Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan tich va dinh gia co phieu acc

.PDF
35
438
60

Mô tả:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN  Chủ Đề: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần bê tông Becamex SINH VIÊN THỰC HIỆN 1. Đỗ Việt Linh 2. Nguyễn Công Linh 3. Trần Kim Cương 4. Vương Trọng Thái 5. Bùi Duy Hưng 6. Nguyễn Duy Phương 7. Vũ Vân Anh 8. Vũ Hoài Nam HÀ NỘI 09/2015 Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn Mục lục 1.GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP ............................................................................... 1 1.1.Thông tin khái quát .................................................................................................... 1 1.2.Tầm nhìn .................................................................................................................... 1 1.3.Sứ mệnh...................................................................................................................... 1 1.4.Các chỉ số tài chính điển hình .................................................................................... 2 2.PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ................................ 3 2.1.Phân tích ngành .......................................................................................................... 3 2.2.Phân tích tổng quan doanh nghiệp. ............................................................................ 6 3.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY ........................................................................... 10 3.1.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................... 10 3.2.Phân tích bảng cân đối tài sản .................................................................................. 13 3.3.Phân tích báo cáo lưu chuyến tiền tệ........................................................................ 17 4.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ................................................................................................... 23 4.1. Nguyên tắc cơ bản ................................................................................................... 23 4.2.Định giá cổ phiếu ACC ............................................................................................ 23 5.PHÂN TÍCH KĨ THUẬT ............................................................................................... 25 Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, ĐỒ THỊ Hình 1.Chỉ số tài chính quan trọng của công ty từ năm 2011 - 2014 ...................... 2 Hình 2.Bảng tỉ trọng doanh thu theo loại hình kinh doanh ...................................... 8 Hình 3.Diễn biến 6 tháng từ ngày 20/3/2015 – 21/9/2015 ..................................... 25 Bảng 1.Bảng theo dõi sự biến động các chỉ tiêu chính (2012 – 2014)................... 10 Bảng 2.Bảng theo dõi sự biến động các chỉ tiêu chính (06/2015) ......................... 12 Bảng 3.Bảng cân đối kế toán tỷ trọng của ACC ( 2011-2014) .............................. 13 Bảng 4.Vốn lưu động thường xuyên của ACC ( 2011-2014) ................................ 15 Bảng 5.Nhu cầu vốn lưu động của ACC ( 2011-2014) .......................................... 15 Bảng 6.Vốn bằng tiền của ACC ( 2011-2014) ....................................................... 15 Bảng 7.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của ACC ( 2011 – 2014) .................... 17 Bảng 8.Báo cáo LCTT đồng qui mô của ACC ( 2011 – 2014) .............................. 18 Bảng 9.Chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty từ năm 2012 – 2014 ..... 19 Bảng 10.Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm 2012 – 2014 ........................................................................................................................ 20 Bảng 11.Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính của công ty từ năm 2012 - 2014 ......... 21 Bảng 12.Chỉ sổ phản ánh khả năng sinh lời của công ty từ năm 2012 - 2014 ....... 22 Bảng 13.Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời trung bình ngành từ năm 2012 - 2014 ................................................................................................................................ 22 Biểu đồ 1.Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản ( 20112014) ....................................................................................................................... 16 Biểu đồ 2.Cơ cấu vốn dài hạn và vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ( 2011- 2014) ................................................................................................................................ 16 Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 1 1.GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 1.1.Thông tin khái quát  Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG BECAMEX  Tên viết tắt : BECAMEX ACC  Mã chứng khoán : ACC (HOSTC)  Giấy CN ĐKDN số : 3700926112  Ngành kinh doanh: Xây dựng và vật liệu xây dựng  Vốn điều lệ : 100.000.000.000 (Bằng chữ: Một trăm tỷ đồng)  Địa chỉ : Lô D_3_CN, Đường N7, KCN Mỹ Phước, Phường Mỹ Phước, Tỉnh Bình Dương.  Lãnh đạo : Nguyễn Văn Thanh Huy – chủ tịch HĐQT Trương Đức Hùng – Tổng giám đốc  Điện thoại : 0650.3.567.200; Fax: 0650.3.567.201  Email : [email protected]  Website : www.becamexacc.com.vn 1.2.Tầm nhìn Với chính sách "Chất lượng cho mọi công trình", Công ty Cổ phần Bê tông Becamex cam kết không ngừng sáng tạo, phấn đấu để trở thành nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất, uy tín, hiệu quả và thân thiện với môi trường. 1.3.Sứ mệnh Đem lại sự hài lòng cho các khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, công trình và dịch vụ hoàn thiện, tiện ích nhất. Phát triển vì mục tiêu chất lượng cho các công trình, tạo nên những công trình hiện đại, thẩm mỹ và bền vững với thời gian. Tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông, đem lại lợi ích kinh tế - tinh thần cho mỗi thành viên và đem lại các lợi ích cho xã hội. Chuyên nghiệp hoá môi trường làm việc, tạo cơ hội giúp nhân viên phát huy toàn diện và mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc. Mọi thành viên đều có cơ hội ngang nhau, mỗi đóng góp của từng thành viên đều được trân trọng và đãi ngộ xứng đáng. Đem đến lợi ích chung cho cộng đồng xã hội; góp phần xây dựng tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung ngày càng giàu mạnh. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 2 1.4.Các chỉ số tài chính điển hình Hình 1.Chỉ số tài chính quan trọng của công ty từ năm 2011 - 2014 Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 3 2.PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 2.1.Phân tích ngành 2.1.1.Môi trường Vĩ Mô: a.Môi trường kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong và ngoài nước tuy đang trong quá trình hồi phục song vẫn còn nhiều những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không ít đến tình hình tài chính của các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có những dự án công trình trong các khu công nghiệp do công ty mẹ Becamex IDC làm chủ đầu tư, mà công ty đang tham gia thi công cơ sở hạ tầng. Do đặc thù sản phảm của công ty là kinh doanh những sản phẩm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thời gian quay đồng vốn của công ty từ lúc sản xuất, cung cấp, thi công nghiệp thu và thanh toán thu tiền về thường phải trong ngoài 3 tháng nên nhu cầu về vốn lưu động để phục cho sản xuất kinh doanh tương đối lớn hơn so với ngành kinh doanh thương mại khác, mà trong giai đoạn Nhà nước đang kiềm chế lạm phát siết lại thị trường tiền tệ tang cao hiện nay cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán thu tiền về từ các khách hàng của công ty. Bên cạnh khó khăn trên là sự ảnh hưởng của mất giá đồng VND so với đồng USD, sự biến động giá bất thường từ nguồn nguyên vật liệu qua nhập khẩu sử dụng cho sản phẩm nhựa bê tông nhựa nóng như Nhựa đường (Bitumen), dầu đốt DO, FO nên nằm ngoài khả năng dự đoán của công ty, làm tác động đến giá cả chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán đầu ra công ty luôn phải cạnh tranh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty. Việt Nam đang chuẩn bị hội nhập và phát triển do đó lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kích cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp ( nhiều khu công nghiệp được triển khai và mở rộng ) đã được đầu tư và phát triển trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Mặt khác, nhiều dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản ( khu đô thị, resort cao cấp, khu biệt thự, …) đã được đầu tư. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 4 Từ đó, nhu cầu đầu tư đường sá công cộng, đường sá nội bộ, hệ thống thoát nước, sẽ phát triển, tạo động lực cho mảng thi công, thảm nhựa bê tông, bê tông xi măng, cống bê tông cốt thép các loại, sẽ phát triển đồng thời. Nhiều dự án đầu tư trong thời gian qua chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh, sẽ phải hoàn chỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Qua đó, cho thấy triển vọng phát triển lĩnh vực bê tông các loại trong thời gian tới là khả quan và có hướng phát triển mạnh. b.Môi trường công nghệ Đa số các máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất bê tông và các sản phẩm cấu kiện bê tông, bê tông nhựa nóng đều là những thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đức. Trong lĩnh vực thảm bê tông nhựa nóng, công ty đã trang bị xe thảm bê tống nhựa nóng Volgel của Đức với nhiều tính năng vượt trội. Các sản phẩm của Công ty đều đáp ứng được các tiêu chuẩn cho ngành xây dựng, cầu đường do Việt Nam ban hành và các tiêu chuẩn khác đang được áp dụng tại Việt Nam. c.Môi trường văn hóa – xã hội Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Các chỉ tiêu về tuyển sinh, phổ cập giáo dục, tạo việc làm, làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, cung cấp nước sạch đều đạt và vượt mức kế hoạch. Kết quả bước đầu của cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục đã được xã hội đồng tình. Hoạt động dạy nghề và đưa lạo động đi làm việc ở nước ngoài được chú ý hơn. Các chợ công nghiệp thiết bị và sàn giao dịch công nghệ được tổ chức ở một số nơi, thúc đẩy hình thành thị trường khoa học và công nghệ. d.Môi trường chính trị pháp luật Tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tang cường. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Bên cạnh đó nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triền ngành xây dựng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, dung hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước… Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 5 2.1.2.Môi trường vi mô a.Áp lực của nhà cung cấp Nguyên liệu chủ yếu hiện nay dùng trong sản xuất của Công ty là các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên thị trường như sắp thép, xi măng, cát, đá các loại ( đối với các sản phẩm bê tông xi măng và cấu kiện bê tông đúc sẵn), nhựa đường và một số phụ gia khác do các nhà cung cấp nổi tiếng trên thị trường như Caltex, Shell, Petroiimex,… ( dùng trong bê tông nhựa). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính liên tục trong sản xuất: công ty đã ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp uy tín với tiêu chí chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Khối lượng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất được cân đối theo khối lượng công việc trong từng giai đoạn. Trong những thời điểm giá cả thị trường có dâu hiệu biến động tang, thì công ty cân đối nhập nguồn nguyên vật liệu dự trữ sao cho chi phí giá thành tối ưu nhất. b.Áp lực từ phía khách hàng Do đặc thù sản phẩm của Công ty được Tổng công ty mẹ và những công ty thành viên trong Tổng công ty tiêu thụ nên có thể nói khách hàng là các khách mua sỉ, khách hàng cá nhân mua lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu toàn công ty. Vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty không nhằm vào đối tượng người tiêu dung cuối cùng mà chủ yếu là các Tổng Công Ty xây dựng lớn qua các hội nghị khách hàng được tổ chức hàng năm. Ngoài ra công ty còn được sự quan tâm của Công ty mẹ là Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên ( BECAMEX IDC corp ) trong việc giao cho thi công cơ sở hạ tầng các công tình do Becamex IDC là chủ đầu tư đang được triển khai thi công. Tuy nhiên trong xu hướng phát triển hiện nay, công ty phải tính đến vấn đề mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ra ngoài phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Dầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH Một thành viên ( BECAMEX IDC corp ) . Đó là điều mà không phải một sớm một chiều mà công ty có thể làm được, trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh gay gắt hiện nay trong lĩnh vực xây dựng. c.Áp lực từ đối thủ cạnh tranh Ngành xây dựng là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn như hiện nay như : khan hiếm nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cho sản xuất Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 6 kinh doanh ngày càng tăng cao. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này tương đối lớn, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Nó đã tạo ra cho công ty nhiều đối thủ cạnh tranh như : Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai ( XMC), Công ty cổ phần bê tông Hòa Cầm Intimex (HCC), Công ty cổ phần bê tông Biên Hòa ( BHC), Công ty cổ phần bê tông 620, Công ty TNHH UNIEASTERN Việt Nam, Công ty TNHH Soam Vina,… đặc biệt sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm sức ép rất khốc liệt với nguyên liệu nhập khẩu từ EU, Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc… d. Áp lực của đối thủ tiềm ẩn Hiện nay có một số đối thủ mới nước ngoài từng bước thâm nhập thị trường đã gây áp lực không hề nhỏ đối với ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp trong nước cần để tìm ra chiến lược phát triển bền vững để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế e..Áp lực của sản phẩm thay thế. So với vài năm trước thì hiện nay đã bắt đầu có nhiều sản phẩm vật liệu công nghệ thay thế, thân thiện với môi trường hơn những sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Do vậy mà doanh nghiệp cần phải có nhiều động lực để nâng cao,cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản xuất, nâng cao sự cạnh tranh. 2.2.Phân tích tổng quan doanh nghiệp. 2.2.1.Ma trận SWOT Với ma trận SWOT, Công ty sẽ kết hợp những cơ hội, thách thức đến từ môi trường kinh doanh với những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân công ty nhằm đề ra những chiến lược giúp công ty phát huy điểm mạnh, tận dụng những cơ hội có được đồng thời khắc phục những điểm yếu của mình, hạn chế những tác động xấu do những nguy cơ mang lại. Mô hình SWOT cho Công ty cổ phần bê tông Becamex: Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 Cơ hội (O) Đe dọa (T) O1: Luật pháp, chính trị ổn T1: Lạm phát của nền kinh định tế O2: Chính sách thuế của T2: Lãi suất tiền vay nhà nước T3: Đối thủ cạnh tranh GV: Trần Anh Tuấn 7 O3: Môi trường công nghệ T4: Khách hàng tiêu dùng O4: Chất lượng lao động T5: Nhà cung cấp nguyên O5: Đối thủ tiềm ẩn vật liệu O6: Sản phẩm thay thế Điểm mạnh (S) Các chiến lược (S+O) Các chiến lược (S+T) S1: Chất lượng sản phẩm 1) Kết hợp S1, S2, S3, S4 + 1) S2, S3, S4 + T1, T2, T4 S2: Khả năng tài chính O3, O4 để hoàn thiện công nhằm hạ giá thành sản S3: Trình độ công nghệ nghệ, hoàn thiện chất phẩm, đưa ra sản phẩm mới S4: Năng lực sản xuất lượng sản phẩm.. → Chiến lược cạnh tranh, S5: Giá bán →Chiến lược phát triển sản phát triển sản phẩm phẩm. 2) S1, S5 + T3 nhằm kết 2) Kết hợp S2, S5 + O1, hợp các đối thủ ngành để O2, O5, O6 để mở rộng thị phát triển ngành nghề trường tiềm năng → Chiến lược kết hợp → Chiến lược Phát triển thị ngang hàng trường 3) S2 + T5 để tìm ra nguồn cung cấp nguyên liệu mới →Kết hợp ngược về phía sau Điểm yếu (W) Các chiến lược (W +O) Các chiến lược (W+T) W1: Thương hiệu công ty 1) W1, W3, W4 + O1, O5, 1) W1, W3, W4 + T3, T4 W2: Nguồn nguyên liệu O6 nhằm tăng cường nhằm tăng cường quảng đầu vào marketing với sự trợ giúp cáo, chiết khấu W3: Năng lực nghiên cứu- của chính quyền →Chiến lược thâm nhập phát triển → Chiến lược Marketing thị trường W4: Hoạt động Marketing 2) W3 + O3, O4: gia tăng 2) W2, W3, W5 + T3, T5: W5: Năng lực quản lý công suất thông qua Máy tăng cường hiệu quả quản móc hiện đại, lựa chọn lý, hiệu quả sản xuất, chủ công nghệ phù hợp động nguyên liệu → Chiến lược kết hợp → Chiến lược kết hợp ngang hàng ngang hàng Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 8 2.2.2.Dòng sản phẩm chính Căn cứ vào tỷ trọng doanh thu của công ty 3 năm liền kề cho thấy không có sự thay đổi lớn: dẫn đầu vẫn là, thi công bê tông nhựa nóng, cống bê tông cốt thép.Đây cũng chính là những sản phẩm được thị trường đánh giá cao và tính cạnh tranh mạnh. Công ty đã tập trung kinh doanh đúng năng lực và tay nghề chuyên môn của nhân viên Hình 2.Bảng tỉ trọng doanh thu theo loại hình kinh doanh 2.2.3.Tiềm năng tăng trưởng Công ty cần nhận thức được những cơ hội trong những năm tới. Theo báo cáo của FPTS thì cơ hội việc mở rộng xuất khẩu nguyên vật liệu, nhân công sang thị trường Trung Đông (là thị trường hết sức tiềm năng của ngành hàng này, do tiềm lực về tài chính, nhu cầu phát triển hạ tầng của khu vực này rất lớn, mà hầu hết các nguyên liệu phục vụ ngành xây dựng đều nhập khẩu từ nước ngoài) đi kèm với những điều kiện trong nước như Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng, các Hiệp Định FTAs đã và sắp được ký kết sẽ đẩy mạnh nguồn vốn FDI vào Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển củ ngành xây dựng công nghiệp và việc phê duyệt của Chính Phủ nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém. Bản thân doanh nghiệp cũng đang có chiều hướng phục hồi sau năm 2013, sự hậu thuẫn mạnh từ công ty BECAMEX IDC, đội ngũ quản trị đã Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 9 tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm để dẫn dắt công ty đi lên gặt hái nhiều thành công mới. 2.2.4.Chiến lược sản phẩm Sản phẩm là yếu tố hàng đầu, quan trọng nhất trong cả quá trình bán hàng. Cho dù công ty có đầu tư bao nhiêu tiền của vào hoạt động nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng của chiến lược truyền thông đi nữa mà không quan tâm đầu tư, phát triển sản phẩm thì tất cả đều là vô ích, các chiến lược chắc chắn sẽ không thể mang lại hiệu quả. Xuất phát từ đó công ty cần phải chú trọng, tập trung tới các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, các yếu tố đó là:  Chất lượng sản phẩm: Một sản phẩm muốn thành công trên thị trường trước hết phải là một sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của các cơ quan quản lý Nhà Nước đề ra.  Giá thành sản phẩm: Đây cũng là một yếu tố được khách hàng hết sức quan tâm bên cạnh chất lượng. Vì vậy Ban lãnh đạo phải làm sao nâng cao năng suất làm việc của người lao động, quản lý hiệu quả nhân công - ca máy – nguyên nhiên vật liệu, giảm bớt những chi phí phát sinh không cần thiết để từ đó có một mức giá hợp lý để cạnh tranh, vừa bù đắp được chi phí, vừa đem lại lợi nhuận cho công ty.  Tạo sản phẩm khác biệt: khác biệt về chất lượng, dịch vụ cung cấp, bàn giao công trình đúng tiến độ, công trình chất lượng, thẩm mỹ, an toàn và bền vững…. Qua đó giúp cho sản phẩm của công ty thu hút được sự quan tâm của khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, ưa chuộng sản phẩm của công ty, đồng thời là yếu tố phân biệt với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác. Công ty thực hiện đồng bộ các yếu tố trên, giúp công ty nâng cao uy tín để phát triển bền vững trong tương lai. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 10 3.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3.1.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.1.Giai đoạn 2011 – 2014 Bảng 1.Bảng theo dõi sự biến động các chỉ tiêu chính (2012 – 2014) Đơn vị : 1 000 000 VND Chỉ tiêu Doanh thu thuần +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước Giá vốn +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước Lợi nhuận gộp +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước Chi phí bán hàng +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước Chi phí quản lí công ty Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 Năm 2012 Tỉ trọng Năm 2013 Tỉ trọng Năm 2014 Tỉ trọng 377 421 100% 361 050 100% 344 274 100% 295 995 81 427 8 221 11 578 78.43% 21.57% 2.18% 3.07% -16 371 -33 147 -4.34 % -8.78% 306 494 84.89% 281 236 10 499 -14 759 3.54% -4.99% 54 556 15.11% 63 038 -26 871 -18 389 -33% -22.58% 7 093 1.96% 11 851 -1 128 3 630 -13.72% 44.16% 12 199 3.38% 81.69% 14 107 3.44% 4.1% GV: Trần Anh Tuấn 11 +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước Lợi nhuận trước thuế +Chênh lệch tuyệt đối với năm trước +Chênh lệch tương đối với năm trước 65 626 17.39% 621 2 529 5.36% 21.84% 38 112 10.56% 44 020 -27 514 -21 606 -41.93% -32.92% 12.79% Tổng quan từ năm 2012 đến 2014 thì hoạt động kinh doanh của công ty bị sụt giảm hơn. Lợi nhuận trước thuế giảm sâu vào năm 2013, sau đó đang có chiều hướng phục hồi vào năm 2014. Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu thuần của công ty có suy giảm liên tục trong 3 năm.(Năm 2013 giảm 4.34% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 8.78% so với năm 2012). Đồng thời là sự thay đổi không đều về giá vốn - chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất, (Năm 2013 tăng khoảng 3.54% so với năm 2012, năm 2014 lại giảm xuống khoảng 4.99% so với năm 2012). Các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lí công ty có xu hướng gia tăng trong khi doanh thu lại đang giảm, nếu xét trên tỉ trọng chi phí trên lợi nhuận gộp thì hai loại chi phí này đang chiếm tỉ trọng khá lớn cụ thể khoảng 35.36% (năm 2013) và 41.17% (năm 2014 ). Công ty chưa kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế so sánh với năm 2012 ,thấp nhất là bắt đầu vào quý III/2013 khiến lợi nhuận cả năm 2013 giảm (khoảng - 41.93%). Nguyên nhân là kinh tế trong giai đoạn đó nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, bất động sản đi xuống, nguồn đầu tư cũng không còn nên các dự án bị chậm tiến độ hoặc tạm ngừng, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Sang đến năm 2014, lợi nhuận đã có chiều hướng tăng trở lại nhờ quá trình kiểm soát giá vốn chặt và sự gia tăng ở doanh thu tài chính, đã chú trọng hơn cụ thể sau năm 2013 công ty đã có sự gia tăng đáng kể (tăng khoảng 60.58% so với năm 2012). Lợi nhuận đã khá hơn năm 2013 tuy nhiên nếu so với thời kì trước năm 2012 thì vẫn thấp Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 12 hơn (- 32,92%) và đang có xu hướng dần khôi phục. Kinh tế có dấu hiệu phục hồi phát triển với những dấu hiệu tích cực: kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn tuy nhiên với sự cố gắng, công ty kinh doanh vẫn có lãi. Hoạt động kinh doanh vẫn đạt được tương đối hiệu quả. 3.1.2.Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2015 Bảng 2.Bảng theo dõi sự biến động các chỉ tiêu chính (06/2015) Đơn vị : 1 000 000 đồng Doanh thu thuần Giá vốn Lợi nhuận gộp Tháng 6/2014 134 589 109 692 24 897 Tháng 6/2015 157 496 117 272 40 224 Chênh lệch tuyệt đối 22 907 7580 15 327 Chênh lệch tương đối 17.02% 6.91% 61.58% Doanh thu tài chính 3 445 305 -3140 -91.14% 0 234 234 - 3 579 10 562 6983 195.11% 5260 8 837 3577 68% 20 269 20 972 703 3.47% Khoản mục Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế So sánh với kết quả cùng kì năm ngoái (2014) thì tình hình kinh doanh của công ty có những điểm nổi bật. Doanh thu thuần tăng 17.02%, tốc độ tăng giá vốn ở mức 6.91% ở mức hợp lý khi mà doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Lợi nhuận gộp tăng mạnh 61.58%. Công ty đã thu hẹp quy mô kinh doanh từ hoạt động tài chính, thêm nữa, còn vay nợ từ bên ngoài để dồn lực phục vụ cho sản xuất chính. Tuy nhiên, đáng lưu ý là tốc độ tăng cao của chi phí bán hàng (195.11%) và chi phí quản lí doanh nghiệp (68%). Đây là mức tăng rất cao về chi phí so với tốc độ tăng doanh thu thuần. Với tốc độ tăng này thì đã làm cho tỉ trọng hai khoản mục này trên lợi nhuận gộp tăng lên đáng kể từ 35.50% (06/2014) lên đến 48.22% (06/2015). Điều này dẫn đến lợi nhuận hai thời điểm chênh nhau thấp. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 13 3.2.Phân tích bảng cân đối tài sản Bảng 3.Bảng cân đối kế toán tỷ trọng của ACC ( 2011-2014) Bảng cân đối kế toán tỷ trọng của ACC 2011 2012 2013 2014 Tổng cộng tài sản 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Tài sản ngắn hạn 70.34% 76.81% 78.01% 74.25% Tiền và các khoản tương đương tiền 9.07% 12.16% 20.60% 11.75% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Các khoản phải thu ngắn hạn 45.97% 31.30% 45.96% 49.19% Hàng tồn kho 14.72% 31.62% 10.66% 12.03% Tài sản ngắn hạn khác 0.58% 1.73% 0.80% 1.29% Tài sản dài hạn 29.66% 23.19% 21.99% 25.75% Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Tài sản cố định 20.43% 14.90% 16.82% 16.63% Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.90% 4.50% 5.03% 7.90% Tài sản dài hạn khác 4.33% 3.80% 0.14% 1.22% Lợi thế thương mại (trước 2015) 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Tổng cộng nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nợ phải trả 24.36% 25.21% 20.08% 33.31% Nợ ngắn hạn 24.29% 25.21% 20.08% 32.94% Nợ dài hạn 0.07% 0.00% 0.00% 0.37% Vốn chủ sở hữu 75.64% 74.79% 79.92% 59.52% Vốn chủ sở hữu 75.64% 74.79% 79.92% 59.52% Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Vốn cổ đông thiểu số 0.00% 0.00% 0.00% 7.17% Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 14 3.2.1.Biến động về tài sản Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng đặc biệt là tăng từ 178671 triệu đồng năm 2011 đến 193045 triệu đồng năm 2014 ứng với mức tăng 70.34 % lên tới 78.01 % vào năm 2013 – mức tăng cao nhất trong 4 năm nghiên cứu. Tuy nhiên sự tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do khoản tăng của tiền và tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn. Bên cạnh đó các khoản phải thu khác cũng tăng lên nhưng công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong 4 năm này. Có thể thấy công ty đang có xu hướng ổn định tài chính để tăng khả năng thanh khoản đồng thời thúc đấy hoạt động mua bán hàng hóa thông qua bán chịu nên khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng. Về tài sản dài hạn thì tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ 29.66% năm 2011 xuống còn 25.75% vào năm 2014. Sự giảm này có thể do tài sản cố định – phần tài sản có đóng góp tỉ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn của công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác lại có xu hướng tăng lên chứng tỏ công ty đang có kế hoạch đầu tư lâu dài về tài chính nhằm đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của công ty trong tương lai trước tình hình kinh tế chưa mấy phát triển mạnh trong những năm này. 3.2.2.Biến động về nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp khá độc lập về nguồn vốn và ít phụ thuộc vào các khoản vay như các công ty cùng ngành. Tuy nhiên trong 4 năm từ năm 2011 đến 2014 thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm và giảm xuống thấp nhất còn 59.52% vào năm 2014. Trong khi đó nợ phải trả lại có xu hướng tăng lên từ 24.36% năm 2011 đến 33.31% vào năm 2014. Mức độ vay nợ dài hạn giảm xuống còn dưới 0.4 % và mức độ vay nợ ngắn hạn tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trong tỷ trọng nợ phải trả. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang được nhiều bạn hàng và đối tác tin tưởng và được cho hưởng chính sách ưu đãi tín dụng. 3.2.3.Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán a.Vốn lưu động thường xuyên Vốn lưu động = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn thường xuyên Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 15 Bảng 4.Vốn lưu động thường xuyên của ACC ( 2011-2014) Năm Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn Vốn LĐTX 2011 192326 75353 116973 2012 207098 64230 142868 2013 197775 54425 143350 2014 201246 86535 114711 Doanh nghiệp có Vốn lưu động thường xuyên luôn dương chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn tức là doanh nghiệp đang dùng vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Đây là một cơ cấu vốn khá an toàn cho doanh nghiệp. b.Nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh lưu động Bảng 5.Nhu cầu vốn lưu động của ACC ( 2011-2014) Chỉ tiêu 2011 Tài sản kinh doanh 2012 2013 2014 155624 179011 142077 210010 Nợ kinh doanh 61881 Nhu cầu vốn lưu động 93743 109187 69824 49695 111921 92382 98089 2013 2014 c.Vốn bằng tiền Bảng 6.Vốn bằng tiền của ACC ( 2011-2014) Chỉ tiêu Vốn LĐTX 2011 2012 192326 207098 197775 201246 Nhu cầu vốn lưu động 93743 109187 Vốn bằng tiền 98583 92382 98089 97911 105393 103157 Vốn bằng tiền, Nhu cầu vốn lưu động và vốn LĐ TX đều dương chứng tỏ doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn chứng tỏ doanh nghiệp có tài chính vững chắc và đang dư thừa về nguồn vốn sử dụng. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 16 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 29.66% 23.19% 21.99% 25.75% Tài sản dài hạn 70.34% 76.81% 78.01% 74.25% 2011 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn d.Cơ cấu tài chính Biểu đồ 1.Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản ( 2011- 2014) Kết cấu tài sản thay đổi qua các năm với mức biến động khá nhỏ từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn lần lượt là: 29.66% - 23.19% - 21.99%- 25.75% và tài sản dài hạn lần lượt là : 70.34% - 76.81% - 78.01% - 74.25% từ năm 2011 - 2014. Kết hợp với tỷ lệ biến động thì kết cấu này là do doanh nghiệp thay đổi đầu tư cho tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn khác, tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn khác. Hàng tồn kho có xu hướng giảm do doanh nghiệp tích cực thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh. 100% 80% 60% 75.71% 74.79% 79.92% 59.89% Vốn dài hạn Vốn ngắn hạn 40% 20% 24.29% 25.21% 20.08% 2011 2012 2013 32.94% 0% 2014 Biểu đồ 2.Cơ cấu vốn dài hạn và vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ( 2011- 2014) Nguồn vốn có xu hướng chuyển dịch từ nguồn vốn dài hạn sang nguồn vốn ngắn hạn mà lượng dao động lớn nhất là năm 2013 sang 2014. Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng trong khi nợ dài hạn có xu hướng giảm nên doanh nghiệp đang được sự tin tưởng của đối Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn 17 tác và được ưu đãi tín dụng. Với cơ cấu nguồn vốn có tài sản dài hạn lớn hơn 50% tạo nên cho doanh nghiệp một sự độc lập khá lớn về tài chính. 3.3.Phân tích báo cáo lưu chuyến tiền tệ Công ty dựa trên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ACC để cung cấp các thông tin về các nguồn luồng tiền thu vào và chi ra của công ty từ đó đánh giá tình hình tài chính của công ty về các nguồn tiền tự do. Bảng 7.Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của ACC ( 2011 – 2014) Chỉ tiêu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền tăng ( giảm ) trong năm 2011 2012 2013 2014 32,943 49,769 56,278 72,532 -1,024 856 1,030 -58,119 -35,000 -39,991 -40,020 -25,901 0 0 0 0 -3,081 10,634 17,288 -11,488 Luồng tiền chính của công ti thay đổi theo giai đoạn phát triển và phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh doanh của công ti. Cụ thể hơn, từ bảng tóm tắt trên cho thấy nguồn thu tiền của công ti chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà khoản thu này được sử dụng chính cho việc chi đầu tư hoạt động tài chính. Đặc biệt là năm 2013 thì số tiền đầu tư tài chính rất lớn chiếm tới hơn 80% dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2014 nên luồng tiền được chi ra chủ yếu cho hoạt động đầu tư ( gần gấp 2 lần so với hoạt động tài chính). Trong khi năm 2012 và 2013 thì luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể bù đặp được thâm hụt cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính nhưng năm 2011 và 2014 thì luồng tiền từ hoạt động kinh doanh không còn bù đắp được điều đó. Điều này cũng là hợp lý vì trong báo cáo tài chính cho thấy công ti đang có mức đầu tư cho các khoản đầu tư dài hạn và đầu tư khác cũng tăng cao trong năm này chứng tỏ công ti đang có kế hoạch phát triển dài hạn và có được uy tín từ bạn hàng. Nhóm 1 - thứ 4 ca 4 GV: Trần Anh Tuấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan