Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 3r trên địa b...

Tài liệu Phân tích tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 3r trên địa bàn quận ninh kiều, tp. cần thơ​

.PDF
77
13
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN-3R TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: Th.S TỐNG YÊN ĐAN ĐÀO THỊ AN BÌNH MSSV:4077524 Lớp: Kinh tế TN- MT, K33 Cần Thơ- 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào. Sinh viên thực hiện Đào Thị An Bình i LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tâm của quý thầy, cô đặc biệt là thầy, cô khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Các thầy cô đã truyền dạy cho em nhiều kiến thức quý báu làm hành trang cho em bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Em xin chân thành cảm ơn cô Tống Yên Đan đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Đào Thị An Bình ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Tống Yên Đan. Bộ môn: Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường. Ngày tháng Thủ trưởng đơn vị iii năm NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Tống Yên Đan. Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: trường Đại học Cần Thơ. Tên sinh viên: Đào Thị An Bình. Mã số sinh viên: 4077524 Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên- Môi trường. Tên đề tài: Phân tích tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn-3R trên địa bàn quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Về hình thức: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5. Nội dung và kết quả đạt được: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6. Các nhận xét khác: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7. Kết luận: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Tống Yên Đan iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- v MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 1 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ......................................................................... 1 1.1.1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: .................................................................. 1 1.1.2.Căn cứ thực tiễn, căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý: ..................................... 2 1.1.2.1. Căn cứ thực tiễn: ..................................................................................... 2 1.1.2.2. Căn cứ khoa học: .................................................................................... 3 1.1.2.3. Cơ sở pháp lý: ......................................................................................... 3 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:............................................................................... 5 1.3.CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:...... 5 1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 5 1.3.2.Kiểm định giả thuyết: ....................................................................................... 6 1.3.2.1. Giả thuyết 1: ........................................................................................... 6 1.3.2.2. Giả thuyết 2: ........................................................................................... 6 1.3.2.3. Giả thuyết 3: ........................................................................................... 6 1.3.2.4. Giả thuyết 4: ........................................................................................... 6 1.3.2.5. Giả thuyết 5: ........................................................................................... 6 1.3.3.Mô hình nghiên cứu:......................................................................................... 7 1.4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................. 8 1.4.1.Không gian:. ...................................................................................................... 8 1.4.2.Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu): .................................................. 8 1.4.3.Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 8 1.4.4.Đối tượng khảo sát: 4 nhóm gồm: ................................................................... 8 1.5LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .... ..................................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 10 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .................................................................................. 10 2.1.1.Một số khái niệm cơ bản: ............................................................................... 10 2.1.1.1. Nguyên tắc 3R và tính khả thi của dự án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo nguyên tắc 3R: ................................................................................ 10 vi 2.1.1.2. Định nghĩa chất thải rắn theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn ngày 09/07/2007: .......................................................................... 11 2.1.1.3. Định nghĩa rác sinh hoạt và cách phân loại rác thải sinh hoạt theo dự án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn-3R HN .................................................... 12 2.1.1.4. Ô nhiễm từ rác: ..................................................................................... 13 2.1.2.Thống kê mô tả: .............................................................................................. 14 2.1.3.Kiểm định Chi- bình phương: ........................................................................ 14 2.1.4.Hàm Probit: ..................................................................................................... 15 2.1.5.Biểu đồ Pareto: ................................................................................................ 15 2.1.6.Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: ................................................................. 17 2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 17 2.2.1.Phương pháp chọn mẫu: ................................................................................. 17 2.2.1.1. Xác đinh cỡ mẫu: .................................................................................. 17 2.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu:. ....................................................................... 17 2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................ 18 2.2.3.Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu). ................................... 18 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 20 3.1.ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH ................................................................................... 20 3.2. .HỆ THỐNG SÔNG NGÒI KINH RẠCH TẠI QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ ................................................................................................................................... 22 3.3.CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẬN NINH KIỀU ............................................................... 22 3.4.THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.................................................................................... 22 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 24 4.1.PHÂN LOAI ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ........................................................... 24 4.2.MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ................................................................... 24 4.3. ... MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI ĐẾN NGƯỜI DÂN: ......................................................................................... 28 4.3.1.Nguồn truyền đạt thông tin: ................................................................................ 29 4.3.2.Đánh giá của người dân về mức độ hiệu quả của các hệ thống thông tin truyền thông: ......................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 32 5.1.THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN CỦA vii NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HƯNG LỢI, QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN............................... 32 5.2.1.Thực trạng phân loại rác của người dân: ............................................................. 32 5.2.2 Mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trước khi có dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn-3R” ................................ 34 5.2.3.Xét mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của người dân trước khi có dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn-3R........... 35 5.2.THÁI ĐỘ VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI ..... 37 5.2.1.Nhận thức, thái độ và đánh giá của người dân về vấn đề rác thải ........................ 37 5.2.2..... Kiểm định mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và đánh giá của họ về lợi ích mang lại từ dịch vụ thu gom, vân chuyển và xử lý rác thải ......................................... 40 5.2.3 Cách xử lý rác thải sinh hoạt của người dân khi không có dịch vụ thu gom rác. .. 42 CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 44 6.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN LÒNG THAM GIA DỰ ÁN CỦA TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG .............................................................................................................. 44 6.1.1...... Kiểm định mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và mức độ sẵn lòng tham gia của họ khi dự án được triển khai: ................................................................................ 44 6.1.2 Kiểm định mối quan hệ giữa việc phân loại rác sinh hoạt trước khi có dự án và mức độ sẵn lòng tham gia của người dân khi dự án được triển khai ....................... 46 6.1.3....... Kiểm định mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và nguyên nhân không tham gia dự án của họ. ........................................................................................................ 47 6.2 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN. .............................................. 48 6.3.NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SẴN LÒNG THAM GIA DỰ ÁN .............. 50 6.3.1.Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit ..................... 50 6.3.2.....Kết quả xử lý mô hình Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia khi dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 3R được triển khai .................................... 51 CHƯƠNG 7 ............................................................................................................... 54 7.1.GIẢI PHÁP CHO VIỆC TUYÊN TRUYỀN ......................................................... 54 7.2.GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐÔNG Ý THAM GIA DỰ ÁN ................................................................................................... 54 7.2.1. Biện pháp khắc phục nguyên nhân “không hưởng được lợi ích gì về kinh tế” .... 54 7.2.2.Biện pháp khắc phục nguyên nhân “không có chế tài bắt buộc thực hiện” .......... 55 7.2.3.Biện pháp khắc phục nguyên nhân “không hiểu cách phân loại”......................... 55 CHƯƠNG 8 ............................................................................................................... 56 viii 8.1.KẾT LUẬN .......................................................................................................... 56 8.2.KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 59 ix PHỤ LỤC BẢNG TRANG Bảng 2.1. CÁCH PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN- 3R....................... 12 Bảng2.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THEO TỪNG MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 19 Bảng 4.1.MỨC PHÍ VỆ SINH HẰNG THÁNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ................................................................................................................................... 21 Bảng 4.2. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ......................................................... 25 Bảng 4.3.KHẢO SÁT TỶ LỆ NGƯỜI DÂN NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TRONG VÒNG 26 THÁNG QUA........................................................................................................ 29 Bảng 4.4.NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐỂ PHỔ BIẾN THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN CHO DỰ ÁN ............................................................................................. 30 Bảng 4.5.ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG ......................................................................................... 31 Bảng 5.1. TỶ LỆ NGƯỜI DÂN THAM GIA PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN .................................... 35 Bảng 5.2. .. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ DỊCH VỤ THU GON, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ........................... 38 Bảng 5.3. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ........................................................................ 39 Bảng 5.4. CÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN NẾU KHÔNG CÒN DỊCH VỤ THU GOM RÁC .............................................................................. 42 Bảng 6.1. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THAM GIA DỰ ÁN CỦA NGƯỜI DÂN ..................................................................................... 49 Bảng 6.2.TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT ........................................................................................................... 50 Bảng 6.3. KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................................. 51 x PHỤ LỤC HÌNH TRANG Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 7 Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chánh của quận Ninh Kiều.......................................... 21 Hình 4.1.Cơ cấu tổng thu nhập hằng tháng .................................................................. 26 Hình 4.2. Cơ cấu theo giới tính của đáp viên ............................................................... 26 Hình 4.3. Cơ cấu thành phần nghề nghiệp ................................................................... 27 Hình 4.4. Cơ cấu trình độ học vấn ............................................................................... 27 Hình 4.5. Cơ cấu tình trạng hôn nhân của đáp viên. .................................................... 28 Hình 5. 1. Tỷ lệ người dân phân loại rác tại nguồn ...................................................... 32 Hình 5. 2. Tỷ lệ người dân phân loại rác vô cơ phân theo mục đích ............................. 33 Hình 5. 3. Tỷ lệ người dân phân loại rác hữu cơ phân theo mục đích........................... 33 Hình 5. 4.Tỷ lệ phân loại rác của người dân trước khi có dự án phân theo đối tượng phỏng vấn ................................................................................................................... 37 Hình 5. 5. Biểu đồ thể hiện nhận thức của đáp viên .. về lợi ích mang lại từ việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải .......................................................................................... 39 Hình 5. 6. ... Đánh giá của người dân về lợi ích hạn chế biến đổi khí hậu mang lại từ dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác ................................. Error! Bookmark not defined. Hình 6.1. ... Đánh giá mức độ sẵn lòng tham gia dự án của từng nhóm đối tượng khảo sát ................................................................................................................................... 45 Hình 6.2 Tỷ lệ tham gia dự án phân theo đối tượng phỏng vấn có và không có phân loại rác trước khi dự án được triển khai ....................................................................... 47 Hình 6.3. .......... Mô hình Pareto về các nguyên nhân dẫ đến việc không tham gia của đáp viên nếu dự án được triển khai. ................................................................................... 49 xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. HN: Hà Nội. Không SXKD: không sản xuất kinh doanh. xii Luận văn tốt nghiệp. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Theo thống kê của trang web vietecon[1] thì lượng rác thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng 80% và là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các loại rác thải ở Việt Nam. Theo báo cáo diễn biến môi trường năm 2004, các khu đô thị chỉ chiếm 25% dân số cả nước nhưng lại thải ra môi trường 50% trên tổng lượng rác thải sinh hoạt của cả nước. Cần Thơ là một trong số năm đô thị loại 1 của Việt Nam, với diện tích: 1401,6 km 2, dân số năm 2009 của thành phố là 1189,6 nghìn người, mật độ dân số là 849 người/ km2, tốc độ tăng dân số ổn định với tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999 – 2009 là 0,7%/ năm và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm ( từ 2004 đến 2008) đạt 15,5%. Kết quả quan trắc cho thấy mỗi ngày Thành phố có khoảng 757 tấn rác được thải ra, trong đó lượng rác thải rắn từ địa bàn các quận nội thành chiếm hơn 2/3 tổng lượng rác thải toàn thành phố[2]. Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố với 29,2204 km2 diện tích tự nhiên, với mật độ dân cư cao nhất nhất tp. Cần Thơ, năm 2009 dân số của quận là 243.794 người, mật độ dân số 8.343 người/ km2, tốc độ phát triển kinh tế của quận năm 2009 là 16,9% và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại – dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế càng phát triển cùng với với sự tăng dân số thì lượng hàng hóa, dịch vụ cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Mặt trái của nó là lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng lên cùng với sự gia tăng lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của người dân. Trong khi đó, nếu được phân loại và xử lý tốt thì rác thải không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguồn tài nguyên cho hoạt động kinh tế của con người. Ngoài ra nó còn có tác động lớn đến khả năng thực thi bảo vệ môi trường của người dân. Để dự án phân loai rác thải sinh hoạt tại nguồn có thể được khai trên thực tế cần có nghiên cứu đánh giá về tính khả thi của dự án và nâng cao tỷ lệ tham gia dự án của người GVHD: Tống Yên Đan 1 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. dân. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài “Phân tích tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn- 3R trên địa bàn quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ”. Do hạn chế về thời gian và nhân lực, đề tài chỉ khảo sát trên địa bàn phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ và chỉ nghiên cứu mức độ ủng hộ của người dân ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn- 3R. 1.1.2. Căn cứ thực tiễn, căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý: 1.1.2.1. Căn cứ thực tiễn: Do kinh tế phát triển nên nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân tăng. Thêm vào đó, dân số tăng dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu… ngày càng nhiều và đi kèm với đó là lượng chất thải ra môi trường tăng lên qua các năm. Trong đó có rác thải sinh hoạt. Các nguồn tài nguyên là có hạn và cần có thời gian để hồi phục, nhưng không thể hồi phục kịp với nhu cầu và tốc độ phát triển của kinh tế- xã hội loài người. Xét đến cùng nhu cầu xử dụng nguyên liệu, vật liệu và năng lượng là để sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu vật chất tinh thần của người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với lượng rác thải từ việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của chính họ đang tăng lên từng năm. Đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, người dân còn nhận thức mơ hồ về trách nhiệm của chính bản thân đối với việc bảo vệ môi trường sống của chính họ. Do đó, hướng dẫn cho họ từng bước hành động bảo vệ môi trường và làm cho họ nhận thức được họ có trách nhiệm và khả năng để làm điều đó là việc làm rất cần thiết. Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn tuy mới mẻ nhưng không quá phức tạp nên người dân có thể tham gia. Hiện nay, tp. Cần Thơ chưa có nhà máy xử lý rác. Trong đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” thì trong gia đoạn 2011-2015 thành phố sẽ triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Phước Thới (quận Ô Môn) với qui mô 47 ha, công suất 700-1.000 tấn/ngày. Thường trực UBND TP Cần Thơ thống nhất ưu tiên đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tại quận Ô Môn GVHD: Tống Yên Đan 2 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. và chỉ đạo các sở, ngành gấp rút thực hiện các thủ tục liên quan, chọn nhà đầu tư và triển khai thực hiện trong năm 2010. Sau hơn 2 năm rưỡi triển khai thí điểm ở quận 6, TP. HCM bắt đầu từ tháng 2-2006, dự án phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ đã thất bại. Theo VnExpress.net, khi kết thúc dự án, tỷ lệ người dân còn ủng hộ việc tự phân loại rác ngay tại nhà chỉ còn đạt 20%, nơi có tỷ lệ ủng hộ cao nhất cũng chỉ là 50%[3]. Do đó, tính khả thi của dự án phụ thuộc rất lớn vào sự sẵn lòng tham gia phân loại rác tại nguồn của người dân. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là do lỗi của người dân vùng thí điểm dự án vì công sức họ bỏ ra phân loại rác trong thời gian triển khai dự án chẳng có ý nghĩa gì do tổ chức thiếu đồng bộ. Thêm vào đó, theo trang web của công ty TNHH MTV môi trường đô thị tp. HCM thì tại hội nghị tổng kết chương trình thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn ở quận 6-TPHCM kết luận kinh phí cho chương trình này trong giai đoạn 1 đã ngốn hết 5 tỉ đồng nhưng kết quả không hề có việc rác hữu cơ được chế biến thành phân compost trong suốt thời gian triển khai thí điểm[4]. 1.1.2.2. Căn cứ khoa học: Trên thực tế đã có những nghiên cứu về vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn như: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường học của thành phố Đà Nẵng”, Phùng Khánh Chuyên, Ngô Vân Thụy Cẩm (…) và luận văm tốt nghiệp “Xây dựng mô hình phân lập rác tại nguồn trên cơ sở cộng đồng tại chợ Cái Răng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, tp. Cần Thơ”, Vương Thị Quí, Nguyễn Thị Mỹ Linh (2004). Cả hai đề tài nghiên cứu đều nghiên cứu về thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đề ra các biện pháp phân loại rác tại nguồn và phương thức thực hiện mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nơi nghiên cứu. Hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn- 3R được thực hiện ở địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hoặc cả thành phố Cần Thơ. 1.1.2.3. Cơ sở pháp lý: Theo Điều 19 và Điều 20, Chương 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc GVHD: Tống Yên Đan 3 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. quản lý chất thải rắn ngày 09/07/2007 có quy định: “Điều 19. Phân loại chất thải rắn tại nguồn 1. Chất thải rắn thông thường phải được kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định. 2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải có trách nhiệm thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Điều 20. Phân loại chất thải rắn thông thường 1. Chất thải rắn thông thường từ tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: a) Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...; b) Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...); các sản phẩm tiêu dùng chứa các hoá chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...); các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng.” Theo khoản 2 và khoản 3, Điều 2, Chương 1 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn ngày 09/07/2007 có quy định: “2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. GVHD: Tống Yên Đan 4 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. 3. Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Để phân tích tính khả thi đối với dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 3R trên địa bàn phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ và đề xuất giải pháp để dự án có thể triển khai trên thực tế, đề tài cần giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây: - Nhận thức của người dân trên địa bàn về vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác. - Đánh giá mức độ tham gia phân loại rác sinh hoạt tại nguồn hiện nay của người dân. - Đánh giá sự sẵn lòng tham gia phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của người dân khi dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn được triển khai. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của người dân quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ. - Đề xuất giải pháp cho dự án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn có thể triển khai trên thực tế . 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Nhận thức và đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác như thế nào? 2. Hiện nay, tất cả người dân quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ đều tham gia phân loại rác sinh hoạt tại nguồn hay không? 3. Những đối tượng phỏng vấn khác nhau có sẵn lòng tham gia như nhau khi có dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn hay không? 4. Những đối tượng có phân loại rác và đối tượng không phân loại rác tại nguồn trước khi có dự án có sẵn lòng tham gia như nhau khi có dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn không? 5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia dự án của người dân? GVHD: Tống Yên Đan 5 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. 6. Các nhân tố nào gây ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn? 1.3.2. Kiểm định giả thuyết: 1.3.2.1. Giả thuyết 1: Có mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trước khi có dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn-3R”. 1.3.2.2. Giả thuyết 2: Có mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và đánh giá của họ về lợi ích mang lại từ dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. 1.3.2.3. Giả thuyết 3: Có mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và mức độ sẵn lòng tham gia của họ khi dự án được triển khai. 1.3.2.4. Giả thuyết 4: Có mối quan hệ giữa việc phân loại rác sinh hoạt trước khi có dự án và mức độ sẵn lòng tham gia của người dân khi dự án được triển khai. 1.3.2.5. Giả thuyết 5: Có mối quan hệ giữa đối tượng phỏng vấn và nguyên nhân không tham gia dự án của họ. GVHD: Tống Yên Đan 6 SVTH: Đào Thị An Bình Luận văn tốt nghiệp. Bảng số liệu 1.3.3. Mô hình nghiên cứu: Thống kê mô tả Thái độ và hiểu biết của người dân về vấn đề rác thải. Hiện trạng phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của người dân. Kiểm định Chibình phương H0: Những đối tượng phỏng vấn khác nhau có nhận thức và đánh giá như nhau về các vấn đề rác thải. Thông tin của đáp viên. Kiểm định Chibình phương H0: Những đối tượng phỏng vấn khác nhau đều phân loại rác tại nguồn trước khi có dự án. Sự sẵn lòng tham gia của người dân khi dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn được triển khai. Kiểm định Chibình phương H0: Những đối tượng phỏng vấn khác nhau đều sẵn lòng tham gia dự án phân loại rác tại nguồn. Hàm probit Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia dự án phân loại rác tại nguồn. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia khi dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn được triển khai. Kiểm định Chibình phương H0: Những đối tượng phỏng vấn khác nhau có cùng nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định không tham gia dự án. Giải pháp Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài “Phân tích tính khả thi của dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 3R trên địa bàn quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ”. GVHD: Tống Yên Đan 7 SVTH: Đào Thị An Bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan