Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapi...

Tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản sóc trăng - stapimex

.PDF
99
169
78

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX Giáo viên hƣớng dẫn: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ NGỌC HÂN MSSV: 4074652 Lớp: Ngoại thương 1 khóa 33 Cần Thơ – 2010 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em được học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời gian em thực tập tại Quý Cơ quan. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa sâu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại Quý Cơ quan để đề tài được hoàn thiện hơn và có giá trị nghiên cứu thực sự. Xin kính chúc Quý thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các cô, chú, anh, chị tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX lời chúc sức khỏe và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện ( ký và ghi họ tên ) TRẦN THỊ NGỌC HÂN i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện ( ký và ghi họ tên ) TRẦN THỊ NGỌC HÂN ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Sóc Trăng, ngày ………, tháng ………, năm ……… Thủ trưởng đơn vị (Ký và ghi họ tên) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Đông Hậu  Học vị: Cử nhân  Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương  Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ.  Tên học viên: Trần Thị Ngọc Hân  Mã số sinh viên: 4074652  Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương.  Tên đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX  NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................ .................................................................................................................................. 2. Về hình thức: ....................................................................................................... .................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ..................................... .................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .......................................... .................................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được:....................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: .............................................................................................. .................................................................................................................................. 7. Kết luận: .............................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm ……… Giáo viên hướng dẫn ( ký và ghi họ tên ) PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ………, tháng ………, năm ……… Giáo viên phản biện (Ký và ghi họ tên) v MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài.............................................................................1 1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn ......................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung: ......................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................3 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4 1.3.1 Phạm vi về không gian ...........................................................................4 1.3.2 Phạm vi về thời gian ...............................................................................4 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ................................................ 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................7 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ............................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm xuất khẩu...............................................................................7 2.1.2 Vai trò của xuất khẩu..............................................................................7 2.1.3 Các hình thức xuất khẩu .........................................................................8 2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp ..........................................................................8 2.2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp ..........................................................................8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............................................................. 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: ..............................................................10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX..............................................................................16 3.1 Khái quát về công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX ........... 16 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................16 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ....................................................17 3.1.2.1 Chức năng ......................................................................................17 3.1.2.2 Nhiệm vụ ........................................................................................17 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................17 3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty .............................................17 3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban ..........18 3.2 Tình hình nhân sự ......................................................................................... 20 3.3 Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ .............................................. 21 3.3.1 Đặc điểm sản phẩm ..............................................................................21 3.3.2 Qui trình công nghệ ..............................................................................21 3.4 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX từ năm 2007 – 2010 .................................................................................................. 22 3.5 Định hướng và kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 27 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX............................................28 4.1 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX ......................................................................................................... 28 4.1.1 Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX .....................................................................................28 vi 4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX ...................................................................................................30 4.1.3 Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX từ năm 2008 – 2010 ..................................................................31 4.1.3.1 Phương thức xuất khẩu ..................................................................35 4.1.3.2 Thị trường xuất khẩu .....................................................................37 4.1.3.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ...........................................................46 4.1.3.4 Giá xuất khẩu .................................................................................52 4.1.3.5 Phương thức thanh toán sử dụng ..................................................52 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX .......................................................... 54 4.2.1 Ma trận phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến công ty – EFE ................................................................................................54 4.2.2 Ma trận phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ tác động đến công ty – IFE ..........................................................................................................57 4.2.3 Ma trận SWOT .....................................................................................60 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX ...............................................................................................................................69 5.1 Đánh giá về tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX........................................................................................... 69 5.1.1. Mặt tích cực .........................................................................................69 5.1.2. Mặt hạn chế: ........................................................................................70 5.2 Chính sách của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ........................................................ 70 5.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX .................................................................................... 71 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................77 6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 6.2 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................. 78 6.2.1 Đối với Nhà nước: ................................................................................78 6.2.2 Đối với công ty: ....................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009 .. 21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009 ............................................................................................................................. 24 Bảng 3.3: So sánh mức tăng doanh thu và chi phí của công ty STAPIMEX .... 26 Bảng 4.1: Sản lượng tôn nguyên liệu thu mua của công ty STAPIMEX từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2010 .......................................................................................... 28 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất sản phẩm tại công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 - 2009 ............................................................................................................................. 31 Bảng 4.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty giai đoạn từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ............................................................................................. 34 Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................................................... 35 Bảng 4.5: Sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 .................................................................. 48 Bảng 4.6: Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty STAPIMEX (EFE) .......... 55 Bảng 4.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài của công ty STAPIMEX (IFE) ........... 58 Bảng 4.8: Ma trận SWOT ................................................................................... 63 viii DANH MỤC HÌNH Trang Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty STAPIMEX .............................. 18 Hình 3.1: Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú xuất khẩu của công ty STAPIMEX ......................................................................................................... 22 Hình 3.2: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty STAPIMEX giai đoạn 2007 – 2009 ......................................................................................................... 25 Hình 4.1: Cơ cấu hình thức xuất khẩu theo sản lượng xuấ khẩu của công ty STAPIMEX từ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ........................................ 36 Hình 4.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang Mỹ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 .................................................................. 37 Hình 4.3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX vào thị trường Mỹ từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ....................................................... 39 Hình 4.4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang Nhật của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ..................... 40 Hình 4.5: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang Canada của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ........ 42 Hình 4.6: Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty STAPIMEX sang thị trường EU của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ... 43 Hình 4.7: Cơ cấu các mặt hàng tôm xuất khẩu theo sản lượng của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................... 49 Hình 4.8: Cơ cấu các mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị của công ty STAPIMEX từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ......................................... 50 Hình 4.9: Cơ cấu các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty STAPIMEX trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010..................................... 53 ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt: BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CSVC : Cơ sở vật chất ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu DV : Dịch vụ HĐQT : Hội đồng quản trị KD : Kinh doanh KH : Khách hàng LN : Lợi nhuận NN : Nhà nước NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn PTGĐ : Phó Tổng Giám đốc SP : Sản phẩm UBND : Ủy ban nhân dân VN : Việt Nam VNĐ : Việt Nam Đồng VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XK : Xuất khẩu Tiếng Anh: BM : Broken Meat (Tôm vụn) BRC : British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của Tập đoàn bán lẻ Anh Quốc) CF : Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí) D/A : Delivery Of Documentart Against Payment (nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ) D/P : Delivery Of Documentart Against Acceptance (nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ) EMC : Export Management Company (Công ty quản lý xuất khẩu) x EU : Eupropean Unit (Châu Âu) FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tới hạn) IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ thế giới) IQF : Individually Quick Frozen (Băng chuyền cấp đông) ISO : The International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) IT : Information Technology (Công nghệ thông tin) L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) OHSAS : Occupational Health and Safty Assessment Series (Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) R&D : Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh) USD : United State Dolar (Đôla Mỹ) VASEP : VietNam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam) WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế Gới)  Ghi chú: Quy ước dấu chấm “.” dùng để phân cách phần nghìn; dấu phẩy “,” dùng để phân cách thập phân. xi Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan thì giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 6 năm 2010 ước đạt 398,8 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái; 6 tháng đầu năm nay: 2,047 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN & PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 năm 2010 ước đạt 430 triệu USD. Con số này đã đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm của ngành thủy sản nước ta lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện nay. Sóc Trăng hiện là một trong những tỉnh đóng góp sản lượng lớn nhất cho ngành tôm Việt Nam với gần 60.000 tấn trong năm 2009 (theo Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh). Và tỉnh cũng đã tiến hành nhiều dự án đầu tư nhằm duy trì vị thế của mình. Công ty cổ phần thủy sản STAPIMEX là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng với việc xếp vị trí thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn còn thấp vì bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên và thành tựu đạt được thì việc xuất khẩu tôm cũng đối mặt với không ít những khó khăn như: tình trạng thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu của thị trường trong nước, qui định của thị trường xuất khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe,….Vì thế, nghiên cứu “Tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 1 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng Trăng – STAPIMEX” là một vấn đề hết sức cần thiết để có thể tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng tôm xuất khẩu của công ty, từng bước nâng cao vị thế của công ty trong ngành thủy sản Việt Nam và trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do khiến em chọn thực hiện đề tài này. 1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn Theo dự báo của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) thì tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn 2000 - 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. So sánh cung cầu dự kiến, ta thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Thêm vào đó, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô vào tháng 4 năm 2010, đã làm sản lượng khai thác tôm nâu của Mỹ giảm 50%. Sản lượng tôm nuôi ở các nước châu Á sụt giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh và thời tiết xấu, nhất là của Inđônêxia - giảm tới 80% và Malaixia giảm sản lượng khoảng 20%, còn Ấn Độ và Bănglađét cũng trong tình trạng thất thu so với vụ trước. Các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... có triển vọng nhập khẩu tôm tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật thời gian tới vẫn được đánh giá là lạc quan, đặc biệt là Mỹ. Đây là cơ hội cho tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường thế giới. Vì Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Nhưng để Việt Nam có thể chinh phục được những thị trường tiềm năng này thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ các cấp bộ, ngành đến bản thân từng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong đó có công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. Do đó, việc phân tích “Tình hình GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 2 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX” là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp cho công ty phát hiện ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của hoạt động xuất khẩu tôm; từ, đề ra những giải pháp phù hợp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty, đóng góp nhiều hơn vào tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích tình hình xuất khẩu còn là nền tảng cho việc lập kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty trong những năm tiếp theo. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chung là: Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX để thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn mà công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu của mình; từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung đưa ra, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được cụ thể hóa thành 4 mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. - Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX trong thời gian qua. - Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại: Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX. GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 3 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010. - Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9/2010 đến ngày 15/11/2010. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua một số luận văn của khóa trước: + Đầu tiên là đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”, tác giả Trần Văn Tựu – Lớp Tài Cính Danh Nghiệp K2006 Sóc Trăng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009, sử dụng ma trận SWOT để đánh giá chung về những mặt đạt được cũng như những hạn chế, cơ hội và đe dọa của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nhằm đề ra một số giải pháp giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và có những phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của môi trường cạnh tranh như: nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản, năng lực chế biến tại công ty, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao sức cạnh tranh. Từ đó, người đọc có thể thấy được tính cạnh tranh trong phương thức kinh doanh của công ty và hiệu quả đạt được từ phương thức trên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, người đọc còn có thể thấy được mức độ rủi ro và phù hợp của phương thức kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay. GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 4 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng + Kế tiếp là luận văn với đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES)” do tác giả Trương Thanh Thúy – Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Nội dung của đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) từ năm 2007-2009; bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chênh lệch để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty như khối lượng, giá bán, chất lượng sản phẩm, vấn đề nguồn nguyên liệu,… kết hợp với phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty nhằm đưa ra những giải pháp giúp công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như: giải pháp về nguồn nguyên liệu (tổ chức mạng lưới thu mua, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ, công nhân viên, tăng cường công tác Marketing…. + Thứ ba là đề tài: “Thực trạng xuất khẩu Tôm sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX”, tác giả Lê Thạch Ngọc Ngân – Lớp Ngoại Thương 2 K32, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nội dung của đề tài gồm có: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp chênh lệch để phân tích tình hình xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, so sánh tỷ trọng tôm xuất khẩu sang Nhật với các thị trường khác; đồng thời, đề tài cũng sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, đưa ra những nhận định về khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp: giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, đẩy mạnh xuất khẩu,… giải pháp thâm nhập thị trường Nhật Bản trong thời gian tới (đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, kế đó là liên doanh dưới hình thức giấy phép nhãn hiệu hàng hóa) nhằm giúp công ty cổ phần thủy sản CAFATEX đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình sang Nhật. GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 5 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1 Khái niệm xuất khẩu GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 6 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và bán sản phẩm hay dịch vụ ấy ra khỏi biên giới của một quốc gia.1 2.1.2 Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau: [tr.417] - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả. - Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng xuất, chất lượng, quy cách, giá cả. Do đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về qui cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ; mặc khác, lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. - Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽ giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc việc làm, có thu nhập ổn định. [Dương Hữu Hạnh, (2005). Hướng dẩn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất bản thống kê] 1 GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 7 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường quốc tế. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay. 2.1.3 Các hình thức xuất khẩu 2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng .... Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ. 2.2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua nguời thứ ba). Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước cho nên để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: GVHD: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU 8 SVTT: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan