Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn xây ...

Tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng – đường thủy

.DOC
112
112
108

Mô tả:

TRẦN ĐÌNH THỦY BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN ĐÌNH THỦY PHÂN TÍCH VÀ Đề XUấT MộT Số GIảI PHÁP CHIếN LƯợC CHO CÔNG TY Cổ PHầN TƯ VấN XÂY DựNG CảNG – ĐƯờNG THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011 - 2013 HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- TRẦN ĐÌNH THỦY PHÂN TÍCH VÀ Đề XUấT MộT Số GIảI PHÁP CHIếN LƯợC CHO CÔNG TY Cổ PHầN TƯ VấN XÂY DựNG CảNG – ĐƯờNGTHỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC: TS. TRẦN VIỆT HÀ HÀ NỘI - 2014 Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC Lời cam đoan.........................................................................................................................................1 Lời cảm ơn.............................................................................................................................................2 Danh mục các hình vẽ.........................................................................................................................5 Danh mục các bảng biểu.....................................................................................................................6 MỞ ĐẦU................................................................................................................................................7 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................7 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..............................................................................................8 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................8 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................8 V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..........................................9 VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN........................................................................................9 CHƯƠNG 1.........................................................................................................................................10 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP..................................10 1.1 TỔNG QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC..........................................................................................10 1.1.1 Định nghĩa.................................................................................................................................10 1.1.2 Vai trò của chiến lược trong kinh doanh ............................................................................10 1.1.3 Khái niệm quản trị chiến lược..............................................................................................10 1.1.4 Chiến lược trong quản trị.......................................................................................................10 1.1.5 Nhiệm vụ của chiến lược.......................................................................................................11 1.1.6 Quy trình quản trị chiến lược................................................................................................12 1.1.6.1. Phân tích môi trường kinh doanh..............................................................................13 1.1.6.2. Xác định sứ mạng và mục tiêu...................................................................................27 1.1.6.3. Các giai đoạn để xây dựng và lựa chọn chiến lược ..............................................29 1.2. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC.................................30 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 1.2.1 Mô hình Delta(DPM)..............................................................................................................30 1.2.2 Bản đồ chiến lược....................................................................................................................31 1.2.3 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ...............................................32 1.2.4 Lý thuyết về ma trận SWOT (điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội - thách thức) ..............32 1.2.5 Ma trận QSPM.........................................................................................................................34 CHƯƠNG 2.........................................................................................................................................37 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH CHIẾN LƯỢC...............37 CỦA CÔNG TY.................................................................................................................................37 2.1 GIớI THIệU TổNG QUAN Về CÔNG TY...........................................................................37 2.1.1 Lịch sử hình thành.................................................................................................................37 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy……….......................................................................................................................................40 2.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân lực công ty........................................................................................40 2.2. TÌNH HÌNH HOạT ĐộNG SảN XUấT KINH DOANH TRONG THờI GIAN QUA.................................................................................................................................................42 2.3. TÁC ĐộNG CủA MÔI TRƯờNG BÊN NGOÀI ĐếN HOạT ĐộNG CủA TEDIPORT.........................................................................................................................................42 2.3.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................................................42 2.3.1.1. Tác động của nền kinh tế...................................................................................................42 2.3.2.2. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị. ......................................................45 2.3.2.3. Ảnh hưởng xã hội................................................................................................................47 2.3.2.4. Ảnh hưởng tự nhiên............................................................................................................47 2.3.2.5. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ...............................................................................47 2.3.2. Môi trường vi mô..................................................................................................................47 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................................47 2.3.2.2. Khách hàng...........................................................................................................................48 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...............................................................................................50 2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NộI Bộ CủA TEDIPORT....................................................52 2.4.1. Các nguồn lực........................................................................................................................52 2.4.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực................................................................................................52 2.4.1.2. Thực trạng nguồn lực vật chất:.......................................................................................56 2.4.1.3. Các nguồn lực vô hình.......................................................................................................56 2.4.2. Phân tích hoạt động của các bộ phận chức năng trong tổ chức.............................57 2.4.2.1. Bộ phận Marketing.............................................................................................................57 2.4.2.1. Tài chính - kế toán..............................................................................................................60 2.4.2.2. Sản xuất – tác nghiệp.........................................................................................................62 2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển...................................................................................................68 2.4.2.4. Chính sách tuyển dụng, bố trí công việc: ......................................................................69 2.4.2.5. Hệ thống thông tin..............................................................................................................69 2.4.2.6. Quản trị chất lượng............................................................................................................69 2.5. THựC TRạNG XÂY DựNG CHIếN LƯợC CủA CÔNG TY....................................72 2.6. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIếN LƯợC Sử DụNG CÔNG Cụ MA TRậN....................................................................................................................................................73 2.6.1. Ma trận SWOT........................................................................................................................73 2.6.1.1. Nhóm chiến lược SO...........................................................................................................74 2.6.1.2. Nhóm chiến lược WO.........................................................................................................76 2.6.1.3. Nhóm chiến lược ST...........................................................................................................78 2.6.1.4. Nhóm chiến lược WT..........................................................................................................80 2.6.2. Ma trận chiến lược chính......................................................................................................81 CHƯƠNG 3.........................................................................................................................................83 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO TEDIPORT ĐẾN NĂM 2020. 83 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 3.1. XÁC ĐịNH LạI Sứ MệNH VÀ MụC TIÊU CủA TEDIPORT ĐếN NĂM 2020.......83 3.1.1. Sứ mệnh:.................................................................................................................................83 3.1.2. Mục tiêu...................................................................................................................................83 3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHIếN LƯợC CHO CÔNG TY......................................................84 3.2.1. Các chiến lược đề xuất cấp công ty.................................................................................84 3.2.1.1. Chiến lược thâm nhập thị trường:...............................................................................84 3.2.1.2. Chiến lược phát triển thị trường:.................................................................................84 3.2.1.3. Chiến lược phát triển dịch vụ........................................................................................84 3.2.1.4. Giải pháp cho các chiến lược cấp công ty:...............................................................84 3.2.2. Chiến lược cấp chức năng..................................................................................................85 3.2.2.1. Chiến lược về quản trị.....................................................................................................85 3.2.2.2. Chiến lược về Marketing................................................................................................86 3.2.2.3. Chiến lược về chất lượng dịch vụ................................................................................87 3.2.2.4. Chiến lược nghiên cứu phát triển................................................................................88 3.2.2.5. Chiến lược nhân sự...........................................................................................................89 3.2.2.7. Chiến lược cho hệ thống thông tin...............................................................................90 3.4. CÁC KIếN NGHị.......................................................................................................................90 3.4.1. Kiến nghị đối vối Nhà nước và ngành...........................................................................90 3.4.2. Đối với công ty......................................................................................................................90 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................92 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lời cam đoan Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Việt Hà. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội 25 tháng 3 năm 2014 Học viên Trần Đình Thủy Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 1 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Lời cảm ơn Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Việt Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thày đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Xin cám ơn các Quý Thầy, Cô công tác tại Viện Kinh tế và Quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cám ơn! Học viên Trần Đình Thủy Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 2 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Nội dung 1 QTKD Quản trị kinh doanh 2 CP Cổ phần 3 TVXD Tư vấn xây dựng 4 PEST Politics, Economics, Social, Technology 5 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats 6 R&D Research & development 7 JIT Just in time 8 DPM Delta Project Model 9 QSPM Quantitative Strategic Planning Matrix 10 EFE External Factor Evaluation 11 IFE Internal Factor Evaluation 12 AS Attractiveness Score 13 TAS Total Attractiveness Score 14 KSTK Khảo sát thiết kế 15 GTVT Giao thông vận tải 16 TK Thiết kế 17 KS Khảo sát 18 SXKD Sản xuất kinh doanh 19 TEDI Transport Engineering Design Inc 20 TEDIPORT Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy 21 IMF International Monetary Fund Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 3 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 22 WB World Bank 23 GDP Gross Domestic Product 24 OECD Organization for Economic Co-operation and Development 25 ASEAN Association of Southeast Asian Nations 26 FDI Foreign Direct Investment 27 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 28 CTHĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị 29 KD Kinh doanh 30 KC Kết cấu 31 ĐT Đường thủy 32 KTXD Kiến trúc xây dựng 33 ĐC Địa chất 34 TCHC Tổ chức hành chính 35 QLKT Quản lý kỹ thuật 36 TCKT Tài chính kế toán 37 ĐKT Địa kỹ thuật 38 DT Doanh thu 39 LN Lợi nhuận 40 CSH Chủ sở hữu 41 ISO Quy trình quản lý chất lượng Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 4 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội 17Danh mục các hình vẽ STT Mô tả Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản lý chiến lược 12 2 Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter 16 3 Hình 1.3: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh 17 4 Hình 1.4: Mô hình Delta Project 30 5 Hình 1.5: Bản đồ chiến lược 32 6 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 41 7 Hình 2.2 Biểu đồ nhân lực TEDIPORT 53 8 Hình 2.3 : Biến động tổng doanh thu qua các năm của TEDIPORT 61 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 5 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Danh mục các bảng biểu STT Mô tả Trang 1 Bảng 1.1: Ma trận SWOT 33 2 Bảng 1.2: Ma trận QSPM. 34 3 Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2013 43 5 Bảng 2.2: Dự báo của IMF về một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam và Châu Á 45 6 Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 51 7 Bảng 2.4: Cơ cấu nhân sự cấp cao của TEDIPORT 54 8 Bảng 2.5: Doanh thu, tỷ suất lợi nhuận của TEDIPORT 60 9 Bảng 2.6: Thiết bị dùng trong công tác khảo sát địa hình 62 10 Bảng 2.7: Thiết bị dùng trong công tác khảo sát thủy văn 63 11 Bảng 2.8: Thiết bị dùng trong công tác khảo sát khí tượng 64 12 Bảng 2.9: Thiết bị dùng trong công tác khảo sát địa chất 64 13 Bảng 2.10: Thiết bị dùng trong công tác thí nghiệm 65 14 Bảng 2.11: Phần mềm dùng trong công tác khảo sát địa hình và thiết kế 67 15 Bảng 2.12:Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 72 16 Bảng 2.13: Hình thành ma trận chiến lược của công ty qua ma trận kết 74 hợp(SWOT) 17 Bảng 3.14: Ma trận QSPM nhóm SO 75 18 Bảng 3.15: Ma trận QSPM nhóm WO 77 19 Bảng 2.16: Ma trận QSPM với nhóm ST 79 20 Bảng 2.17: Ma trận QSPM nhóm WT 81 21 Bảng 2.18: Ma trận chiến lược chính 82 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 6 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới, vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của các nền kinh tế. Kinh tế thế giới đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng chính nó cũng sẽ đem lại những rủi ro và thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng suy thoái như hiện nay. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội và chống đỡ được những rủi ro từ môi trường kinh doanh. Đây là một công việc rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế không phải công ty nào cũng quan tâm đến việc xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh tốt. Để doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững thì các doanh ghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng phù hợp ngay cả khi công ty đang phát triển tốt. Khi đó doanh nghiệp mới có thể xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy cũng có những thuận lợi và khó khăn của ngành, công ty đang tìm những biện pháp nhằm tận dụng những cơ hội và né tránh những mối đe dọa trong kinh doanh hiện nay và tương lai tới. Là một thành viên trong công ty, tác giả muốn mang tới những kiến thức và những thông tin đã học được, góp phần nhỏ bé của mình trong việc cũng cố và phát triển công ty. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy” Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 7 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD II. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, tác giả đã nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành tư vấn xây dựng cảng, đường thủy tại Việt Nam, tìm hiểu và đánh giá chiến lược phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng – Đường Thủy trong giai đoạn trước năm 2012. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty trong giai đoạn 2012- 2020. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP TVXD Cảng – Đường Thủy trong giai đoạn trước năm 2012 và phân tích, đánh giá những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty CP TVXD Cảng – Đường Thủy đến năm 2020. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU IV.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp nội bộ được thu thập từ những hồ sơ được lưu trữ trong công ty trong nhiều năm. Các dữ liệu thứ cấp được xác định chọn lọc thông qua các phương pháp thống kê và phân tích số liệu hàng năm của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cảng-Đường Thủy từ các Phòng chức năng như: Phòng Kế toán – tài vụ, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kỹ thuật... Các dữ liệu thứ cấp khác ngoài công ty được thu thập thông qua các nguồn như: Internet, các báo cáo được công bố hàng năm của các tổ chức …. Dữ liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập thông qua phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu. IV.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Đề tài sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô; sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích bối cảnh của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng ma trận SWOT để phân tích và định hướng phát triển chiến lược cho doanh nghiệp. Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 8 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD V. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. - Xác định được những điểm yếu và điểm mạnh của Công ty đồng thời cũng xác định những mặt đạt được và những vấn đề chưa đạt được khi xây dựng chiến lược, từ đó có thể xây dựng được sứ mệnh và tầm nhìn đến năm 2020 của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đến 2020 của Công ty. VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý thuyết chung về chiến lược của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng các nhân tố cấu thành chiến lược của công ty. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp chiến lược cho công ty đến năm 2020 Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 9 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1.1 Định nghĩa Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Theo Mintzberg, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất: xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, đưa ra các chương trình hành động tổng quát, lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó. 1.1.2 Vai trò của chiến lược trong kinh doanh Định hướng cho doanh nghiệp có một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh, tăng cường thêm sức mạnh cho doanh nghiệp, phát triển thị phần, hạn chế bớt rủi ro, bất trắc đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. 1.1.3 Khái niệm quản trị chiến lược Là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó. 1.1.4 Chiến lược trong quản trị Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 10 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan. Theo quan điểm của công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win, mục tiêu sâu xa của quản trị chiến lược là đặt doanh nghiệp vào vị thế tốt nhất trên thị trường mục tiêu, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Một cách cụ thể hơn chiến lược là nhằm: • Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về dài hạn (kinh doanh & trách nhiệm xã hội) một cách bền vững. • Thị trường hoặc phân khúc thị trường mà công ty sẽ kinh doanh, những chiến thuật kinh doanh sẽ được áp dụng. • Doanh nghiệp làm sao để chiếm ưu thế so với đối thủ trong những thị trường đó với những đối tượng khách hàng cụ thể? • Cần dùng những nguồn lực gì (con người, kỹ năng, tài sản, tài chính, bí quyết công nghệ,..) để có thể đạt được mục tiêu đó. • Những nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự thực thi chiến lược: môi trường, cạnh tranh, chính trị, tài nguyên,… có kế hoạch phòng ngừa rủi ro. • Những giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang đến cho chủ sở hữu và xã hội mà doanh nghiệp là thành viên Xét về quá trình, quản trị chiến lược được xem như là một quá trình quản lý bao gồm việc hình thành một tầm nhìn chiến lược (strategic vision), thiết lập những mục tiêu, soạn thảo một chiến lược, thực hiện chiến lược đó, và theo thời gian phải điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với hoàn cảnh. 1.1.5 Nhiệm vụ của chiến lược Từ những định nghĩa và các khái niệm trên rút ra được những mục tiêu cơ bản của chiến lược đó là: • Xác định mục tiêu - mục đích kinh doanh • Chiến lược và phạm vi chiến lược kinh doanh • Sách lược và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 11 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội • Văn hóa và những giá trị căn bản của doanh nghiệp • Những cam kết đối với cộng đồng xã hội và cổ đông 1.1.6 Quy trình quản trị chiến lược Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. Đây là một quá trình thường xuyên và liên tục đòi hỏi có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Phân tích môi trường Mối liên hệ ngược Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra việc thực hiện Hình 1.1 Mô hình quản lý chiến lược (Nguồn giáo trình quản lý chiến lược) Qua mô hình trên chúng ta có thể thấy quy trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hình thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. Hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế. Đôi khi giai đoạn hoạch định Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 12 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội chiến lược của quản trị chiến lược còn được gọi là “lập kế hoạch chiến lược”. Sự khác biệt giữa quản trị chiến lược và lập kế hoạch chiến lược chính là quản trị chiến lược bao gồm cả thêm thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm cả việc thu thập thông tin về lĩnh vực và thị trường hiện tại của công ty. Quá trình này còn gọi một tên gọi là “kiểm soát môi trường”. Về phía doanh nghiệp, các nghiên cứu được tổ chức để chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu chính trong các lĩnh vực chức năng của công ty. Có rất nhiều cách để xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp như tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ trung bình trong ngành. Nhiều hình thức tiến hành điều tra được phát triển và vận dụng để đánh giá về các nhân tố bên trong như tinh thần làm của người lao động, hiệu quả của quá trình sản xuất, tính hiệu quả của hoạt động quảng cáo và mức độ trung thành của khách hàng. Trong quá trình hoạch định chiến lược, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ của doanh nghiệp được sự quan tâm chú ý của không chỉ các nhà hoạch định cấp cao mà còn là sự quan tâm của những người thực hiện. Một mục tiêu rõ ràng là rất có ích cho việc đề ra những mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược. Giai đoạn hoạch định chiến lược được tiến hành qua các bước công việc sau: Bước 1 - Chức năng nhiệm vụ: Chỉ ra vai trò, bản chất và nội dung cơ bản của doanh nghiệp. Bước 2 – Đánh giá môi trường bên ngoài: Chỉ ra vai trò, bản chất của việc đánh giá môi trường bên ngoài, nội dung và các công cụ đánh giá. Bước 3 – Đánh giá môi trường nội bộ: Chỉ ra bản chất của đánh giá nội bộ, công tác đánh giá các mặt hoạt động của công ty. Bước 4 – Sử dụng các mô hình, kết hợp đánh giá định tính và định lượng, chọn ra một mô hình chiến lược hợp lý cho công ty. 1.1.6.1. Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau (môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ …) và xác định các cơ hội hoặc các Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 13 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đe dọa đối với doanh nghiệp của họ. Từ các phân tích môi trường đưa ra các ý kiến quyết định phán đoán môi trường nhằm tận dụng một cơ hội hoặc để làm chủ được mối đe dọa một cách có hiệu quả. Phạm vi và nội dung phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành. 1. Môi trường vĩ mô • Ảnh hưởng kinh tế Là những yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị, mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Các yếu tố này cũng là những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội và đe dọa đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau. Nghiên cứu yếu tố kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng đối với các hoạt động quản trị của một doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố sau: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay, tiền lương và thu nhập. • Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành… tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, trở ngại, thậm trí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: + Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế. + Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn nhà đầu tư. + Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn + Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp lĩnh vực kinh định. doanh sẽ là một đe dọa, chẳng hạn như các công ty sản xuất và cung cấp rượu cao độ, thuốc lá… + Quyết định về các loại thuế vừa tạo ra cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất. Học viên thực hiện: Trần Đình Thủy Trang 14 GVHDKH: TS. Trần Việt Hà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan