Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mêkông...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí mêkông

.PDF
115
205
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH     LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN D ẦU K H Í MÊKÔNG Giáo viên hướng dẫn: TRẦN QUẾ ANH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG DŨNG Mã số SV: B070128 Lớp: QTKD – K 33 Cần Thơ - 2010 LỜI CẢM TẠ     Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, những người đã truyền thụ kiến thức chuyên ngành cho em trong những năm học vừa qua. Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trung tâm học liệu trường Đại Học Cần Thơ, các thủ thư của thư viện khoa Kinh Tế, Thư viện thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tư liệu để em hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin gởi lời cảm ơn đến Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công ty cổ phần dầu khí Mêkông đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Quế Anh người đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu và hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả và kính chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe. Ngày….tháng….năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trọng Dũng (i) LỜI CAM ĐOAN    Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày….tháng….năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trọng Dũng ( ii ) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày…..tháng….năm 2010 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên & đóng dấu) ( iii ) BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: ..................................................................................... Học vị:....................................................................................................................... Chuyên ngành: .......................................................................................................... Cơ quan công tác: ..................................................................................................... Tên học viên: ............................................................................................................ Mã số sinh viên: ....................................................................................................... Chuyên ngành: ......................................................................................................... Tên đề tài: ................................................................................................................. ................................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Về hình thức ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2010 Người nhận xét ( iv ) MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU………………………………………………...…...1 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU………………………………... …....1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………….…. …..…2 1.2.1. Mục tiêu chung…………………………………………….…...2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………….…...2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU….……………………………….….…. …..…2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………….…….... ….....2 1.4.1. Phạm vi về không gian…………………………………….. ……2 1.4.2. Phạm vi về thời gian……………………………………….. …..…2 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………… …..…2 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU…………….……............…3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………….……4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………..……………………………….. ….…4 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính………………. ……4 2.1.2. Cơ sở tài liệu phân tích tình hình tài chính…………………. ….....7 2.1.3. Phân tích các tỷ số chủ yếu về tình hình tài chính................. ….13 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………..21 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu………………………….…… …....21 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu……….…………………….. …...21 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG ………………………………………………………………………………. ….22 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG.......................................... .....22 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần dầu khí Mêkông.................................................... .....22 3.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của công ty……………….……….. …..24 3.1.3. Vị trí và tiềm năng của công ty……….……………………. …...25 3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty…………….………….….26 (v) 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ………………………….……….….26 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức………………………………….…….….26 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban………………. ….27 3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2007 - 2009...........................................................................31 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.............................................................. .....32 3.4.1. Thuận lợi……………………………………………………….32 3.4.2. Khó khăn……………………………………………………….32 3.4.3. Định hướng phát triển………………………………………….33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG……………………………………………….….35 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...............................35 4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản………………………….35 4.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn………………….….49 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................... .....60 4.2.1. Tình hình doanh thu………………………………………... ….63 4.2.2. Tình hình chi phí…………………………………………… ….65 4.2.3. Tình hình lợi nhuận………………………………………… ….69 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ………………............70 4.3.1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh…………… ….73 4.3.2. Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư………………... ….73 4.3.3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính……………… ….74 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH……………………….… .....76 4.4.1. Phân tích các tỷ số thanh toán…………………………….….76 4.4.2. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động…………………….….80 4.4.3. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính………………………….87 4.4.4. Phân tích các tỷ suất sinh lợi……………………….………. .....89 ( vi ) 4.4.5. Phân tích tình tài chính theo sơ đồ Dupont………………… …....91 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY…………………………………………………. ….97 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN…………………………….…….. .…97 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊKÔNG…….…..........98 5.2.1. Về sử dụng và quản lý nguồn vốn………………………..... …..98 5.2.2. Về khả năng thanh toán………………………………….… …..98 5.2.3. Về các khoản phải thu của công ty…………………………….99 5.2.4. Về hàng tồn kho……………………………………………….99 5.2.5. Giải pháp giảm chi phí kinh doanh…………….…………… .....99 5.2.6. Về chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên…………………..…………………...... ...100 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ ......101 6.1. KẾT LUẬN……………………………………………….……...… .....101 6.2. KIẾN NGHỊ…………………………………………………..….......101 6.2.1. Đối với công ty……………………………………………. ......101 6.2.2. Đối với Nhà nước…………………………………………... …102 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………................ …..103 ( vii ) DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009……………...31 Bảng 4.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2007 – 2009……………...35 Bảng 4.2: Tình hình biến động tài sản qua 3 năm 2007 – 2009………….……....38 Bảng 4.3: Tình hình biến động tài sản giữa niên độ……………………………...46 Bảng 4.4: Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2007 – 2009………….....50 Bảng 4.5: Tình hình biến động nguồn vốn giữa niên độ……………….………...57 Bảng 4.6: Phân tích biến động của các khoản mục trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………………….…….....61 Bảng 4.7 Phân tích biến động các khoản mục trên Bảng báo các kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ................................... ....62 Bảng 4.8: Tìnhh hình doanh thu qua 3 năm……………………………….……..63 Bảng 4.9: Tình hình doanh thu giữa niên độ………...…………………………...64 Bảng 4.10: Tình hình chi phí qua 3 năm…………………………………….…...65 Bảng 4.11: Tình hình chi phí giữa niên độ………………………………….…....68 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm.......................................................... ....69 Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận giữa niên độ....................................................... ....70 Bảng 4.14: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm………………………….…....71 Bảng 4.15: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ……………………………..75 Bảng 4.16: Tỷ số thanh toán qua 3 năm…………………….................................77 Bảng 4.17: Tỷ số thanh toán giữa niên độ…………………………………….....75 Bảng 4.18: Vòng luân chuyển các khoản phải thu qua 3 năm…..……………....80 Bảng 4.19: Vòng luân chuyển các khoản phải thu giữa niên độ………….……...81 Bảng 4.20: Vòng luân chuyển các hàng tồn kho qua 3 năm………..….………...82 Bảng 4.21: Vòng luân chuyển các hàng tồn kho giữa niên độ………….………..83 Bảng 4.22: Vòng luân chuyển tài sản cố định qua 3 năm..…………….………..83 Bảng 4.23: Vòng luân chuyển tài sản cố định giữa niên độ…………….…...…..83 Bảng 4.24: Vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn qua 3 năm……………….….....84 Bảng 4.25: Vòng luân chuyển tài sản lưu động giữa niên độ…………………....85 Bảng 4.26: Vòng luân chuyển tổng tài sản qua 3 năm.......................……….…...86 ( viii ) Bảng 4.27: Vòng luân chuyển tổng tài sản giữa niên độ………………………...86 Bảng 4.28: Các chỉ tiêu quản trị nợ qua 3 năm......……………………………....87 Bảng 4.29: Các chỉ tiêu quản trị nợ giữa niên độ………………………………..87 Bảng 4.30: Các tỷ suất sinh lợi qua 3 năm......…………………………………..88 Bảng 4.31: Các tỷ suất sinh lợi giữa niên độ……………………………………..90 ( ix ) DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ Dupont……………………………………………………….. ….20 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty………………………………………………..27 Hình 4.1: Tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont………………………………..93 Hình 4.2: Tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont giữa niên độ………………......96 (x) DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT GTTG : Giá trị gia tăng ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE : Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Đvt : Đơn vị tính Tr.đ : Triệu đồng CĐKT : Cân đối kế toán KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh TCDH : Tài chính dài hạn DV : Dịch vụ TSBQ : Tài sản bình quân TSNHBQ : Tài sản ngắn hạn bình quân TSDHBQ : Tài sản dài hạn bình quân ( xi ) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp khá phức tạp với nhiều quan hệ nảy sinh. Cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng cùng với sự canh tranh gay gắt, quyết liệt tất yếu doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thuận lợi, khó khăn thử thách, và phải chấp nhận quy luật cạnh tranh từ phía thị trường. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình, việc nắm rõ tình hình tài chính là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp, nó vô cùng quan trọng không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính sẽ cung cấp nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, giúp nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu; giúp Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay; Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính kế toán một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần dầu khí Mêkông” Quản trị kinh doanh K33 Trang 1 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần dầu khí Mêkông để đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty. Qua đó, ta có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các tỷ số tài chính Đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình tài chính của công ty biến động như thế nào? Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào? Công ty kinh doanh có lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Các tỷ số tài chính nói lên điều gì? Mối quan hệ tương tác giữa chúng? Nó phản ánh trạng thái tài chính và khả năng hoạt động của công ty ra sao? Kết luận gì qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty? Tồn tại và nguyên nhân mà công ty gặp phải? Công ty có giải pháp nào để nâng cao năng lực tài chính? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần dầu khí Mê kông. 1.4.2. Phạm vi về thời gian Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm liên kề, từ năm 2007 đến năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, để đánh giá thực trạng tài chính trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này không nghiên cứu tất cả các hoạt động của công ty mà chỉ phân tích, đánh giá giới hạn ở lĩnh vực tài chính của công ty. Từ các báo cáo tài chính của công ty sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục Quản trị kinh doanh K33 Trang 2 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh tiêu nghiên cứu. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tham khảo một số tài liệu có liên quan như: 1. Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hồng Đào Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Lam Nội dung chính: Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán gồm: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn từ năm 2006 đến năm 2008. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính từ năm 2006 đến năm 2008. Thông qua bài phân tích này giúp em biết rõ hơn về cách tính và phương pháp so sánh, phân tích các tỷ số tài chính, đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty Petromekong Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duyên Như Ngọc Giáo viên hướng dẫn: Trương Hòa Bình Nội dung chính: phân tích, đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch của công ty dầu khí MêKông về doanh thu – chi phí – lợi nhuận qua ba năm 2006 đến năm 2008. Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố như khối lượng, hàng hóa tiêu thụ, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, thuế suất… đến lợi nhuận của công ty. Quản trị kinh doanh K33 Trang 3 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính 2.1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính Phân tích tài chính là sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là việc thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Yêu cầu của phân tích tài chính là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa phân tích tài chính a) Mục tiêu Mỗi báo cáo sẽ phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính. Do đó, khi phân tích từng báo cáo chỉ có thể đánh giá được một khía cạnh tài chính nào đó. Vì vậy, sự liên kết phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính sẽ đánh giá được một cách toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp các nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những lựa chọn, những biện pháp, những quyết định cho quản lý thích hợp. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra Quản trị kinh doanh K33 Trang 4 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế muốn nghiên cứu các thông tin này. Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó, ta thấy phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Ý nghĩa Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp; nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp: các nhà đầu tư hiện tại và tương lai; các chủ nợ Quản trị kinh doanh K33 Trang 5 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh hiện tại và tương lai (người cho vay, cho thuê hoặc bán chịu hàng hóa, dịch vụ); cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước - Chính phủ. Mỗi đối tượng quan tâm tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp với những mục đích khác nhau. Song tất cả đều muốn đánh giá và phân tích xu thế của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng. Phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng giải quyết được các vấn đề họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế. + Đối với chủ doanh nghiệp Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra. Thông qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh. + Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, các nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh nhằm thực hiện cân bằng tài chính, đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần. + Đối với các nhà đầu tư hiện tại và tương lai Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. + Đối với các chủ nợ hiện tại và tương lai Mối quan tâm của chủ yếu của họ là hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng vốn chủ sở hữu và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, cũng như khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho doanh Quản trị kinh doanh K33 Trang 6 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh nghiệp. + Đối với cơ quan quản lý chức năng của nhà nước - Chính phủ Qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không, xác định các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước; cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê… 2.1.2. Cơ sở tài liệu phân tích tình hình tài chính Tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, tình hình tài chính, cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.1. Bảng cân đối kế toán a) Khái niệm Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu vốn hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ có rất nhiều đối tượng quan tâm với mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới một mục đích khác nhau. Tuy nhiên để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp với mục đích của mình cần phải xem xét tất cả những gì cần phải thông qua bảng cân đối kế toán để định Quản trị kinh doanh K33 Trang 7 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo. Bảng cân đối kế toán được trình bày thành hai phần: Tài sản và Nguồn vốn. Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: + Loại A: tài sản lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. + Loại B: tài sản cố định và đầu tư dài hạn phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp vào thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra: + Loại A: nợ phải trả đây là số vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn. Loại vốn này, doanh nghiệp chỉ được dùng trong một thời kỳ nhất định, tới kỳ hạn phải trả lại cho chủ nợ. + Loại B: vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, các quỹ doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp. Hai phần tài sản và nguồn vốn có thể được bố trí hai bên hoặc hai phần trên dưới: Tổng tài sản luôn bằng Tổng nguồn vốn. Cụ thể ta có: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tài sản lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = b) Phương pháp phân tích Bảng cân đối kế toán Quản trị kinh doanh K33 Trang 8 SVTH: Nguyễn Trọng Dũng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng