Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan tich va dinh gia co phieu dhg

.PDF
21
461
69

Mô tả:

1 Bài thảo luận nhóm 8 : Phân tích Công ty cổ phần dược Hậu Giang ( DHG )  Sơ lược về công ty o Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang o Tên tiếng Anh : DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY o Tên viết tắt : DHG PHARMA o Trụ sở chính : 288 Bis Nguyễn Văn Cừ ,P. An Hòa ,Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ o Website : [email protected] o Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. o Tầm nhìn : Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn. o Vị thế của DHG PHARMA : o Kết quả kinh doanh năm 2014 đã giúp Dược Hậu Giang giữ vững vị trí dẫn đầu Ngành Công Nghiệp Dược Việt Nam 18 năm liền về doanh thu, lợi nhuận và năng lực sản xuất: - Doanh thu hàng tự sản xuất : 3.569 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế : 722 tỷ đồng - Tổng sản lượng sản xuất : 4,8 tỷ đơn vị sản phẩm - Tổng lượng bán ra : 4,7 ty đơn vị sản phẩm - Tiếp tục giữ vị trí Top 5 doanh nghiệp dược có thị phẩn lớn nhất ngành Dược Việt Nam  Thông tin cổ phần - Sàn giao dịch : HNX - Khoảng giá 52 tuần : 87.000-110.000 ( VNĐ/CP) 2 Vốn hóa : 8.062 tỷ VNĐ SL cổ phiếu lưu hành : 87.154.200 CP % sở hữu nước ngoài : 49% Room nước ngoài : 49% Giá trị cổ tức/cổ phần : 2.500 VNĐ/CP Tỷ lệ cổ tức/thị giá : 2,7% Beta : 0,48 Cổ đông lớn SCIC 43,31% FTIF –Templeton Frontier Markets 9,74% Fund Portal Global Limited 7,2% -  Tiêu điểm  Ngành Dược là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ  Với thị phần lớn nhất nội địa : DHG là công ty dược lớn nhất Việt Nam với hệ thống phân phối rộng trong cả nước, kết hợp quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú.  DHG tập trung phát triển kinh doanh chính ngạch : không chú trọng đến đầu tư tài chính hoặc đầu tư tràn lan qua các ngành khác, như các công ty lớn ởi Việt Nam trong thời gian qua.  DHG là một thương hiệu mạnh : được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm liền  DHG là công ty có các chỉ số tăng trưởng và lợi nhuận tốt nhất.  Khuyến nghị Khuyến nghị Nắm giữ cho mục tiêu dài hạn Giá kỳ vọng 73.000 Giá thị trường 65.500 Lợi nhuận kỳ vọng 11,45% 3 Môi trường ngành và tiềm năng tăng trưởng Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi chính sách về quản lý ngành dược tại các quốc gia này.  Thị trường giàu tiềm năng Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, năm 2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64USD, Malaysia: 54USD, Singapore: 138USD), tuy nhiên ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc độ tăn g trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện sẽ là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.  Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu Công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thu ốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 201 3 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD, tăng hàng n ăm trong giai đoạn 2008-2013 là 18%. Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc…, còn nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu. Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như atisô, đinh lăng, cam thảo, cao ích mẫu, diệp hạ châu,…  Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở Việt Nam 4 Các doanh nghiệp (DN) dược phẩm Việt Nam mới phát triển sau năm 1990, có tuổi đ ời khá trẻ so với thế giới. Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp dược hiện đại, c hưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược. Các DN dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập, hiện mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn amoxicillin và 100 tấn ampicillin mỗi năm, chỉ đủ cho nhu cầu của bản thân DN. Do hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ nên DN nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do DN nước ngoài chiếm lĩnh. Các DN dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất đạt các tiêu ch uẩn quốc tế nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân phối và xuất khẩu; đồng thời gi a công và sản xuất thuốc nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trì nh độ của ngành dược thế giới và tăng năng lực cạnh tranh.  Khó khăn đang gặp phải: Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và tiêu cực, nổi bật nhất là:  Khả năng chi trả cho thuốc còn thấp: Chi tiêu cho dược phẩm trên đầu người củ a Việt Nam còn ở mức thấp (chiến 1,9%). Điều này thể hiện khả năng tiếp cận t huốc vẫn còn hạn chế do mức giá thuốc nhập khẩu tương đối cao.  Thiếu cơ chế kiểm soát giá: Giá thuốc thay đổi mạnh trong chuỗi cung ứng do việc tăng giá tùy tiện của các đại lý và hiệu thuốc bán lẻ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến khả năng chi trả thuốc mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào năng lực quản lý và uy tín của CQLD và BYT.  Tham nhũng: Sự thống nhất giữa các nhà sản xuất thuốc nưới ngoài và các nhà phân phối trong nước nhằm giữ giá thuốc ở mức cao, và tình trạng bác sĩ được nhận hoa hồng khi kê toa cho một số loại thuốc là chủ đề chính của những cáo buộc đối với ngành dược Việt Nam.  Nhiều thiếu sót trong cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ: Theo BMI, một phần lớn thị trường thuốc generic của Việt Nam là các loại thuốc chất lượng thấp và chưa đ ược thử nghiệm tương đương sinh học.  Thuốc giả: Thuốc giả là một vấn đề nan giải tại Việt Nam do quá trình phần ph ối sản phẩm dược chủ yếu được thực hiện thông qua các đại lý tư nhân không c ó một sự định hướng và quản lý rõ ràng cụ thể. o Kết luận 5 Từ những nhận định vĩ mô, nhìn chung ngành dược Việt Nam còn nhiều khó khăn về mặt cơ cấu và chính sách nhưng có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng dân số bền vững và sự nhận thức của tầng lớp trung lưu Việt Nam về sức khỏe ngày cang cao sẽ là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu chi tiêu dược phẩm. Những tín hiệu vĩ mô tích cực cũng sẽ hổ trợ các công ty dược phẩm trong nước trong việc duy trì lợi nhuận trong những năm sắp tới. PHÂN TÍCH SWOT doanh nghiệp I. Điểm mạnh  -Hệ thống phân phối tốt Công ty đã bỏ ra 20 năm, tập trung xây dựng một hệ thống kinh doanh lấy khách hàng là trung tâm. Hệ thống này dựa trên ba chân kiềng vững chắc: xây dựng từng bước hệ thống phân phối chuyên nghiệp trên toàn quốc; chú trọng chăm sóc khách hàng và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.  Xây dựng lòng tin và quan hệ thân tình với khách hàng Nhưng khác biệt rõ nét nhất trong các hoạt động chăm sóc khách hàng của DHG so với các đối thủ cạnh tranh là cách tạo ra một hình ảnh thương hiệu Nam Bộ đầy hào hiệp chân thành từ một công ty có gốc gác miền Tây. Vào các dịp lễ tết, người ta dễ dàng bắt gặp chính bà chủ tịch cùng nhân viên lễ mễ đem gạo nước, quà bánh tới tận nhà khách hàng, dù họ chỉ là những chủ nhà thuốc nhỏ. Sau trận bão số 6 gây thiệt hại lớn tại Đà Nẵng năm 2006, bà Nga trực tiếp gọi điện hỏi thăm từng khách hàng và chỉ 2 ngày sau đã chuyển ra trợ giúp cho các chủ nhà thuốc ở đây 60 triệu đồng và 500 bao gạo… Bà Nga là một trong những lãnh đạo hiếm hoi của ngành kinh doanh dược ở Việt Nam được các khách hàng từ nhỏ đến lớn đều quý mến.  Giữ vững ngôi "vua" Vị thế hàng đầu của Dược Hậu Giang hiện nay là khá rõ ràng và an toàn vì có một khoảng cách đáng kể với các đối thủ đáng gờm trong ngành dược. Các báo cáo gần 6 đây cho thấy, nếu như năm 2005 doanh thu của Domesco - một tên tuổi sáng giá khác trong ngành dược - còn nhỉnh hơn DHG thì đến năm 2012, doanh thu của DHG đã bằng 2,3 lần doanh thu của Domesco. Trong số 4 doanh nghiệp dược nội có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, doanh thu của DHG không những lớn nhất mà còn lớn hơn cả của Domesco và Traphaco cộng lại  Rào cản gia nhập ngành -Công ty dược Hậu Giang đã thâm nhập vào thị trường trong nước hơn 20 năm, có một vị trí nhất định trong nước là rào cản lớn cho các công ty mới muốn gia nhập ngành - Hơn nữa ngành dược còn có rào cản gia nhập khá cao : Các công ty muốn gia nhập vào ngành thì cần phải có vốn lớn để đầu tư vào xâydựng cơ sở hạ tầng sản xuất theo qui định nghiêm ngặc của Bộ Y Tế, vốn lớn đểđầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm và chỉ được phép đưa sản phẩm ra thịtrường khi được cấp phép do đó hạn chế được sự gia nhập của các đói thủ cạnh tranh mới  Tiềm năng tăng trưởng - Xét về tiềm năng, tính đến cuối năm 2013, mức tiêu thụ thuốc trên đầu người Việt mới chỉ khoảng 35 USD/năm. Con số này còn rất thấp nếu đem so với một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan (khoảng 70 USD/năm) hay Singapore (khoảng 150 USD/năm). Có thể nói, đây chính là cơ hội cho ngành dược khi thu nhập và mức chi tiêu của người dân được kỳ vọng sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. - Tháng 11 cuối năm 2013, Dược Hậu Giang, công ty dược lớn nhất Việt Nam, đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm mới để tăng gấp đôi công suất thiết kế lên hơn 9 tỉ đơn vị sản phẩm một năm - Công ty dược Hậu Giang với các tiềm lực của công ty như: Tiềm lực về sản xuất: − Có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm. − Có khả năng nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống, và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. 7 − Sản phẩm chia làm 3 dạng: dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm với hơn 200 sản phẩm lưu hành, chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấmdiệt ký sinh trùng, hệ thần kinh, giảm đau-hạ sốt, mắt; TMH-hen suyễn, sổ mũi, tim mạch, tiêu hóa-gan mật, cơ xương khớp, chăm sóc sắc đẹp, da liễu; vitamin và chất khoáng, tiểu đường. − Khả năng cung ứng 100% nhu cầu thuốc cảm, vitamin và 80% nhu cầu các loại thuốc kháng sinh trên thị trường Việt Nam. − Có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001 do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận. Hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh BVIQ chứng nhận. Tiềm lực về marketing: − Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, thử tương đương sinh học nhiều sản phẩm. − Thương hiệu “Dược Hậu Giang”, “ Hapacol” là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam. − Đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo năng động. Tiềm lực về nguồn nhân sự: − Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của DHG, quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được cơ hội để phát huy tài năng. − Luôn đào tạo phát triển và bổ nhiệm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để các nhân viên cảm thấy tự hào về nơi mình công tác. 8 Tiềm lực vè nguồn tài chính: − 21/12/2006 Cp của DHG chính thức giao dịch tại Sàn GDCK TP.HCM, giá chào sàn: 320.000 đ/cp. − Quý 2/2007 phát hành 2.000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 100 tỷ và mang lại thặng dư vốn cổ phần 379 tỷ đồng. − Quý 4/2007 phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. − Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: HSBC, Vietcombank, Incombank...  không quá khó để nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của công ty dược Hậu Giang là rất lớn trong tương lai  Dòng sản phẩm chính -Tập trung vào nhóm những sản phẩm thuốc bình dân, dễ sản xuất, kết hợp với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, các nhà máy của Dược Hậu Giang đang chạy hết công suất - các dòng sản phẩm thảo dược chiết suất từ thiên nhiên rất được ưa chuộng  Thị phần, sức cạnh tranh -Đạt được lợi thế về quy mô chính là chìa khóa để công ty này có mức biên lợi nhuận đáng mơ ước. Trong suốt 5 năm qua, bình quân Dược Hậu Giang thu được 1 đồng lợi nhuận trên mỗi 2 đồng doanh thu kiếm được, nếu chưa trừ chi phí hoạt động. -Do chiến lược sản phẩm đánh chủ yếu vào kênh OTC (hiệu thuốc nhỏ bán dược phẩm không cần toa bác sĩ), Dược Hậu Giang phải đầu tư nhiều chochi phí bán hàng và marketing. Bất chấp điều đó, biên lợi nhuận ròng Công ty vẫn nằm trong nhóm cao nhất ngành, từ 18-20%. Lợi nhuận cao cho phép Công ty có dòng tiền ổn định và dồi dào để tái đầu tư. Sự ra đời của nhà máy mới tăng gấp đôi công suất là minh chứng rõ nét cho chiến lược duy trì vị thế của Dược Hậu Giang. -Hoạt động kinh doanh hiệu quả của Dược Hậu Giang còn được phản ánh rõ nét qua tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỉ lệ lợi nhuận thu được trên mỗi đồng tài sản. Không cần sử dụng nhiều đòn bẩy, tỉ suất ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của công ty này liên tục trên 30% trong vòng 5 9 năm qua. Đó là kết quả của một biên lợi nhuận ấn tượng cùng một mức thu nhập cao trên mỗi đồng tài sản bỏ ra. Dữ liệu lịch sử cho thấy, trung bình trong 3 năm qua, trên mỗi 100 đồng tài sản, Dược Hậu Giang có thể tạo ra được tới hơn 20 đồng lợi nhuận cho cổ đông. -Cùng với một bộ máy quản trị được đánh giá là minh bạch và hiệu quả, những con số tài chính đang củng cố niềm tin cho nhà đầu tư về một công ty dẫn đầu ngành dược với hiệu quả kinh doanh ấn tượng. Nhiều năm liền, báo cáo thường niên của Dược Hậu Giang luôn được giải báo cáo thường niên tốt nhất trên sàn chứng khoán. − -Đến nay có 8 công ty con, 44 chi nhánh, đại lý trên toàn quốc. − Có hơn 40.000 khách hàng là nhà thuốc, đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn, phòng mạch tư DHG giao dịch trực tiếp… trong đó có 7.455 thành viên CLB Khách hàng thân thiết DHG. − Có trên 100 Bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm DHG. “room”. − Có 43 siêu thị bán sản phẩm DHG; trong đó 08 siêu thị có cửa hàng Healthcare. − Có 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc bệnh viện đặt tại bệnh viện tỉnh và huyện trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe cho người dân. − Đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu giúp sản phẩm của DHG có mặt khắp cả nước. − Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam − Về xuất khẩu: có 85 sản phẩm có số dăng ký tại các nước: Moldova, Nga, Mông Cổ, Philipin, Campuchia, Nigeria… Doanh thu xuất khẩu tăng qua các năm. 10 II. ĐIỂM YẾU − Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin... và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu. − Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên ngành dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại. − Chưa sản xuất được các loại vacxin. III. CƠ HỘI − Nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng. − Tuy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Mãi lực của người tiêu dùng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lực cầu hàng hóa nhưng riêng với ngành dược, thách thức này hiện đang trở thành một lợi thế của ngành, so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không thể cắt giảm nhu cầu sử dụng thuốc để phòng chống bệnh tật. Theo IMF, tại Việt Nam, dự tính mức chi tiêu thêm cho y tế tính trên phần thu nhập tăng thêm của mỗi người dân trong năm 2009, vẫn ở mức 1,6%, bằng với năm 2008. − Tiềm năng phát triển của ngành dược tại Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và ở mức cao. IV. THÁCH THỨC − Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dược trong nước nói chung và HDG nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược phẩm nước ngoài. − Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên dễ gặp phải rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại. Theo thống kê, hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu. Trong khi đó, ngành dược đang phải đối mặt với việc giá nguyên liệu gia tăng chóng mặt. Chỉ tính 2 năm 2006, 2007 giá nguyên liệu 11 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH DHG 1. Một số chỉ tiêu của công ty: Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh thu thuần Tốc độ tăng trưởng Doanh thu HĐTC Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ Lợi nhuận sau thuế ROE ROA EPS (Đồng/ Cổ phần) 2,931 17.66% 42.17 2,378 1,688 654 491 29.11% 20.66% 7,443 3,527 20.33% 47.97 3,081 1,981 654 593 29.94% 19.26% 9,010 3,913 10.94% 37.14 3,483 2,277 872 534 23.44% 15.33% 6,119 ROE = ROA = Quý I năm 2015 669 - 49% 6.28 3,111 2,389 872 112 4.7% 3.61% 1,285 Quý II năm 2015 799 19.43% 7.25 3,060 2,224 872 149 6.72% 4.88% 1,347 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈 𝑽ố𝒏 𝒕ự 𝒄ó 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗à 𝒍ã𝒊 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 * 100 (%) Doanh thu thuần Q2/15 giảm 19,2% n/n, xuống còn 788,8 tỷ đồng do mảng hàng sản xuất Q2/15 giảm 25% n/n. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Ảnh hưởng bởi việc hạch toán theo chế độ kế toán mới (TT200/2014-TT-BTC). Theo chế độ kế toán mới, DHG không còn được ghi nhận các khoản doanh thu từ 12 hàng khuyến mãi (ví dụ như dưới hình thức mua 2 tặng 1) như trước đây nữa. Trong khi đó, Q2/15 vừa qua, các chương trình khuyến mãi của công ty chủ yếu là dưới hình thức tặng hàng, thay vì khấu trừ tiền trực tiếp. Tính đến cuối Q2/15, trong khoản mục giảm trừ doanh thu còn gần 84 tỷ đồng của các chương trình tặng hàng chưa được quyết toán. Nếu được quyết toán, khoản mục này sẽ được loại ra khỏi khoản giảm trừ doanh thu. Theo đó, doanh thu thuần sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng. Nhờ vậy, mức giảm sẽ còn 10,6% n/n, thay vì 19,2% n/n. (2) Giai đoạn tái cơ cấu chính sách và đội ngũ bán hàng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hệ điều trị chỉ đóng góp khoảng 10% doanh thu của DHG, nên dù giá trúng thầu thấp hơn cùng kỳ nhưng ảnh hưởng đến kết quả của công ty là không đáng kể. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, do khó khăn từ hệ điều trị, hầu hết các công ty dược đã chuyển sang phát triển thị trường OTC để bù đắp làm gia tăng áp lực cạnh tranh. Thay đổi cơ cấu doanh thu: Doanh thu mảng phân phối vẫn tăng trưởng khá tốt trong Q2/15, 58% n/n chủ yếu nhờ DHG phân phối trở lại cho Eugica. Do vậy, cơ cấu doanh thu Q2/15 của DHG có sự dịch chuyển theo hưởng gia tăng tỷ trọng doanh thu mảng phân phối, từ mức 8% của Q2/14 lên 15% trong Q2/15. Biến động biên LN gộp và tỷ lệ CPBH&QL/DT chủ yếu do cách hạch toán mới. Cụ thể: (1) Mặc dù hàng khuyến mãi không được ghi nhận doanh thu nhưng DHG vẫn phải ghi nhận giá vốn hàng bán. Đây là nguyên nhân chính khiến biên lợi nhuận gộp điều chỉnh từ mức 52,7% trong Q2/14 xuống còn 39,4% trong Q2/15. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu thay đổi cũng có ảnh hưởng đến biên lãi gộp chung của công ty. (2) Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến hàng khuyến mãi cũng sẽ được loại trừ khỏi khoản mục chi phí bán hàng. Nhờ đó, tỷ lệ CPBH&QL/DT của DHG giảm mạnh từ 33% trong Q2/14 xuống còn 18,1% trong Q2/15, phần nào bù trừ chênh lệch biến động của biên lợi nhuận gộp. Đáng chú ý, chi phí bán hàng giảm còn nhờ 2 nguyên nhân khác là: (i) giảm tiền thưởng của nhân viên (bao gồm cả nhân viên bán hàng và khối văn phòng) do không đạt kế hoạch (ii) hoàn nhập các khoản chi phí chiết khấu khuyến mãi trích trước khá lớn trong năm 2014, tới 306 tỷ, so với mức 85 tỷ của 2013. 13 LNST Q2/15 chỉ giảm 3,4% n/n, đạt 148,4 tỷ đồng, thấp hơn mức giảm của doanh thu. Điều này chủ yếu là nhờ: (i) 25,3 tỷ đồng thu nhập ròng từ hoạt động khác, gấp 3,6 lần cùng kỳ (ii) thuế suất thuế TNDN bình quân trong kỳ chỉ ở mức 14,5%, thấp hơn mức 19,9% của Q2/14. DHG bắt đầu hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN 0% cho nhà máy mới trong 4 năm tới, từ 2015-2018. Theo ước tính, nhà máy mới đóng góp khoảng 23% lợi nhuận cho DHG. Kết quả lợi nhuận tích cực hơn doanh thu giúp biên lãi ròng Q2/15 cải thiện lên 18,8%, so với mức 15,7% của cùng kỳ. 2. Tỷ số tài chính qua một số năm: Chỉ tiêu Hệ số thanh toán hiện thời Hệ số thanh toán nhanh Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu Hệ số Nợ/ Tổng vốn Hệ số Nợ/ VCSH ROE (%) ROA (%) EPS (đồng) 2012 2.78 2013 2.17 2014 2.13 1.98 1.24 1.19 2.9 2.49 2.28 5.11 5.29 4.65 0.28 0.35 0.34 0.29 29.11% 20.66% 7,443 0.3 29.94% 19.26% 9,010 0.23 23.44% 15.33% 6,119 Tỷ lệ về khả năng thanh toán hiện hành = 𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒅ự 𝒕𝒓ữ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 Chỉ số vòng quay các khoản phải thu = Khả năng thanh toán: 𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑪á𝒄 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒗ò𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒂𝒏𝒉 Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = Chỉ số vòng quay dự trữ (tồn kho) = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈 𝑫𝑻𝑻 𝒗ề 𝒃á𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒗à 𝒄𝒖𝒏𝒈 𝒄ấ𝒑 𝑫𝑽 𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 14 Hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2014 đã giảm hơn so với năm 2013. Tài sản ngắn hạn tăng, tuy nhiên lượng tiền mặt và tương đương tiền và các tài sản lưu động khác lại giảm, sự tăng lên của tài sản ngắn hạn trong công ty là do các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho các dự án trong năm 2015. Hiệu quả quản lý: Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu của công ty trong năm 2014 thấp hơn so với năm 2013. Đồng nghĩa với việc số ngày hàng tồn kho bình quân và kỳ thu tiền bình quân đã tăng lên, điều này chứng tỏ công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn lưu động của trong năm 2014. Hệ số sinh lời: Năm 2014 , doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản (ROA) giảm sút. Trong năm 2013 công ty đã vay vốn khá cao so với tổng tài sản, khoảng thời gian trả chi phí cho việc đi vay dài hơn nên theo đó tỷ suất sinh lời năm 2014 giảm đi do việc sử dụng vốn cho các dự án đã giảm. 3. So sánh một số chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành: Công ty DCL DHG DMC IMP OPC DHT Giá CP Vốn (1000đ) điều lệ (tỷ VNĐ) 27 101 65.5 872 38.5 267 41.1 289 34.6 193 31 63 VCSH (tỷ VNĐ) EPS Giá trị P/E sổ sách (VNĐ) P/B 336 2224 711 875 417 160 4,557 5,961 5,067 3,55 3,63 4,27 26.68 25.37 26.61 30.23 19.66 25.54 0.81 2.59 1.45 1.36 1.68 1.21 - Giá cổ phiếu đến ngày 18/09/2015 - EPS được tính lũy kế đến Quý II năm 2015 Qua bảng so sánh trên, có thể thấy DHG là cổ phiếu mạnh, 5.92 10.99 7.6 11.71 8.89 7.39 15 Định giá cổ phiếu DHG Giá cổ phiếu hiện tại( 18/9/2015) 65.500 Giá mục tiêu là 72.500 Nhóm 8 sẽ tiến hành định giá cổ phiếu DHG ở mức giá 69.000 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): 72.900 đồng/ cổ phiếu  Lãi suất rủi ro được lấy từ lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm,hiện tương đương với 5,9%.  Phần bù rủi ro củaViệt Nam là 8,56%  Chi phí vốn cổ phần được ước tính là 8,8% theo mô hình đinh giá tài sản vốn (WACC) với beta là0,34  Chi phí sử dụng vốn bình quân(WACC) là 8,8%  Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của DHG ở mức 3,5%  Phân tích độ nhạy g\WACC 7,8% 8,3% 8,8% 9,3% 9,8% 2,5% 58.000 53.000 48.800 45.200 42.100 3,5% 72.200 64.700 58.600 53.500 49.300 4,5% 95.000 82.500 72.900 65.300 59.200 5,5% 137.600 113.000 95.900 83.300 73.600 6,5% 245.800 177.500 138.900 114.100 96.800 Phương pháp so sánh So sánh với các công ty cùng ngành 6 tháng đầu năm 2015 16 Công ty Vốn hóa P/E P/B DPM 11,854 5.92 0.81 DMC 1,018 7.6 1.45 IMP 1,201 11.71 1.36 DCM 6,776 8.89 1.68 TRA 1925 11.89 2.23 4,554.8 9.862 1.5 5,621 10.99 2.59 Bình quân DHG Nhóm 8 cho rằng do kết quả kinh doanh kém khả quan của DHG 6 tháng đầu năm đã gây ảnh hướng tiêu cực đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp.Khi mà tại thời điểm đầu năm 2015, giá DHG ở khoảng 95000 đồng/ cổ phiếu nhưng đến 18/9/2015 giá chỉ là 65500 đồng/cổ phiếu, giảm đến 45% giá trị cổ phiếu. Khuyến nghị cho các nhà đầu tư: Theo nhóm 8, sau khi định giá về DHG, nhìn chung DHG tại thời điểm này vẫn khá là khả quan. Hiện tại giá cổ phiếu DHG đang giao động ở khoảng từ 64000 – 70000 đồng/ cổ phiếu, và vẫn có thể tiếp tục giảm xuống thấp còn khoảng 60000 đồng/ cổ phiếu Tuy nhiên, với mục tiêu mà DHG đặt ra năm 2015 với doanh thu là 4000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 729 tỷ đồng thì tại thời điểm này đến thời điểm cuối năm, giá cổ phiếu DHG sẽ tăng. Dự đoán rằng, giá DHG vào đầu tháng 11/2015 sẽ có xu hướng tăng liên tục và đến khoảng cuối tháng 12/2015 sẽ khoảng 73.000 đồng/ cổ phiếu. 17 Do vậy, tại thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên nắmgiữ cổ phiếu DHG hoặc mua DHG và chờ đến thời điểm cuối năm. Phân tích kỹ thuật Theo báo cáo quý 2 năm 2015 của DHG, tổng doanh thu thuần đạt 788,9 tỷ đồng, giảm 18.6% so với cùng kỳ năm 2014, nguyên nhân chủ yếu do các khoản giảm trừ doanh thu chiếm tới 103 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ hơn 13 tỷ đồng chủ yếu do khoản chiết khấu thương mại tăng cao (93,3 tỷ đồng), cùng với giá vốn hàng bán tăng 4.7% khiến cho lợi nhuận gộp giảm mạnh (-39.4%). Doanh thu tài chính giảm 21%, đạt 7.2 tỷ đồng, chi phí tài chính chiếm hơn 20 tỷ đồng, tăng 17,7% tuy nhiên lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 179,9 và 148,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kì với -5.9% và -2.7% là do có sự giảm đáng kể của chi phí tài chính (116,4 tỷ đồng, giảm 53.2% so với cùng kỳ) và chi phí bán hàng (26,5 tỷ đồng, giảm 62.9% so với cùng kỳ) và trong kỳ, DHG có khoản lợi nhuận khác đạt hơn 25 tỷ đồng, gấp 3.5 lần cùng kỳ. EPS quý này còn 1.703 đồng/ cổ phiếu. Lũy kế 6 tháng doanh thu đạt 1148 tỷ đồng, giảm 13.9% cùng kỳ và đạt 29% kế hoạch năm. Lãi trước thuế 315 tỷ đồng, giảm 6.8% cùng kỳ và đạt 43% kế hoạch năm (729 tỷ đồng). Lãi ròng đạt 260,4 tỷ đồng, giảm 3.9%. EPS 6 tháng của DHG đạt 2.988 đồng/cổ phiếu. Đến cuối quý II/2015, tổng tài sản của DHG giảm khoảng 10%, còn 3124 tỷ đồng chủ yếu nhờ giảm 280 tỷ đồng khoản phải thu. Khoản đầu tư vào dự án NM Beta Lactam hiện đạt 58,3 tỷ đồng, tăng thêm 35 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Nợ phải trả của DHG cuối quý 2 của công ty chỉ ở mức 901 tỷ đồng trên tổng 3.125 tỷ đồng tổng tài sản. Công ty vay ngắn hạn 266 tỷ đồng và không có dư nợ vay dài hạn. Dược Hậu Giang vẫn là một trong những doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính. 18 Phân tích kỹ thuật 19 Đồ thị 1 Đồ thị 2 1. Tín hiệu kĩ thuật Đường giá có xu hướng giảm RSI dưới 30 xuất hiện tín hiệu quá bán Khối lượng giao dịch giảm dần trong quá trình tích lũy Đường MACD có xu hướng cắt SIGNAL từ dưới lên 2. Nhận định Tín hiệu quá bán xuất hiện chúng ta cũng có thể lưu tâm vì có thể thị trường đang hưng phấn bán thái quá, và thị trường có thể sẽ phản ứng lại với việc bán thái quá này 20 bằng việc ngừng giảm, đảo chiều và tăng nhẹ trở lại tới vùng kháng cự là giao giữa 2 yếu tố đường kháng cự đỏ và tỷ lệ fibonacci 61.8% (67000) DHG: Xem xét đầu tư cho mục tiêu dài hạn DHG công bố nghị quyết HĐQT ngày 25/08/2015 về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là sản xuất và bán buôn, bán lẻ nước tinh khiết đóng chai. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 09/09/2015 và thời gian thực hiện dự kiến là từ 25/09 đến 12/10/2015. Thực tế, ngành nghề sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai này trước đây do công ty con của DHG (sở hữu 100%) là công ty TNHH MTV Dược liệu DHG (DHG Nature) đảm nhiệm. Tuy nhiên, HĐQT DHG đã thông qua chủ trương giải thể công ty con này trong tháng 6/2015 vừa qua. Máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất của DHG Nature sau khi giải thể được chuyển về DHG để tiếp tục sản xuất. Do danh mục các ngành nghề kinh doanh của DHG hiện tại chưa bao gồm các hoạt động liên quan đến mảng nước tinh khiết đóng chai nên việc công ty xin ý kiến cổ đông để bổ sung là việc cần thiết. Ngoài ra, việc tinh gọn bộ máy hoạt động sẽ giúp hiệu quả hoạt động của DHG gia tăng. Nhà đầu tư kỳ vọng kết quả 6 tháng cuối năm của DHG sẽ tích cực hơn với doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng cuối năm 2015 tăng lần lượt 3,1% và 33% so với cùng kỳ, lên mức 2.289 và 349 tỷ đồng. Điều này là nhờ DHG đã tiến hành tái cơ cấu lại chính sách và đội ngũ bán hàng. Công ty cho biết doanh số đã tăng trưởng dương trở lại trong tháng 7/2015 vừa qua và khá tự tin về khả năng cải thiện kết quả kinh doanh trong 6 tháng cuối năm nay. Kỳ vọng này là khá hợp lý do giai đoạn cuối năm vốn là mùa cao điểm của thị trường OTC, kênh phân phối chính, đóng góp đến 90% doanh thu của DHG và việc tái cơ cấu khả năng sẽ đạt được hiệu quả từ quý III/2015. DHG đang giao dịch ở mức PE kỳ vọng khoảng 10 lần, hấp dẫn so với mức bình quân hơn 20 lần của các thị trường dược phẩm mới nổi tại Châu Á (Emerging Asia). Theo đó, tôi cho rằng DHG nên được xem xét cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan