Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tows chiến lược kinh doanh của công ty tnhh giải pháp phần mềm elcom...

Tài liệu Phân tích tows chiến lược kinh doanh của công ty tnhh giải pháp phần mềm elcom

.PDF
53
222
118

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM”. Để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các anh chị trong công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa quản trị kinh doanh, bộ môn quản trị chiến lược đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài thực tập tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM. Tôi xin gửi lời cảm chân thành tới cô giáo Đỗ Thị Bình đã hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề tốt nghiệp vẫn không thể tránh khỏi được những sai sót, rất mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2011 Sinh viên Bùi Thị Dung HQ1A Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh TÓM LƯỢC Tên đề tài: Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM Sinh viên thực tập: Bùi Thị Dung. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Thị Bình. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng sử dụng ma trận TOWS trong việc hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty, qua đó đề ra các giải pháp xây dựng ma trận TOWS nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Bao gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan của đề tài Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM. Chương 3: Các kết luận và vấn đề cần đề xuất trong phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM. HQ1A Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................... 7 1.1 Tính cấp thiết phải nghi n cứu ề t i ....................................................... 7 . . Xác l p v tuy n vấn ề trong ề t i .................................................... 8 1.3. Các mục ti u nghi n cứu ........................................................................... 8 . . Đ i tượng v Ph m vi nghi n cứu ............................................................ 8 . . Một s khái ni m v phân ịnh nội dung của vấn ề nghi n cứu. ......... 9 1.5. 1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 9 1.5.1.1. Khái niệm chiến lược .............................................................................. 9 1.5.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh ........................................................... 9 1.5.1.3. Khái niệm và các bước phân tích TOWS ................................................ 9 1.5.2. Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp................................................................................................................. 10 1.5.2.1. Nhận diện và đánh giá những cơ hội - thách thức chính tác động đến 10 1.5.2.2. Nhận diện và đánh giá những điểm mạnh – điểm yếu chính tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty ................................................................... 14 1.5.2.3. Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức ........................................................................................ 16 1.5.2.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh qua mô thức QSPM và đề xuất phương án chiến lược ...................................................................................................... 18 CHƯƠNG PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU VÀ C C T QUẢ PH N T CH TH C TR NG PH N T CH TOWS CHI N LƯỢC INH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PH P PHẦN MỀM ELCOM ..... 20 . Phư ng pháp hệ nghi n cứu...................................................................... 20 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ..................................................... 20 2.1.1.1 Phương pháp sử dụng câu hỏi phỏng vấn ............................................. 20 2.1.1.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra ..................................................... 20 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................... 21 2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu................................................................ 22 2.1.3.1 Phương pháp định tính .......................................................................... 22 2.1.3.2 Phương pháp định lượng ....................................................................... 22 . Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM ............................................................................................................................ 22 2.2.1. Giới thiệu chung...................................................................................... 22 2.2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính .................................................................... 23 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty ..................................................................... 24 2.2.4. Kết quả họat động của công ty 1 số năm gần đây ................................. 24 .3. Thực tr ng v n dụng phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM ...................................................... 25 2.3.1. Thực trạng phân tích cơ hội/thách thức qua phân tích môi trường bên ngoài................................................................................................................... 25 2.3.1.1. Những cơ hội chủ yếu............................................................................ 27 HQ1A Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh 2.3.1.2. Những thách thức chủ yếu..................................................................... 28 2.3.2. Thực trạng việc phân tích điểm mạnh/điểm yếu qua phân tích môi trường bên trong................................................................................................ 29 2.3.2.1. Những điểm mạnh chủ yếu .................................................................... 30 2.3.2.2. Những điểm yếu chủ yếu ...................................................................... 32 2.3.3. Thực trạng Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức ................................................................... 33 2.3.4. Thực trạng Lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể và đề xuất phương án thực thi chiến lược của công ty ................................................................... 34 CHƯƠNG 3 C C T LU N VÀ VẤN ĐỀ CẦN ĐỀ XUẤT TRONG PH N T CH TOWS CHI N LƯỢC INH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PH P PHẦN MỀM ELCOM .................................................. 35 3. .Các kết lu n t ược qua quá trình phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty ............................................................................................. 35 3.1.1. Kết quả đạt được trong phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty ................................................................................................................ 35 3.1.2. Những hạn chế c n t n tại trong phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty ............................................................................................. 36 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 37 3. . Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới v quan iểm phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty ................................... 38 3.2.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ......................... 38 3.2.2. Quan điểm phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty ........ 39 3.3. Một s ề uất phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty. 39 3.3.1. Đề xuất về nhận dạng và đánh giá điểm mạnh điểm yếu ..................... 39 3.3.2. Đề xuất về nhận dạng và đánh giá cơ hội thách thức........................... 41 3.2.3. Đề xuất hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết nối điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................................................................. 42 3.2.4. Đề xuất việc lựa chọn và đưa ra các phương án thực hiện chiến lược phát triển thị trường .......................................................................................... 44 HQ1A Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ma trận mô thức TOWS .................................................................... 10 Bảng 1.2: Mô thức QSPM .................................................................................. 12 Bảng 2.1.Danh sách đối tượng điều tra khảo sát................................................ 13 Bảng 2.2 Kết quả họat động kinh doanh của công ty từ năm 2009 - quý I/201117 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức. ..................................................... 19 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu. ............................................... 22 Bảng 3.1 Mô thức IFAS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM ... 31 Bảng 3.3 Ma trận mô thức TOWS của công ty TNHH Giải pháp phần mềm ELCOM .............................................................................................................. 32 Bảng 3.4: Mô thức QSPM .................................................................................. 34 DANH MỤC BIỂU HÌNH Hình 1.1: Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp ............................... 5 Hình 1.2: Mô hình 5 tác động của môi trường ngành (Michael E.Porter). .......... 6 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM ............ 17 Hình 2.2. Mô thức TOWS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM 24 DANH MỤC C C TỪ VI T TẮT STT 1 2 3 HQ1A T n viết tắt TNHH CL DN Diễn giải Trách nhiệm hữu hạn Chiến lược Doanh nghiệp Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, một trong những ngành được đánh giá thay đổi với tốc độ cao nhất. Đặc biệt với Việt nam, kể từ khi gia nhập WTO sức phát triển càng trở lên mạnh mẽ, song hành với nó là các công ty Việt Nam trong ngành này cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các công ty cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, giúp cho công ty có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của công ty. Các công việc của nhà quản trị rất đa dạng từ việc hoạch định, tổ chức, triển khai, kiểm tra kiểm soát. Nhà quản trị luôn phải tính toán cân đối giữa các công việc của công ty mình và đánh giá trong tổng thể mọi công việc thì việc hoạch định chiến lược cho công ty được coi là khâu quan trọng nhất. Ma trận TOWS là một trong những công cụ hữu hiệu nhất hỗ trợ các công ty trong việc hoạch định và lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Để cụ thể hóa hơn trong công tác nghiên cứu và nhận rõ công việc phải làm, vai trò ảnh hưởng hay các nhân tố quyết định đến đến chiến lược, tôi xin được cụ thể hơn trong chuyên đề: “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM” HQ1A Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết phải nghi n cứu ề t i Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của thị trường. Một doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết mình đang làm gì, mình sẽ làm gì và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì? Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính chủ quan. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng khiến nền kinh tế gần như thay đổi hoàn toàn cục diện. Dù bạn kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào bạn cũng phải sử dụng công nghệ thông tin. hiệu quả luôn phải tính đến yếu tố công nghệ thông tin đang trỗi dậy. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiêu thách thức khi càng ngày càng xuất hiện nhiều công ty lớn nhỏ nhẩy vào lĩnh vực này khiến cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc kiệt. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ khác công ty TNHH Giải pháp phần mềm ELCOM nhận rõ tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để có được những chiến lược kinh doanh phù hợp đòi hỏi công ty phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội thời cơ cũng như những thách thức đe dọa hay còn gọi là phân tích TOWS. Nếu việc phân tích mô thức TOWS được làm tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty và ngược lại có thể gây ra những tổn thất to lớn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy quá trình phân tích mô thức TOWS chiến lược kinh doanh trong công ty cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Tuy nhiên qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM em nhận thấy việc xây dựng và phân tích mô thức TOWS HQ1A 1 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh của công ty còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp làm cho việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, kết hợp với tình hình thực tế kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM cùng với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em đã chọn đề tài “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM” 1.2 Xác l p v tuy n vấn ề trong ề t i Xuất phát từ tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp và qua quá trình tìm hiểu thực tập tại công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM em quyết định lựa chọn và triển khai đề tài chuyên đề: “Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM”. .3. Các mục ti u nghi n cứu Đề tài nghiên cứu sẽ mang lại một kiến thức khái quát về việc phân tích mô thức TOWS chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp theo, đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng của công ty: Công ty đã sử dụng TOWS để định hướng chiến lược chưa? Hiệu quả sử dụng đã tốt chưa? Cuối cùng qua cơ sở lý luận và những phân tích thực tế, nhằm đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phân tích TOWS chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM, qua đó góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. . . Đ i tượng v Ph m vi nghi n cứu - Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM từ năm 2009-2011. - Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM, chiến lược kinh doanh của công ty. HQ1A 2 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh - Về nội dung: Chuyên đề tập trung phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài từ đó thiết lập mô thức TOWS và định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp với công ty TNHH Giải pháp Phần mềm ELCOM. . . Một s khái niệm v phân ịnh nội dung của vấn ề nghi n cứu. 1.5. 1. Một số khái niệm cơ bản 1.5.1.1. Khái niệm chiến lược *Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này” * Johnson &Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hàn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc đình dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan” 1.5.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một nghệ thuật xây dựng các mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 1.5.1.3. Khái niệm và các bước phân tích TOWS * Phân tích TOWS là phân tích các yếu tố, hoàn cảnh môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để nhận diện các cơ hội, các đe dọa và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó nhà quản trị hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp và thị trường * Các bước phân tích TOWS  Liệt kê các cơ hội  Liệt kê các thách thức  liệt kê các thế mạnh bên trong HQ1A 3 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh  Liệt kê các điểm yếu bên trong  Hoạch định CL SO (CL Điểm mạnh & Cơ hội)  Hoạch định CL WO (CL Điểm yếu & Cơ hội)  Hoạch định CL ST (CL Điểm mạnh & Thách thức)  Hoạch định CL WT ( CL Điểm yếu & Thách thức) 1.5.2. Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.5.2.1. Nhận diện và đánh giá những cơ hội - thách thức chính tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty a. Nhận diện những cơ hội và thách thức qua phân tích Môi trường bên ngoài. Cơ hội là thời điểm hội tụ một số điều kiện thuận lợi mà DN có thể nắm bắt được để thay đổi DN theo chiều hướng tốt hơn. Thách thức là những cơ hội lớn, có khả năng đem lại hiệu quả lớn cho DN nhưng đòi hỏi DN phải thực sự đủ điều kiện và tính toán kỹ lưỡng mới có thể nắm bắt được vì nó chứa rất nhiều rủi ro lớn. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược, đến các chiến lược được xây dựng và lựa chọn. Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thấy được các cơ hội và mối đe dọa quan trọng để doanh nghiệp có thể soạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành.  Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố sau: HQ1A 4 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Hình 1.1: Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp NH N TỐ INH T NH N TỐ CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP NH N TỐ CH NH TRỊ-PH P LU T NH N TỐ VĂN HÓA - XÃ HỘI Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược - Nhân t kinh tế các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Các yếu tố chủ yếu thường được các doanh nghiệp quan tâm là lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ giá hối đoái… - Nhân t văn hóa ịa lý ã hội, v nhân khẩu: những thay đổi về địa lý, văn hóa xã hội và nhân khẩu có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ. Và do đó hầu như các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng từ những cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố này mặc dù sự tác động của chúng thường mang tính dài hạn. - Nhân t lu t pháp – chính trị bao gồm những ảnh hưởng từ hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và toàn thế giới. Các yếu tố này có vai trò ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay buộc các nhà quản trị chiến lược không những phải quan tâm đến những yếu tố hiện tại mà còn phải dự báo chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ và luật pháp trong nước, khu vực và toàn thế giới. HQ1A 5 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh - Nhân t công nghệ các ảnh hưởng về công nghệ cho thấy những cơ hội và thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnh hưởng đến các sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng, nhà phân phối, người cạnh tranh, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. * Môi trường ngành: bao gồm các yếu tố trong ngành và có tác động quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Môi trường ngành có năm yếu tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Hình 1.2: Mô hình 5 tác động của môi trường ngành (Michael E.Porter). Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Phân tích khách hàng: là phân tích quyền lực thương lượng của người mua đối với DN đó là khả năng đưa ra các yêu càu hoặc áp đặt các mức giá của khách hàng đối với những DN trong cùng 1 ngành KD. Các yếu tố ảnh hưởng HQ1A 6 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh đến quyền lực thương lượng của khách hàng bao gồm: số lượng người mua, quy mô của người mua, tần suất mua hàng, giá trị hàng mua. - Phân tích nhà cung ứng: Phân tích khả năng đưa ra các yêu cầu hay áp đặt các mức giá của nhà cung ứng đối với những DN trong 1 ngành KD. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng của nhà cung ứng: Mức độ tập trung ngành, Chuyên biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, chi phí chuyển đổi nhà cung ứng. - Phân tích đối thủ cạnh tranh: Các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm: Số lượng các đối thủ cạnh tranh trng ngành, tăng trưởng của ngành, sự đa dạng của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, các rào cản rút lui khỏi ngành. b. Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài (mô thức EFAS) Các bước xây dựng mô hình EFAS Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (Cơ hội và đe dọa) có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranh thành công với nhưng doanh nghiệp không thành công. Tổng độ quan trọng của các mức độ này =1. Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các nhân tố này. Như vậy sự xếp loại này là riêng biệt của từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành. Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định số điểm quan trọng của từng nhân tố. HQ1A 7 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Bước 5: Cộng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (tốt) đến 1.0 (kém) và 2.5 là giá trị trung bình. 1.5.2.2. Nhận diện và đánh giá những điểm mạnh – điểm yếu chính tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty a. Nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu qua phân tích môi trường bên trong Điểm mạnh là những lợi thế vượt trội hay khác biệt của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không có. Điểm yếu là những bất lợi hay những khó khăn còn tồn tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa khắc phục được. Mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong lĩnh vực mình kinh doanh. Việc nhận ra, đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của bản thân doanh nghiệp là điều cơ bản trong việc xây dựng chiến lược vì các chiến lược được lập ra để tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp. Theo Fred R. David các yếu tố bên trong doanh nghiệp cần nhận định đánh giá bao gồm chủ yếu các nguồn lực bên trong, các năng lực, lợi thế cạnh tranh, và chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ xin đề cập tới chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Thuật ngữ chuỗi giá trị chỉ ý tưởng coi một công ty là một chuỗi các hoạt động chuyển hoá các đầu vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng. Quá trình chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra bao gồm một số hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Mỗi hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Trong chuỗi giá trị, các hoạt động chính chia làm bốn hoạt động: quản trị, R&D, sản xuất, marketing, và dịch vụ, tài chính –kế toán - Quản trị: bao gồm các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức, thực thi và kiểm soát. Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm rõ các nhà HQ1A 8 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh quản trị cần thực hiện chức năng nào ở mỗi giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược. - Marketing: là quá trình dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. - Tài chính – kế toán: điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp. Để xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp ở yếu tố này, cần đánh giá các yếu tố như khả năng về nguồn vốn hiện tại so với yêu cầu của việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược, khả năng huy động từ bên ngoài, tình hình phân bổ và sử dụng vốn, kiểm soát chi phí… - Sản xuất – tác nghiệp: nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp nên cần phân tích kỹ trong quá trình xây dựng chiến lược. Các nội dung cần đánh giá là quy trình sản xuất, năng suất lao động, chi phí hoạt động, hàng tồn kho, lực lượng lao động… - Nghiên cứu và phát triển (R&D): hoạt động này nhằm phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí. Nếu hoạt động này thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp dẫn đầu ngành.. b. Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong (mô thức IFAS) Các bước xây dựng mô hình IFAS Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (không quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1(thấp nhất) đến 4 (cao nhât) căn cứ vào đặc điểm hiện tại của DN đối với nhân tố đó. Việc phân loại ở bước này căn cứ vào đặc thù của DN trong khi tầm quan trọng ở bước 2 căn cứ vào ngành hàng. HQ1A 9 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác định điểm quan trọng cho từng biến số. Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của DN bằng cách cộng điểm quan trọng của từng biến số. 1.5.2.3. Hoạch định các chiến lược kinh doanh qua kết hợp điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức * Mô thức TOWS - Là mô hình phân tích chiến lược của công ty dựa trên việc phân tích các thách thức (T = Threats), cơ hội (O = Opportunities) của môi trường bên ngoài và các điểm yếu (W = Weaknesses), điểm mạnh (S = Strengths) bên trong doanh nghiệp để từ đó hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; Bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích TOWS, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. - Phân tích TOWS là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng TOWS dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Để xây dựng TOWS điều quan trọng là phải phân tích, tìm hiểu những cơ hội, mối đe dọa từ môi trường bên ngoài, những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi. Bước tiếp theo là kết hợp các cặp để đưa ra được những chiến lược. Bảng 1.1: Ma trận mô thức TOWS Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) (SO): sử dụng điểm mạnh (WO): hạn chế mặt yếu để tận dung cơ hội. bằng cách tận dụng cơ hội. Cơ hội (O) Thách thức (T) (ST): Sử dụng điểm mạnh (WT): tối thiểu hóa điểm để hạn chế ảnh hưởng. yếu và tránh các mối đe dọa. (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược) HQ1A 10 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh a. Các chiến lược SO Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. b. Các chiến lược ST Chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài c. Các chiến lược WO Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài. d. Các chiến lược WT Chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. 1.5.2.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh qua mô thức QSPM và đề xuất phương án chiến lược Mục đích của TOWS là đề ra những chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó trong số các chiến lược phát triển của TOWS thì chỉ có một chiến lược được lựa chọn. Sau khi xây dựng mô thức TOWS doanh nghiệp cần xây dựng mô thức QSPM để lựa chọn chiến lược tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Các bước xây dựng mô thức QSPM Bước 1: Liệt kê các cơ hội/đe dọa và điểm yếu/điểm mạnh cơ bản vào cột bên trái của ma trận QSPM. HQ1A 11 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong và bên ngoài. Bước 3: xem xét lại các mô thức trong giai đoạn 2 và xác định các chiến lược thế vị mà công ty nên quan tâm thực hiện. Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn. Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn. Bảng 1.2: Mô thức QSPM Nhân t c Các nhân t ản Các lựa chọn chiến lược Thang iểm Chiến lược Chiến lược Chiến lược 3 n trong Quản lý Marketing Tài chính/kế toán Sản xuất/Điều hành Nghiên cứu và phát triển Hệ thống thông tin Các nhân t n ngo i Kinh tế Chính trị/ Luật pháp/ Chính phủ Xã hội/ Văn hóa/ Nhân khẩu Công nghệ Cạnh tranh Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên ngoài (Khả năng phản ứng của công ty) 1- yếu 1 – nghèo nàn 2- hơi yếu 2- trung bình 3- hơi mạnh 3- khá 4- mạnh nhất 4- tốt nhất. HQ1A 12 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG Khoa quản trị kinh doanh PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU VÀ C C T QUẢ PH N T CH TH C TR NG PH N T CH TOWS CHI N LƯỢC INH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PH P PHẦN MỀM ELCOM . Phư ng pháp hệ nghi n cứu 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2.1.1.1 Phương pháp sử dụng câu hỏi phỏng vấn Trong quá trình thực hiện đề tài để có được những thông tin về thực trạng phân tích TOWS của công ty TNHH Giải Pháp phần mềm ELCOM em đã phỏng vấn trực tiếp ông Phạm Minh Thắng, phó giám đốc của công ty một số câu hỏi liên quan tới việc công ty đã nhận dạng những thách thức, những cơ hội cũng như những điểm mạnh điểm yếu của công ty trong giai đoạn hiện nay khi thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty và tìm hiểu về cơ sỏ mà công ty đã xây dựng nên chiến lược kinh doanh, các phương án của công ty nhằm thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh sắp tới . 2.1.1.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Để thực hiện đề tài em đã sử dụng 5 phiếu điều tra phát cho 5 nhân viên trong công ty phụ trách việc nghiên cứu thị trường và các bộ phận khác của công ty TNHH Giải pháp phần mềm ELCOM.Cụ thể đó là: Bảng 2.1. Danh sách đối tượng điều tra khảo sát Họ t n Chức vụ Lại Hữu Thanh Trưởng phòng nghiên cứu Lê Văn Tuấn Cán bộ kinh doanh Nguyễn Văn Thuận Cán bộ kinh doanh Nguyễn Xuân Thanh Trưởng phòng kỹ thuật Phạm Thị Hải Yến Kế toán viên (Nguồn: Lấy từ thực tế những người đã điều tra/khảo sát ) HQ1A 13 Bùi Thị Dung Chuyên đề tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Thời gian trả lời phiếu là 2 ngày từ 20-5 đến 22-5. Sau ngày 22-5 thu lại 5 trên tổng số 5 phiếu đã phát ra. Các phiếu điều tra nhằm xác định mức độ đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhân tố( thách thức/cơ hội và điểm mạnh/ điểm yếu) đồng thời đánh giá khả năng thích ứng của DN đối với mối nhân tố đó.Bên cạnh đó phiếu điều tra cũng nhằm xác định xem nhân viên công ty đánh giá như thế nào về các chiến lược của lãnh đạo công ty, họ có thấy những chiến lược đó là phù hợp với công ty hay không và họ đánh giá về phương án thực hiện các chiến lược đó như thế nào. Các tiêu chí này được đánh giá theo thang mức độ hiệu quả của quá trình triển khai chiến lược kinh doanh trong các năm trước đấy. 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Trong quá trình thực tập được ban lãnh đạo công ty giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, nhằm mục đích tăng thêm tính chính xác của các dữ liệu sơ cấp thu thập được của công ty, em tiến hành thu thập thêm thông tin từ những nguồn dữ liệu sau: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty trong năm 2009, 2010, và quý I năm 2011 - Báo cáo những tác động của môi trường kinh doanh tới công ty trong hơn 2 năm qua. - Báo cáo tình hình phân tích TOWS của công ty trong hơn 2 năm qua. Ngoài ra tác giả còn tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến chuyên đề nghiên cứu thông qua sách, báo, internet và các luận văn khoá trước của trường Đại học Thương Mại. Dữ liệu ngoại vi: các văn bản, tài liệu của chính phủ về sản xuất kinh doanh, điều tra thị trường. 2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.1.3.1 Phương pháp định tính Phân tích theo cảm tính và qua tìm hiểu phân tích thị trường và ngành kinh doanh của công ty để nhận định những đánh giá nhận định của công ty qua mô HQ1A 14 Bùi Thị Dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan