Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính tại nông trường phúc do...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại nông trường phúc do

.DOCX
49
96
64

Mô tả:

Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH PHỤ LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................4 NỘI DUNG............................................................................................. CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..................................................................................................................8 1.1.Khái niệm, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính.....................................8 1.1.1. Các khái niệm..............................................................................................8 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính..................................................9 1.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính..................................9 1.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính......................................11 1.4. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính.....................................................12 1.5. Nội dung phân tích.......................................................................................14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TẠI NÔNG TRƯỜNG PHÚC DO............................................................................................................16 2.1. Giới thiệu về Nông trường Phúc Do.............................................................16 2.1.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................16 2.1.2. Đặc điểm hoạt đông sản xuất kinh doanh của nông trường......................17 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nông trường...............................................................18 2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do.............................21 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do.............21 2.2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..................................21 1 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH 2.2.1.2. Phân tích kết cấu tài sản.........................................................................22 2.2.1.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn...................................................................23 2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính....................................................................24 2.2.3. Đánh giá tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do.............................42 2.2.3.1. Những thuận lợi......................................................................................42 02.2.3.2. Những khó khăn...................................................................................42 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP..........................................................................45 3.1. Định hướng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính tại doanh nghiệp.........................................................................................45 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính tại doanh nghiệp... .............................................................................................................................42 3.3. Các kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính tại doanh nghiệp..................................................................................................................47 KẾT BÀI.............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................50 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ 2 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Nông trường Phúc Do qua ba năm 2010, 2011 và 2012 DVT: Triệu đồng Khoản mục A – TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B – TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN A – NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B – VỐN CHỦ SỞ HỮU I. vốn chủ sở hữu II. nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2010 2011 2012 677 178 117 232 142 8 1271 644 472 172 525 102 1948 881 803 78 1067 1011 56 1948 747 194 121 267 156 9 1228 602 405 197 536 90 2035 862 794 68 1173 1103 70 2035 859 288 125 275 162 9 1294 593 350 243 624 77 2154 856 786 70 1298 1214 84 2154 Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động sản suất kinh doanh tại Nông trường Phúc Do qua ba năm 2010, 2011 và 2012 DVT: Triệu đồng Khoản mục 2010 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch 1367 2011 1412 2012 1458 vụ 3 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1018 350 67 23 16 71 306 405 304 1050 362 62 28 18 78 299 401 300 1084 374 75 29 20 87 314 429 321 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính UBNH: Ủy ban nhân dân SXKD: Sản xuất kinh doanh VCSH: Vốn chủ sở hữu TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn 4 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Vtq: Vòng quay tổng tài sản Vnts: Vòng quay tài sản ngắn hạn Vdts: Vòng quay tài sản dài hạn Vkpt: Vòng quay khoản phải thu ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng hợp tác kinh doanh bình đẳng hữu nghị cùng có lợi với các quôc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nâng cao được vị thế, uy tín của mình trên trường quốc tế. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết và bao giờ cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn chủ sở hữu, các quỹ xí nghiệp, vốn vay và các loại vốn khác. Bởi vậy việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cho các đối tượng sử dụng, giúp 5 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH họ đánh giá chính xác thực trạng tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình hoạt động tài chính – khâu trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là môt vấn đề có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại Nông Trường Phúc Do” làm báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản là cung cấp những thông tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả sản suất kinh doanh 4. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là phân tích tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do qua 3 năm 2010-2011-2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, so sánh 6. Cấu trúc bài: Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương: 6 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Chương 1: Những cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do Chương 2: Thực trạng vấn đề tài chính tại Nông trường Phúc Do Chương 3: Các giải pháp khắc phục và hoàn thiện vấn đề tài chính tại doanh nghiệp. CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NÔNG TRƯỜNG PHÚC DO. 1.1. Khái niệm, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính. 1.1.1. Các khái niệm.  Báo cáo tài chính: Là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình cấp phát, tiếp cận kinh phí của nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ và tình hình sử dụng từng loại kinh phí. Là phương tiện trình bày tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí cũng như khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của đơn vị cho những người quan tâm. Là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 7 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH bốn loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.  Phân tích báo cáo tài chính: Là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà phân tích ra các quyết định có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó. Là việc đánh giá những gì đã làm được trong một thời kỳ nhất định ( quý, năm,…), dự kiến những gì sẽ sảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp, tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu thể hiện để thực hiện trong thời gian tới. Tùy theo loại hình sản xuất kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, tình hình vốn và nguồn vốn của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Do vậy, các nhà phân tích đã thiết lập nên một hệ thống các chỉ số cần thiết, sắp xếp chúng thành những nhóm phù hợp, thực hiện những so sánh để có những thông tin quan trọng cho việc đánh giá hiệu quả quản lý, xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. từ các kết quả phân tích, chúng ta sẽ có những quyết định phù hợp để đầu tư, huy động vốn hoặc quản trị doanh nghiệp. 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay. 8 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, khác khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính Theo quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì BCTC ở một doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Là bảng báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm cuối năm. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phản ánh bốn nội dung cơ bản: Doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí qua 9 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH lý, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh trong thời kỳ và chỉ ra các hoạt động kinh doanh đó mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về vốn, kỹ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảng lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chính: Là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. 1.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.  Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí… Tuy nhiên, doanh nghiệp 10 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiện các nguồn lực và phải buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà đầu tư: Họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp… Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư vào công ty trong tương lai. Có thể nói: mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.  Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. Hoạt động sản suất kinh doanh và cung cấp dịch vụ đều ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi số liệu trên báo cáo tài chính. Phân tích BCTC của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục được những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanh nghiệp 11 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH trong tương lai. Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất king doanh của doanh nghiệp. 1.4. Phương pháp phân tích BCTC.  Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Nội dung của so sánh bao gồm: - So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài - chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt - động tài chính. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.  Phương pháp loại trừ Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Các nhân tố có thể làm tăng giảm thậm chí có những nhân tố không có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn là những nhân tố 12 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực.  Phương pháp số chênh lệch Là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy, trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của nhân tố đó.  Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp tiến hành lần lượt từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế toán, hoặc kỳ kinh doanh trước. Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần kiến nghị những giải pháp xác thực, nhằm không ngừng nâng cao kết quả hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.  Phương pháp liên hệ cân đối: Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích mà trong đó các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số. Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp 13 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH nhằm đưa ra các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp theo đạt được những kết quả cao hơn. 1.5. Nội dung phân tích. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm phát huy vai trò và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính trong quản lý doanh nghiệp, nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, bao gồm: 1.5.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán đã được trình bày trên từng báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Phân tích bảng cân đối kế toán - Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh - Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính. 1.5.2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo và trên các BCTC - nhằm đánh giá những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Phân tích cấu trúc tình hình tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt - động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích khả năng sinh lời của tài sản 14 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH - Định giá doanh nghiệp và phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh - nghiệp. Dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Giữa các nội dung của phân tích báo cáo tài chính có mối liên hệ mật thiết hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu đánh giá toàn diện và sâu sắc thực trạng tài chính của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NÔNG TRƯỜNG PHÚC DO. 2.1. Giới thiệu về Nông trường Phúc Do 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Tên giao dịch: Nông trường Phúc Do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Thanh Hóa. Địa chỉ: Thôn Phúc Tâm – xã Phúc Do – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa Điện thoại : 0373.529.576 Fax : 0373.529.087 15 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Nông trường Phúc Do được thành lập vào năm 1955. Nông trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp sau đó thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Căn cứ quyết định số 789/QD – UB ngày 04/07/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển giao quyền quản lý cho công ty cao su cà phê Thanh Hóa thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Quết định số 6337/QD – CT ngày 19/05/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Nhằm phát huy sức mạnh tổng thể, tinh thần tự chủ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, chuyển Nông trường Phúc Do công ty cao su Thanh Hoá thành Nông trường phúc do công ty TNHH một thành viên cao su Thanh Hóa bắt đầu từ ngày 01/05/2010. Với số vốn điều lệ là 50 tỷ VND, trong đó là vốn ngân sách Về quy mô: Có 300 cán bộ CNV. Được tổ chức thành 5 đội sản suất. Nông trường đã mạnh dạn đầu tư vào cây cao su, nâng cấp và mua sắm thêm nhiều trang thiết bị, máy móc. Nhờ có chính sách kinh tế mở cửa của đảng và nhà nước cùng với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ CNV trong toàn Nông trường nên hoạt động SXKD của nông trường ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả, doanh thu không ngừng tăng, mỗi năm đạt từ 10 tỷ VND trở lên. Kim ngạch xuất hàng năm từ 6 – 8 triệu USD. Vì vậy hoạt động sản xuất của Nông Trường ngày càng được nâng cao. Với những kết quả đạt được, nông trường đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Là doanh nghiệp nhà nước luôn thực hiện nghiêm túc pháp lệnh của nhà nước về kế toán thống kê, tuân thủ các chính sách chế độ do nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Luôn tìm tòi, nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nông trường. 16 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các mặt hàng mủ cao su Sản phẩm sản xuất chủ yếu là mủ cao su Nông trường bán hàng theo phương thức xuất khẩu Có thể tóm tắt trình tự các bước qua sơ đồ sau: Chuẩn bị về đất Hoạt động sản xuất Trồng cây Chăm sóc Cạo mủ Chuẩn bị cây giống Xuất hàng Nhập kho Bộ phận kỹ thuật thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng hàng cũng như thông số kỹ thuật, hướng dẫn và sử lý các sai phạm, đề xuất kịp thời hướng giải quyết để đảm bảo cho việc sản xuất liên tục và thông suốt. Cơ cấu về lao động: Số liệu lao động tại thời điểm ngày 30/06/2010 tổng số CBCNV là 300 người, trong đó trực tiếp sản xuất là 280 người được chia thành 5 đội, gián tiếp sản xuất là 20 người được chia thành 4 phòng ban chức năng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nông trường Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trực thuộc Công ty TNHH một thành viên cao su thanh hóa. Trực tiếp quản lý và điều hành Nông trường là công ty TNHH một thành viên cao su thanh hóa. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NÔNG TRƯỜNG 17 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Tổng giám đốc Giám đốc P. Tổ chức HC lao động tiền lương Đội I P. kỹ thuật Đội II Phó giám đốc P. kế hoạch vật tư Đội III Đội IV P. Tài chính kế toán Đội V  Ban giám đốc Nông trường: Gồm 2 người, 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc nông trường: Là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nông trường. Phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển của nông trường, công tác nhân lực, công tác Đảng, công tác tổ chức. giám đốc là người đại diện pháp nhân của nông trường, chịu trách nhiệm về kết quả SXKD và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc có quyền điều hành và quyết định mọi lĩnh vực hoạt động của nông trường theo đúng chính sách pháp luật và nghị quyết của đại hội CNVC. Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc về mọi công việc trong nông trường.  Các phòng ban 18 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH Phòng kế toán tài chính: Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. tổ chức công tác hạch toán ghi chép và phương án đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế Tài chính phát sinh. Tập hợp các chi phí tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, quyết toán và báo cáo quyết toán theo chế độ nhà nước quy định. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý đúng đắn của các khoản thu nhập, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác và kịp thời. xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác các nguồn vốn kịp thời, có hiệu quả để phục vụ sản xuất. Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất, giá bán của sản phẩm. tổ chức chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Phòng kỹ thuật: Trên kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác chuân bị phục vụ sản xuất, như nghiên cứu, thiết kế, quy trình sản xuất. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy trình trồng, chăm sóc và khai thác. Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất và kỹ thuật, tổ chức hợp lý đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, việc thực hiện quy trình công nghệ, xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm mủ cao su. Phòng tổ chức – hành chính – lao động tiền lương: Có nhiệm vụ thực hiện về công tác tổ chức hành chính lao động tiền lương tham mưu cho Giám đốc về bố trí nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất hợp lý, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương và thưởng, nhằm khuyết khích người lao động. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với người lao động như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh. Xây dựng nội quy về an toàn lao động, các quy chế làm việc, mối quan hệ giữa các đơn vị trong nông trường nhằm xây dựng nề nếp, tổ chức và nâng cao hiệu quả của người lao động. Tuyển dụng và đào tạo, quản lý đào tạo theo chức năng nhiệm vụ của nông trường quy định, Tổ chức tốt 19 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443 Báo cáo thực tập LỚP: CDTD12TH đội ngũ nhân viên bảo vệ, kinh tế, bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vật chất của nông trường, chịu trách nhiệm sửa chữa nhà cửa và phương tiện quản lý của nông trường. Mỗi phòng ban của nông trường có chức năng nhiệm vụ khác nhau song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất của nông trường nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.  Đội sản xuất: Là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm của Nông trường. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất nơi tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và giao hàng mà nông trường giao, chịu sự chỉ đạo của giám đốc mà trực tiếp là phó giám đốc, chấp hành mệnh lệnh chỉ đạo của Giám đốc và chính sách của đảng, nhà nước. Là nơi trực tiếp sử dụng, giữ gìn bảo quản mọi thiết bị sản xuất, tài sản của Nông trường. Sử dụng hợp lý vật tư trong sản xuất và có hiệu quả cũng là nơi trực tiếp quản lý lao động. 2.2. Thực trạng về tình hình tài chính tại nông trường Phúc Do. 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại Nông trường Phúc Do 2.2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Qua đó ta biết được tình hình kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp như thế nào, lời hay lỗ, có tăng trưởng hay không và số liệu cho ta thấy rõ nhất về các vấn đề này là các khoản mục về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. 20 SVTH : Nguyễn Thị Dung MSSV:10008443
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan