Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình thực hiện sản phẩm tại công ty quảng cáo hoàng long...

Tài liệu Phân tích tình hình thực hiện sản phẩm tại công ty quảng cáo hoàng long

.DOC
42
187
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ -CƠ SỞ THANH HÓA  BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI : Ph©n tÝch t×nh h×nh thùc hiÖn s¶n phÈm t¹i c«ng ty qu¶ng c¸o Hoµng Long GVHD SVTH MSSV Lớp : ThS. Nguyễn Thị Phương : Trần Thị Duyên : 10007083 : CDTD12TH Thanh Hóa, tháng 3 năm 2013 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương LỜI CAM ĐOAN Trước hết em xin đảm bảo bài báo cáo này hoàn toàn là do em làm và không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, nếu như có vấn đề gì liên quan đến vấn đề bản quyền hoặc các vấn đề khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Để hoàn thành được bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Phương, Khoa kinh tế trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty TNHH Quảng Cáo Hoàng Long và sự góp ý của các bạn trong lớp CDTD12 đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 2 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Thanh Hóa, ngày..... tháng..... năm 2013 Giáo viên hướng dẫn (kí, ghi rõ họ tên) SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 3 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM....................3 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm:.................................................................3 1.1.1. Theo quan điểm triết học:..........................................................................3 1.1.2. Quan điểm trừu tượng:.............................................................................3 1.1.3. Quan điểm về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart:..............4 1.1.4. Quan điểm về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất....................4 1.1.5. Quan điểm xuất phát từ phía người tiêu dùng:........................................4 1.1.6. Một số quan điểm khác:.............................................................................5 1.2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm:...........................................................6 1.3. Những tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm:.............................7 1.4. Phân loại chất lượng sản phẩm:..................................................................9 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:...............................10 1.6. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm:.......................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUẢNG CÁO HOÀNG LONG...........................16 2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH quảng cáo Hoàng Long:.............16 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:............................................................16 2.1.2. Chức năng ngành nghề của công ty:......................................................17 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất:.................................................................18 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của công ty:..........................................18 2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Quảng cáo Hoàng Long.....................................................................................21 2.2.1. Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm:.........................21 2.2.2. Phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu tài chính:...................................22 2.2.2.1: Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty...................................22 2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất chi phí:........................................................................23 SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương 2.2.2.3. Chỉ tiêu mức tăng (giảm) chi phí :.........................................................24 2.2.2.4. Chỉ tiêu số tiền tiết kiệm (bội chi) của doanh nghiệp:.......................24 2.2.2.5.Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí........................................................:27 2.3. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm của công ty:.............................29 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH..................................................................30 QUẢNG CÁO HOÀNG LONG..........................................................................30 3.1. Chiến lược phương hướng phát triển của công ty TNHH quảng cáo Hoàng Long:......................................................................................................30 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty TNHH quảng cáo Hoàng Long........................................................................................................30 3.3. Đề xuất và kiến nghị:..................................................................................32 3.3.1. Về phía nhà nước:...................................................................................32 3.3.2. Về phía doanh nghiệp:............................................................................32 KẾT LUẬN:.......................................................................................................34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................37 SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ. BẢNG 1: TÓM TẮT CÁC SỐ LIỆU TÀI CHÍNH............................................17 SƠ ĐÒ .2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY...............................19 BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHI PHÍ............................................................25 BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ.....................27 SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Quảng cáo đó là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngày nay, trên thế giới thì quảng cáo không còn xa lạ nữa, mỗi khi có dịp ngang qua các thành phố xưa kia được xem là phong kiến và nghiêm khắc như Thượng Hải, Phnom Penh hoặc Warsaw, ta có thể nhìn thấy các quảng cáo ở bất kỳ nơi nào: trên đường phố, bảng hiệu, trên tường, trên xe điện, xe buss, trên bìa tạp chí bằng các chất liệu và hình thức khá phong phú khác nhau như tranh vẽ, ảnh hoặc đèn màu. Tại Việt Nam cũng vậy chúng ta có thể nhìn thấy quảng cáo ở tất cả mọi nơi không kể thành thị hay nông thôn, công ty lớn hay cửa hàng nhỏ. Thật vậy, trong những thập niên gần đây, quảng cáo không những đã được phát triển theo chiều rộng mà còn cả chiều sâu. Chiều rộng là ta có thể thấy quảng cáo ở mọi nơi, từ các quốc gia có truyền thống tư bản đến những quốc gia theo khuynh hướng chủ nghĩa xã hội khi đã chọn sự cạnh tranh trong thương nghiệp là nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu. Chiều sâu là khi các sản phẩm quảng cáo ra đời không chỉ làm biến dạng những hình thức sinh hoạt của người tiêu thụ mà còn thay đổi cách tư duy, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và tín ngưỡng của một số tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên để cạnh tranh và tồn tại trong tình hình kinh tế hiện nay thì các công ty, doanh nghiệp cần phát triển thêm một chiều nữa trong quảng cáo đó là chiều phát triển kĩ thuật. Để làm được như vậy thì quảng cáo không chỉ qua những phương tiện thô sơ như: lời đồn đại, tin tức truyền miệng, lời giải thích của người bán hàng đến các hình thức: tặng quà khuyến mại, tiếp thị, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng,… còn phải tận dụng sức mạnh của truyền thông đại chúng (nhật báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, điện ảnh) và sau đó tiến về những phương tiện truyền thông tối ưu nhất hiện nay truyền thông đa phương SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 1 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương tiện (Multi Media), truyền thông vệ tinh (Broadcasting Satellite) và thông tin mạng (Internet). Vì vậy để đáp ứng nhu cầu to lớn đó của thị trường thì số lượng của các công ty quảng cáo hình thành ngày càng nhiều, kèm theo đó là sự cạnh tranh không ngừng của các công ty quảng cáo. Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được đề cao và có thể xem như là một vấn đề thiết yếu trong việc duy trì công ty. Dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng mà ngành công nghiệp quảng cáo của nước ta vẫn chưa thực sự phát triển với đúng tiềm năng của nó, bởi lẽ những sản phẩm còn quá đơn điệu và chưa có sức hấp dẫn cao. Vì những lí do trên nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình thực hiện sản phẩm tại công ty quảng cáo Hoàng Long” Với mục đích phân tích được tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của công ty TNHH Quảng cáo Hoàng Long. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của công ty. Đánh giá và nhận xét về khả năng thực hiện chất lượng sản phẩm của công ty hiện tại và trong tương lai. Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong giai đoạn hiện nay. Bài báo cáo gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm. Chương 2: Thực trạng thực hiện chất lượng sản phẩm tại công ty Hoàng Long. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm tại công ty Hoàng Long. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 2 Báo cáo thực tập 1.1. GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Khái niệm chất lượng sản phẩm: Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luân gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt. 1.1.1. Theo quan điểm triết học: Chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế đang đòi hỏi Một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và có tính chất quảng bá rộng rãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là với người tiêu dùng, với các tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cũng như với các phương pháp quản trị chất lượng trong các tổ chức các doanh nghiệp 1.1.2. Quan điểm trừu tượng: Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng. Chất lượng theo quan điểm này được định nghĩa như là một sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy, nó chỉ mang một ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong kinh doanh. 1.1.3. Quan điểm về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart: SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 3 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Là một nhà quản lý người mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng:”chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó “. So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này. Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượng được. Do vậy, quan điểm về chất lượng này Của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách rời chất lượng với người tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. 1.1.4. Quan điểm về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất. Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao . Quan điểm này cho rằng “chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất”. Theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất không tính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tục của môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say xưa với những sản phẩm chất lượng cao của họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác, một cấp độ cao hơn. 1.1.5. Quan điểm xuất phát từ phía người tiêu dùng: Nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết điểm trong các quan điểm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm. Theo quan điểm nay thì:“ chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng “ Với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường. Các nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 4 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh các điều kiện sản xuất kinh doanh. Đây là những đòi hỏi rất cơ bản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, quan điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó. Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng có thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử. 1.1.6. Một số quan điểm khác: Ngoài các khái niệm đã nêu ở trên, còn một số khái niệm khác về chất lượng sản phẩm cũng được đưa ra nhằm bổ sung cho các khái niệm đã được nêu ra trước đó. Cụ thể theo các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng là:  Chất lượng là sự phù hợp các yêu cầu.  Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.  Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.  Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.  Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn(Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn pháp định. )  Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng. + Theo tiêu chuẩn ISO – 8402 /1994. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến. + Theo định nghĩa của ISO 9000/2000. Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu. + Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất. SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 5 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu câu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác. Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, dovậy trong quá trình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất. Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ xung cho nhau. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng. Có như vậy, việc tạo ra các quyết định trong quá trình quản lý nói chung và quá trình quản trị chất lượng noí riêng mới đảm bảo đạt được hiêụ quả cho cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức. 1.2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm: Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt, những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm. Mỗi tính chất được biểu thị bằng các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định có thể đo lường, đánh giá được. Vì vậy, nói đến chất lượng phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc điểm này khẳng định những sai lẩm cho rằng chất lượng sản phẩm là các chỉ tiêu không thể đo lường đánh giá được. Nói đến chất lượng sản phẩm là phải xem xét sản phẩm đó thoả mãn đến mức độ nào nhu cầu của khách hàng. Mức độ thoả mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thiết kế và những tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi sản phẩm. Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu dùng. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Một sản phẩm có thể được xem là tốt ở noi này nhưng lại là không tốt, không phù hợp ở nơi khác. Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 6 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương án chất lượng cho phù hợp. Chất lượng chính là sự phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm gồm hai loại: + Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế, kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông qua tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế… Loại chất lượng này phản ánh những đặc tính bản chất khách quan của sản phẩm do đó liên quan chặt chẽ đến khả năng cạnh tranh và chi phí. + Chất lượng trong sự phù hợp: Chất lượng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của sản phẩm thiết kế so với nhu cầu và mong nuốn của khách hàng. Mức độ phù hợp càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao. Loại chất lượng này phụ thuộc vào mong muốn và sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng vì vậy nó tác động mạnh mẽ đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. 1.3. Những tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm: Khi đề cập tới vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói tới mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của nó. Như vậy là “ mức độ thoả mãn nhu cầu” đó không thể tách rời khỏi những điều kiện kỹ thuật kinh tế xã hội cụ thể. Khả năng “thoả mãn nhu cầu” của sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua những tính chất đặc trưng của nó. - Tính kinh tế: Thể hiện ở khía cạnh chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế. Một sản phẩm có chất lượng kỹ thuật tốt, nhưng nếu được cung cấp với giá cao vượt quá khả năng chấp nhận của người tiêu dùng thì sẽ không phải là một sản phẩm có chất lượng cao về mặt kinh tế. - Tính kỹ thuật: Được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá và so sánh được. Những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất gồm có: + Chỉ tiêu công dụng: Đo giá trị sử dụng của sản phẩm. SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 7 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương + Chỉ tiêu độ tin cậy: Đo mức độ hỏng hóc, mức độ dễ bảo quản sửa chữa, tuổi thọ. + Chỉ tiêu công thái học: Đo mức độ hợp lý trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống “ con người- máy móc và thiết bị”. + Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đo mức độ mỹ quan. + Chỉ tiêu công nghệ: Đánh giá mức độ tối ưu của các giải pháp công nghệ để tạo ra sản phẩm. + Chỉ tiêu về tính dễ vận chuyển: Đánh giá mức độ thích hợp của sản phẩm đối với việc vận chuyển. + Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đánh giá mức độ thống nhất hoá, sử dụng các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá để tạo ra sản phẩm + Chỉ tiêu sinh thái học: Đánh giá mức độ tác động của sản phẩm đến môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất và sử dụng + Chỉ tiêu an toàn: Đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất và sử dụng sản phẩm Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá một cách toàn diện tính chất kỹ thuật của sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm cụ thể mà mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu sẽ khác nhau. - Tính xã hội: Thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Thế giới là một tập hợp gồm vô số các cộng đồng có những đặc điểm xã hội riêng biệt và trình độ phát triển khác nhau. Tính xã hội của chất lượng sản phẩm thể hiện ở khả năng kết hợp một cách hài hoà, đa dạng các nhu cầu thị hiếu tiêu dùng với khả năng phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí của từng cộng đồng. - Tính tương đối của chất lượng sản phẩm: Thể hiện ở sự phụ thuộc của nó vào không gian, thời gian, ở mức độ chính xác tương đối khi lượng hoá mức chất lượng sản phẩm. 1.4. Phân loại chất lượng sản phẩm: SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 8 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Để hiểu đầy đủ và có những biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. Theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 người ta phân loại chất lượng sản phẩm như sau: Chất lượng thiết kế là mức độ mà sự thiết kế phản ánh một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Chất lượng thiết kế là giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Chất lượng của sự phù hợp là mức độ mà một sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Sự thiết kế phải được tái tạo một cách trung thực ở mỗi sản phẩm Chất lượng sử dụng là mức độ mà người sử dụng có thể sử dụng liên tục của người sử dụng Chất lượng tiêu chuẩn là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng tiêu chuẩn là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại: Tiêu chuẩn Quốc tế là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều kiện từng nước. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm và tiêu chuẩn Quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. Tiêu chuẩn ngành (TCN) là các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ, các Tổng cục xét duyệt, ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong ngành, địa phương đó. Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là các chỉ tiêu về chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó. SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 9 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Chất lượng cho phép là dung sai cho phép mức sai lệch giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt qúa dung sai cho phép thì hàng hoá sẽ bị xếp vào loại phế phẩm. Chất lượng tối ưu là biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điêù kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. Thường các doanh nghiệp phải giải quyết được mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế, được đảm bảo trong qúa trình chế tạo, vận chuyển, bảo quản, phân phối, lưu thông và được duy trì trong qúa trình sử dụng. Tại mỗi giai đoạn đều có những yếu tố ảnh hưởng tác động với mức độ khác nhau. Đứng ở góc độ những nhà sản xuất kinh doanh, xem chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh, thì chất lượng sản phẩm chịu tác động của các yếu tố chính sau đây  Các nhân tố bên ngoài: Nhu cầu thị trường: Nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng không ngừng phát triển về số lượng, chủng loại, trình độ kỹ thuật, thời điểm cung cấp, giá cả, và người cung cấp luôn tìm mọi cách để đáp ứng, làm cho sản phẩm của mình có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của thị trường, đó là quá trình không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiềm năng kinh tế: Nhân tố này sẽ quyết định chính sách đầu tư, lựa chọn mức chất lượng phù hợp. Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ tác động vào chất lượng sản phẩm thông qua: + Sử dụng công nghệ tiên tiến + Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại + Sử dụng nguyên vật liệu có tính năng ưu việt SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 10 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương + Sử dụng các phương pháp tổ chưc quản lý sản xuất tiên tiến Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, chính sách khuyến khích phát triển đối với sản phẩm, hệ thống pháp luật Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến khả năng nâng cao chất lượng của mỗi doanh nghiệp, nó vừa là môi trường vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó tạo tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm, hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới Những yếu tố về văn hóa, truyền thống, tập quán của mỗi địa phương, dân tộc. Tình hình biến động của kinh tế Việt Nam và Thế giới: các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế,…  Nhóm nhân tố bên trong Lực lượng lao động của doanh nghiệp: Đây là một nhân tố có ảnh lớn đến chất lượng sản phẩm, dù công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại đến đâu thì nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố căn bản nhất tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, khả năng hiệp tác và khả năng thích ứng với sự thay đổi, khả năng nắm bắt thông tin…tất cả tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao trình độ và ý thức của người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chất lượng của mỗi doanh nghiệp Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị: Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Mức chất lượng trong sản phẩm phụ thuộc vào sự đồng bộ, tính tự động hoá… của thiết bị. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp: Nguyên liệu là nhân tố tham gia trực tiếp vào việc cấu thành nên SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 11 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương sản phẩm, do đó chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Doanh nghiệp không thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao từ những nguyên liệu có chất lượng kém. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người cung ứng và doanh nghiệp đảm bảo khả năng cung cấp đâỳ đủ, kịp thời, chính xác, chất lượng phù hợp. Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có tới 80% những vấn đề về chất lượng là do quản lý chất lượng gây ra. Vì vậy, nói đến quản lý chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản lý. Các yếu tố của sản xuất như nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và người lao động dù ở trình độ nào nhưng nếu không được tổ chức một cách hợp lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của sản xuất thì không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đôi khi trình độ quản lý tồi còn làm giảm chất lượng sản phẩm, gây lãng phí nguồn lực sản xuất dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.. Trình độ tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các phương pháp quản lý công nghệ. Mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt bộ máy quản lý kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chú trọng trang bị các phương tiện kiểm tra kỹ thuật giám định chất lượng sản phẩm. 1.6. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng bởi lẽ cho đến giai đoạn hiện nay nước ta còn chưa có một chính sách quốc gia về chất lượng sản phẩm. Công việc này không những có vai trò quan trọng đối với các doanh SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 12 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó được thể hiện như sau: Nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Không những lợi ích kinh tế - văn hoá mà nó còn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách chêch lệch về phát triển kinh tế bởi lẽ việc thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp, nó cho phép nâng cao uy tín, góp phần mở rộng thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng thu nhập và tạo tích luỹ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp cũng như tập đoàn trong nước một khi đã có sự khẳng định về chất lượng thì việc tiến hành mở rộng thị trường ra thế giới là một việc đơn giản và hầu như không có bất cứ trowngr ngại nào có thể cản lại được. Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin đối với khách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ, tiến tới thay thế hàng ngoại bằng hàng nội. Thật vậy, đối với tư duy của người Việt Nam thì hàng nhập khẩu luôn luôn có chất lượng tốt hơn hàng nội địa bởi vì giá hàng nhập khẩu luôn cao hơn và cũng vì tâm lý của người tiêu dùng hàng có chất lượng cao hơn được nhiều người sử dụng thì sẽ là hàng tốt và có sức tiêu thụ rất mạnh cho nên việc người tiêu dùng loại hàng nội sẽ là chuyện đương nhiên nếu như các công ty cũng như nhà nước không kịp thời đưa ra các chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm hàng nội địa. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường chưa nói gì đến việc tăng tỷ lệ doanh thu thì trước tiên cần thiết phải xây dựng SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 13 Báo cáo thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳn trong mọi trường hợp đã là nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chất lượng đã thay thế giá cả, và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Vì vậy, quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quản trị chất lượng được thể hiện trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục và mang tính hệ thóng thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Nó có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp. Nếu quản trị chất lượng tốt, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngào, chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa... từ đó giảm được giá thành của một sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng. Phân tích chi phí chất lượng là một công cụ quản lý quan trọng cung cấp cho chúng ta một phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng, một phương pháp để xác định các khu vực có trục trặc và các chỉ tiêu hành động. Quản trị chất lượng tốt sẽ bảo đảm tốt cho chu trình sản xuất được tiến hành liên tục và có hiệu quả cao - sản phẩm được tuân thủ theo chất lượng đã được thiết kế. Rõ ràng muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thì cần phải xác định, theo dõi và kiểm soát các đầu vào của quy trình: Vật liệu, thủ tục, phương pháp thông tin, con người, kỹ năng, kiến thức, đào tạo, máy móc thiết bị... Như vậy, mỗi một nhiệm vụ trong toàn bộ máy tổ chức sản xuất được coi trọng và kiểm soát chặt chẽ. Quản trị chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng cao dẫn đến tính năng tác dụng, tiết kiệm nguồn tài nguyên tăng giá trị sản phẩm SVTH: Trần Thị Duyên – Lớp CDTD12TH 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan