Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn s...

Tài liệu Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng chi nhánh huyện mỹ tú

.PDF
74
196
110

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. KHƢU THỊ PHƢƠNG ĐÔNG LÂM THANH QUANG MSSV: 4094068 Lớp: Tài chính ngân hàng Khóa: 35 Cần Thơ - 2013 -i- LỜI CẢM TẠ Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Cần Thơ cùng với thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài này hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ to lớn của quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần Thơ và Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị đã hết lòng chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tại cơ quan. Đến đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Cô Khƣu Thị Phƣơng Đông là giáo viên đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ban Giám Đốc cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú đã đồng ý cho em thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ và Ban Giám đốc cùng các cô chú, anh chị chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác cũng nhƣ trong cuộc sống. Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Lâm Thanh Quang -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Lâm Thanh Quang -iii- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Ngày … tháng … năm … Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) -iv- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên ngƣời nhận xét:…………………………………Học vị:……………………  Chuyên ngành:………………………………………………………………………….  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn  Cơ quan công tác:………………………………………………………………………  Tên sinh viên:……………………………………………MSSV………………………  Lớp:……………………………………………………………………………………..  Tên đề tài:……………………………………………………………………………….  Cơ sở đào tạo:.………………………………………………………………………….. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 2. Hình thức trình bày: ………………………….…...……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...... 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu) ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƢỜI NHẬN XÉT -v- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên ngƣời nhận xét:………………………………..…Học vị:…………………….  Chuyên ngành:…………………………………………………………………………….  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện  Cơ quan công tác: ………………………………………………………………………...  Tên sinh viên: ...……………………………………………MSSV……………………...  Lớp:……………………………………………………………………………………….  Tên đề tài:…………………………………………………………………………………  Cơ sở đào tạo:…………………………………………………………………………….. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………... 2. Hình thức trình bày: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƢỜI NHẬN XÉT -vi- MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................................ 3 2.1.1. Tổng quan về tín dụng............................................................................................. 3 2.1.2. Các chỉ số phân tích................................................................................................. 11 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 13 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................................. 13 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích............................................................................................ 13 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NG ÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ................................ 16 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ .......................... 16 3.1.1. Quá trình hình thàng và phát triển ........................................................................ 16 3.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................... 17 3.1.3. Khái quát kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012...................................... 19 3.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012).......................................................................................................................... 22 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NG ÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ................................................................................ 25 4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ................................ 25 4.1.1. Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn....................................................... 25 -vii- 4.1.2. Phân tích hoạt động cho vay theo hoạt động sản xuất.................................... 31 4.1.3. Nợ quá hạn và nợ xấu............................................................................................. 48 4.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ...... 52 4.2.1. Dƣ nợ trên vốn huy động ....................................................................................... 53 4.2.2. Nợ xấu trên Dƣ nợ .................................................................................................. 54 4.2.3. Vòng vay vốn tín dụng ........................................................................................... 54 4.2.4. Nợ khó đòi trên Dƣ nợ ........................................................................................... 55 4.2.5. Dự phòng rủi ro trên Dƣ nợ ................................................................................... 55 4.2.6. Dự phòng rủi ro trên nợ mất vốn .......................................................................... 56 4.2.7. Hệ số thu hồi nợ ...................................................................................................... 56 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG .. 57 5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU ............................................ 57 5.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc ..................................................................................... 57 5.1.2. Những tồn tại và hạn chế ....................................................................................... 57 5.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ................................................... 58 5.2. MỘT SỐ GẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG........................... 59 5.2.1. Về huy động vốn..................................................................................................... 59 5.2.2. Xây dựng và củng cố mạng lƣới cho vay ............................................................ 59 5.2.3. Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn ............................................... 60 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 63 6.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 63 6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 65 -viii- DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2010 – 2012) TẠI NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH MỸ TÚ............................................................................. 19 Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ...................................................................................................... 23 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) .......................................................... 26 Bảng 4: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) .......................................................... 28 Bảng 5: DƢ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ......................................................................... 30 Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) 32 Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) 39 Bảng 8: DƢ NỢ THEO HO ẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHNo & PTNN SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM(2010 – 2012)............................ 44 Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO NHÓM CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ......................................................................... 49 Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ........................................................................ 49 Bảng 11: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ......................................................................... 51 Bảng 12: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM (2010 – 2012) ........................................................................ 53 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT SÓC TRĂNG CHI NHÁNH HUYỆN MỸ TÚ .............................................................................................................................................. 17 -ix- DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn DN: Doanh Nghiệp NN: Nông Nghiệp KD – DV: Kinh Doanh – Dịch Vụ -x- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam là Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trƣờng, thực thi, chấp hành nghiêm túc chính sách của Nhà nƣớc, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc về chính sách tiền tệ, đầu tƣ vốn cho nền kinh tế. Xác định mục tiêu là giữ vững và phát huy ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, chủ đạo trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, trong thời gian qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã tập trung thực hiện tích cực việc huy động vốn toàn xã hội để đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hộ nông dân. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động tạo nền tảng cho phát triển kinh tế đất nƣớc. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vốn và thiên nhiên. Tuy nhiên, ngƣời sản xuất không phải lúc nào cũng đủ vốn, có lúc thừa nhƣng cũng có lúc thiếu vốn. Vì vậy, tín dụng cho nông nghiệp là yêu cầu khách quan và là điều kiện cần thiết đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. NHNo&PTNT Việt Nam đầu tƣ tín dụng vào nông nghiệp là phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế và đáp ứng lòng mong đợi của hàng triệu hộ nông dân vay vốn phát triển nông nghiệp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp là một ngành gặp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, mất giá nông sản. Nếu ngân hàng đầu tƣ tín dụng nhiều vào nông nghiệp, sẽ tạo ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, về phía ngân hàng, để hạn chế rủi ro tín dụng, phải quản trị tốt vấn đề tín dụng và không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng cho nông nghiệp. Cùng chung sứ mệnh và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú cũng góp phần phát triển kinh tế huyện. Là một huyện vùng nông thôn, Mỹ Tú là một địa phƣơng thuần nông với dân số hầu hết sống dựa vào nông nghiệp, tích lũy của ngƣời dân chƣa cao, thì vai trò của ngồn vốn ngân hàng là hết sức cần thiết và quan trọng. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn -1- huyện, thiên tai, dịch bệnh, nƣớc biển xâm nhập và đặc biệt là tình trạng mất giá nông sản đã làm ngƣời nông dân điêu đứng. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Với những vấn đề đã nêu trên, việc phân tích tình hình tín dụng nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú là rất quan trọng. Do đó tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú giai đoạn 2010 - 2012” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2010 – 2012). Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2010 – 2012). - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2010 – 2012). - Mục tiêu 3: Đánh giá tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2010 – 2012). - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng cho NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa bàn nghiên cứu tập trung chủ yếu tại NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú. Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 28/01/2013 đến ngày 15/04/2013. Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Sóc Trăng chi nhánh huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2010 – 2012. Để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. -2- CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1. Các khái niệm về tín dụng và cho vay a) Tín dụng ngân hàng “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều, 2007). Tín dụng ngân hàng chứa ba nội dung:  Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng;  Sự chuyển nhƣợng này mang tính thời hạn hay mang tính tạm thời;  Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí. Nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay. Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thì: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. b) Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian xác định, kể cả các khoản vay đã thu hay chƣa thu hồi đƣợc. Trong đề tài tác giả sẽ phân tích doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn cho vay (ngắn hạn và trung hạn) và theo hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi đƣợc trong một khoảng thời gian xác định. Tƣơng tự doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng đƣợc phân tích theo thời hạn cho vay và theo hoạt động sản xuất kinh doanh. d) Dƣ nợ Là chỉ tiêu phản ảnh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc tại một thời điểm xác định. Dƣ nợ cũng đƣợc phân tích theo thời hạn cho vay -3- và theo hoạt động sản xuất kinh doanh. e) Nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 quy định theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN và quyết định 18/2007/QĐ–NHNN. Việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thì dƣ nợ cho vay đƣợc chia làm 5 nhóm. Trong đó những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;  Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo Khoản 2 Điều 6 (quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007). Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;  Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo Khoản 3 Điều 6 (quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007). Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;  Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo Khoản 3 Điều 6 (quyết định -4- 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007). Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2;  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo Khoản 3 Điều 6 (quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007). Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ 2;  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;  Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý;  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo Khoản 3 Điều 6 (quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007). f) Nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ cả gốc và / hoặc lãi đã quá hạn. Trong đề tài tác giả chỉ nghiên cứu nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 của ngân hàng. g) Dự phòng rủi ro Dự phỏng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. - Dự phòng cụ thể là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân Hàng Nhà nƣớc để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. -5- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% Số tiền cụ thể đƣợc trích lập theo công thức sau: R = Max{0, (A-C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: giá trị của khoản nợ. C: giá trị của tài sản đảm bảo. (Đƣợc xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng đƣợc quy định tại Khoản 3 Điều 8 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân Hàng Nhà nƣớc.) r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. - Dự phòng chung là khoản tiền đƣợc trích để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm. Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định. 2.1.1.2. Rủi ro tín dụng a) Khái niệm “Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn cho ngân hàng” (Thái Văn Đại, 2010). Hay nói cách khác: rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thƣờng trong quan hệ tín dụng, làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. b) Nguyên nhân Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu ở các nguyên nhân:  Rủi ro tín dụng do phía khách hàng -6- - Nguyên nhân: do khách hàng không trả đƣợc tiền vay, đây là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp. - Những lí do khách hàng không trả nợ vay: + Do tính chất công việc ngành nghề của khách hàng vay yếu kém nhƣ khả năng tự lực (vốn tự có, tài sản tự có) của khách hàng thấp dẫn đến khuynh hƣớng buộc khách hàng mạo hiểm kinh doanh để có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhằm bù đắp trả lãi tiền vay dẫn đến rủi ro cao. + Do sử dụng vốn sai mục đích. + Do vốn vay không sử dụng hết mục đích xin vay hay do thói quen tiêu dùng của khách hàng kích thích họ sử dụng số tiền đó vào công việc khác không có lợi nhuận, trong khi đó họ vừa phải trả gốc, vừa trả lãi nên dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng. + Do những lí do khách quan nhƣ: Tai họa ngoài ý muốn, khách hàng bị lừa, do biến động của thị trƣờng theo hƣớng bất lợi cho khách hàng. + Do khách hàng cố tình không muốn trả nợ.  Rủi ro tín dụng do ngân hàng gây nên - Do quá trình thẩm định cho vay không kỹ, không nắm bắt đƣợc xu hƣớng của thị trƣờng về sản xuất dịch vụ mà khách hàng xin vay có đƣợc thị trƣờng chấp nhận hay không. Việc cho vay không đánh giá đƣợc khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đƣợc tạo ra từ nguồn vốn vay là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng. - Do sai lầm trong qui trình kỹ thuật cho vay nhƣ bỏ qua giai đoạn giám sát tín dụng nên không phát hiện đƣợc những khó khăn khách hàng. - Do thiếu thông tin về khách hàng. - Do đánh giá sai tài sản thế chấp, cầm cố về tính chất pháp lí, về giá trị thực tế của tài sản. - Do tính toán mức cho vay không phù hợp với khách hàng, định kì hạn nợ không đúng với chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, cho vay vƣợt quá khả năng trả nợ của khách hàng.  Rủi ro do môi trƣờng kinh doanh bất ổn - Ngoài rủi ro do khách hàng, ngân hàng làm ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động -7- của ngân hàng còn có môi trƣờng kinh doanh, hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng - Bên cạnh đó nếp sống và làm việc của khách hàng vay chƣa cao cũng gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Sự biến động của nền kinh tế xã hội, cải tạo điều chỉnh kinh tế, khủng hoảng kinh tế đều các tác động đến ngân hàng. 2.1.1.3. Cho vay a) Những quy định về cho vay  Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau : - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận  Điều kiện cho vay Khách hàng có đủ các điều kiện sau : - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Mục đích sử dụng tiền vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.  Đối tƣợng vay vốn - Ngân hàng cho vay các đối tƣợng: + Giá trị vật tƣ hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ phục vụ đời sống và đầu tƣ phát triển. + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay số tiền thuế VAT. - Ngân hàng không cho vay các đối tƣợng. + Số tiền thuế phải nộp trừ các khoản tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. -8- + Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay tổ chức tín dụng khác. + Số tiền vay trả cho chính ngân hàng.  Lãi suất cho vay Mức lãi cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam.  Mức cho vay Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định lúc cho vay. Giới hạn tổng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng thực hiện theo qui định tại Điều 8 Mục III Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN (sửa đổi bổ sung Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nƣớc về việc ban hành qui chế “Giới hạn cho vay đối với khách hàng”.  Phạm vi cho vay Tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trƣờng hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trƣờng hợp yêu cầu vốn của một khách hàng vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. Trong trƣờng hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ đƣợc cho vay vƣợt quá giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Mục III “Giới hạn tín dụng đối với khách hàng” theo Quyết định 457/2005QĐ-NHNN và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN (sửa đổi bổ sung Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) khi đƣợc thủ tƣớng chính phủ cho phép đối với từng trƣờng hợp cụ thể. Việc xác định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 3 Muc I qui định cụ thể về “Vốn tự có” của Quyết định 457/2005QĐ-NHNN và quyết định 03/2007/QĐ-NHNN (sửa đổi bổ sung Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN), thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam. -9- b) Các phƣơng thức cho vay Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về các phƣơng thức cho vay, có các phƣơng thức cho vay sau: 1 – Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. 2 – Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình. 3 – Cho vay theo dự án đầu tƣ: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống. 4 – Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành. 5 – Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 6 – Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. 7 – Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 8 – Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả -10-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng