Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOM...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN (2)

.DOC
92
1357
82

Mô tả:

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................ DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1.1.Mục đích, lý do ........................................................................................... 1.2. Phạm vi thực tập........................................................................................ 1.3. Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo ................................................ PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN ..................................................................... 2.1.Giới thiệu khái quát về tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin ........................................................................................................................... 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty công ngiệp hóa chất mỏ Vinacomin ........................................................................................................................... 2.3. Công nghệ sản xuất kinh doanh ...............................................................16 2.4. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ...........................................21 2.5. Khái quát hoạt động sản xuât kinh doanh của tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin ................................................................................24 2.6. Thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng quan ............................................41 PHẦN 3: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ VINACOMIN ...................................................................................................42 3.1. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin ............................................................42 3.2. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin ..............................................................72 PHẦN 4 : NHỮNG KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ VINACOMIN ...................................................................................................74 4.1. Xu hướng, triển vọng phát triển của tổng công ty tới năm 2020 ..............74 4.2. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ phân tích tài chính tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ vinacomin ..................................................75 PHẦN 5: KẾT LUẬN....................................................................................... 80 Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT i Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO .........................................................82 PHỤ LỤC ..........................................................................................................83 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ công nghiệp .................... ẢNH 1: Xưởng sản xuất thuốc nổ Anfo Và Anfo chịu nước ..................... BẢNG 1: Danh mục thuốc nổ công nghiệp do Tổng công ty sản xuất đến tháng 7/2013 ................................................................................. BẢNG 2: Trang thiết bị sản xuất vật liệu nổ tính tới ngày 31/12/2013 ........ BẢNG 3: Nguyên vật liệu chính cho sản xuất vật liệu nổ của Tổng công ty từ năm 2009 tới năm 2013........................................................ BẢNG 4: Tình hình biến động chung lao động của Tổng công ty giai đoạn từ năm 2009 tới năm 2013 ............................................................ BẢNG 5: Cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN giai đoạn (2009 – 2013) ........................ BẢNG 6: Cơ cấu tài sản từ năm 2009 tới năm 2013 ..................................... BẢNG 7: Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2009 tới năm 2013.............................. BẢNG 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN giai đoạn (2009- 2013) ...... BẢNG 9: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn giai đoạn (2009-2013) 43 BẢNG 10: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty giai đoạn (2009-2013) .................................................................................. BẢNG 11: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn (2009 – 2013) .......................................................................................... BẢNG 12: So sánh các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh (2009 – 2013) ............................................................................... BẢNG 14: Bảng tính các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Tổng công ty (2009- 2013) ................................................................................. BẢNG 15: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của Tổng công ty (2009- 2013) .................................................................... Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT ii Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan BẢNG 16: Bảng tính các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty (2009-2013) ............................................................ BIỂU ĐỒ 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN năm 2013. ..................................... BIỂU ĐỒ 2: Kết cấu tài sản của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ VINACOMIN (2009-2013).......................................................... BIỂU ĐỒ 3: Kết cấu nguồn vốn của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN (2009-2013) ....................................................... BIỂU ĐỒ 4: Tình hình biến động doanh thu (2009-2013) ............................... BIỂU ĐỒ 5: Tình hình biến động chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (2009-2013)............................................... BIỂU ĐỒ 6 : Tình hình biến động của tổng lợi nhuận sau thuế (2009 -2013) 58 BIỂU ĐỒ 7: Biến động các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty (2009-2013) .................................................................................. BIỂU ĐỒ 8: Tình hình biến động của các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Tổng công ty (2009-2013) ........................................................... BIỂU ĐỒ 9: Tình hình biến động 1 số chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Tổng công ty (2009-2013) ............................................................ BIỂU ĐỒ 10: Tình hình biến động các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty (2009 -2013). ......................................... Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT iii Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.MỤC ĐÍCH, LÝ DO Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là nền kinh tế tự do cạnh tranh như hiện nay, bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không những phải đáp ứng được nhu cầu của thì trường mà còn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hệ số sinh lợi của tài sản và giảm tối đa chi phí tới mức có thể. Điều này là chung cho tất cả các doanh nghiệp nhưng trên thực tế, tùy thuộc vào môi trường, quy mô và ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có những khác biệt riêng do đó có các giải pháp riêng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Giai đoạn thực tập tốt nghiệp là giai đoạn giúp em tiếp xúc trực tiếp với thực tế doanh nghiệp và tìm hiểu và phân tích những điểm khác biệt riêng đó.Thông qua thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập em hi vọng sẽ tìm hiểu mọi mặt của một doanh nghiệp cụ thể từ lịch sử hình thành, phát triển, kết quả sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất , các yếu tố đầu ra, đầu vào…và thực tế các các vụ quản trị tại doanh nghiệp từ đó tích lỹ được những kiến thức thực tế và hình dung được bức tranh sinh động của một doanh nghiệp mà trước đây mới chỉ biết qua sách vở. Việc này sẽ giúp em nắm vững hơn những kiến thức lý luận đã được trang bị trong trường học để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề tồn tại thực tế quản trị các doanh nghiệp; củng cố phương pháp luận phân tích và tổng hợp hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của bản thân. Đây cũng là một cơ hội để em có một trải nghiệp thực tế trước khi ra trường làm việc tại các đơn vị. Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước và người lao động. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh.thông thường, muốn biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp người ta thường sử dụng báo cáo tài chính như là một tài liệu chủ yếu vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 1 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích được cho nhữngngười quan tâm biết rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triểnvọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích tài chính sẽ bổ xung cho sự khuyết thiếu này. TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN Là một doanh nghiệp lớn dẫn đầu cả nước về lĩnh vực sản xuất và cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp cũng như các dịch vụ nổ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước như ngành than, điện, xi măng, dầu khí…Với quy mô sản xuất lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp trải dài khắp cả nước. Để đảm bảo cho việc kiểm soát chi phí, xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tiềm năng,hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của toàn Tổng công ty, điều hành hoạt động của các đơn vị trực thuộc một cách đồng bộ và có hiệu quả thì vấn đề quản trị tài chính là vô cùng quan trọng. Thông qua phân tích tài chính, Tổng công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác giúp Tổng công ty ổn định và phát triển lâu dài. Sau thời gian thực tập tại Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ VINACOMIN, được sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Cảnh Hoan và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng thống kê tài chính kế toán, em đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng những lý luận đã tiếp thu từ nhà trường vào thực tiễn. Xuất phát từ nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN”. 1.2. PHẠM VI THỰC TẬP  Về không gian: Hoạt động tài chính của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN trong đó chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là vật liệu nổ công ngiệp.  Địa bàn thu thập số liệu: Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ VINACOMIN  Về thời gian: Thời gian thực hiện thực tập bắt đầu từ ngày 10/01/2014 tới ngày 25/04/ 2014 Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 2 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan  Về đối tượng: Số liệu của báo cáo thực tập tốt nghiệp chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN bao gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn và các chỉ tiêu tài chính và mối quan hệ của chúng tới tình hình tài chính cảu Tổng công ty trong thời gian 5 năm (từ năm 2009 tới hết năm 2013). 1.3. TÊN NGHIỆP VỤ THỰC TẬP VÀ KẾT CẤU BÁO CÁO Tên nghiệp vụ thực tập : Phân tích hoạt động tài chính Kết cấu của báo cáo: Gồm 5 phần PHẦN 1: Mở đầu PHẦN 2: Khái quát chung về đon vị thực tập PHẦN 3: Thực trạng nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp tại Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN PHẦN 4: Xu hướng, triển vọng phát triển của Tổng công ty và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thực tập tại Tổng công ty PHẦN 5: Kết Luận Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Cảnh Hoan cùng các cô chú, anh chị trong Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài này. Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 3 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN 2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN 2.1.1: Tên doanh nghiệp, Tổng giám đốc hiện tại của doanh nghiệp Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ-VINACOMIN Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin – Mining Chemical Industry Holding Corporation Limited Tên viết tắt tiếng Anh: MICCO Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Văn Sáng – người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty. Tài khoản giao dịch: 710A-00088 Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, Hà Nội Mã số thuế: 0100101072 Điện thoại: 04-38642778 Số máy Fax: 04-38642777 Email: [email protected] Website: www.micco.com.vn 2.1.2. Địa chỉ: Ngõ 1 Phan Đình Giót - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội 2.1.3.Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Quyết định thành lập doanh nghiệp số 204 NL/TCCB-LĐ do Bộ Năng Lượng ( nay là Bộ Công Nghiệp) cấp ngày 1/4/1995 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0104000086 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp,đăng kí lần đầu ngày 05/06/2003. Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng) Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo hình thức Tổng công ty mẹ - Tổng công ty con trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - TKV, Tổng công ty hạch toán độc lập của Tập đoàn. Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 4 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các Tổng công ty con, Tổng công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Tổng công ty và vốn đầu tư vào các Tổng công ty con, Tổng công ty liên kết.. 2.1.4. Loại hình doanh nghiệp: Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ. 2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:  Sản xuất, phối chế - thử nghiệm Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN).  Xuất khẩu, nhập khẩu VNLCN, nguyên liệu , hoá chất để sản xuất VNLCN.  Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ Quốc gia về VNLCN.  Sản xuất cung ứng: Dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, than sinh hoạt, vật liệu xây dựng.  Dịch vụ: khoan đất đá, nổ mìn cho khách hàng có nhu cầu.  Nhập khẩu vật tư thiết bị và nguyên vật liệu may mặc. Cung ứng xǎng dầu và vật tư - thiết bị.  Vận tải đường bộ, sông, biển, quá cảnh, các hoạt động cảng vụ và đại lý vận tải biển. Sửa chữa phương tiện vận tải, xây lắp dân dụng.  Thiết kế mỏ, tổ chức thi công xây dựng và khai thác mỏ.  Dịch vụ tư vấn, giám sát ảnh hưởng nổ mìn.  Sản xuất, cung ứng bảo hộ lao động và hàng may mặc xuất khẩu.  Dịch vụ ǎn, nghỉ, khách sạn, du lịch lữ hành. 2.1.6. Ngành nghề kinh doanh: a. Ngành, nghề chính:  Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);  Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng VLNCN;  Xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất, kinh doanh VLNCN;  Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về VLNCN;  Dịch vụ khoan, nổ mìn;  Đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các sản Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 5 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan phẩm hóa chất; nitơrat amôn, dầu mỏ, muối mỏ, sô đa, amoniac, xút, a-xit, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất khác. b. Ngành, nghề có liên quan đến ngành nghề chính:  Sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt.  Sản xuất vật liệu xây dựng.  Thiết kế, thi công xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng.  Vận tải đường bộ, đường thủy, vận tải quá cảnh, đại lý vận tải thủy.  Quản lý, khai thác cảng và bến thủy nội địa.  Sửa chữa, cải tạo các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy. c. Ngành, nghề khác:  Sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.  Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xăng dầu, nguyên liệu may mặc.  Kinh doanh các dịch vụ khách sạn; du lịch lữ hành (nội địa và quốc tế); vận chuyển khách du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo.  Điều dưỡng cho cán bộ công nhân viên ngành than. 2.1.7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì: a. Lịch sử hình thành: Ngành Hoá chất Mỏ được thành lập ngày 20 tháng 12 nǎm 1965 theo quyết định của Bộ Công Nghiệp nặng, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản VLNCN của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, cung ứng cho các ngành kinh tế. Từ nǎm 1995, nhu cầu sử dụng VLNCN ngày càng tǎng, nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo tuyệt đối an toàn và đáp ứng tốt hơn về VLNCN của các ngành kinh tế, ngày 29/3/1995, Vǎn phòng Chính phủ đã có thông báo số 44 cho phép thành lập lại Tổng công ty Hoá Chất Mỏ , và trên cơ sở đó ngày 1/4/1995, Bộ Nǎng Lượng (nay là Bộ Công nghiệp) đã có quyết định số 204 NL/ TCCB-LĐ thành lập Tổng công ty Hoá Chất Mỏ có nhiệm vụ một vòng khép kín: từ nghiên cứu, sản xuất, phối chế - thử nghiệm, bảo quản, dự trữ quốc gia VLNCN, xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên liệu, hoá chất để sản xuất VLNCN, đến dịch vụ sau cung ứng: Vận chuyển, thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vụ khác ngoài VLNCN. Ngày 29 tháng 4 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 77/2003/QĐ - TTg v/v chuyển Tổng công ty Hoá chất Mỏ thành Tổng công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 6 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan của ngành và xu thế thời đại ngày 5 tháng 12 năm 2006 Văn phòng chính phủ có công văn số 124 VPCP/ĐMDN thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV được hoạt động vận dụng theo mô hình Tổng công ty mẹ Tổng công ty con với 12 Tổng công ty vùng và đơn vị phụ thuộc trên 3 miền đất nước, kể cả vùng sâu vùng xa, với cơ sở kỹ thuật hiện đại gồm: các phương tiện vận tải thủy bộ chuyên dụng phục vụ chỉ huy sản xuất, xuất nhập khẩu, nổ mìn ... Hệ thống kho chứa VLNCN trên toàn quốc đạt Quy chuẩn Việt nam 02/2008-BCT với hệ thống cảng chuyên dùng đủ điều kiện bốc xếp, xuất nhập khẩu VLNCN trên toàn quốc. Ngày 23/11/2010 TT Chính phủ ra thông báo số 2162/TTG-ĐMDN v/v thành lập Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ - VINACOMIN và ngày 20/12/2010 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định số: 6668/QĐ-BCT v/v thành lập Tổng công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏVinacomin, đi vào hoạt động từ 01/01/2011. Tổng công ty đã và đang đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất thuốc nổ hiện đại như sản xuất thuốc nổ Anfo, Anfo chịu nước, nhũ tương hầm lò, nguyên liệu sản xuất VLNCN của các ngành kinh tế trong cả nước và xuất khẩu trước mắt cũng như lâu dài. b. Thành tích đạt được: Trải qua trên 45 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là sau 15 nǎm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được Chính phủ, các Bộ, các Ngành trung ương, trực tiếp là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam, các địa phương nơi đơn vị đóng quân quan tâm chỉ đạo cho phép đâu tư cơ sở vật chất, cùng với cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức, Tổng công ty Công nghiệp Hoá Chất Mỏ - Vinacomin đã đạt được một số thành tích đặc biệt, xuất sắc và đã được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý. Huân chương Độc lập hạng ba và Thư khen của Tổng Bí Thư Đỗ Mười (năm 1996), Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004, hạng nhất năm 2010. Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Đơn vị Anh hùng Lao Động và Thư khen của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu (năm 2000). Với đề tài:"Nghiên cứu sản xuất thuốc nổ Anfo chịu nước" Tổng công ty được nhà nước tặng hai giải thưởng lớn: Giải nhất giải thưởng Khoa học công nghệ VIFOTEC năm 1998, giải thưởng nhà nước năm 2000, giải thưởng “Sao Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 7 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan Vàng Đất Việt” năm 2003. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGIỆP HÓA CHẤT MỎ VINACOMIN 2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: SƠ ĐỒ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Tổng công ty Công Ngiệp Hóa Chất Mỏ - VINACOMIN. (Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ, MICCO) Tổng công ty tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ cơ cấu trực tuyến tham mưu Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 8 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ P. KT Cơ điện Vận tải PTGĐ P. công nghệ VLN CN P. khoan nổ mìn P. An toàn bảo vệ Văn phòng Tổng công ty P. thi đua văn thể P. đầu tư XD PTGĐ PTGĐ 52 PTGĐ PTGĐ P. Thươn g mại P. công nghệ TT P. kế hoạch và chỉ huy sx KT trưởng P. lao động tiền lương P. thống kê, kế toán, tài chính P. tổ chức cán bộ P. chiế n lược phát triển P. kiểm toán nội bộ và TT Các đơn vị thành viên Cty CN HCM Quảng Ninh Cty CN HCM Bạch Thái Bưởi Cty CN HCM Cẩm Phả XN Sx & Cung ứng vật tư HN Cty CN HCM Bắc Ninh Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT Khách Sạn Hạ Long Cty CN HCM Tây Bắc Cty CN HCM Việt Bắc Cty CN HCM Bắc Trung Bộ Cty CN HCM Trung Trung Bộ 9 Cty CN HCMN am Trung Bộ Cty CN HCM Nam Bộ Cty HCM Tây Nguyên Ban QLDA Nhà máy Amon nitrat MICCO Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: a.Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo điều hành Tổng công ty gồm có Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc (6 người), Kế toán trưởng. Hội đồng quản trị của Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất MỏVINACOMIN là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) tại Tổng công ty,là cơ quan quản lý cao nhất trong Tổng công ty. Bao gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị và 1 ủy viên thường trực hội đồng quản trị. Tổng giám đốc: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- VINACOMIN, có thể thay mặt hội đồng quản trị giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của Tổng công ty; là tổng điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và kế hoạch phối hợp kinh doanh của các công ty con.Đảm bảo việc chỉ huy điều hành thống nhất có hiệu quả trong toàn Tổng công ty.Trực tiếp phụ trách công tác: Xuất nhập khẩu vận tải hàng hoá vật liệu nổ quá cảnh; đầu tư và hợp tác liên doanh sản xuất về kinh doanh với nước ngoài Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách phòng tổ chức cán bộ , chiến lược phát triển, kiểm toán nội bộ thanh tra của Tổng công ty. Phó tổng giám đốc thứ nhất: Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn, thử nghiệm vật liệu nổ; dịch vụ khoan nổ mìn; đào tạo công nhân kỹ thuật; quản lý và định mức vật tư thiết bị; chủ tịch hội đồng khoa học kỹ thuật Tổng công ty và hội đồng nâng bậc công nhân kỹ thuật Tổng công ty. Trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật. Phó tổng giám đốc thứ hai: Chỉ đạo công tác đời sống như: y tế, hành chính, chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần và xã hội cho cán bộ công nhân viên, công tác bảo vệ và tự vệ, chủ tịch hội đồng câu lạc bộ Tổng công ty. Trực tiếp phụ trách văn phòng công ty, phòng bảo vệ và phòng thi đua văn hóa thể thao. Phó tổng giám đốc thứ ba: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về kế hoạch đầu tư, xây dựng, phát triển các dự án, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện công việc của dự án được đầu tư. Trực tiếp phụ trách phòng đầu tư xây dựng. Phó tổng giám đốc thứ tư: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về vấn đề công nghệ thông tin. Trực tiếp phụ trách phòng công nghệ thông tin. Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 10 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan Phó tổng giám đốc thứ năm: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về việc chỉ đạo công tác sản xuất bao gồm: Công tác kế hoạch quý, tháng, tác nghiệp sản xuất, thị trường.Chỉ đạo kinh doanh đa ngành.Trực tiếp chỉ đao phòng thương mại, phòng kỹ thuật và chỉ huy sản xuất. Phó tổng giám đốc thứ sáu: Có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện về các mặt công tác : Kế toán, thống kê và hạch toán; lao động và tiền lương. Trực tiếp phụ trách phòng thống kê kế toán tài chính và phòng lao động tiền lương. Kế toán trưởng: Dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, có chức năng tham mưu, quản lý toàn bộ tình hình tài chính của Tổng công ty. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng Tổng công ty theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ và các quy chế quản lý của Tổng công ty, đồng thời là Trưởng ban Thống kê - Kế toán - Tài chính theo Luật kế toán; thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. b. Bộ máy giúp việc Bao gồm 15 phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc sắp xếp, tổ chức và quản lý các hoạt động chung trong toàn Tổng công ty (được trình bày từ tái qua phải trong sơ đồ 1 :cơ cấu tổ chức của Tổng công ty). Phòng kĩ thuật cơ điện vận tải: Theo dõi công tác sửa chữa tài sản, phương tiện kĩ thuật, theo dõi và tổng hợp công tác sáng kiến toàn Tổng công ty. Phòng công nghệ Vật liệu nổ công nghiệp: Thực hiện các công tác có liên quan tới công nghệ vật liệu nổ ngành than như dây chuyền công nghệ, đặc tính sản phẩm…. Phòng công nghệ khoan, nổ mìn: Thực hiện công tác dịch vụ khoan, nổ mìn cho ngành than và các nhu cầu khác. Phòng an toàn- bảo vệ: Theo dõi công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, bão lụt, theo dõi công tác an toàn bảo hộ lao động toàn Tổng công ty. Đồng thời xây dựng nội quy, quy định, quản lý công tác bảo vệ, quân sự và pháp chế trong nội bộ Tổng công ty. Văn phòng: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc công ty về các mặt công tác: Công tác hành chính, tổng hợp, đối ngoại, thi đua, tuyên truyền, quảng cáo. Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 11 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan Phòng thi đua văn hóa thể thao: Xây dựng kế hoạch thi đua, tổng hợp báo cáo tổng kết thi đua, tổ chức đánh giá công tác thi đua đinh kì, tổ chức hướng dẫn bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng các cấp cho cán bộ công nhân viên, là đầu mối tổ chức, duy trì các hoạt động văn hóa thể thao toàn Tổng công ty. Phòng đầu tư xây dựng: Theo dõi, tổng hợp kế hoạch đầu tư, xây dựng, làm các thủ tục thực hiện đầu tư, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện đúng các quy trình và hướng dẫn ban hành các định mức an toàn các tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn,xử lý các biến động trong sản xuất; theo dõi , thực hiện các dự án cấp trên giao cho. Phòng công nghệ thông tin: Là phòng tham mưu của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công tác xây dựng hệ thống tin học ứng dụng: Tổ chức ứng dụng tin học phục vụ quản lý trong toàn Tổng công ty. Phòng thương mại: Triển khai công tác kinh doanh đa ngành theo sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc, được phép kinh doanh các mặt hàng trong giấy phép kinh doanh của Tổng công ty, được Uỷ ban kế hoạch thành phố cho phép, Bộ thương mại cấp giấy phép.Thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và nguyên liệu nổ công nghiệp và nguyên liệu cho sản xuất Vật liệu nổ công nghiệp; nhập khẩu vật tư thiết bị cho nhu cầu sử dụng nội bộ và kinh doanh của toàn Tổng công ty. Phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác kế hoạch: chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất - kĩ thuật - tài chính và xã hội hằng năm; tổ chức triển khai, điều hành công tác kế hoạch trong toàn Tổng công ty; hàng tháng, quý thực hiện kế hoạch nhập, sản xuất, kế hoạch các bộ phận và đồng thời xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; theo dõi tổng hợp kết quả hoạt động ản xuất kinh doanh, phối hợp xây dựng chi phí Tổng công ty. Phòng lao động tiền lương: Theo dõi quản lý các nguồn quỹ lương thưởng, phúc lợi và các quỹ do cán bộ công nhân viên đóng góp, theo dõi thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên ( ốm đau, thai sản, bảo hiểm, hưu trí…), theo dõi giám sát thực hiện nội quy lao động. Phòng thống kê kế toán tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 12 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan tác quản lý các nguồn vốn, các số liệu về tài chính, kế toán, làm hủ tục bảo toàn và phát triển nguồn vốn do cấp trên cấp.Theo dõi, báo cáo tài chinh Tổng công ty, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp, phát lương, thưởng, tiền công tác phí cho cán bộ công nhân viên. Phòng tổ chức cán bộ: tham mưu cho Tổng giám đốc để bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ Tổng công ty nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị; theo dõi việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các phòng ban; theo dõi , đôn đốc, dự thảo quy chế tổ chức của các hôi đồng, ban, tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về chinh sách đối với cán bộ đã nghỉ hưu, chuyển công tác. Phòng chiến lược phát triển: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược quy hoạch toàn Tổng công ty. Phòng kiểm toán nội bộ thanh tra: Tham mưu cho Tổng giám đốc về luật định, nhưng đồng thời theo dõi việc thực hiện quy chế đân chủ, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của nhà nước. c. Cơ cấu tổ chức: Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ có 29 đơn vị thành viên trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam, trong đó có 14 đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty và 15 xí nghiệp, chi nhánh ở cấp thấp hơn làm nhiệm vụ sản xuất, tàng trữ, cung ứng và làm dịch vụ nổ mìn. Trong số 14 đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty (thể hiện trên sơ đồ 1) bao gồm: Có 6 đơn vị trực thuộc Tổng công ty thời điểm thành lập:       Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Bạch Thái Bưởi Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Cẩm Phả Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội Chi nhánh công nghiệp hóa chất mỏ Bắc Ninh Khách sạn Hạ Long. Có 7 Tổng công ty con do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các Tổng công ty vùng và các chi nhánh trực thuộc Tổng công ty:  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 13 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Trung Trung Bộ  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Nam Trung Bộ  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Nam Bộ  Tổng công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ Tây Nguyên.  Ban quản lý dự án Amon Nitrat được triển khai xây dựng từ năm 2011. Hơn 15 xí nghiệp thành viên ở cấp thấp hơn với các chi nhánh hoạt động rải rác trên đất nước với chức năng, nhiệm vụ khác nhau phân chia theo 3 loại chính:  2 Xí nghiệp sản xuất vật liệu nổ: XNHCM Quảng Ninh, XNHCM vũng tàu.  10 Xí nghiệp cung ứng vật liệu nổ: XNHCM Quảng Ninh, XNHCM và Cảng Bạch Thái Bưởi, XNHCM Ninh Bình, XNHCM Đà Nẵng, XNHCM Sơn La, XNHCM Vũng Tàu, XNHCM BắcThái, XNHCM Gia Lai, XNHCM Khánh Hoà, XNHCM Bắc Cạn.  1 Trung tâm Vật liệu nổ công nghiệp.  2 Xí nghiệp vận tải và 1 xí nghiệp cung ứng vật tư: Xí nghiệp vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh, xí nghiệp vận tải Sông Biển Hải Phòng, xí nghiệp cung ứng vật tư Hà Nội. 2.2.3. Mối quan giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của Tổng công ty. a. Quan hệ giữa hội đồng quản trị - Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người quản lý điều hành cao nhất hàng ngày của Tổng công ty, thay mặt cho hội đồng quản trị quyết định các công việc của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật nhà nước. Mối quan hệ giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc: Mối quan hệ giữa Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc là mối quan hệ giúp việc, mỗi Phó tổng giám đốc phụ trách một số lĩnh vực nhưng lại tập trung vào sự điều hành chỉ huy thống nhất của Tổng giám đốc. Những lĩnh vực mà các Phó tổng giám đốc phụ Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 14 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan trách đều có thể phát huy tính sáng tạo, độc lập của mình, có toàn quyền quyết định trong lĩnh vực mà mình phụ trách và chịu trách nhiệm về kết quả mà mình phụ trách. Tuy nhiên, khi gặp những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty mà mình không thuộc thẩm quyền hay không giải quyết được thì phải báo cáo ngay lến Tổng giám đốc để giải quyết kịp thời. b. Quan hệ giữa Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và các trưởng phòng chức năng, trưởng các đơn vị sản xuất. Tổng giám đốc chỉ đạo về chủ trương đường lối, định hướng cho Phó tổng giám đốc và trưởng các bộ phận chức năng.Trong phạm vi được phân quyền, chỉ đạo của Phó tổng giám đốc đối với các trưởng bộ phận chức năng cũng có hiệu lực như chỉ đạo của Tổng giám đốc. Các trưởng bộ phận chức năng báo cáo cho Tổng giám đốc về kết quả công việc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc của Tổng công ty về kết quả công việc của bộ phận mình quản lý. Khi cần thiết, Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp cho các cấp dưới của các bộ phân chức năng thì Tổng giám đốc thông báo lại cho các trưởng các bộ phận chức năng được biết. Quan hệ giữa Ban giám đốc với trưởng các bộ phận chức năng :là mối quan hệ chỉ huy, chỉ đạo và chấp hành mệnh lệnh, mỗi người dưới quyền phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chỉ đạo của Tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh, công tác nhiệm vụ được phân công. Riêng kế toán trưởng, ngoài việc chấp hành chỉ đạo mệnh lệnh của Tổng giám đốc như các trưởng bộ phận, trưởng các đơn vị sản xuất khác còn được thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo Luật kế toán và báo cáo với hội đồng quản trị khi ý kiến của mình trái với ý kiến chỉ đạo của Tổng giám đốc. Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất cũng như cán bộ công nhân viên khác của Tổng công ty được quyền đề đạt trình bày ý kiến của mình, hoặc tập thể trước quyết định của Tổng giám đốc. Nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Tổng giám đốc c. Quan hệ giữa các bộ phận chức năng. Là mối quan hệ phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cùng nhau hợp tác để thực hiện mục tiêu chung. Trong trường hợp chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp thì quyết định của Tổng giám đốc Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 15 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan là ý kiến cuối cùng. d. Quan hệ giữa các bộ phận chức năng với các đơn vị sản xuất ( công ty con) Các bộ phận chức năng là những bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các chỉ đạo điều hành mặt chuyên môn tại Tổng công ty đối với đơn vị sản xuất. Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với đơn vị sản xuất là mối quan hệ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Các bộ phận chức năng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ phục vụ về công tác chuyên môn theo chuyên ngành cho hoạt động ở các đơn vị sản xuất. Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm cung cấp chính xác, trung thực số liệu, thông tin của đơn vị sản xuất cho các bộ phận chức năng. Thông qua cán bộ công nhân viên của các bộ phân chức năng, đơn vị sản xuất, lãnh đạo phòng ban, đơn vị sản xuất trực tiếp giải quyết các vướng mắc trong phạm vi quyền hạn của mình, vượt tầm hoặc những phát sinh mới chưa quy định thì phải báo cáo lên Tổng giám đốc. 2.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KINH DOANH 2.3.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm a. Vẽ sơ đồ dây truyền sản xuất: Tổng công ty Hoá chất mỏ tổ chức sản xuất 4 loại thuốc nổ: ANFO thường, ANFO chịu nước, thuốc nổ an toàn hâm lò AH1, thuốc nổ ZECNO. Mỗi loại thuốc nổ đều được sản xuất theo quy trình công nghệ và trên dây truyền sản xuất cụ thể khác nhau. Tuy nhiên tổng hợp lại thì các loại thuốc nổ trên đều trải qua các công đoạn sau: Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 16 Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hoan SƠ ĐỒ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ công nghiệp (Nguồn: Phòng kĩ thuật công nghệ, MICCO) Nguyên liệu Định lượng Phối trộn lần 1 Ủ một thời gian Dầu diezen Phối trộn lần 2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm Định lượng Đóng gói b. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ được tiến hành theo từng đợt trên dây chuyền tự động hóa, khép kín, liên hoàn, thống nhất từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi đưa ra sản phẩm. Hiện nay, Tổng công ty có 2 loại dây chuyền để sản xuất và phối chế các loại thuốc nổ là Dây chuyền tĩnh và Dây chuyền động: Dây chuyền tĩnh là loại dây chuyền được đặt tại một nhà máy cố định, thuốc nổ được sản xuất tại đây rồi mới được chuyển đi tiêu thụ, vì thế nơi sản xuất thường ở xa nơi tiêu thụ. Dây chuyền động là loại dây chuyền sản xuất thuốc nổ trực tiếp. Khi phát sinh nhu cầu với các hợp đồng kinh tế có khối lượng lớn, để tránh phải vận chuyển thuốc nổ trên một quãng đường dài Tổng công ty có xe chuyên dụng tự động trộn thuốc nổ, khoan lỗ nổ và nạp thuốc nổ tại khai trường. Nguyên liệu sau khi định lượng một cách chính xác sẽ được đưa vào máy trộn. Các phụ gia phù hợp với từng loại thuốc cũng được định lượng, tuỳ theo loại thuốc nổ phụ gia mà phải xấy hoặc nghiền. Sau đó được ủ một thời gian nhất định. Nguyên vật liệu và các chất phụ gia khác được đưa vào trộn sau một thời gian ủ đó, cán bộ kỹ thuật kiểm định đã đạt độ đồng đều, được đem ra Sinh viên: Hoàng Thị Thoi – Lớp : K19QT 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất