Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì biên hòa...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì biên hòa

.PDF
8
239
84

Mô tả:

1 Trần Thị Kim Thanh (*). Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp [2]. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ theo những yếu tố này. Do đó, sự biến động của kinh tế thế giới cũng có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của các ngành công nghiệp trong nước [1]. Bên cạnh đó, muốn phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, trước hết doanh nghiệp phải có được cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này, trên cơ sở đó, định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, trong thời gian lao động thực tế tại công ty em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Thông qua các số liệu, tài liệu mà tác giả đã thu thập từ các nguồn, sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để có những nhận xét, đánh giá về thực trạng tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa, đồng thời đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nhằm đạt mục tiêu nghiên 2 cứu đã đề ra kết cấu đề tài gồm ba chương, trong đó chương một là cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính, đề cập đến các phương pháp phân tích tài chính. Trên cơ sở lý luận chung ở chương 1, áp dụng vào phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa trong chương 2. Từ đó, đề ra một số nhận xét & giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp trong chương 3. * Sơ nét về công ty cổ phần bao bì Biên Hòa: Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa (gọi tắt là Sovi), với trụ sở chính đặt tại đường số 7, KCN Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai. Chuyên sản xuất, kinh doanh bao bì giấy và giấy; kinh doanh nguyên vật liệu liên quan đến bao bì và giấy. * Nhận xét tình hình tài chính tại công ty cổ phần bao bì Biên Hòa: Chênh lệch STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008/2007 Giá trị 31,960 Tỷ lệ % 1 Sản phẩm thực hiện Tấn 34,565 2,605 8.15 2 Doanh thu Tr.đ 402,122 282,109 120,013 42.54 3 Các khỏan nộp NSNN Tr.đ 9,745 6,301 3,444 54,66 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 12,131 8,414 3,717 44,18 5 Cổ tức % 17% 14% 3% 21,43 6 Thu nhập bình quân Tr.đ 4.15 3.44 0.71 20.64 (Bảng1: Tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cty 2008)[1] Năm 2008 là năm đánh dấu sự thành công vượt bật của Sovi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt hơn 402 tỷ đồng, vượt 42,54% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt hơn 12 tỷ đồng, vượt 44,18% so với năm 2007. 3 Bảng 2: Bảng tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp năm 2007 và 2008 Khoản mục ĐVT 1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Năm 2007 1.1. Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản % 77.29 Tài sản dài hạn trên tổng tài sản % 22.71 1.2. Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn % 69.41 Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn % 30.59 2. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1. Tình hình thanh toán Khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn % 54.21 Khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn % 89.80 2.2. Khả năng thanh toán 2.2.1. Trong ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành lần 1.46 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.01 Khả năng thanh toán bằng tiền lần 0.22 2.2.2. Trong dài hạn Khả năng thanh toán lãi vay lần 2.24 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 2.27 Tỷ số nợ trên tổng tài sản lần 0.69 3. Nhóm chỉ số hoạt động 3.1. Luân chuyển các khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòng (lần) 5 Kỳ thu tiền bình quân ngày 76 3.2. Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòng (lần) 8 Thời gian tồn kho bình quân ngày 46 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn Số vòng quay tài sản ngắn hạn vòng (lần) 2.70 Số vòng quay tài sản dài hạn vòng (lần) 7.05 Số vòng quay toàn bộ tài sản vòng (lần) 1.96 4. Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 2.98 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn % 8.07 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn % 21.04 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản % 5.84 18.41 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % Năm 2008 69.59 30.41 64.06 35.94 64.27 92.06 1.39 1.06 0.17 1.75 1.78 0.64 6 57 12 30 3.73 10.40 2.75 3.02 11.25 31.39 8.31 24.99 Nguồn: Phòng kế toán [1] 4 * Về mức độ đảm bảo vốn: Qua bảng tổng hợp 2.2, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2008 chỉ chiếm 35.94% tăng 5.35% so với năm 2007, cho thấy mức độ đảm bảo vốn của doanh nghiệp thấp. Trong khi đó, tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn chiếm đến 64.06%. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính rất lớn. Mặt khác, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 6.58% (từ 18.41% lên 24.99%), chứng tỏ đòn bẫy tài chính mà doanh nghiệp sử dụng rất có hiệu quả nên đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, việc sử dụng nợ cũng gắn liền với rủi ro nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt. Nhưng, việc mất khả năng thanh toán hầu như khó có thể xảy ra do Bao bì Sovi nằm trong hệ thống Tổng công ty (quan hệ Mẹ con) bởi tiềm lực tài chính Công ty Mẹ rất mạnh. * Về cơ cấu tài sản: Qua bảng 2.2, ta thấy cơ cấu tài sản công ty trong năm 2008 như sau: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của công ty (chiếm 69.59%) và có xu hướng giảm (69.59% - 77.29% = -7.7%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008, Sovi dùng Tiền tiến hành đầu tư trang thiết bị và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp giảm định mức dự trữ nguyên vật liệu để phù hợp với tình hình biến động giá, và tiết kiệm được các chi phí về bảo quản và lưu kho dẫn đến khoản mục Hàng tồn kho giảm. * Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2007 chiếm tỷ trọng 69.41% trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 64.06 % trên tổng nguồn vốn, giảm 5.35% so với năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 chiếm 30.59 % trên tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 35.94%, tăng 5.35% so với năm 2007. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng với giảm tỷ trọng của nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng phát triển. Mặt khác, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng tự chủ trong kinh doanh. 5 * Tình hình thanh toán: Tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2008 chưa tốt, các khoản phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải thu. Điều này cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế không để các khoản chiếm dụng cũng như bị chiếm dụng ở tỷ lệ quá cao, nhất là hạn chế đến mức tối thiểu các khoản nợ khó đòi trong những năm tới. * Khả năng thanh toán: + Khả năng thanh toán trong ngắn hạn: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008 đều giảm, ngoài trừ chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp vẫn lớn hơn 1. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2008 cao hơn so với năm 2007, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán trong dài hạn: Khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, nguyên nhân là do ảnh hưởng lạm phát dẫn đến chi phí lãi vay trong kỳ tăng cao. Tuy nhiên, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản đều có xu hướng giảm, cho thấy doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng chi trả lãi vay. * Về hiệu quả sử dụng vốn: Qua bảng phân tích 2, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn năm 2008 tăng lên so với năm 2007, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty. Thiết lập cơ chế tự kiểm tra kiểm soát – giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, 6 phân xưởng phải có đầy đủ các dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục [3]. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng: Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp giảm giá bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với các khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập tổ chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi - cải tiến công tác quản lý – công nghệ kịp thời nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh [3]. Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động thiết kế bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời mang lại hiệu quả cho Công ty. Hiện, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là bao bì carton, chiếm (76.93% trong tổng doanh thu năm 2008). Do đó, Doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư, đồng bộ hóa dây chuyền máy móc để tăng sản lượng tiêu thụ trong những năm tới, cụ thể đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới - bao bì in offset nhằm đáp ứng nhu cầu bao bì đồng bộ của khách hàng, cũng như sự tương thích trong một số công đoạn sản xuất đã có sẵn. Lấy các sản phẩm cũ làm sản phẩm chủ lực cho sự phát triển và sản phẩm mới làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty. Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng: Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các giải pháp tiết giảm định mức ; Kiểm soát chi phí cho từng tổ sản xuất, bộ phận, phân xưởng nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ các lãng phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao công suất của xưởng xeo giấy nhằm tái sử dụng phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất, vừa chủ động tự cung cấp một phần nguyên liệu chính, kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời tăng thêm lợi nhuận. Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình. Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty: Cần đánh giá và phân lọai khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá họat 7 động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán hàng với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu. Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy khả năng và hòan thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Thực hiện được một số biện pháp đã nêu trên giúp Doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính như sau: - Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm. - Mở rộng thị phần tiêu thụ nhằm thu hút thêm một lượng khách hàng mới để tăng thêm lợi nhuận. - Tiết giảm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Khuếch trương được hình ảnh, thương hiệu của mình. - Giúp cho Doanh nghiệp cải thiện chính sách công nợ. V. LỜI KẾT: Trong nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng như hiện nay, phân tích tình hình tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Là cơ sở cho các nhà quản lý lập kế hoạch tài chính trong tương lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính tại doanh nghiệp đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của doanh ngiệp. Tuy nhiên với kiến thức còn giới hạn, và việc nghiên cứu chỉ mang tính khái quát nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô, cũng như các cô chú, anh chị trong công ty. 8 Tài liệu tham khảo: [1] Báo cáo thường niên công ty cổ phần bao bì Biên Hòa, 2008. [2] Bộ môn KTQT – PTHĐKD, “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Khoa Kế toán – Kiểm toán –Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM , tháng 9/2006.. [3] http://www.sovi.com.vn (*) Sinh viên lớp 05KT7 – Khoa tài chính kế toán – ĐH Lạc Hồng – số 10, Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai – ĐT: 061.3.951050, FAX: 061.3.952397.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan