Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh thương mại thiên lan...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh thương mại thiên lan

.DOC
47
115
75

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ ---------ddd--------- BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ YẾN Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ TUYẾT Mã số sinh viên : 10010943 Lớp : CDTD12TH Thanh Hóa, tháng 03 năm 2013 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH i Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ …………………………ngày … tháng … năm 2013 Giảng viên SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH ii Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng Cân Đối Kế Toán BCKQHĐKD : Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TMBCTC : Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH iii Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại Thiên Lan năm 2012....................................................................................................13 Bảng 2.2 Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm...............................16 Bảng 2.2: Bảng tài sản của công ty năm 2010 - 2012..................................................16 Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn của công ty qua năm 2010 - 2012.....................................18 Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012.........................21 Bảng 2.5: Phân tích các khoản phải thu.......................................................................24 Bảng 2.6: Phân tích các khoản phải trả........................................................................24 Bảng 2.7: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền.....................................................25 Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán hiện thời......................................................26 Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nhanh..........................................................27 Bảng 2.10. Vòng quay hàng tồn kho............................................................................28 Bảng 2.11: Vòng quay các khoản phải thu...................................................................29 Bảng 2.11: Vòng quay tài sản cố định.........................................................................30 Bảng 2.12: Vòng quay tổng tài sản..............................................................................31 Bảng 2.13: Vòng quay vốn chủ sở hữu........................................................................31 Bảng 2.14: Tỷ số nợ trên tổng tài sản.........................................................................32 Bảng 2.16: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu..................................................................33 Bảng 2.17: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản...................................34 Bảng 2.18: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản...............................................................35 Bảng 2.19: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi.........................................................35 SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH iv Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm về báo cáo tài chính 3 3 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 4 1.3. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 4 1.3.1. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 4 1.3.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 4 1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.4.1. Tài liệu phân tích 5 5 1.4.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 5 1.5. Phân tích BCTC thông qua các tỷ số tài chính 6 1.5.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 6 1.5.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh 6 1.5.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 6 1.6. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN 11 2.1. Tổng quan về công ty thươnng mại Thiên Lan 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 11 11 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 12 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty tnhh thương mại thiên lan 12 2.1.3.1. Chức năng của công ty TNHH thương mại Thiên Lan 12 SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH v Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại Thiên Lan 13 2.1.3.3. Định hướng phát triển của công ty 2.1.3.4. Tổ chức bộ máy của công ty 13 13 2.2. Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH thương mại Thiên Lan. 15 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 15 2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 19 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 24 2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán Phân tích các khoản phải trả 24 24 Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 25 2.2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty 27 2.2.3.3. Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty 2.2.3.4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi 32 35 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN 38 3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan đến năm 2015 38 3.1.1. Chiến lược Marketing 38 3.1.2. Chiến lược kinh doanh 38 3.1.3. Chiến lược về tài chính 38 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan trong thời gian tới 3.2.1. Nâng cao năng lực cân đối vốn 39 3.2.2. Nâng cao năng lực thanh toán 39 3.2.3. Nâng cao năng lực kinh doanh 39 3.3. Một số kiến nghị 39 39 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH vi Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến LỜI CÁM ƠN ddd Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh tế - tài chính doanh nghiệp, và đặc biệt là cô Trần Thị Yến. Cô đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập. Đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Tài chính kế toán đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kinh tế tài chính doanh nghiệp, cũng như Ban giám đốc và cô chú, anh chị trong công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống! Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH vii Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 0 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm về báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, đối chiếu, kiểm tra so sánh số liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua, thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính không chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được trong một thời kỳ nhất định Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư 20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Bảng báo cáo KQHĐKD - Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH Mẫu số B 01-DN Mẫu số B 02-DN Mẫu số B 03-DN Mẫu số B 09-DN 1 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty. Để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đã đặt ra Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. 1.3. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 1.3.1. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng. 1.3.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động,… Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng của “bức tranh tài chính” của doanh SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 2 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến nghiệp. 1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.4.1. Tài liệu phân tích Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v... trong một kỳ báo cáo. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. + Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được. 1.4.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện đuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phương pháp sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại trừ 1.5. Phân tích BCTC thông qua các tỷ số tài chính SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 3 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến 1.5.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản và nguồn vốn. Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh hiệu quả. 1.5.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần về bán hàng và cungc ấp dịch vu, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động hiệu quả. 1.5.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số Phân tích khả năng thanh toán Phân tích các khoản phải thu Khái Niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Công thức: Các khoản phải thu Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Phân tích các khoản phải trả Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Công thức: Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượng lưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu. Công thức: SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 4 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Tiền + các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt = Nợ phải trả ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán hiện thời Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán nhanh Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Công thức: Tiền + khoản phải thu Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Phân tích hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Khái niệm: Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.trong một năm.và qua đây cũng biết được số ngày hàng tồn kho. Công thức:Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2 Vòng quay các khoản phải thu Khái Niệm: Vòng quay khoản phải thu dùng để do lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Công thức: Doanh số thuần hàng năm Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu trung bình SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 5 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một vòng quay khoản phải thu. Công thức: Kỳ thu tiền bình quân = 360/ vòng quay các khoản phải thu Vòng quay tài sản cố định Khái Niệm: Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu Công thức: Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/Bình quân giá trị tài sản cố định Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước + tài sản cố định năm nay)/2 Vòng quay tổng tài sản Khái Niệm: Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa tài sản ngắn hạn vàn tài sản dài hạn. Công Thức: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Bình quân giá trị tổng tài sản Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng tài sản năm nay)/2 Vòng quay vốn chủ sở hữu Khái Niệm: chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu. Công thức: Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ trên tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Công thức: Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ / tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 6 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Khái Niệm: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Công Thức: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / vốn chủ sở hữu. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Khái Niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt được chiến lược kinh doanh của mình. Công Thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty. Công Thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay = so với tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức: Lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = Tổng tài sản 1.6. Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 7 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay các yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Khái niệm: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Công thức: Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Sức sinh lợi của doanh thu thuần Khái niệm: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần được từ kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Công thức: Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi của doanh thu thuần = Doanh thu thuần kinh doanh Sức sinh lợi cơ bản của tài sản Khái niệm: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lwoij nhuận trước thuế và lãi vay Công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Sức sinh lợi kinh tế của tài sản = Tổng tài sản bình quân CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN 2.1. Tổng quan về công ty thươnng mại Thiên Lan 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 8 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan Tên viết tắt: Thien Lan Trading Co.,Ltd Loại hình DN: Công ty TNHH Địa chỉ: Xuân Giai – Vĩnh Tiến – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa Điện thoại: 0378 929054 – 0912 134 346 Fax: 0378 929 215 Email:[email protected] Vốn kinh doanh :2.000.000.000 Đồng (Hai tỷ đồng) Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau: - Mua bán hàng: nông sản, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc – gia cầm. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô Kinh doanh vật liệu xây dựng Sản xuất, mua bán phân vi sinh; Mua bán phân hỗn hợp NPK, phân URÊ, phân lân, phân kali - Sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản - Nuôi đà điểu, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi gia cầm - Trồng cây lâm nghiệp - Hoạt động ấp trứng và sản xuất giốn gia cầm - Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt - Chế biến và đóng hộp thịt - Sản xuất các sản phẩm từ da lông thú - Thuộc, sơ chế da, sơ chế và nhuộm gia lông thú - Sản xuất, vali, túi xách và các sản phẩm tương tự - Sản xuất yên đệm, giày dép - Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ( theo hợp đồng và tuyến cố định) liên tỉnh, nội tỉnh - Nuôi cá sấu và khai thác các sản phẩm từ cá sấu - Xuất nhập khẩu các sản phẩm từ đà điểu, cá sấu 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan được thành lập theo loại hình Trách Nhiệm Hữu Hạn, Công ty được thành lập vào năm 2007, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng, có giấy phép kinh doanh cấp ngày 27/09/2007 với mã số doanh nghiệp là 2602001956 và mã số thuế 2801072874. Người đại diện Pháp Luật là ông Trần Bình Trọng. Nơi thường trú: Thôn Xuân Giai Xã Vĩnh Tiến Huyện Vĩnh Lộc Tỉnh Thanh Hóa. Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan hoạt động theo quy định và sự giám sát của luật pháp Việt Nam. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty đã vượt qua không ít những khó khăn, trở ngại. Để từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất hoạt động, nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty không ngừng SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 9 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên có năng lực, nhằm đào tạo cho công ty một bộ phận cán bộ công nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp công ty nắm bắt tình hình và sự biến động của thị trường, để từ đó công ty sẽ đưa những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thể tồn tại và phát triển tốt hơn. Do đó mà trong những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín của mình trên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hơp tác của khách hàng. Bên cạnh đó để mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng, thông qua những bản hợp đồng lớn, kí kết về xuất nhập khẩu các sản phẩm từ da đà điểu và cá sấu . Để có được những thành quả này, ngoài việc tổ chức tốt quản lý và sự điều hành của các phòng ban giám đốc. Công ty cũng cần quan tâm đặc biệt đến những sự biến động của bên ngoài, tác động đến nguồn tài chính làm ảnh hưởng đến doanh thu và kế hoạch hoạt động của công ty. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty tnhh thương mại thiên lan 2.1.3.1. Chức năng của công ty TNHH thương mại Thiên Lan Với các lĩnh vực của công ty là đa nghành nghề nên chức năng chính của công ty là chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ trong nước. Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan có chức năng mua, bán, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu các mạt hàng trong lĩnh vực kinh doanh. 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại Thiên Lan - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. - Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. - Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn Vĩnh Lộc , trong vùng kinh tế còn chưa phát triển và đặc biệt là sản xuất, chăn nuôi đà điểu và cá sấu với điều kiện khí hậu không phù hợp do đó công ty gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu. nhưng công ty đã không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng 2.1.3.3. Định hướng phát triển của công ty SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 10 Báo cáo thực tập GVHD: Trần Thị Yến Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao. 2.1.3.4. Tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại Thiên Lan năm 2012 GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Xưởng sản xuất Phòng Nhà kho kinh doanh Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012 Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòng trưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cường chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian. * Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau: Giám đốc: Là người chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp các phòng ban, quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật. Ngoài SVTH: Trần Thị Tuyết – 10010943 – CDTD12TH 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan