Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà ...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội

.PDF
67
489
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG QUANG VŨ MÃ SINH VIÊN : A16577 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Chuyên ngành : Th.S Chu Thị Thu Thủy : Đặng Quang Vũ : A16577 : Tài Chính HÀ NỘI – 2013 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Chu Thị Thu Thuỷ đã hƣớng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin bày tỏ sự tri ân tới các cô chú, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán và toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp em hoàn thành bài luận văn này. Hà Nội, ngày… tháng … năm ….. Sinh viên Đặng Quang Vũ MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...........................................................................................1 1.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .............................1 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ..........................1 1.1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................2 1.1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................3 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........4 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ......................................4 1.2.2. Phân tích tài chính thông qua các hệ số tài chính .............................................5 1.2.3. Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont) ..................................................................................................................13 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................15 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.......................15 1.3.2. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................15 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI .........................................18 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội ......18 2.1.1. Thông tin chung .................................................................................................18 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội.................................................................................................................18 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh.....................................................................................19 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty ...........................................................19 2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. .......................................................................................................................................19 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán .......................22 2.2.1. Phân tích tài chính thông qua các hệ số tài chính ...........................................29 2.3. Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội .................................................................................................................................42 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP TƢ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI .........................................................................................................................45 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................................................................45 Thang Long University Library 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ......................................................................................45 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty ...............................................45 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..................................................................47 3.2.1. Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ...........................................................47 3.2.2. Tập trung vốn đầu tư để thi công dứt điểm các công trình dở dang, áp dụng phương thức thanh quyết toán hợp lý nhằm giảm bớt vốn hàng tồn kho .................49 3.2.3. Chú trọng đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho SXKD; quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ .....................................................................................50 3.2.4. Nâng cao khả năng thanh toán .........................................................................51 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu ........................................................52 3.2.6. Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí SXKD, hạ thành sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................................................................53 3.2.7. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận ..............................54 3.2.8. Một số giải pháp khác ........................................................................................54 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCKQKD CP DN Báo cáo kết quả kinh doanh Cổ phiếu Doanh nghiệp DTT GVHB Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán HSSD HTK Hiệu suất sử dụng Hàng tồn kho KNTT LNST NNH NPT Khả năng thanh toán Lợi nhuận sau thuế Nợ ngắn hạn Nợ phải trả NSNN SXKD TCDN TS Ngân sách nhà nƣớc Sản xuất kinh doanh Tài chính doanh nghiệp Tài sản TSCĐ TSDH TSLĐ TSNH VCĐ VCSH VKD VLĐ Tài sản cố định Tài sản dài hạn Tài sản lƣu động Tài sản ngắn hạn Vốn cố định Vốn chủ sở hữu Vốn kinh doanh Vốn lƣu động Thang Long University Library DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang BẢNG 2.1. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH .........20 BẢNG 2.2. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦ C N T CP TƢ VẤN DỰN OT N À NỘ .........................................................................24 BẢNG 2.3. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦ C N T CP TƢ VẤN DỰN OT N À NỘ ...............................................................27 BẢNG 2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TS - NV CỦA CÔNG TY .................................28 BẢNG 2.5. CÁC HỆ SỐ KNTT CỦA CÔNG TY .......................................................29 BẢNG 2.6. CÁC HỆ SỐ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ....................31 BẢNG 2.7. CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO........................................33 BẢNG 2.8. CƠ CÁU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI THU ......................................34 BẢNG 2.9. CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂN S N LỜI CỦA CÔNG TY ...........................35 BẢNG 2.10. CƠ CẤU CHI PHÍ TRÊN DOANH THU THUẦN ................................36 BẢNG 2.11. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ...............................37 BẢNG 2.12. BẢNG TỔNG HỢP CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY .........40 BẢNG 3.1. BẢN ĐỀ XUẤT Đ ỀU CHỈN CƠ CẤU VỐN ....................................49 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài Hiện nay, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đứng trƣớc nhiều thách thức để có thể tồn tại và phát triển. Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể vƣợt qua cơn khủng hoảng này, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính đòi hỏi phải đƣợc quan tâm đúng mức nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Phân tích TCDN là việc áp dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp nhằm cung cấp chính xác và đầy đủ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị thấy đƣợc nguyên nhân, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình tài chính công ty. Qua đó, đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình tài chính, thiết lập các dự báo, kế hoạch tài chính phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít các doanh nghiệp chƣa chú trọng đến công tác phân tích tài chính doanh nhằm phục vụ cho mục đích quản trị đặc biệt là quản trị trong giai đoạn khủng hoảng nhƣ hiện nay. Đây có thể đƣợc coi là một trong những nguyên nhân lý giải cho hiệu quả kinh doanh thấp tại các doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng to lớn của việc phân tích, đánh giá tình hình TCDN, bằng vốn kiến thức đƣợc tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng kết hợp với những hiểu biết thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội, em quyết định đi sâu nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty với đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội. Thang Long University Library 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD, những nhân tố ảnh hƣởng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản trị của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội thấy đƣợc tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong 3 năm gần nhất. Từ đó có thể áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD hiệu quả hơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân tích thống kê kết hợp công thức, bảng biểu để tính toán, minh họa, so sánh và rút ra kết luận. 6. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính DN. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng giao thông Hà Nội. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích TCDN là tổng thể các phƣơng pháp sử dụng để thu thập và xử lý các thông tin kế toán, tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng phát triển của doanh nghiệp, giúp ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định quản trị phù hợp. Phân tích TCDN bao gồm các bƣớc chủ yếu sau: thu thập thông tin, xử lý thông tin, dự đoán và quyết định. Phân tích TCDN đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ hội và thách thức đặt ra với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích TCDN còn là tiền đề của việc lập dự báo và lập kế hoạch tài chính, xây dựng mục tiêu kinh doanh. 1.1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Mục tiêu của phân tích TCDN là cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ việc ra quyết định của các nhà quản trị, nhà đầu tƣ và những ngƣời sử dụng thông tin tài chính khác. Đó là các thông tin về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VKD, về khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp với mục đích khác nhau để đƣa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Cụ thể: - Phân tích TCDN đối với nhà quản lý doanh nghiệp: cung cấp các thông tin cần thiết để nhà quản trị nắm bắt, kiểm soát và chỉ đạo tình hình SXKD của Công ty, đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra. - Phân tích TCDN đối với nhà đầu tư: phân tích TCDN sẽ giúp nhà đầu tƣ biết đƣợc mức độ an toàn của đồng vốn bỏ ra, khả năng sinh lời cao hay thấp, từ đó có cơ sở để ra quyết định đầu tƣ. 1 Thang Long University Library - Phân tích TCDN đối với các tổ chức tín dụng: phân tích TCDN sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó ra các quyết định cho vay phù hợp. - Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: các cơ quan Nhà nƣớc sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động S KD, đồng thời có cơ sở để hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp. - Phân tích tài chính đối với người lao động: kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới ngƣời lao động, quyết định các khoản thu nhập nhận đƣợc của họ. Phân tích TCDN sẽ giúp ngƣời lao động biết đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó an tâm làm việc. - Phân tích tài chính đối với các đối thủ cạnh tranh: là những ngƣời quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty, các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác phục vụ cho việc đề ra các biện pháp cạnh tranh với Công ty. 1.1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Để có thể đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp thì phân tích tài chính đòi hỏi phải có một lƣợng cơ sở thông tin đầy đủ và khách quan. Đó là tổng hợp các thông tin bên trong của doanh nghiệp ví dụ nhƣ là: thông tin về bản thân doanh nghiệp, các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp và quan trọng nhất là thông tin tài chính chủ yếu đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Còn các thông tin bên ngoài của doanh nghiệp thì có các thông tin về tình hình nền kinh tế, đối tác, đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp và các công ty có liên quan. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất bao gồm hệ thống 4 báo cáo chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính cho biết tình hình tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ kết quả kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chủ yếu sử dụng trong việc phân tích, đánh giá và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2 - Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu trong BCĐKT đƣợc phản ánh dƣới hình thức giá trị và theo nguyên tắc cân đối: tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. - Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (BCLCTT): là một báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định(tháng, quý, năm hay năm tài chính), báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. - Thuyết minh báo cáo tài chính(BCTT): đƣợc lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tƣ hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. 1.1.3. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phƣơng pháp phân tích TCDN bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có rất nhiều phƣơng pháp phân tích TCDN song trên thực tế các nhà quản trị tài chính thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau: 1.1.3.1. Phương pháp so sánh So sánh là việc đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính để nhận biết đƣợc kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cũng nhƣ nhận định xu hƣớng thay đổi tình hình tài chính. Thông thƣờng, nhà phân tích hay sử dụng hai kỹ thuật so sánh cơ bản sau: 3 Thang Long University Library - So sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu phân tích với trị số của kỳ gốc. - So sánh số tƣơng đối: Là xác định số % tăng /giảm giữa thực tế so với kỳ gốc để so sánh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng kỹ thuật phân tích theo chiều ngang (để thấy đƣợc sự biến động của từng chỉ tiêu) và phân tích theo chiều dọc (để thấy đƣợc mức độ quan trọng của thành phần trong tổng thể). 1.1.3.2. Phương pháp tỷ lệ Phƣơng pháp này sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính. Các tỷ số thông thƣờng đƣợc thiết lập bởi hai chỉ tiêu khác nhau và các chỉ tiêu này phải có mối quan hệ với nhau. Những tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo từng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn, tỷ lệ về năng lực hoạt động và tỷ lệ về khả năng sinh lời. 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phân tích tình hình TCDN bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính nhƣ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. - Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích các hệ số tài chính đặc trƣng, bao gồm: hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản, hệ số khả năng thanh toán, hệ số hiệu suất hoạt động, hệ số khả năng sinh lời. 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua BCKQKD Thông tin trên BCKQKD là thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trƣớc và sau thuế của doanh nghiệp thu đƣợc từ các hoạt động trong năm và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng vào NSNN. Việc so sánh các chỉ tiêu trên BCKQKD năm nay so với năm trƣớc sẽ giúp xác định xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu đó và là cơ sở dự đoán chỉ tiêu đó trong tƣơng lai, cụ thể: 4 - Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên BCKQKD giữa kỳ này với kỳ trƣớc bằng việc so sánh về số tuyệt đối, tƣơng đối. Qua đó, thấy đƣợc tính hiệu quả trong từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác). - Phân tích các chỉ tiêu tỉ lệ GVHB trên DTT, chi phí bán hàng trên DTT, chi phí quản lí doanh nghiệp trên DTT và so sánh với năm trƣớc để khái quát tình hình quản lí và sử dụng chi phí S KD năm nay tốt hay kém hơn năm trƣớc. 1.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính và di n iến tài chính của doanh nghiệp qua BCĐKT Dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán, phân tích TCDN giúp các nhà quản trị có đƣợc cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên BCĐKT, tiến hành so sánh tổng tài sản, tổng nguồn vốn cuối kì so với đầu kì để thấy đƣợc quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kì, khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, cũng nhƣ sự biến động về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cần phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo này để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân tích tài chính thông qua các hệ số tài chính Các hệ số tài chính đƣợc coi là thể hiện một cách đặc trƣng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Các hệ số này bao gồm: hệ số về khả năng thanh toán, hệ số về cơ cấu vốn và nguồn vốn, hệ số về hiệu suất hoạt động và hệ số về khả năng sinh lời. Khi phân tích, ta thƣờng so sánh các hệ số này theo thời gian (giữa kì này với kì trƣớc) để nhận biết xu hƣớng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánh theo không gian (mức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. 1.2.2.1. Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản - Hệ số cơ cấu nguồn vốn: - Hệ số nợ: Hệ số nợ Tổng nợ phải trả = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh NPT chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm đƣợc hình 5 Thang Long University Library thành bằng nguồn nợ vay. Hệ số này cho thấy mức độ sử dụng nợ hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, sự độc lập về mặt tài chính và rủi ro có thể gặp phải của doanh nghiệp. Những tác động tích cực tới doanh nghiệp là: nếu hệ số nợ cao có tác dụng khuếch đại khả năng sinh lời của VCSH, góp phần gia tăng lợi ích của chủ doanh nghiệp còn nếu nhƣ hệ số nợ quá cao thì sẽ làm gia tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán và đe doạ đến sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản nhỏ hơn lãi tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có tác động ngƣợc chiều, gây tổn thất lớn cho chủ sở hữu doanh nghiệp thể hiện ở việc giảm sút nhanh tỷ suất lợi nhuận VCSH. - Hệ số VCSH (tỷ suất tự tài trợ) VCSH = ệ số VCS = 1- hệ số nợ Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh VCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay là mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn VKD của mình. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều VCS , tính độc lập về mặt tài chính cao, doanh nghiệp ít bị ràng buộc hay chịu sức ép từ nợ vay, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều VCSH thì khó khuếch đại đƣợc tỷ suất lợi nhuận VCSH. - Hệ số cơ cấu tài sản: - Tỷ suất đầu tƣ vào TSN và TSDH Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH Tài sản dài hạn = = 1- Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH = 1- Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tƣ = vào TSNH Tổng tài sản Hai tỷ suất này phản ánh trong một đồng VKD mà doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng đƣợc dùng để hình thành nên TSDH và TSNH. Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH thể hiện mức độ đầu tƣ vào TSCĐ và tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất hiện có và xu hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tƣơng lai. 6 1.2.2.2. Hệ số khả năng thanh toán Một doanh nghiệp đƣợc đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh trƣớc hết phải đƣợc thể hiện ở khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ. Thông thƣờng, khi hệ số khả năng thanh toán càng cao thì doanh nghiệp càng đƣợc đánh giá tốt khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi phân tích cần đặt trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp ở từng thời kỳ và hệ số trung bình ngành để làm cơ sở đánh giá. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (KNTT) phản ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì, bao gồm: Hệ số KNTT hiện thời (KNTT nợ ngắn hạn): Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn = Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (có thời hạn dƣới một năm) của doanh nghiệp. Thông thƣờng, khi hệ số này ở mức nhỏ hơn 1, thể hiện KNTT nợ ngắn hạn của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn về mặt tài chính có thể gặp phải và ngƣợc lại. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng chƣa chắc là tốt vì có thể hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chƣa cao. Hệ số này lớn hay nhỏ, hợp lý hay chƣa hợp lý còn phải phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, trong quá trình xem xét phải dựa vào hệ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp vƣợt trội trong ngành. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số KNTT nhanh là thƣớc đo phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản NNH của doanh nghiệp mà không cần phải bán các loại vật tƣ hàng hóa tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH – àng tồn kho Nợ ngắn hạn Lấy số liệu bình quân với hệ số khả năng thanh toán nhanh, nếu hệ số này lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tƣơng đối khả quan, nếu nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp không có đủ tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền 7 Thang Long University Library để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, nhƣng trong một số trƣờng hợp cần xem xét đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ thì điều này sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời ệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền = Nợ ngắn hạn Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (dƣới 3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiền bất kỳ lúc nào nhƣ: chứng khoán ngắn hạn, thƣơng phiếu, nợ phải thu ngắn hạn và các khoản đầu tƣ ngắn hạn khác. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ không tốt vì khi đó doanh nghiệp có thể tồn trữ tiền mặt quá nhiều, gây ứ đọng vốn. Mặt khác, để đánh giá hệ số này chính xác cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay vay = Lãi vay phải trả + LN trƣớc thuế Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả là khoản chi phí sử dụng vốn nợ vay mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp vốn và nguồn trả nợ là từ lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Nó cho biết số vốn đi vay đã đƣợc doanh nghiệp sử dụng nhƣ thế nào, đem lại mức lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi tiền vay hay không. Hệ số này càng cao phản ánh Công ty làm ăn càng hiệu quả, mức sinh lời của đồng vốn cao đủ để đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn và ngƣợc lại. 8 1.2.2.3. Hệ số hiệu suất hoạt động - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng TS = Doanh thu thuần Tổng TS Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TS của DN tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần và hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và ngƣợc lại. Hệ số này chịu ảnh hƣởng đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh và trình độ sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp.Việc tăng khả năng tạo ra doanh thu thuần từ tài sản là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng nhƣ uy tín Công ty. - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSLĐ thực hiện đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm) Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần TSNH Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng TSNH trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng DTT. Số vòng quay TSNH càng lớn thì tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH càng cao. Ngƣợc lại, hệ số này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lƣợng các khoản phải thu lớn. - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng TSDH là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp và đƣợc xác định nhƣ sau: Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần TSDH Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ đƣợc sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong kỳ, ta 9 Thang Long University Library phải đi sâu tìm hiểu từng loại tài sản cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của từng loại tài sản hiện có trong doanh nghiệp. - Vòng quay HTK Vòng quay HTK là số lần HTK bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay TK đƣợc xác định theo công thức: Số vòng quay hàng tồn kho iá vốn hàng bán = HTK Thông thƣờng, nếu số vòng quay TK cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành cho thấy việc tổ chức và quản lý HTK của doanh nghiệp là tốt, có thể rút ngắn đƣợc chu kỳ kinh doanh và giảm lƣợng vốn bỏ vào HTK. Ngƣợc lại, nếu số vòng quay HTK thấp thì điều này chứng tỏ HTK luân chuyển chậm, vốn bị ứ đọng và làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thời gian quay vòng = HTK Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay HTK, là nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay HTK, do đó chỉ tiêu này nhỏ là tốt vì số vốn vật tƣ hàng hóa luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng vốn và ngƣợc lại. - Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và đƣợc xác định theo công thức : Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dƣ các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Hệ số này lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng nhanh và ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu quá cao thì sẽ ảnh hƣởng tới khối lƣợng hàng tiêu thụ do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ. Khi phân tích thấy đƣợc sự biến động của chỉ tiêu, từ đó, đƣa ra các chính sách tín dụng đối với khách hàng sao cho doanh nghiệp vẫn bán đƣợc hàng mà lại không bị chiếm dụng nhiều vốn. - Kỳ thu tiền trung bình 10 Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản phải thu. Số ngày này chính là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp xuất giao hàng cho đến khi thu đƣợc tiền bán hàng và đƣợ xác định theo công thức : Kỳ thu tiền TB (ngày) Số dƣ các khoản phải thu = Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chính sách bán chịu của doanh nghiệp, công tác tổ chức thanh toán, đặc điểm SXKD và phụ thuộc thời điểm nghiên cứu. Khi phân tích cần kết hợp giữa kết quả tính toán và chính sách của doanh nghiệp nhƣ: mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng, tốc độ tăng trƣởng của doanh thu để đƣa ra nhận xét chính xác. 1.2.2.4. Hệ số phản ánh khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động SXKD cho nên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời luôn luôn đƣợc các nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ quan tâm. Để đánh giá chính xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và số vốn sử dụng trong kỳ. Khi phân tích khả năng sinh lời, ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ suất LNST Trên DT(ROS) = LNST trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Hệ số này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thông thƣờng, tỷ suất này cao là tốt nhƣng khi đánh giá cần so sánh với tỷ suất của các doanh nghiệp cùng ngành cũng nhƣ bản thân doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh để thấy rõ hơn xu hƣớng phát triển. Tỷ suất LNST trên doanh thu cũng thể hiện khả năng cân đối chi phí và doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA) = LNST Tổng TS trong kỳ 11 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan