Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tiêu thụ gạo của công ty cổ phần gentraco và giải pháp nâng ...

Tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ gạo của công ty cổ phần gentraco và giải pháp nâng cao tình hình tiêu thụ trong tương lai

.PDF
81
637
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH œË• LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TRONG TƯƠNG LAI Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN PHẠM THANH NAM THẠCH THỊ HỒNG NHUNG Mã số SV: 4061720 Lớp: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1 Khóa: 32 Cần Thơ - 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, cấu trúc thị trường của Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp được coi là những đơn vị tự chủ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ba vấn đề quan trọng là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Hiện được các doanh nghiệp quan tâm để đạt được hiệu quả cao nhất dựa trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình. Sản phẩm sản xuất không những phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cần chú trọng đến việc phát triển-giữ vững và nâng cao mức tiêu thụ trong tương lai. Tiêu thụ là cả một quá trình mà doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Trong phân tích hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, thường thì phân tích tình hình tiêu thụ chỉ được phân tích khái quát chứ không phân tích triệt để làm hạn chế tầm quan trọng và không tìm ra được giải pháp thỏa đáng với nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp cần. Để đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao tình hình tiêu thụ, việc phân tích tình hình tiêu thụ là vô cùng quan trọng. Trong quá trình phân tích và nghiên cứu, một mặt có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại trong doanh nghiệp, ngoài ra còn tìm ra được giải pháp để khắc phục những điểm yếu đó trong tương lai, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm lực của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn: Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chính thức bước chân vào thương trường thế giới. Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ xuất khẩu cũng như nội địa gặp không ít khó khăn. Để giữ GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 1 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP vững thế mạnh là ngành xuất khẩu gạo thì việc nghiên cứu về tình hình tiêu thụ và tìm ra giải pháp nâng cao cũng như giữ vững mức tiêu thụ trong tương lai là nhu cầu thực tiễn của mọi doanh nghiệp hiện nay. Xuất thân từ một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 1976; Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực (viết tắt Gentraco) đã thực hiện cổ phần hóa từ năm 1998, là một công ty có thế mạnh về tiêu thụ gạo trong nước cũng như xuất khẩu Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn khi gia nhập thương trường thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên về tình hình tiêu thụ, những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao mức tiêu thụ của công ty. Xuất phát từ nhu cầu thông tin cho nhà quản trị trong thực tiễn, từ những cơ sở về tình hình thực tế của công ty, nhận thấy việc phân tích tình hình tiêu thụ là một việc làm cần thiết đối với công ty Gentraco hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng tiêu thụ của mình trong những năm vừa qua và có được kế hoạch hoặc chiến lược tiêu thụ tốt nhất trong thời gian tới. Được sự cho phép của công ty cổ phần GENTRACO, luận văn “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Gạo tại công ty cổ phần GENTRACO và giải pháp nâng cao tình hình tiêu thụ trong tương lai” được thực hiện. Qua đó, luận văn sẽ giúp tìm ra được những giải pháp khả quan nhằm nâng cao tình hình tiêu thụ trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích tình hình tiêu thụ gạo của Công ty cổ phần GENTRACO, qua đó tìm ra giải pháp nâng cao tình hình tiêu thụ trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: -Phân tích tình hình tiêu thụ gạo của công ty giai đoạn năm 07-09. - Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Định hướng và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho công ty ngày càng có hiệu quả. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 2 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1 Không gian: Luận văn được thực hiện tại Công ty GENTRACO- Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ. Công ty Gentraco kinh doanh nhiều lĩnh vực và mỗi lĩnh vực có nhiều sản phẩm khác nhau, để giới hạn đề tài chỉ nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của công ty. 1.3.2 Thời gian: -Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu về hoạt động kinh doanh và tiêu thụ lấy từ năm 2007-2009. -Với thời gian thực tập tại công ty từ 01/02/2010 đến 23/04/2010 giúp em có cơ sở vững chắc nắm thông tin xác thực hơn và từ đó tìm giải pháp thõa đáng với nhu cầu thực tế của công ty. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Gạo của Công ty cổ phần GENTRACO với những đối tượng chính như sau: -Đối tượng là thị trường tiêu thụ của công ty -Đối tượng là tình hình tiêu thụ của công ty giai đoạn 2007-2009 -Những đối tượng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ gạo của công ty. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: 1.4.1 Bài giảng “Phân tích hoạt động kinh doanh” của Tiến sĩ Bùi Văn Trịnh, trường Đại học Cần Thơ, giáo trình này tác giả đã giới thiệu những vấn đề xoay quanh phân tích tình hình tiêu thụ . Trong đó chương 2 với nội dung “Phân tích tình hình tiêu thụ” gồm có: -Phân tích tình hình tiêu thụ chung. -Phân tích từng bộ phận. -Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. 1.4.2 Tài liệu “Phân tích hoạt động kinh doanh” của tập thể tác giả: PGS.TS Phạm Văn Dược-Trưởng khoa kế toán kiểm toán Đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh, TS. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết. Với chương 7 về Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận bao gồm: -Ý nghĩa và nhiệm vụ GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 3 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Phân tích tình hình tiêu thụ về khối lượng sản phẩm-doanh thu-mặt hàng chủ yếu. -Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Những kiến thức bổ xung cho phần phân tích về tình hình tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng, trong đó phần khái niệm và ý nghĩa về tình hình tiêu thụ phần lớn sử dụng giáo trình này. 1.4.3 Giáo trình Basic Marketing (Marketing căn bản) của Giáo sư Vũ Thế Phú, Nhà xuất bản giáo dục năm 1998. -Chương 2 Phân khúc thị trường và marketing tổng hợp. -Chương 8 Chiến lược phân phối. Giáo trình bổ sung thêm kiến thức về thị trường và các khái niệm về thị trường tiêu thụ trong luận văn, ngoài ra các kiến thức về marketing cũng như một số giải pháp đề ra nhằm nâng cao tình hình tiêu thụ trong tương lai. 1.4.4 Các luận văn và đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến tình hình tiêu thụ- thị trường tiêu thụ- các biện pháp nâng cao tiêu thụ. Trong đó có: -Luận văn “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty rau quả Tiền Giang”, sinh viên thực hiện Hà Thị Lan Phương, Mã số sinh viên 4023640, Lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp khóa 28 Khoa Kinh tế-Quản Trị Kinh Doanh Đại học Cần Thơ. -Luận văn “Lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006”, sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Công, mã số sinh viên 4023625, Lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp khóa 28 Khoa Kinh tế-Quản Trị Kinh Doanh Đại học Cần Thơ. -Luận văn “Hoạch định chiến lược tiêu thụ gạo của công ty thương nghiệp xuất nhập khấu tổng hợp Đồng Tháp”, sinh viên thực hiện Lâm Minh Yến, mã số sinh viên 4023696, Lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp khóa 28 Khoa Kinh tếQuản Trị Kinh Doanh Đại học Cần Thơ. Dựa vào các khái niện và những phân tích từ các khóa luận trước, trong luận văn của tôi có áp dụng một số phương pháp và khái niệm nhằm phân tích các vấn đề theo hướng chính xác như mục tiêu đã nêu. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 4 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1 Một số vấn đề chung về thị trường tiêu thụ: 2.1.1.1 Khái niệm về thị trường: Chúng ta biết rằng hàng hóa sản xuất ra là để bán. Chúng được bán ở thị trường. Theo cách hiểu cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, nơi các người mua và bán đến với nhau để mua bán các sản phẩm dịch vụ. Thị trường thể hiện các đặc tính riêng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Không thể coi thị trường chỉ là các chợ, các cửa hàng…mặc dù nơi đó có mua bán hàng hóa. Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hoặc về một nhóm hàng nào đó. Thị trường là môi trường kinh doanh. Đó là tấm gương soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các xí nghiệp. Thị trường còn là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa, là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế nhà nước. [3, tr 16] 2.1.1.2 Phân loại thị trường: Để hiểu rõ các loại thị trường và phục vụ tốt cho hoạt động Marketing cần phải tiến hành phân loại chúng. Có nhiều cách phân lịa thị trường: -Theo đối tượng của việc mua bán, thị trường được chia ra thị trường tư liệu sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng. -Theo mối quan hệ về không gian, địa lý người ta chia ra: +Thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu +Thị trường địa phương, thị trường toàn quốc. +Thị trường miền Bắc, miền Trung, miền Nam. +Thị trường ven biển, thị trường miền núi, thị trường vùng đồng bằng. +Thị trường nông thôn và thị trường thành thị -Theo mặt hàng mua bán có thể chia thị trường thành nhiều loại khác nhau: thị trường kim loại, thị trường ô tô, thị trường du lịch, thị trường cà phê, thị trường gạo… GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 5 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Theo khả năng tiêu thụ hàng hóa, người ta chia ra thị trường thực tế và thị trường tiềm năng, thị trường hiện tại và thị trường tương lai. Người ta còn phân biệt thị trường tư bản chủ nghĩa và thị trường xã hội chủ nghĩa, thị trường Đông Âu, Bắc Âu, Tây Âu, thị trường Liên Xô, Nhật Bản…thị trường các nước đang phát triển và các nước phát triển, thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. -Phân loại thị trường theo đặc điểm số lượng: Đây là dạng loại thị trường quan trọng nhất, vì nó gắn liền với phương thức hình thành giá cả và do đó là phương thức ứng xử của các bên tham gia thị trường. Số lượng của người tham gia thị trường thường tỷ lệ nghịch với phần họ chiếm được trong tổng số cung hoặc cầu trên thị trường (một người tham gia thị trường chiếm phần lớn về lượng cung hoặc cầu, nhiều người tham gia thì mỗi người chiếm phần nhỏ). [3,tr 16] 2.1.1.5 Phân khúc thị trường: Khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhà sản xuất kinh doanh phải xác định được thị trường. Cụ thể là xác định nhu cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng. Hướng vào thị trường là hướng vào khách hàng chính, đó là mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh. Do vậy mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường phân thị trường thành những khúc, những đoạn riêng biệt nhằm có những biện pháp, chính sách cụ thể đối với những khúc thị trường đó. Căn cứ vào thu nhập của người tiêu dùng chia thành thị trường dành cho những người có thu nhập cao, thị trường dành cho những người có thu nhập trung bình, và thị trường dành cho những người có thu nhập thấp. Căn cứ vào khu vực có thể chia thành, thị trường thành thị, thị trường nông thôn, thị trường vùng đồng bằng, thị trường vùng cao. Căn cứ vào số lượng dân cư có thể chia thành thị trường dành cho những vùng đông dân, thị trường dành cho những vùng ít dân. Căn cứ vào trình độ văn hoá có thể chia thành thị trường dành cho những người có trình độ văn hoá cao và thị trường cho những có trình độ văn hoá thấp. Tuỳ theo loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà các phương thức phân khúc thị trường khác nhau. [3,tr 22] GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 6 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.1.2 Khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm: 2.1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng... nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ (bán hàng) là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, thông qua tiêu thụ mà hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (tiền tệ) và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm đơn giản được cấu thành từ người bán người mua hàng hoá, tiền tệ, khả năng thanh toán, sự sẵn sàng mua và bán... Nhằm tối da hoá lợi nhuận mỗi bên 2.1.2.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ: a) Ý nghĩa: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm của hàng hóa. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc 1 vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn. T H Sản xuất H' T' Tiêu thụ Hình 1.Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 7 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường…vv Mặc khác qua tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được những chi phí vật chất tỏng quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được lợi nhuận, đây là nguồn quan trọng để tích lũy vào ngân sách, vào các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.[2,tr72] b) Nhiệm vụ: -Đánh giá tình hình tiêu thụ của từng loại sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt hàng chủ yếu. -Đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. -Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. [2,tr72] 2.1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và tình hình tiêu thụ: a) Phân tích tình hình tiêu thụ về khối lượng sản phẩm: -Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng sản phẩm ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. -Phương pháp phân tích áp dụng phương pháp so sánh, cụ thể là: • So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thự tế với kế hoạch hoặc năm trước của từng loại sản phẩm, và tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của từng sản phẩm. • So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.[2, tr 73] b) Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 8 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khi phân tích doanh thu, có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo từng đơn vị, bộ phận trực thuộc… -Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.[2, tr 77] c) Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu: Phân tích tình hình tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình hình tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì doanh nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ mặt hàng sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giảm uy tín của doanh nghiệp… Nguyên tắc phân tích: không lấy mặt hàng tiêu thụ vượt kế hoạch bù cho giá trị mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh.[2, tr 77] 2.1.2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ: Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ (xét cả về mắt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán tăng lên làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định sản phẩm bán ra không đổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi thu nhập người tiêu dùng không tăng, giá bán tăng lên thông thường khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm. Mức độ tăng, giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa. Những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng như lương thực thực phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ích phụ thuộc vào giá cả. Ngược lại những sản phẩm hàng hóa cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm nếu giá cả tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nếu giả định thu nhập của người tiêu dùng không thay đổi ta có thể biểu diễn mối tương quan giữa giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ bằng hàm số: y= f(x) GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 9 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP y 1 2 x 0 Hình 2. Đồ thị mối tương quan giữa giá bán và khối lượng sản phẩm Trong đó : x là giá bán y là khối lượng sản phẩm tiêu thụ Với lý luận trên, đồ thị y= f(x) có dạng sau đây: Đồ thị (1) : Biểu diễn cho sản phẩm xa xỉ, cao cấp Đồ thị (2): Biểu diễn cho sản phẩm thiêt yếu Thị trường tiêu thụ nghiên cứu: Thị trường tiêu thụ chính là nghiên cứu mối quan hệ cung - cầu, giá cả sản phẩm hàng hoá trong một không gian, thời gian nhất định. Thị trường tiêu thụ là nhân tố tác động mạnh đến sản xuất của các doanh nghiệp bởi các quy luật cạnh tranh, qui luật cung cầu. Thị trường là đối tượng sản xuất đồng thời cũng là điều tiết sản xuất. Chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận khi chất lượng sản phẩm đảm bảo. Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao sẽ làm tăng giá trị sử dụng, thời gian sử dụng của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh, sản phẩm tiêu thụ rộng hơn, nhiều hơn và ngược lại sẽ mất dần sức cạnh tranh trên thị trường, sẽ bị đánh bại và nhanh chóng dẫn đến phá sản. Nhân tố chính sách và pháp luật của Nhà nước: Môi trường chính sách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp này phát triển song kìm hãm doanh nghiệp khác, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước, đường lối phát triển kinh tế có sự can thiệp của Đảng. Các công cụ của Đảng và Nhà nước ta đề ra như : Chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách xuất nhập khẩu... đã trực tiếp, gián tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.[2,tr80] GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 10 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Gentraco từ năm 2007 đến năm 2009 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu dùng trong phân tích chủ yếu dựa trên số liệu kế toán của công ty cổ phần Gentraco qua 3 07-09 được lấy từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn 2.2.3.1 Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. rF = Ft– F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆F = Ft × 100 Fo - Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. Các nhân tố đó tác động GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 11 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số Gọi Q là chỉ tiêu doanh thu gạo của công ty Gọi a là giá bán gạo. a0 giá bán tính theo giá thị trường năm hiện tại a1 giá bán tính theo giá công ty thực hiện = doanh thu / sản lượng tiêu thụ b là chỉ khối lượng sản phẩm.. Với a,b là các nhân tố có ảnh hưởng đến tình hình doanh thu gạo Q. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . ĐặtQ1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1. b. Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b _ rQ = Q1 – Q0 = a1b – a0b: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích. Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b được thay thế bằng a1b Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a: giá gạo” sẽ là: ra = a1 – a0 2.2.3.3 Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động kinh tế xã hội. Thực chất của phương pháp này là tổ chức điều tra, thu thập tài liệu... sau khi đã tổng hợp, phân tổ thì đối chiếu và so sánh phân tích để có các kết luận chính xác về thực trạng sản xuất và tiêu thụ của Công ty. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 12 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO: 3.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí: 3.1.1.1 Lịch sử hình thành: Xuất thân từ một cửa hàng Thương nghiệp Tổng hợp huyện Thốt Nốt được thành lập năm 1976 hoạt động theo chế độ bao cấp, đảm nhận việc nhận hàng theo kế hoạch và phân phối cho các hợp tác xã trong huyện. Đến năn 1980 được chuyển sang thành lập Công ty lấy tên là Thương nghiệp Tổng hợp huyện Thốt Nốt. Tuy chuyển đổi mô hình hoạt động nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của 2 cấp: Cấp Tính (Sở Thương mại Tỉnh Cần Thơ) và cấp địa phương (Ủy Ban Nhân Dân Huyện và phòng Thương mại Huyện Thốt Nốt). Lúc bây giờ thì phạm vi hoạt động của Công ty được mở rộng thêm ra. Nhưng mãi đến khi có Nghị định 98/ NĐ – HĐBT ngày 2/6/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng qui định về quyền làm chủ tập thể lao động quản lý xí nghiệp quốc doanh thì Công ty mới thật sự chủ động trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nghị định này năm 1989 Công ty bắt đầu đi vào xây dựng kế hoạch kinh doanh chế biến lương thực dựa vào nguồn hàng của địa phương và từ đó Công ty cũng thoát khỏi tình trạng hàng bị ứ đọng và thoát khỏi tình trạng áp đặt cá thể về chỉ tiêu kế hoạch. Đến năm 1991 Công ty được tham gia xuất khẩu ủy thác. Đầu năm 1992 thực hiện quyết định 315/QĐ – HĐBT ngày 1/9/1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc chấn chỉnh tổ chức của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực quốc doanh. Công ty hoạt động càng ngày càng có hiệu quả cao và là 1 trong 10 Công ty dẫn đầu tỉnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm, nên Công ty tiến hành xin thành lập doanh nghiệp Nhà Nước đưa vào qui chế thành lập kèm theo Nghị Định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 13 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào quyết định số 1375/QĐ –UBT92 ngày 28/11/1992 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thành lập doanh nghiệp Nhà Nước có tên gọi Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Thốt Nốt Cần Thơ. Công ty ngày càng được mở rộng địa bàn hoạt động và sản xuất kinh doanh với số lượng ngày một lớn hơn. Tên tuổi của Công ty ngày càng được khẳng định trên thương trường và được nhiều đơn vị biết đến. Năm 1997 Công ty được kết nạp thành thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Theo quyết đinh số 3493/QĐ.CT.TCCB ngày 23/2/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Công ty chính thức đã thực hiện cổ phần hóa với tên gọi là Công ty Cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Hợp và chế biến Lương thực Thốt Nốt và bắt đầu xuất khẩu gạo trực tiếp. -Tên giao dịch nước ngoài: ThotNot General Comerie Company. -Tên viết tắt trong giao dịch: Gentreco cùng biểu tượng logo. -Trụ sở chính đặt tại: số 121 Nguyễn Thái Học, Thị trấn Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. -Điện thoại: 84.713857246-3852280 -Website: www.gentraco.com.vn Đến năm 2004 Công ty Cổ Phần Gentreco mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực điện thoại viễn thông, thức ăn gia súc và nuôi trồng thủy sản. Vào ngày 8/1/2006 Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Gentraco. Với đội ngũ trên 200 cán bộ công nhân viên và 14 đơn vị trực thuộc. 3.1.1.2 Quá trình phát triển: Được thành lập vào những năm đầu sau khi đất nước giải phóng, Công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình. Đặc biệt là tình hình đất nước sau chiến tranh với một nền kinh tế yếu kém, khoa học còn nhiều hạn chế. Đa số máy móc, thiết bị và công nghệ đều phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, với sự hổ trợ về vốn của nhà nước lúc ban đầu và quyết tâm đổi mới và không ngừng phát triển. Hiện nay Công ty Gentraco là một trong những Công ty dẫn đầu cả nước về chức năng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như: xay xát, chế biến và xuất khẩu gạo, nhập khẩu máy, vật tư nông nghiệp, kinh doanh xăng dầu, điện thoại,các loại thiết bị máy móc văn phòng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 14 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Công ty chú trọng không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và trình độ khoa học của mình. Sự tiến bộ đó được thể hiện qua 30 năm hoạt động không ngừng phát triển. Vốn ban đầu khi chuyển qua thành Công ty Cổ Phần là 18 tỷ đồng. Hiện nay, sau hơn 8 năm hoạt động vốn điều lệ Công ty được nâng lên trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam, với nhiều thị trường xuất khẩu qua nhiều nước Đông Nam Á,Châu Phi, Trung Đông và Đông Âu với các sản phẩm đa dạng như: gạo thơm, gạo lức, gạo nếp, gạo trắng. Hiện nay Công ty đã xây dựng được nhiều xí nghiệp với dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến đạt sức chứa 40.000-50.000 tấn, công suất chế biến đạt 400.000-500.000 tấn/ năm và lượng gạo xuất khẩu hàng năm là 250.000 -300.000 tấn. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu uy tín trong mọi lĩnh vực hoạt động luôn đảm bảo uy tín của công ty, đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao hơn năm trước. Trong quá trình thực hiện luôn tìm hiểu, học hỏi để cải tiến qui trình công nghệ, qui trình làm việc và cải tiến chất lượng sản phẩm cho phù hợp thị hiếu hiện tại và tương lai vì sự phát triển bền vững của Công ty. Công ty Cổ Phần Gentraco đã là thành viên của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam và là một trong những đơn vị xuất nhập khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Từ năm 2002-2005 Công ty Cổ Phần Gentraco trở thành đơn vị đứng thứ năm về xuất khẩu gạo và đứng thứ 4 trong năm 2006. Theo sự đánh giá của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, Công ty cổ phần Gentraco là nhà cung cấp gạo lớn, đáng tin cậy trong những năm gần đây. Là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện đổi mới công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty có các xí nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo. Đầu năm 2006, Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Gentraco đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến gạo bóng từ gạo lức, năng suất 25-40 tấn/ giờ của Công ty Bùi Văn Ngọ trực thuộc Công ty Gentraco. Đây là dây chuyền sản xuất hiện đại, trị giá trên 5 tỷ đồng. Hệ thống các băng tải tự động giúp khâu nhập và xuất hàng nhanh chóng, tiện lợi. Các thiết bị máy móc trong dây chuyền hoàn toàn được điều khiển tự động, chỉ cần 2 kỹ sư vận hành trong buồn điều khiển máy chính và 3 người kiểm tra các thiết bị trong quá trình vận hành. Điều này cho thấy đơn vị đã luôn đổi mới công nghệ và giảm phân nữa lao động mà đem lại năng suất tăng hơn rất nhiều: từ 120 tấn/ ngày tăng lên 400 tấnGVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 15 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 500tấn/ngày và không gây ô nhiễm môi trường do có hệ thống xử lý bụi hiệu quả và giúp thương phẩm đẹp hơn. Hiện nay Công ty có qui mô hoạt động tương đối lớn và thu hút đội ngũ hàng trăm người, trong đó có đội ngũ nhân viên khoảng 300 cán bộ công nhân viên. Ngoài các phân xưởng lớn và các nhà máy xay xát có nhiệm vụ thu mua và chế biến gạo chính để xuất khẩu thì Công ty còn 4 phân xưởng chính để chế biến thức ăn gia súc, 200 trang trại ở Đồng Tháp và An Giang, ba cửa hàng điện thoại di động. Tất cả đều hoạt động theo chỉ đạo của Công ty như mua và bán ra số lượng cũng như giá cả, hạch toán theo quyết toán lãi lỗ trên văn phòng Công ty. Bước phát triển có tính đột phá của Công ty là hợp đồng cung ứng gạo xuất khẩu cho các Công ty nhập khẩu trực tiếp như: Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam,Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc…và sau đó là xuất khẩu trực tiếp. Điều quan trọng lớn nhất đó là khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần,Công ty đã huy động được nguồn vốn lớn, huy động được trí tuệ của mọi người và trí tuệ của tập thể các thành viên giỏi bên ngoài vào làm việc. Đó là những thuận lợi cho sự phát triển thành công của Công ty trong thời kỳ hội nhập. Với những thành tích đạt được nhiều năm qua Công ty đã được các cấp khen thưởng với các danh hiệu sau: -Bằng khen của Hội Đồng Nhà Nước năm 1986. -Bằng khen của Bộ Tài Chính về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế năm 2003. -Chính phủ tặng cờ thi đua năm 2003, 2004. -Huân chương lao động hạng 3 năm 1987, hạng nhì năm 1993, hạng nhất năm 1999. - Giải thưởng mai vàng hội nhập năm 2005. -Giấy chứng nhận cúp vàng thương hiệu Việt năm 2006. -Đạt cúp vàng top ten sản phẩm thương hiệu Việt uy tín chất lượng cao năm 2006. -Giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc năm 2006. -Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tặng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm (2000-2004). GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 16 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị có đời sống văn hóa tốt. -Bằng khen của Liên đoàn Lao động Thành phố Cần Thơ tặng danh hiệu công đoàn vững mạnh 5 năm (1999-2004). -Đạt top 10 giải thưởng SaoVàng Đất Việt năm 2009. -Được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. -Đạt thứ hạng 31 trong top 500 công ty lớn nhất Việt Nam do Vietnamnet bình chọn. -Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009 do Bộ Công Thương trao. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức: 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Công ty áp dụng mô hình vừa quản lý theo chức năng vừa quản lý theo trực tuyến. ban giám đốc vừa chỉ đạo công tác chuyên môn theo nghiệp vụ bằng các phòng chức năng trực tiếp điều hành quá trình sản xuất ở các phân xưởng, việc bố trí nhân sự như sau: GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 17 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP P. Đầu tư tài chính P. Tài chính kế toán P. Hành chánh nhân sự P. Kỹ thuật Ban Kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội Đồng Quản trị Phân xưởng 3 P. Kinh doanh Phân xưởng 6 Ban Giám Đốc CN chế biến KD gạo XK số 1 Phân xưởng 9 Chi nhánh TP.HCM Trung tâm tin học viễn thông Phân xưởng 1A Trung tâm xăng dầu Phân xưởng 1B Công ty TNHH 1 thành viên Gạo Việt PX CB gạo cao cấp PX CB gạo Sortex Phân xưởng 8 Công ty TNHH 1 thành viên Đại Khánh Trung tâm phân phối hàng thực phẩm Công ty CP thủy sản Gentraco Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng Công ty cổ phần An Khánh Hình 3. Sơ đồ tổ chức công ty GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 18 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: a. Ban giám đốc: Giám đốc: Công ty được tổ chức điều hành theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trực tiếp trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: là người trực thuộc dưới quyền của giám đốc, là người công tác đắc lực phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh và phòng kế toán. Ban giám đốc gồm 5 người: -Giám đốc phụ trách trách nhiệm chung. -Giám đốc phụ trách chi nhánh Tp.HCM. -Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. -Phó giám đốc tài chính. -Phó giám đốc tổ chức hành chánh b. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hoạch định kinh doanh xuất nhập khẩu đưa số liệu và sổ sách của công ty. Ngoài ra còn giúp giám đốc quản lý toàn bộ hàng hóa tài sản, vốn của công ty cụ thể là: -Chấp hành các chế độ nguyên tắc quản lý và yêu cầu của cấp trên chuyển xuống. -Theo dõi hoạt động chính xác của vốn, nguồn vốn theo chế độ hiện hành. -Thực hiện chế độ nộp ngân sách theo qui định của Nhà nước. -Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra thanh tra tài chính. c. Phòng kinh doanh: Trên cơ sở ký kết hợp đồng giao dịch với khách hàng. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty. Chức năng của phòng là xây dựng và thực hiện khối lượng mua và bán hàng hóa, thống kê phân tích các hợp đồng sản xuất kinh doanh, tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo tình hình mới. Tổng hợp phân tích theo tình hình hoạt động, thường xuyên báo cáo giám đốc để có những quyết định kịp thời. Đồng thời kinh doanh luôn đi đầu đề xuất trong chiến lược giá để thu hút khối lượng hàng hóa bán ra. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 19 SVTH: Thạch Thị Hồng Nhung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng