Mặt khác, cũng theo Hiệp Hội Cao su Việt Nam, cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc và chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của các thị trường khác, do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trở ngại trong việc phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su tại Việt Nam, làm chậm quá trình nâng cao giá trị gia tăng cho ngành. Phần lớn doanh nghiệp cao su chưa quan tâm hoặc chưa có điều kiện xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế. Đây là một trở ngại về năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, cơ chế quản lý và môi trường kinh doanh chưa đồng bộ cũng gây khó khăn cho ngành và doanh nghiệp. Chính sách thuế và thuế giá trị gia tăng chưa tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành cao su. Hệ thống quản lý cấp quốc gia về chất lượng cao su thiên nhiên chưa chặt chẽ trên cả nước, chỉ mới áp dụng tốt ở những doanh nghiệp lớn. Hiện vẫn còn thiếu rào cản thương mại và kỹ thuật để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh trong nước. 3.5. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của doanh nghiệp: Điểm mạnh ( S ) : - Là công ty có năng suất khai thác cao nhất trong số 5 công ty niêm yết trên sàn - Có chứng nhận ISOO 9001 phiên bản 2000 và Guide 2005 (tiêu chuẩn Việt Nam) - Nguồn nhân lực ngành dồi dào và các chương trình đào tạo nhân lực cho vườn cây tốt - Cơ sở hạ tầng trong sản xuất áp dụng nhiều công nghệ mới khá tốt - Chất lượng mủ latex ly tâm cao - Sản phẩm chất lượng và ổn định - Nguồn khách hàng đa dạng với các khách hang truyền thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới Michelin, Mitsubishi và các tập đoàn Safic Alcan, Tae Young… - Thị phần đa dạng: chủ yếu tập trung xuất khẩu qua các nước Trung Quốc, Asean, Ấn Độ. - Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu sử dụng cao su ngày một tăng Điểm yếu ( W ): Không có văn phòng tiếp thị, không đầu tư vào chiến lược maketing và quảng bá sản phẩm 8 - Cơ cấu giống cây trồng tại vườn cây chưa đạt yêu cầu - Chưa có các chiến lược rõ ràng và dài hơi - Thay đổi văn hóa công ty trong môi trường nhà nước gặp nhiều khó khan - Khả năng lưu trữ và hệ thống thông tin nội bộ chưa tốt - Năng suất vườn cây bình quân thấp - Khó khăn gia nhập ngành: tiếp cận thị trường cao su chất lượng kém, ngành cao su tại Việt Nam chưa thật sự nổi trội - Chưa có khả năng cân đối sản xuất và giao hàng suốt năm Cơ hội (O): - Việt Nam tham gia IRCO ( Consortium Cao su Quốc tế ) giúp các công ty cao su VN tang tính chủ động về giá bán . Đồng thời việc gia nhập WTO làm giảm thuế nhập khẩu cao su - Sự giảm sút trong sản xuất cao su thiên nhiên ở các nước Malaysia, Thái lan - Nông dân trồng cao su nhiều hơn, tiềm năng thu mua sản phẩm ngày một tang - Ngành công nghiệp ô tô thế giới với tốc độ phát triển rất nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng lốp xe là rất lớn dẫn tới nhu cầu sử dụng cao su ngày một tang - Khoa học và công nghệ phát triển mạnh tăng khả năng ứng dụng vào sản xuất - Giá dầu thô trong vài năm có biến động tăng dẫn đến giá cao su tổng hợp tăng, các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên - Tiềm năng tăng trưởng: Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 44,5% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do điều kiện khí hậu không thuận lợi (mưa quá nhiều). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình Thách thức ( T ): - Thời tiết trong những năm gần đây có biến đổi khó lường, ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và trồng cây cao su - Sự cạnh tranh giá cả và chất lượng giữa các nước sản xuất cao su tự nhiên ngày càng gay gắt - Nhu cầu lớn về vốn để phát triển và mở rộng diện tích cao su 9 - Thị trường xuất khẩu Việt Nam còn thiếu sự đa dạng hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính (60%) - Công tác bảo vệ sản phẩm phức tạp - Theo đuổi mục tiêu phát triển sản phẩm mới : áp dụng các quy trình và đầu tư các công nghệ phù hợp để sản xuất các sản phẩm công ty chưa có khả năng làm ra : SVR L , CV 10, CV20, các loại latex free TMTD… II. Phân tích về Doanh nghiệp: 1. Chiến lược Marketing công ty cổ phần Cao su Đồng Phú áp dụng trong năm 2014-2015: a.Chiến lược xâm nhập thị trường: Năm 2014, doanh nghiệp đứng trước tình hình giá cao su tiếp tục ở mức thấp là thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên. Vì vậy, bên cạnh việc phải cải thiện hiệu quả hoạt động, nhiệm vụ đặt ra cho nhóm doanh nghiệp này là cần tìm ra những lĩnh vực kinh doanh mới có liên hệ gần gũi với lĩnh vực chính để phần nào cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược điển hình để doanh nghiệp thoát khỏi tình hình này bằng những hướng đi mới là này đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất nệm và gối với công suất khá lớn, lên đến 300 nệm và 600 gối/ngày thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Cao su Kỹ thuật Đồng Phú (Durofoam). Dự kiến, mảng kinh doanh mới này sẽ mang đến lợi nhuận khả quan trong năm nay. Bên cạnh nệm và gối, Đồng Phú còn lên kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất găng tay y tế và găng tay dùng trong nông nghiệp, có quy mô vốn 80 tỉ đồng. Công ty cho biết vẫn đang trong quá trình đàm phán với đối tác và kỳ vọng nhà máy có thể hoạt động sớm nhất vào cuối năm 2016. Ở dự án này, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn được Đồng Phú dự báo vào khoảng 15-20%. Có thể nói, Đồng Phú đang quyết tâm đi sâu vào chuỗi sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, khác hoàn toàn so với việc chỉ sản xuất nguyên liệu mủ cao su sơ chế như trước. Hiện tại, Công ty cũng đã ghi nhận một số kết quả khả quan từ bước đi mới. Trong năm 2014, doanh thu từ mảng nệm và gối tăng trưởng khoảng 20%. giúp Ðồng Phú chuyển từ lỗ sang lãi nhẹ với giá trị khiêm tốn vài trăm triệu đồng. Trong năm 2015, theo ước tính của Công ty Chứng khoán Maybank KimEng, lĩnh vực nệm và gối cao su sẽ hoạt động gần 50% công suất, mang về khoản lãi dự kiến từ 2-3 tỉ đồng cho Ðồng Phú. Trong các năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa khi công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ các sản phẩm mới này tăng lên. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của Đồng Phú cũng ghi nhận một số tín hiệu khả quan về mặt lợi nhuận, dù Công ty vẫn gặp nhiều thách thức. Doanh thu tiêu thụ mủ cao su 6 tháng đầu năm 2015 giảm 36,1% so với cùng kỳ, xuống còn 188,3 tỉ đồng. Ðiều này khiến lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh cao su của Công ty giảm mạnh 73%, xuống chỉ còn 14 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính, thanh lý cây cao 10 su và kinh doanh khác tăng khá nên lợi nhuận sau thuế của Ðồng Phú đạt 89 tỉ đồng, cải thiện tương đối so với con số 74 tỉ đồng cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, chiến lược mở rộng ngành nghề kinh doanh của Đồng Phú theo chiều dọc có thể xem là hợp lý, khi giúp tạo thêm doanh thu đầu ra cũng như cải thiện biên lợi nhuận. Nhưng rủi ro không phải không có, vì doanh nghiệp này vẫn doanh nghiệp mới trong thị trường mới này và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn khác vốn đã sở hữu hệ thống phân phối rộng lớn trên thị trường nệm và gối. Ngành chăn-ga-gối-nệm của Việt Nam được ước tính tăng trưởng khoảng 1520%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Cùng với đà hồi phục của nền kinh tế, chi tiêu của người dân sẽ ngày càng tăng, song hành với sự tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu. Do vậy, thị trường chăn-ga-gối-nệm sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2015-2020, theo đánh giá của MayBank KimEng. Ngoài ra, ngành này còn kỳ vọng vào tốc độ phát triển của ngành du lịch, khi mà hệ thống khách sạn và resort tại Việt Nam đang mở rộng khá nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường chăn-ga-gối-nệm nói chung đang trở nên ngày càng cạnh tranh hơn với các thương hiệu lớn như Kymdan, Vạn Thành, LienA và các sản phẩm thay thế như nệm bông đến từ Everpia, Edena, Sông Hồng. Vì thế, việc Ðồng Phú chen chân vào thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn. b. Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Bên cạnh phát triển thị trường, công ty cũng có phương án phát triển sản phẩm mới.Mặc dù đối với cao su tự nhiên thì số lượng chủng loại sản phẩm không phải là nhiều lắm, tuy nhiên khi mà yều cầu của khách hàng là đa dạng phong phú và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì hạn chế những de dọa, công ty cần tận dụng các ưu thế về nguồn nhân lực, khả năng áp dụng công nghệ khoa học từ đó có phương án đầu tư cho R&D để phát triển sản phẩm mới. Cụ thể là nghiên cứu áp dụng các quy trình công nghệ và đầu tư các thiết bị phù hợp với sản xuất các chủng loại sản phẩm SVR CV60, SVR CV50 (MỦ CV), các quy trình sản xuất mủ khối mủ Latex… và một số loại theo đơn đặt hàng của khách hàng . c. Chiến lược hội nhập từ phía sau: Chiến lược này giúp doanh nghiệp có lợi thế lớn nhất của họ có lẽ là tự chủ được nguyên liệu đầu vào, nhờ vườn cao su của công ty mẹ. Hiện Ðồng Phú đang khai khác mủ cao su trên diện tích 7.200 ha trong tổng diện tích 9.200 ha. Được biết, năng suất bình quân cho mủ là 2,2 tấn/ha. Nếu so với Everpia, một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhưng phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất đến từ nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia thì rõ ràng, sản phẩm của Đồng Phú sẽ có lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào. “Durofoam có thể thừa hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, ổn định và giá bán ưu đãi. Ngoài ra, Durofoam còn được giúp đỡ về tài chính từ công ty mẹ”. Bên cạnh đó còn doanh nghiệp còn đầu tư dự án trồng cao su tại Vương quốc Campuchia và giúp họ về công nghệ và chất lượng cây giống để nâng cao chất lượng 11 sản phẩm. Việc làm này góp phần giảm thiểu chi phí cho công ty, đảm bảo ổn định lượng mủ cung cấp cho nhà máy hàng năm cùng với chất lượng tốt nhất. d. Chiến lược phân phối: Nói về kênh bán hàng, so với các đối thủ khác đi theo hướng sở hữu hệ thống phân phối riêng thì Durofoam đang dựa vào các nhà bán lẻ và nhà phân phối độc lập là chủ yếu. Theo số liệu mới nhất, tính đến nay, Durofoam đã có 6 chi nhánh trên toàn quốc, liên kết với 10 nhà phân phối có kinh nghiệm trong kinh doanh nệm và có tổng cộng 230 đại lý ở 40 tỉnh, thành cả nước. Như vậy, nếu so với các đối thủ lâu năm khác thì hệ thống phân phối nệm và gối của Đồng Phú còn khá nhỏ. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào các nhà phân phối chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi thương hiệu chưa mạnh. Về lâu dài, để tiết kiệm chi phí bán hàng, Đồng Phú sẽ buộc phải xây dựng hệ thống phân phối riêng cho mình. Đối với một doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc bán sỉ lâu nay như Đồng Phú, đây có thể là một thách thức lớn. Một thử thách khác dành cho Đồng Phú là khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ngoại. Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Đó sẽ là cơ hội lớn đối cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động ra nước ngoài. Nhưng cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc, khi hàng rào thuế quan và các quy định bảo hộ doanh nghiệp trong nước được nới lỏng và xóa bỏ. 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2014: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 Chỉ tiêu Sản lượng khai thác Năng suất bình quân Giá bán Bình quân Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế TỈ lệ chi trả cổ tức/ VLĐ ĐVT Tấn Tấn/ha Tr.đ/tấn Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Năm 2013 16.323 2,25 52,91 1.179,90 398,37 361,55 KH năm 2014 15.15 2,07 45,03 1.003,88 249 226,60 TH năm 2014 16.307 2,20 38,29 972,94 261,32 221,47 % 40 30 30 Tỉ lệ so với KH 107,63 107,73 85,03 96,91 104,95 97,74 100 - Thu nhập bình quân đạt trên 6.500.000 đ/ người / tháng (chỉ đạt 90,2% so với năm 2013, giảm 700.000 đ/ người / tháng ) - Phân tích những biến động, những thay đổi lớn so với dự kiến và nguyên nhân dẫn đến biến động : Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng của suy thoái của nền kinh tế nên năm 2014 cúng là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Giá cao su trên thế giới giảm sâu ( từ 53 triệu / tấn năm 2013 xuống còn trên 38 triệu / tấn năm 2014), ảnh hưởng lên doanh thu và lợi nhuận, mặc dù sản lượng có vượt kế hoạch. Bù lại, nhờ tăng sản lượng, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tích cực trong tìm kiếm doanh thu, lợi nhuận trong các hoạt 12 động khác như thanh lý vườn cây, hoạt động tài chính nên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty vượt trên 4,95% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế không đạt còn do thay đổi trong tỷ trọng các thành phần đóng góp vào lợi nhuận có các thuế suất thuế TNDN khác nhau. Tình hình nợ phải trả: Chỉ tiêu Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn NỢ PHẢI TRẢ Đv Số cuối năm Số đầu năm 219.536.575.832 241.475.296.689 19.849.000.000 24.925.000.000 239.385.575.832 266.400.296.689 đồng đồng đồng Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối -21.938.720.857 - 9,08 -5.076.000.000 - 20,36 -27.014.720.857 -10,14 Nợ phải trả cuối kỳ giảm 10,14% so với đầu kỳ Trong đó nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản: tiền lương chưa chi trả cho người lao động, người bán nộp trước tiền, phải trả quỹ khen thưởng, phúc lợi… Nợ dài hạn là khoản vay ưu đãi đầu tư vườn cao su tại Ngân hàng phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bình Phước. Không có nợ xấu. Công ty không có vay vốn bằng ngoại tệ nên không bị ảnh hưởng gì khi thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Ngược lại, công ty là đơn vị xuất khẩu nên hưởng lợi từ tỷ giá USD tăng giá. Dựa vào Báo cáo KQHĐKD 6 tháng đầu năm 2015, ta thấy: 6 tháng đầu năm sản lượng tiêu thụ là 5.395 tấn mủ thành phẩm, giảm 16% so với cùng kỳ với giá bán bình quân 33,7 triệu đồng/tấn. Giá cao su tiêu thụ cao hơn so với kế hoạch đầu năm đề ra (31,5 triệu đồng/ tấn) nhưng vẫn thấp hơn 22,7% cùng kỳ. Tổng doanh thu tiêu thụ đạt 281,9 tỷ đồng, giảm 16,7% chủ yếu do doanh thu bán mủ cao su giảm. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt động tài chính, cây cao su, khác... lại tăng mạnh, đạt 93,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm và đạt 47 tỷ đồng trong riêng tháng 6/2015. Kết quả, DPR lãi gộp từ hoạt động kinh doanh đạt 107,57 tỷ đồng, tăng 17,6%. So với kế hoạch lợi nhuận đề ra, Cao su Đồng Phú đã hoàn thành hơn 69%. Từ năm 2014 đến năm 2015 các chỉ số tài chính của công ty đã khởi sắc lên rất nhiều, các chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm đáng kể từ 253% xuống còn 34% giảm tận 219% cho thấy sản lượng tiêu thụ của công ty tăng nhanh. Bên cạnh đó các chỉ số thanh toán tăng ( chỉ số thanh toán ngắn hạn năm 2014 tăng 123% so với năm 2015, chỉ số thanh toán nhanh tăng 111%..) cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt, lượng tiền đủ bù đắp để chi trả các khoản chi tiêu ngắn hạn của công ty, và các khoản lãi vay của công ty. 13 3. Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính quan trọng của Doanh Nghiệp: Dựa vào Bảng KQHĐKD và các chỉ số tài chính cơ bản từ năm 2011-2014, ta thấy: Chỉ số P/E tăng dần qua các năm và giảm nhẹ trong năm 2015 chủ yếu là do tổng thu nhập trong kì giảm. Hay tỉ số P/E cao cũng cho thấy Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Nhìn chung các chỉ số ROE, ROA, ROS giảm dần qua các năm , phần lớn là do sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế của công ty. So với năm 2013, cả doanh thu và LNST năm 2014 của Cao su Đồng Phú đều thấp hơn. Tuy thế, đây là điều đã được DPR dự báo trước, khi đặt chỉ tiêu năm 2014 thấp hơn. Tính chung, lợi nhuận trước thuế cả năm vẫn vượt 9% so với chỉ tiêu đề ra ban đầu. Qúy 4/2014, Cao su Đồng phú đạt doanh thu 280,75 tỷ, giảm 90,88 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013 (mức 371,63 tỷ đồng), tương đương mức giảm 24%; LNST đạt 80,85 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái (125,54 tỷ). Tính chung cả năm doanh thu DPR đạt 908,66 tỷ đồng, giảm hơn 170 tỷ so với năm 2013 (năm 2013 doanh thu DPR đạt 1080,8 tỷ); LNST đạt 230,05 tỷ, giảm 36% so với năm 2013 (mức 361,55 tỷ). Gộp cả năm, lợi nhuận trước thuế công ty đạt 271,7 tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch ban đầu đề ra (249 tỷ đồng). Tuy nhiên, kết thúc quý 3 năm 2014, xét thấy tình hình thị trường cao su đang khó khăn, HĐQT công ty đã có kế hoạch lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế xuống khoảng 24% còn 190 tỷ đồng. Như vậy, nếu xét theo chỉ tiêu mới này, lợi nhuận trước thuế cả năm 2014 tuy giảm so với năm 2013, nhưng vẫn tăng 43% so với chỉ tiêu cả năm. Theo báo cáo của HĐQT, năm 2014 giá bán cao su liên tục sụt giảm. Đây cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp cao su tự nhiên trong 2 năm trở lại đây. Tính cả năm, giá bán bình quân của DPR chỉ đạt 38,3 triệu đồng/tấn, giảm 27,6% so với năm 2013. Bên cạnh đó, công ty lại tiếp tục hoàn thiện các dự án phát triển mở rộng cả trong và ngoài nước dẫn đến khối lượng công việc khá nhiều, gây nhiều áp lực lên hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2014 vào những ngày cuối năm, Cao su Đồng Phú đã cán đích hầu hết các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trong năm. Cụ thể Tổng doanh thu đạt 96,91% kế hoạch với 973 tỷ đồng. LNST đạt 221,5 tỷ đồng, vượt 1,52% kế hoạch sau điều chỉnh. Từ tháng 9/2014 đến nay, giá cao su tự nhiên nằm trong vùng giá thấp nhất trong vòng 5 năm qua do nguồn cung dư thừa và nhu cầu yếu từ Trung Quốc. Theo một số dự báo, giá cao su sẽ tiếp tục chịu áp lực do nhu cầu yếu cho đến năm 2020 khi đưa dẫn chứng về tốc độ tiêu thụ tăng trưởng chậm trong những năm tới trên thị trường toàn cầu và Trung Quốc. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dự báo từ các công ty tiêu thụ cao su tự nhiên lại cho rằng giá đã chạm đáy khi các nước sản xuất đã giảm dần sản lượng khi cao su không còn được giá như trước. Các quốc gia sản xuất cao su hàng đầu cũng đã có những động thái hợp tác, cùng giảm sản lượng xuất khẩu để ngăn tình trạng giá cao su tiếp tục giảm sâu. Doanh thu thuần trong những tháng đầu năm 2015 đạt 126,6 tỷ đồng giảm 28,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán chiếm tới gần 83% trong doanh thu thuần 14 nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 21,56 tỷ đồng giảm 60,89% so với quý 1/2014. Trước đó, DPR công bố quý 1 lãi gộp 39,3 tỷ đồng chỉ giảm giảm 35,4%. Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính biến động không đáng kể trong khi đó chi phí cho hoạt động này tăng cao gấp 5,6 lần do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (hơn 5,3 tỷ đồng), sau khi trừ các khoản chi phí DPR lãi thuần hơn 12 tỷ đồng giảm 76,77% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2015, DPR dự kiến giá bán bình quân tiếp tục giảm sâu, chỉ còn khoảng 31,5 triệu đồng/tấn, nên công ty đã đề xuất kế hoạch kinh doanh khá thận trọng với LNTT cả năm 155 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với mức thực hiện năm 2014. Như vậy kết thúc quý 1 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch LNTT của DPR là 24%. Trong năm 2015, công ty dự kiến đầu tư 200 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính, trong đó 163 tỷ đồng là đầu tư tại công ty. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ tính đến ngày 30/6/2015: Ta thấy, nguồn tiền chính của công ty là từ hoạt động kinh doanh và hầu hết số tiền này được chi cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Lượng tiền từ HĐKD hoàn toàn đủ cho các thâm hụt từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tiền thu từ hoạt động đầu tư chủ yếu là từ lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia và một phần không nhỏ từ hoạt động bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác. Các khoản chi từ hoạt động đầu tư hầu hết là cho mua sắm và xây dựng tài sản dài hạn nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, tiền chi cho hoạt ddooong tài chính hầu hết là cho việc trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức cho cổ đông. Ta có thể nhận thấy dù giá cao su có sụt giảm mạnh nhưng kinh tế của công ty vẫn vững vàng , hàng năm vẫn chi trả đầy đủ cổ tức cho cổ đông với số lượng tiền mặt lớn dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2015 so với 2014. Định giá cổ phiếu sử dụng các phương pháp bao gồm: Phương pháp chiết khấu dòng tiền (dòng cổ tức, dòng tiền tự do FCFE hoặc FCFF), phương pháp so sánh. III/ Định giá cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị: 1. Định giá cổ phiếu: 1.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do - dòng tiền khả dụng FCFE tăng trưởng 2 giai đoạn: Sở dĩ nhóm lựa chọn mô hình này vì tính phù hợp của mô hình với tỷ lệ tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu là Công ty cổ phần cao su Đồng Phú, giai đoạn đầu công ty tăng trưởng dòng tiền khả dụng cao, sau đó công ty tăng trưởng theo tỷ lệ ổn định. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan