Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực...

Tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo yếu tố trong doanh nghiệp vận tải biển

.DOCX
60
259
118

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ LỜI MỞ ĐẦU Mục đích cuối cùng của bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng là lợi nhuận. Để đạt được điều đó trước hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động của doanh nghiệp mình cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có thể ra được các quyết định hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong quá trình hoạt động các vấn đề thường phát sinh có rất nhiều như nhu cầu thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau,bản thân doanh nghiệp cũng tồn tại các vấn đề về nhân lực, nguồn vốn.Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt sản xuất người ta sử dụng một công cụ là phân tích hoạt động kinh tế. Dùng công cụ này người ta nghiên cứu mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả, để phát hiện quy luật phát triển của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt . Sản phẩm của ngành vận tải là sự di chuyển hàng hoá hành khách trong không gian. Cũng như các ngành kinh doanh khác các doanh nghiệp vận tải luôn hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận.Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để sản xuất kinh doanh có hiệu qủa mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương pháp kinh doanh mới. Một trong những phương pháp để đạt được mục đích là phân tích hoạt động kinh tế . Bài thiết kế này đề cập tới nội dung chính : “Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo yếu tố trong doanh nghiệp Vận tải biển”. Thông qua việc đánh giá phân tích tìm hiểu được những nguyên nhân gây ra những biến đông kinh tế trong doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế của doanh nghiệp trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, vật 1 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ lực. Qua đó giúp doanh nghiệp có biện pháp hữu hiệu, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành, đưa ra những biện pháp khắc phục yếu kém từ bản thân doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển tốt hơn. 2 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ MỤC LỤC Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.............4 A. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. 4 B. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài.............................................5 Phần 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG..................................................................................................9 A. Mục đích, ý nghĩa.........................................................................................9 B. Phân tích........................................................................................................9 Phần 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH THEO YẾU TỐ.......................................................................................................36 A. Mục đích – ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành..................................................36 B. Phân tích......................................................................................................37 Phần 4: Kết luận và kiến nghị...............................................................................57 3 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ A. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế là việc phân chia, phân giải các quá trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận hợp thành sau đó dùng các phương pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tập hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. I. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế - Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.Đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế. - Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. II. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế Là một nhà kinh doanh, bao giờ bạn cũng phải quan tâm đến hiệu quả và mong muốn hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Để đạt được điều đó, trước hết phải có nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động. Nhận thức, quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của lãnh đạo quản lý khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ tương lai. Để có thể nhận thức đúng đắn, người ta sử dụng một công cụ quan trọng là phân tích kinh tế. Dùng công cụ này, người ta nghiên cứu 4 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả để phát hiện quy luật tạo thành, quy luật phát triển các hiện tượng kinh tế và kết quả kinh doanh. Từ đó có những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanhh của doanh nghiệp. Nếu thiếu những kết luận rút ra từ việc phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết định đưa ra đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, vì thế nó khó có thể có kết quả tốt đẹp. Vậy có thể phát biểu về ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế như sau: “Với vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, phân tích hoạt động kinh tế trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.” B. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài. Các phương pháp kỹ thuật dùng trong phân tích được chia thành 2 nhóm: * Nhóm 1: Các phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh. - Phương pháp so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân. - Phương pháp chi tiết: chi tiết theo thời gian, chi tiết theo không gian (địa điểm, đơn vị), chi tiết theo các bộ phận cấu thành. * Nhóm 2: Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp số chênh lệch - Phương pháp cân đối - Phương pháp liên hệ cân đối - Phương pháp chỉ số - Phương pháp tương quan hồi quy … Trong phạm vi đồ án này, ta sử dụng các phương pháp kỹ thuật sau: 5 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ I. Phương pháp so sánh Là phương pháp dược vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp so sánh sau: - So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. - So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng. - So sánh giữa bộ phận và tổng thể để xác định kết cấu hiện tượng nghiên cứu. - So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu giữa các đơn vị. - So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu. Trong bài ĐAMH đã sử dụng các phương pháp so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối) : y = ( y1- y0 ) cho biết quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa 2 kỳ. Trong đó : y1, y0 : mức độ của hiện tượng kinh tế kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. So sánh bằng số tương đối Số tương đối động thái Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian. Số tương đối động thái dạng đơn giản t = (y1/ y0).100 (%) Trong đó : y1, y0 : mức độ của hiện tượng kinh tế kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. Số tương đối động thái dạng liên hệ Áp dụng khi tính cần liên hệ với một chỉ tiêu nào đó có liên quan. Trị số chỉ tiêu kỳ nghiên cứu.100(%) t’ = 6 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ Trị số chỉ tiêu kỳ gốc. Hệ số tính chuyển Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ NC Hệ số tính chuyển = (chỉ số của chỉ tiêu liên hệ) Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ gốc Số tương đối động thái dạng kết hợp Mức biến động tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu = y1 – y0 . hệ số tính chuyển Số tương đối kết cấu Để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể: d = ybp.100/ ytt (%) Trong đó :ybp, ytt là trị số của chỉ tiêu ở bộ phận và tổng thể. II. Phương pháp chi tiết Trong ĐAMH đã sử dụng phương pháp chi tiết sau: Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý. Phương pháp cân đối Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó. Khái quát nội dung của phương pháp : 7 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ Chỉ tiêu tổng thể: y Chỉ tiêu cá thể: a,b,c + Phương trình kinh tế: y = a + b - c Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: yo = a0 + b0 - c0 Giá trị chỉ tiêu kỳ n/c: y1 = a1 + b1 - c1 + Xác định đối tượng phân tích: y = y1- y0 = (a1 + b1 - c1)- (a0 + b0 - c0) + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: *) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1- a0 Ảnh hưởng tương đối: ya = (ya.100)/y0 (%) *) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1- b0 Ảnh hưởng tương đối: yb = (yb.100)/y0 (%) *) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = c1- c0 Ảnh hưởng tương đối: yc = (yc.100)/y0 (%) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố : ya+ yb+ yc = y ya+ yb+ yc =  =(y.100)/y0 (%) Lập bảng phân tích: 8 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ Kỳ gốc STT Chỉ tiêu Qui mô 1 Nhân tố Tỷ trọng (%) Kỳ n/c So Qui Tỷ trọng sánh mô (%) (%) Chênh MĐAH lệch y(%) a0 da0 a1 da1 a a ya b0 db0 b1 db1 b b yb c0 dc0 c1 dc1 c c yc y0 100 y1 100 y y - thứ 1 2 Nhân tố thứ 2 3 Nhân tố thứ 3 Tổng thể 9 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG A. Mục đích, ý nghĩa Ý nghĩa Trong doanh nghiệp vận tải, hàng hóa chính là đối tượng lao động. Những đặc tính của hàng hóa có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các mặt hàng vận chuyển khác nhau là khác nhau ở đặc tính tự nhiên của nó. Mỗi mặt hàng khác nhau lại có yêu cầu về bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ khác nhau, giá trị khác nhau và cước phí vận chuyển cũng khác nhau. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tính toán được sự biến động về khối lượng vận chuyển các mặt hàng, thấy được những mặt hàng nào là lợi thế, mặt hàng nào chưa hiệu quả để từ đó có biện pháp tăng giảm sản lượng vận chuyển cho doanh nghiệp. Mục đích + Đánh giá chung việc thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng của doanh nghiệp. + Tính toán sự biến động về khối lượng hàng hóa vận chuyển của các mặt hàng, mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng đến sản lượng của doanh nghiệp. + Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động khối lượng vận chuyển các mặt hàng đó. Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan, nguyên nhân tích cực, hiêu cực. + Đề xuất các biện pháp và phương hướng giải quyết, phát huy các nguyên nhân tích cực, hạn chế cũng như khắc phục các nguyên nhân tiêu cực để phát huy những tiềm năng nhằm khai thác hiệu quả những nguồn lực của doanh nghiệp và đề ra các xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 10 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ C. Phân tích I. Phương trình kinh tế ∑QL = (QL)1 + (QL)2 +.....+ (QL)n = ∑(QL)i (TKm) Trong đó : ∑QL : chỉ tiêu phân tích- tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển QLi : nhân tố cấu thành nên chỉ tiêu- khối lượng hàng hóa luân chuyển quý i. Trong khối lượng hàng hóa luân chuyển từng quý này bao gồm : Q : khối lượng hàng hóa vận chuyển (T) L : cự ly vận chuyển bình quân (Km) II. Xác định đối tượng phân tích Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu dựa theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện như sau : ∑QL0 = 1333 198 800 (TKm) ∑QL1 = 1167 263 328 (TKm) Đối tượng phân tích là chênh lệch tuyệt đối giữa ∑QL ở 2 kỳ : ΔQL = ∑QL1 – ∑QL0 =1167 263 328 – 1333 198 800 = -165 935 472 (TKm) III. 11 Lập bảng phân tích BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ IV. Đánh giá chung Qua bảng số liệu ta thấy được khối lượng hàng hóa luân chuyển ở kì gốc là 1.333.198.800 Tkm, ở kì nghiên cứu là 1.167.263.328 Tkm, như vậy ở kì nghiên cứu đã giảm so với kỳ gốc một lượng là 165.935.472 Tkm, tương đương với 12,45%. Có thể thấy khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm đi là do các mặt hàng lương thực, phân bón, xi măng, khác. Trong đó mặt hàng phân bón biến động nhiều nhất với lượng giảm là 21,81 %, tương đương 54.907.336 Tkm, mặt hàng xi măng biến động ít nhất với lượng giảm 7,71%, tương đương với 27.743.939 Tkm. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này là Q: khối lượng hàng hóa vận chuyển L: cự ly vận chuyển bình quân Tổng Khối lượng hàng hóa vận chuyển của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 97.584T hay tăng 16,25%. Trong đó khối lượng hàng hóa vận chuyển của mặt hàng lương thực, xi măng và khác tăng: cụ thể tăng nhiều nhất là xi măng tăng 58.583T hay 38.29%, tăng ít nhất là lương thực, tăng 11,15% hay 29.947T. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của hàng phân bón giảm, cụ thể là giảm 6278T, hay giảm 5,43%. Cự ly vận chuyển bình quân của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 548km hay giảm 24,68%. Tất cả các mặt hàng đều có sự biến động giảm trong cự ly vận chuyển bình quân, cụ thể là hàng xi măng giảm mạnh nhất với 33,26%, tương đương với 782km, hàng phân bón giảm ít nhất giảm 17,32% tương đương với 377km. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khối lượng hàng hóa luân chuyển như:  Hoạt động của phòng khai thác thương vụ hoạt động tốt 12 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ  Khách hàng của doanh nghiệp kí kết được các hợp đồng lớn.  Thay đổi tuyến hoạt động 13 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ V. Phân tích chi tiết 1. Hàng lương thực a) Khối lượng Qua số liệu bảng phân tích ta thấy mặt hàng lương thực có sản lượng hàng luân chuyển là lớn nhất trong sản lượng luân chuyển cụ thể ở kì gốc là 42,77% kì nghiên cứu là 43,41%. Qua bảng phân tích ta thấy rằng sản lượng luân chuyển của mặt hàng lương thực tăng cả về quy mô và giảm về tỷ trọng cụ thể: Quy mô kì gốc là 268.501T , kì nghiên cứu là 298.448T tăng 29.247T tương ứng tăng 11,15% và tỷ trọng giảm từ 44,71% xuống 42,75%. Điều này đã làm tổng sản lượng luân chuyển của hàng lương thực giảm 63.500.117 tương ứng với giảm 4,76%. Sỡ dĩ có biến động giảm này có thể do 1 trong số các nguyên nhân sau đây  Nguyên nhân thứ nhất: do tình hình thời tiết tốt Có thể thấy đối với hàng lương thực thì thời tiết có ảnh hưởng rất lớn, điều này được thể hiện rõ rệt ở kì gốc, đó là khoảng thời gian mà thời tiết có nhiều dấu hiệu cực đoan, cùng với đó là khoảng thời gian mưa lũ và hạn hán diễn biến bất thường làm bà con nông dân bị thiệt hại rất nhiều.Những cơn bão lớn xảy ra vào khoảng thời gian tháng 9,10 có những nơi bà con gần như mất trắng. Nhưng những điều nay đã được khắc phục dần trong kỳ nghiên cứu, thời tiết đã ôn hòa hơn, đồng thời là bà con nông dân đã có cách ứng phó kịp thời với bão lũ hàng năm. Điều này góp phần làm cho lượng cung hàng lương thực trên thị trường tăng hơn so với kỳ gốc, DN nhận được nhiều đơn hàng hơn và khối lượng hàng hóa vận chuyển bình quân tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực ảnh hưởng đến DN. 14 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ  Nguyên nhân thứ hai: do chủ hàng kí kết được các hợp đồng lớn Trong kỳ nghiên cứu, ngoài 2 DN chuyên cung ứng hàng lương thực là khách hàng thân thiết của Dn thì DN còn kí kết được hợp đồng vận chuyển với 1 công ty cũng chuyên về cung ứng hàng lương thực. đây đều là những công ty lớn, có tên tuổi trong nước, lượng hàng của họ không chỉ ổn định mà còn được nâng cao về chất lượng qua hàng năm. Chính vì lẽ đó mà lg hàng hóa vận chuyển của DN trong kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực đối với doanh nghiệp  Nguyên nhân thứ 3: Do doanh nghiệp có đội ngũ marketing tốt Trong kì gốc, doanh nghiệp tuyển dụng được một nhóm sinh viên mới ra trường có chất lượng để làm nhiệm vụ marketing cho doanh nghiệp, khoảng thời gian trong kỳ gốc, nhóm nhân viên này đã học hỏi rất tốt từ những bậc tiền bối có kinh nghiệm trong nghề. Đến kỳ nghiên cứu, họ đã có thể tự tham gia các cuộc họp khách hàng, các buổi triển lãm giới thiệu sản phẩm. đội ngũ nhân viên này có ngoại ngữ tốt, bên cạnh đó là khả năng ngoại giao, họ giới thiệu cho khách hàng tiềm năng về chất lượng của doanh nghiệp đối với khách hàng trong nước và quốc tế, mang về nhiều đơn hàng cho công ty trong kỳ nghiên cứu. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực  Nguyên nhân thứ 4: Do chất lượng sản phẩm tốt Việt Nam luôn được biết đến là đất nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng trong top đầu của thế giới, Nhà nước ta luôn chú trọng điều này bằng việc đầu tư cho ngành nông nghiệp để phát triển các giống lúa mới có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của những nước có tiêu chuẩn cao về hàng nhập khẩu như châu Âu hay Hoa Kỳ. đặc biệt ở 2 khu vực đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu long luôn được coi là vựa lúa của cả nước, 2 khu vực này có sản lượng lúa lớn, là nguồn cung hàng lương thực cho cả nước cũng như xuất khẩu đi nước ngoài. 15 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp cũng đã kí được khá nhiều đơn hàng khi lượng cung lương thực lớn và chất lượng của 2 khu vực này. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp b) Cự ly vận chuyển bình quân Cự li vận chuyển của mặt hàng lương thực ở kì gốc là 2.124Km, ở kì nghiên cứu là 1698Km giảm 426Km tương ứng với 20,06%. Điều này đã làm tổng khối lường hàng hóa luân chuyển giảm 127.104.545TKm tương ứng giảm 4,76%. Sỡ dĩ có sự biến động giảm này có thể do 1 trong số các nguyên nhân sau đây:  Nguyên nhân thứ nhất: doanh nghiệp tập trung vào khai thác tuyến nội địa và tuyến Việt Nam – Đông Nam Á Ngay từ cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế asean aec được thành lập, các hiệp định song phương đa phương giữa các nước trong khu vực đông nam á bắt đầu được kí kết và triển khai. doanh nghiệp muốn nắm bắt các cơ hội mới trên thị trường này, do đó đưa đội ngũ phòng kinh doanh tập trung khai thác trên thị trường này, kết quả là trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã kí được nhiều đơn hàng vận chuyển quanh khu vực này. Tàu không cần vận chuyển đường dài như kỳ gốcnhưng vẫn làm cho khối lượng hàng vận chuyển tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tích ảnh hưởng đến hoạn động của doanh nghiệp.  Nguyên nhân thứ hai: doanh nghiệp đưa một số tàu có tuổi lớn về khai thác ở tuyến gần Trong đội tàu của doanh nghiệp có 3 tàu có tuổi tàu trên 20 tuổi, ở kỳ gốc, 3 tàu này vẫn có thể hoạt động ở các tuyến xa nhưng đến kỳ nghiên cứu doanh 16 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ nghiệp đã quyết định chuyển 3 tàu này về khai thác ở tuyến gần để đảm bảo chất lượng cho tàu Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp  Nguyên nhân thứ ba: do giá cước vận chuyển ở tuyến xa giảm Do giá cước vận chuyển trên các tuyến xa giảm nên doanh nghiệp chủ yếu vận chuyển các tuyến gần: Trong kỳ nghiên cứu, cung hàng hóa trên các tuyến xa giảm hơn so với kỳ gốc, đồng thời, các hãng tàu lớn có giá thành đơn vị thấp lại giảm giá cho các chủ hàng để tích cực gom hàng trên các tàu cỡ lớn của họ đã làm giá cước chung trên các tuyến xa giảm. Nhận thấy sự giảm giá cước trên các tuyến xa sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế bằng các tuyến gần nên trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp chủ yếu tập trung khai thác vận chuyển trên các tuyến gần hơn, do đó cự li vận chuyển bình quân ở kỳ nghiên cứu cũng giảm đi so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực đối với doanh nghiệp.  Nguyên nhân thứ tư: Một tàu vận chuyển trên tuyến xa gặp nạn nên không thể tiếp tục khai tác Đầu kì nghiên cứu, một tàu có trọng tải lớn chuyên chở lương thưc chạy tuyến Hải Phòng – Pusan Hàn Quốc do va phải đá ngầm nên tàu bị thủng và bị chìm một phần. Do tàu gặp tai nạn khá xa đất liền nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là tàu bị hư hỏng nghiêm trọng buộc phải đưa vào cảng lánh nạn ở Hàn Quốc và cử người của công ty sang để sửa chữa. Do vậy, trong suốt kỳ nghiên cứu, tàu không thể khai thác làm giảm lượng vận chuyển của doanh nghiệp. Vì tàu bị tai nạn có trọng tải tương đối lớn, chiếm tỷ trọng cao trong các tàu chở vật liệu xây dựng nên khi tàu không thể khai thác làm cự li vận chuyển bình quân mặt hàng này giảm xuống so với kỳ gốc. 17 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực làm giảm sản lượng của doanh nghiệp. 18 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ 2. a) Hàng phân bón Khôi lượng vận chuyển Qua bảng phân tích ta thấy rằng sản lượng luân chuyển của mặt hàng phân bón giảm cả về quy mô và tỷ trọng cụ thể: Quy mô kì gốc là 115.604T, kì nghiên cứu là 109.326T giảm 6278T tương ứng giảm 5,43% và tỷ trọng giảm từ 19,25% xuống 15,66%. Điều này đã làm tổng sản lượng luân chuyển của hàng phân bón giảm 54.907.336T tương ứng với giảm 4,12%. Sở dĩ có sự biến động giảm của khối lượng vận chuyển hàng phân bón có thể do một trong các nguyên nhân sau:  Nguyên nhân thứ nhất: do chính sách của Chính phủ về hạn chế nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc Theo số liệu báo cáo thống kê từ kỳ gốc thì Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu phân bón vào thị trường Việt Nam (chiếm hơn 40%). Nhưng ở kỳ nghiên cứu, vì quan hệ giữa Việt Nam và Trung QUốc không tốt nên chính phủ đã đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu phân bón từ Trung quốc, những hợp đồng lớn vận chuyển phân bón từ Trung quốc về Việt nam ít dần đi, lượng phân bón vận chuyển bằng đường biển với số lượng nhỏ được chuyển qua vận chuyển theo đường bộ theo biên giới Việt Nam - Trung quốc, điều này đã ảnh hưởng rất khối lượng hàng phân bón vận chuyển của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.  Nguyên nhân thứ hai: do biến động giá nông sản trên thị trường nông sản thế giới Theo Hiệp hội phân bón Quốc tế (IFA), trong kỳ gốc giá nông sản làm cho giá của hàng phân bón trên thị trường cũng có sự biến động. sau khi tính toán kỹ lưỡng và cảm thấy doanh nghiệp sẽ không thu được nhiều lợi nhuận khi tham gia vào vận chuyển hàng phân bón nên trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã quyết định chuyển sang vận chuyển những mặt hàng có cước phí, lợi nhuận cao như 19 BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾẾ hàng container, hàng đông lạnh, lượng hàng phân bón vận chuyển trong kỳ nghiên cứu chính vì vậy cũng giảm so với kỳ gốc  Nguyên nhân thứ ba: tình trạng phân bón kém chất lượng trên thị trường Việt Nam Tình trạng phân bón giả lâu nay vẫn tồn tại, kỳ nghiên cứu có xu hướng tăng so với kỳ gốc. Việt Nam hiện nay có khoảng 1000 cơ sở sản xuất phân bón, tạo ra hơn 5.000 loại phân bón trong danh mục cho phép, và 5.000 loại phân bón đang được sản xuất ngoài danh mục cho phép. Những cơ sở này cung cấp cho 16.000 cửa hàng kinh doanh phân bón trên toàn quốc. Theo một chuyên gia nước ngoài, số lượng cơ sở sản xuất và chủng loại phân bón của Việt Nam là quá nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ tại Thái Lan chỉ có hơn 100 loại phân bón, Hàn Quốc có khoảng 40 loại…Thực trạng tại Việt Nam không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân, nhiều công ty làm ăn chân chính cũng đang bị làm giả, làm nhái nhãn mác, không đảm bảo chất lượng để đánh lừa người nông dân, thu lời bất chính. Tình trạng phân bón giả có xu hướng gia tăng, gây bức xúc nhiều trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và bà con nông dân. Đặc biệt, khi việc làm giả này còn có sự móc nối trong và ngoài nước bằng việc cung cấp nguyên liệu xấu, kém chất lượng, đưa vào VN đóng gói quảng cáo hàng tốt gây ảnh hưởng lớn đến thị trường phân bón trong nước và trong khu vực. Nhiều hang phân bón của Việt nam bị mất uy tín trên thị trường cũng vì tình trạng này, trong đó có nhiều khách hàng lớn của doanh nghiệp, hợp động vận chuyển hàng giảm nên khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.  Nguyên nhân thứ tư: sản phẩm phân bón của Việt Nam không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan