Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thủy sản mekong...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thủy sản mekong

.PDF
88
251
122

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN KHOA HỌC THỦY SẢN --- oo --- HUỲNH NHƢ NGUYỆN Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Kinh Tế Thủy sản PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ NGUYỄN THANH TOÀN 1 MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. i DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iii Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu....................................................................................1 1.4 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 1.4.1 Không gian ............................................................................................... 2 1.4.2 Thời gian .................................................................................................. 2 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1 Tổng quan về tình hình thủy sản cả nước ......................................................... 3 2.1.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác ............................................................ 3 2.1.2 Tình hình xuất khẩu.................................................................................. 4 2.2 Tổng quan thủy sản ĐBSCL ............................................................................. 6 2.2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác ............................................................ 6 2.2.2 Tình hình xuất khẩu.................................................................................. 7 2.3 Tổng quan về thành phố Cần Thơ .................................................................... 7 2.3.1 Vị trí địa lí ................................................................................................ 7 2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 8 2.3.3 Tình hình chung về thủy sản .................................................................... 9 2.4 Những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp ............................................ 10 2.4.1 Khái niệm ............................................................................................... 10 2.4.2 Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................... 10 2.4.3 Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................... 11 2.4.4 Nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp........................................... 11 2.4.5 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................... 11 2.4.6 Ý nghĩa ................................................................................................... 12 2.5 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính ..................................................... 12 2.5.1 Bảng cân đối kế toán .............................................................................. 12 2.5.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................... 13 2.5.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ............................................................ 13 2.5.4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính ....................................................... 14 2 2.5.5 Tỷ suất đầu tư ......................................................................................... 14 2.5.6 Tỷ suất tự tài trợ ..................................................................................... 15 2.5.7 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán........................................................ 15 2.5.8 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 16 2.5.9 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ......................................................................... 17 2.5.10 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính............................................................. 18 2.5.11 Phân tích mối liên hệ các tỷ số qua sơ đồ Dupont ............................... 19 2.6 Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 20 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 21 3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 21 3.1.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 21 3.1.2.1 Phương pháp so sánh .................................................................... 21 3.1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ số ........................................................ 22 3.1.2.3 Phương pháp phân tích mối liên hệ các tỷ số qua sơ đồ Dupont .. 22 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢI LUẬN .......................................................... 23 4.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong ......................... 23 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 23 4.1.2 Giới thiệu sơ lược về Công ty ................................................................ 23 4.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty ....................................................... 24 4.1.4 Thuận lợi và khó khăn của Công ty ....................................................... 25 4.1.4.1 Thuận lợi ....................................................................................... 25 4.1.4.2 Khó khăn ....................................................................................... 25 4.1.5 Định hướng phát triển của Công ty ........................................................ 26 4.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính ........................................................... 27 4.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm ......................... 27 4.2.1.1 Phân tích tình hình tài sản ............................................................. 27 4.2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn ...................................................... 36 4.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm ( 2010 – 2013 ) .............................................................. 38 4.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................... 43 4.2.3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh .......................... 49 4.2.3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư .................................. 49 4.2.3.3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính .............................. 49 4.2.3.4 Lưu chuyển tiền thuần trong năm ................................................. 50 4.2.4 Tỷ suất đầu tư ......................................................................................... 50 4.2.4.1 Tỷ suất đầu tư tổng quát ............................................................... 52 4.2.4.2 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định ....................................................... 52 4.2.4.3 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn .................................................... 52 4.2.5 Tỷ suất tài trợ ......................................................................................... 52 3 4.2.5.1 Tỷ suất vốn chủ sở hữu ................................................................. 52 4.2.5.2 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ ................................................................ 52 4.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính ..................................... 53 4.3.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán........................................................ 53 4.3.1.1 Tỷ số khái quát tình hình công nợ ................................................ 55 4.3.1.2 Vòng quay khoản phải thu ............................................................ 55 4.3.1.3 Các khoản phải trả ........................................................................ 55 4.3.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 57 4.3.2.1 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản ................................................. 59 4.3.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định .................................................. 59 4.3.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu ................................................ 59 4.3.2.4 Vòng quay hàng tồn kho ............................................................... 59 4.3.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ......................................................................... 59 4.3.3.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ..................................................... 61 4.3.3.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ................................................... 61 4.3.3.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ............................................. 61 4.3.4 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính............................................................... 61 4.3.4.1 Tỷ số nợ trên tài sản ....................................................................... 63 4.3.4.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ....................................................... 63 4.3.4.3 Khả năng thanh toán lãi vay ......................................................... 63 4.3.5 Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont ................................................... 63 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY................................................................. 67 5.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty ............................................ 67 5.1.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 67 5.1.2 Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính....................................... 67 5.1.3 Giải pháp ................................................................................................ 67 5.1.3.1 Hạn chế ứ đọng vốn ....................................................................... 67 5.1.3.2 Tiết kiệm chi phí sản xuất ............................................................. 68 5.1.3.3 Tăng lợi nhuận .............................................................................. 68 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 69 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 69 6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 70 PHỤ LỤC............................................................................................................. 71 4 CHƢƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản từ lâu đã được khẳng định là ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhiều vùng trong cả nước. Nằm trên bản đồ phía Nam của Việt Nam, thành phố Cần Thơ - được xác định là địa bàn trọng điểm giàu tiềm năng thủy sản của cả nước. Nhiều năm qua, trên vùng đất kênh rạch chằng chịt dọc theo sông Hậu, TP. Cần Thơ có ngành thủy sản phát triển khá bền vững, góp phần vào tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2012, diện tích mặt nước nuôi thủy sản của TP. Cần Thơ đạt 12.560 ha, sản lượng đạt hơn 188.000 tấn (Tổng cục Thống Kê, 2012). Mặt khác, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Trong doanh nghiệp yếu tố tài chính đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Thủy sản Mekong”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty. 5 - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty để thấy được khả năng chủ động về vốn, mức độ đầu tư vào tài sản cũng như tính hợp lí về kết cấu tài sản, kết cấu vốn. - Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012). - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. - Đề xuất phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần thủy sản MeKong. 1.4.2 Thời gian Thời gian thực hiện luận văn được tiến hành trong 4 tháng (từ 8/2013 đến 12/2013). Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu tài chính thu thập từ năm 2010 đến 2012. 6 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tình hình thủy sản cả nƣớc Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km². Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam thu hút hơn 4 triệu lao động, chưa kể số lao động gián tiếp qua các khâu trung gian như: công nghiệp chế biến, các dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, nhà hàng, khách sạn và nghề đóng tàu thuyền đánh cá. Theo đánh giá chung, năm 2012 sản xuất thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong đó có những nguyên nhân chính như kinh tế thế giới chưa hồi phục, nguyên liệu đầu vào tăng cao, dịch bệnh đối với tôm, cá tra và nghêu diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm cùng với bão và áp thấp nhiệt đới nhiều. Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2011, trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2 triệu tấn (Báo Đối Ngoại, 2012). 2.1.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác a. Nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tính đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%. Sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 6,8% so với năm 2011 trong đó, tôm nước lợ ước đạt 500 nghìn tấn, tăng 0,9 %, cá tra đạt 1,19 triệu tấn, tăng 3,4% so với năm 2011 (Tổng cục Thống Kê, 2012). b. Khai thác thủy sản Năm 2012 cũng được đánh giá là năm mà tình hình khai thác hải sản tiếp tục gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả sản xuất. Có 9 cơn bão cùng 6 đợt áp thấp nhiệt đới tác động, thêm vào đó giá dầu liên tục biến động tăng, thiếu lao động nghề cá, công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản còn chưa được triển khai tốt, tổn thất sau thu hoạch trong khai thác còn ở mức cao… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng. Mặc dù vậy, sản lượng khai thác hải sản vẫn đạt 2,6 triệu tấn, tăng 10,6% so với năm 2011, trong đó khai thác hải sản ước đạt 2,4 triệu tấn (tăng 9,6%), riêng sản lượng cá 7 ngừ đại dương khai thác tại 3 tỉnh trọng điểm miền Trung là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều cao hơn năm 2011 và ước đạt trên 19 nghìn tấn. Trong năm, số lượng tàu cá hoạt động khai thác xa bờ chiếm 20,8% tổng số tàu cá (tương ứng 26 nghìn tàu) đã góp phần nâng cao sản lượng, giá trị của sản phẩm khai thác, góp phần ổn định cuộc sống của ngư dân. Việc triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác trên các vùng biển xa đã được quan tâm hơn. Theo đó đến ngày 30/11/2012, Bộ Tài chính đã tạm cấp cho các địa phương hơn 510 tỷ đồng và đã được các địa phương giải ngân trên 350 tỷ hỗ trợ cho ngư dân; đã có 14/19 tỉnh/thành hoàn thành lắp đặt xong trạm bờ và lắp đặt máy thông tin cho các tàu cá. Việc trang bị các đài trên tàu và các trạm bờ đưa vào khai thác đã hỗ trợ công tác quản lý giám sát hoạt động tàu cá trên biển, phòng chống lụt bão và xác nhận hoạt động của tàu cá trên các vùng biển xa, giúp ngư dân yên tâm bám biển, kết hợp khai thác hải sản với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện, cả nước có khoảng 3.500 tổ, đội với khoảng 21.500 tàu cá tham gia và 136.000 lao động, thành lập gần 20 nghiệp đoàn đánh cá (VASEP, 2012). 2.1.2 Tình hình xuất khẩu Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trừ năm 2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trưởng cao 22,6%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8%. Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4 % so với năm 2011. Trong đó quý III xuất khẩu đạt mức kim ngạch cao nhất năm với 1,62 tỷ USD, ngược lại quý I có kim ngạch thấp nhất với 1,29 tỷ USD (VASEP, 2012). 8 Hình 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm XK TS giai đoạn 2006-2012 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 2012) Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của khối doanh nghiệp trong nước đạt 5,54 tỷ USD, giảm 2,8% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 91%. Trong khi đó, con số xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ là 552 triệu USD, tăng mạnh 32,6% so với năm 2011 và chỉ bằng 1/10 mức kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của doanh nghiệp trong nước. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trường này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước. 9 Hình 2.2: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 2012) Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường Trung Quốc (đạt 275 triệu USD), Ôxtrâylia (182 triệu USD) và Ai Cập (80 triệu USD), tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 23,1%, 11,7% và 26,6%. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dương như: Đài Loan đạt 135 triệu USD, tăng 4%; Hồng Kông đạt 131 triệu USD, tăng 8,9%;... Ngược lại, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 sang một số thị trường khác lại suy giảm với các mức độ khác nhau như: Canađa đạt 130 triệu USD, giảm 9,6%; Mêxicô đạt 110 triệu USD, giảm 2,5%; Nga đạt 100 triệu USD, giảm 5,9%; Braxin đạt 79 triệu USD, giảm 8,3%;... Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 344 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước. Hiện nay, trong số các thành viên ASEAN thì Thái Lan, Singapore và Malayxia là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội. 10 Năm 2012 chứng kiến việc Hoa Kỳ chính thức vượt EU trở thành thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 19,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước (Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 2012) 2.2 Tổng quan về tình hình thủy sản đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha, toàn vùng có khoảng 750km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển của cả nước) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước quy mô lớn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, ngọt, lợ). Sự giao thoa mặn, ngọt, lợ đã tạo nên vùng sinh thái đặc thù, hiếm có trên thế giới cùng với hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy hải sản tập trung (Thanh Dương, 2012). a. Nuôi trồng thủy sản Với 762.000 ha mặt nước nuôi thủy sản cùng giá trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm, ĐBSCL đóng góp đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tạo ra việc làm, tăng lợi nhuận cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Các địa phương ở ĐBSCL đang định hướng phát triển mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản của vùng. Năm 2012 các tỉnh ĐBSCL đưa diện tích nuôi thủy sản lên 795.000 ha, tăng 5.000 ha so với năm 2011, sản lượng đạt 2,4 triệu tấn. Đối tượng nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu (phục vụ xuất khẩu), tôm càng xanh, cá điêu hồng, chim trắng, thác lác, bống tượng, sò huyết, vẹm xanh, bào ngư, ốc hương (phục vụ trong nước). Phương thức nuôi là quảng canh cải tiến đối với tôm sú và nghêu; nuôi thâm canh đối với tôm chân trắng và cá tra. Các đối tượng còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Vùng nuôi tập trung là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Nuôi nước ngọt tập trung ở các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. 11 a. Khai thác thủy sản Theo thống kê của ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, toàn vùng có khoảng 30.000 tàu đánh cá, trong đó có 6.000 tàu đánh bắt xa bờ. Tổng công suất 2,3 triệu CV, trong đó Cà Mau và Kiên Giang chiếm 17.000 tàu với công suất 2 triệu CV. Sản lượng đánh bắt toàn vùng hàng năm khoảng 1 triệu tấn, chiếm 41% sản lương đánh bắt cả nước. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản tại ĐBSCL gần 700.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 2,1 triệu tấn, chiếm 72% sản lượng cả nước, trong đó có khoảng 370.000 tấn tôm, chiếm 76% cả nước (VASEP, 2012). Khai thác thủy sản nội địa ở ĐBSCL cũng tương đối mạnh, chiếm tỷ lệ từ 50 – 60% sản lượng khai thác nội địa cả nước, do nơi đây có nhiều sông, lạch, đầm phá, đặt biệt là hệ thống sông Mêkông. Số phương tiện đánh bắt trong vùng nội địa là rất lớn nhưng thường là những thuyền nhỏ không gắn động cơ, nếu có gắn thì công suất thường thấp (< 10 CV). Những địa phương có sản lượng khai thác cao như An Giang (chiếm khoảng 33%), Trà Vinh (18,24%), Đồng Tháp (chiếm 13,52%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình sản lượng đang có xu hướng giảm, do nguồn lợi giảm mạnh. Trong đó chỉ có hai tỉnh Long An và Bạc Liêu có sản lượng khai thác không cao là có mức độ tăng trưởng dương (4 - 8%). 2.2.2 Tình hình xuất khẩu Theo Bộ Công thương, năm 2012, thủy sản nước ta xuất khẩu đi 156 thị trường với tổng giá trị đạt 6,134 tỉ USD, tăng 0,3% so với năm 2011. Các mặt hàng chế biến rất phong phú và đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản giai đoạn 2006-2015, chương trình nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam giai đoạn 2005-2010 cũng được xúc tiến. Hiện ĐBSCL có 70 nhà máy CBTS với công suất tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm; năng lực này trong mức an toàn so với tổng sản lượng tôm, cá toàn vùng (VINANET, 2012). 2.3 Tổng quan về thành phố Cần Thơ 2.3.1 Vị trí địa lí - Thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ) trực thuộc Trung ương, diện tích 139.000 ha nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL. 12 - Vị trí: về phía Tây sông Hậu nối với đường biển quốc tế theo luồng Định An, cách biển 75 km, có quốc lộ 1A thuận tiện giao thông bộ nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, mặt khác còn thuận lợi giao thông thủy bộ đến Campuchia. - Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long Hình 2.3: Bản đồ thành phố Cần Thơ ( Nguồn: canthogov.com.vn) 2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là 12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 USD. Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân 13 dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng. Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, Bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm ( Cổng thông tin điện tử TP. Cần Thơ, 2012). 2.3.3 Tình hình chung về thủy sản a. Nuôi trồng và khai thác thủy sản Sản lượng thủy sản tháng 1 năm 2013 ước tính đạt 376,1 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 281,7 nghìn tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 33,2 nghìn tấn, tăng 2,5%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Một ước tính đạt 170,6 nghìn tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 125 nghìn tấn, giảm 3%; tôm đạt 23,5 nghìn tấn, tăng 2,2%. Nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn do giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng nên sản lượng cá tra thu hoạch giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình nuôi tôm tại các địa phương tương đối ổn định, các hộ nuôi tôm sú thâm canh đang tiến hành nạo vét cải tạo ao nuôi chuẩn bị cho thả vụ mới. Khai thác biển đang vào vụ cá Bắc, tiêu thụ hải sản khai thác khá thuận lợi. Sản lượng thủy sản khai thác tháng Một ước tính đạt 205,5 nghìn tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 157 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 9,7 nghìn tấn, tăng 3,2% (Tổng cục Thống Kê, 2013). b. Xuất khẩu thủy sản Hiện nay, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản ít thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu của các nước ở mức thấp điểm, thị trường tiêu thụ khó khăn. Theo các hộ nuôi cá tra thương phẩm và 14 DN chế biến thủy sản trên địa bàn TP. Cần Thơ, vấn đề vốn vẫn là gánh nặng ảnh hưởng đến ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Theo Sở Công thương TP. Cần Thơ, tính đến cuối tháng 5, xuất khẩu thủy sản của thành phố ước thực hiện gần 57.500 tấn, đạt 38,3% kế hoạch năm và tăng gần 3% so với cùng kỳ; với giá trị trên 189 triệu USD, đạt 32,2% kế hoạch năm và tăng 9,37% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Mặc dù sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu thủy sản có tăng so với cùng kỳ song mức tăng không đáng kể và các DN chế biến thủy sản vẫn gặp khó ở đầu vào, lẫn đầu ra. Trong khi đó, thị trường Mỹ được các DN đánh giá là tăng trưởng tốt. Song nếu so với năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra trung bình năm 2012 tại thị trường này đã giảm từ 3,4USD/kg xuống 3,1 USD/kg. 2.4 Những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 2.4.1 Khái niệm Tài chính: Là tất cả các mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, tồn tại trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tài chính là từ được dùng để mô tả các nguồn tiền tệ có thể sử dụng được (hay sẳn có để dùng) cho chính phủ, công ty hoặc cá nhân và sự quản trị các nguồn này. Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Hay nói cách khác phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành thông qua đó ta có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012). 2.4.2 Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp: Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm: phân tích cấu trúc tài sản và phân tích cấu trúc nguồn vốn. 15 Phân tích hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động được xem xét một cách tổng thể bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro kinh doanh: Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có khả năng xảy đối với hoạt động của doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, có thể phân tích rủi ro kinh doanh thông qua hiệu quả kinh doanh, thông qua đòn bẩy kinh doanh, đòn cân định phí (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012). 2.4.3 Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau: Huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm bảo đảm yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Để có đủ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn và lựa chọn nguồn vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tổ chức huy động và sử dụng vốn có hiệu nhằm duy trì, thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh. Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng động tiền và được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải 16 pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012). 2.4.4 Nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của phân tích tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành và các chỉ tiêu bình quân của ngành. Đồng thời chỉ ra các thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng dắn và kịp thời để phát huy ở múc cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. 2.4.5 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp Giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lãi, đánh giá những triển vọng, rủi ro trong tương lai để từ đó đưa ra quyết định thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ mà đơn vị phải thực hiện cho nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê, các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Qua phân tích tình hình tài chính nhà quản trị mới đánh giá được chính xác đầy đủ tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khi tiến hành phân tích tình hình tài chính ta có thể thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, khả năng trong kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Giúp nhà đầu tư biết được sự an toàn của số vốn mà học đầu tư, mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn... Dựa vào việc phân tích qua các thời kỳ giúp họ quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. Giúp các chủ nợ (ngân hàng, người bán, đơn vị cho vay ...) đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị, quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá xem đơn vị có khả năng trả nợ hay không trước khi quyết định cho vay, hoặc bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với cơ quan chức năng: phân tích tài chính giúp họ xác định các khoản thanh toán đối với khách hàng, thấy được hệ số kết cấu tài chính, hệ số hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời. 17 Tóm lại, phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu cho nhà quản trị, người cho vay, nhà đầu tư, cơ quan thuế, tài chính, cơ quan chủ quản (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012). 2.4.6 Ý nghĩa Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, trong phân tích tài chính của doanh nghiệp công tác phân tích hoạt động kinh doanh giữ vai trò quan trọng. Phân tích tình hình tài chính có hai ý nghĩa quan trọng sau: Qua phân tích tình hình tài chính nhà quản trị mới đánh giá được chính xác đầy đủ tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khi tiến hành phân tích tình hình tài chính ta có thể thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, khả năng thanh toán đối với khách hàng, thấy được hệ số kết cấu tài chính, hệ số hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời (Nguyễn Tấn Bình, 2006). 2.5 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 2.5.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn vốn của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bảng cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó, cuối năm chẳng hạn (Nguyễn Tấn Bình, 2009). Khi phân tích tài sản và nguồn vốn ta cần chú ý đến mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: - Tình hình tài chính của doanh nghiệp ta xét các quan hệ cân đối sau: B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản 18 - Tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng: B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản - Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta cũng cần xem xét đến khả năng luân chuyển vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu = Vốn không bị chiếm dụng - Công ty huy động nguồn vốn như thế nào ta sẽ xem xét mối quan hệ cân đối: Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay = Vốn không bị chiếm dụng 2.5.2 Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty (Nguyễn Tấn Bình, 2009). 2.5.3 Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền vào và lượng tiền ra trong doanh nghiệp. Kết quả phân tích giúp doanh nghiệp đều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba phần: + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh. + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư. + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính. 2.5.4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của công ty, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo không rõ hay chi tiết được thuyết minh báo cáo tài chính 19 trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của công ty, nội dung một số chế độ kế toán được công ty lựa chọn để áp dụng, tình hình và lí do biến động của một số đối tượng biến động tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của công ty (Nguyễn Tấn Bình, 2009). 2.5.5 Tỷ suất đầu tƣ Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản ( kết cấu vốn), là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản (Nguyễn Tấn Bình, 2009). Tỷ suất đầu tƣ tổng quát Đầu tư tổng quát bao gồm: tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Công thức: Tỷ suất đầu tổng quát = Trị giá TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn Tổng tài sản x 100% a. Tỷ suất đầu tƣ tài sản cố định Đầu tư tài sản cố định thường là đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định nói lên mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài, duy trì khối lượng và chất lượng sản phẩm để tiếp tục giữ thế cạnh tranh, mở rộng thị trường. Giá trị tài sản cố định dùng trong tính toán tỷ suất đầu tư thường là theo giá trị ròng của tài sản cố định (Nguyễn Tấn Bình, 2009). Công thức: Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Trị giá TSCĐ x 100% Tổng tài sản c. Tỷ suất đầu tƣ tài chính dài hạn Công thức: Trị giá các tài sản tài chính dài hạn Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = x 100% Tổng tài sản 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan