Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy xi măng lưu xá...

Tài liệu Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy xi măng lưu xá

.PDF
81
74
128

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Đất nƣớc ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế mở với cơ chế thị trƣờng, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp Nhà nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt đƣợc lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình, mỗi doanh nghiệp phải có kế sách hợp lý, hiệu quả cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lƣợng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá. Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cƣờng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, mặt khác cần chú trọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Đối với ngành xây dựng, xi măng là một trong những thành phần chủ yếu trong xây dựng hạ tầng, nó giữ vai trò rất quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Là một thành viên thuộc Công ty Vật liệu xây dựng, Nhà máy xi măng Lƣu Xá đã xác định đƣợc vai trò và nhiệm vụ của mình trong sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiệm vụ cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng phƣơng pháp quản lý khoa học, tiên tiến và nhiệm vụ bức bách nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Cùng với sự cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm cần có chiến lƣợc quản lý và phân phối tiền lƣơng cho cán bộ công nhân viên nhà máy nhằm động viên khích lệ cán bộ công nhân viên phát huy khả năng, tinh thần trách nhiệm để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chế độ tiền lƣơng là điều hết sức cần thiết đối với nhà máy, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá". Trong quá trình thực tập tại Nhà máy xi măng Lƣu Xá và làm chuyên đề tốt nghiệp đƣợc sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy, cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đức Thọ, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với các nội dung chính sau: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về tiền lƣơng, tiền thƣởng. Chƣơng II: Phân tích tình hình công tác tiền lƣơng, tiền thƣởng tại Nhà máy Xi măng Lƣu Xá Thái Nguyên. Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lƣơng, tiền thƣởng tại Nhà máy xi măng Lƣu Xá Thái Nguyên. Qua đây em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo TS. Bùi Đức Thọ cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn nên trong chuyên đề này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chịu và các bạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Minh Tuệ CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG - TIỀN THƢỞNG I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƢƠNG 1. Khái niệm về tiền lƣơng Tiền lƣơng là số lƣợng tiền tệ mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định. Tiền lƣơng là giá cả của sức lao động đƣợc hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung và cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trƣờng. Tóm lại: Tiền lƣơng của ngƣời lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động, đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả của công việc. Tiền lƣơng tối thiểu: Là tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng. Những công việc giản đơn này không đòi hỏi ngƣời lao động có đào tạo. Mức lƣơng tối thiểu đƣợc Nhà nƣớc quy định theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc, nhằm tái sản xuất sức lao động cho ngƣời lao động có tính đến cả chi phí nuôi một ngƣời con của họ. Cơ cấu mức lƣơng tối thiểu gồm các khoản chi phí sau: ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà, chữa bệnh, học tập, các khoản đi lại .v.v…(5) 2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lƣơng 2.1. Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau Dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa áp dụng nguyên tắc trả lƣơng ngang nhau cho lao động nhƣ nhau trong cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều đó bắt đầu từ nguyên tắc phân phối theo số lƣợng và chất lƣợng lao động, có nghĩa là quy định chế độ tiền lƣơng nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc. (5) 2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lƣơng bình quân là một nguyên tắc quan trọng trong khi tổ chức tiền lƣơng, vì có nhƣ vậy mới tạo ra cơ sở giảm giá thành, hạ giá thành và tăng tích luỹ.(5) 2.3. Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân - Trình độ lành nghề bình quân của ngƣời lao động ở mỗi doanh nghiệp. - Điều kiện làm việc khác nhau. - Sự phân bố khu vực của các ngành nghề khác nhau. - Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.(5) 2.4. Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lực phát triển kinh tế Con ngƣời là một trong những yếu tố cơ bản của năng lực sản xuất. Mọi quá trình sản xuất đều do con ngƣời làm chủ, họ chiếm giữ vai trò quan trọng. Trong quản lý kinh tế, quản lý con ngƣời không thể coi nhẹ nhu cầu nào. Muốn quản lý con ngƣời có hiệu quả trong lao động, cần phải nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu thích đáng của họ. Khuyến khích lợi ích vật chất đƣợc tổ chức chặt chẽ thông qua các công cụ về tiền lƣơng, tiền thƣởng… và động viên về tinh thần sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế. Tuy vậy mọi sự thái quá đều không tốt, nếu lạm dụng biện pháp khuyến khích vật chất sẽ làm giảm hiệu quả của biện pháp.(5) II. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TIỀN LƢƠNG HIỆN NAY CỦA NHÀ NƢỚC Qua nhiều năm thực hiện chế độ tiền lƣơng theo quan điểm xã hội chủ nghĩa, ngoài các ƣu điểm công tác tiền lƣơng của Nhà nƣớc cũng còn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm. Chính vì vậy Nhà nƣớc đã ban hành các Nghị định 25, 26/NĐ-CP ngày 23/5/1993 về chế độ tiền lƣơng mới và Nghị định 28/NĐ-CP ngày 28/03/1997 về điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu. Về chế độ tiền lƣơng trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc hiện nay có 2 chế độ tiền lƣơng cụ thể sau: 1. Chế độ tiền lƣơng theo cấp bậc Là chế độ tiền lƣơng áp dụng cho công nhân, những ngƣời trực tiếp sản xuất. Đó là toàn bộ các quy định của Nhà nƣớc mà doanh nghiệp vận dụng để trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào số lƣợng và chất lƣợng lao động cũng nhƣ điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Số lƣợng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn chất lƣợng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lƣợng lao động này đƣợc xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây dựng dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nƣớc ban hành. Chế độ tiền lƣơng cấp bậc gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của ngƣời công nhân. + Hệ thống thang và bảng lƣơng công nhân. Thang lƣơng là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lƣơng giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lƣơng có một số cấp bậc lƣơng và các hệ số tƣơng ứng. Hệ số lƣơng chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó đƣợc trả lƣơng cao hơn ngƣời công nhân bậc 1 mấy lần. + Mức lƣơng: Là số lƣợng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lƣơng. Mức lƣơng đƣợc xác định theo công thức sau: Lj = Lt x Kj Trong đó: Lj: Là mức lƣơng tháng của công nhân bậc j Lt: Là mức lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc quy định Kj: Là hệ sốlƣơng bậc j * Ngoài tiền lƣơng cơ bản ngƣời công nhân còn đƣợc tính thêm các khoản phụ cấp lƣơng nhƣ sau: + Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh, có những điều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu gồm 7 mức phụ cấp tƣơng ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với mức lƣơng tối thiểu. + Phụ cấp độc hại: áp dụng đói với những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm mà chƣa đƣợc xác định trong mức lƣơng, gồm 4 mức lƣơng tƣơng ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lƣơng tối thiểu. + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Gồm 3 mức tƣơng ứng 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lƣơng tối thiểu. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho những công nhân viên làm việc từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, gồm 2 mức lƣơng tƣơng ứng: 30% tiền lƣơng cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thƣờng xuyên vào ban đêm, 40% tiền lƣơng cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thƣơng xuyên làm việc vào ban đêm. + Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những công nhân chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chƣa có cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm 4 mức tƣơng ứng bằng 0,2; 0,3; 0,5 và 0,7 so với mức lƣơng cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. + Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nƣớc từ 10% trở lên, gồm 5 mức tƣơng ứng bằng 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so với mức lƣơng tối thiểu. + Phụ cấp lƣu động: áp dụng cho những công việc và những nghề phải thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm làm việc, gồm 3 mức tƣơng ứng bằng 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lƣơng tối thiểu. Nhƣ vậy, tiền lƣơng hàng tháng của ngƣời công nhân bằng mức lƣơng tháng cộng với phụ cấp lƣơng (nếu có). Ngoài ra khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định, thì số giờ làm thêm đƣợc tính bằng 150% tiền lƣơng giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày thƣờng và bằng 200% tiền lƣơng giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ. * Nếu trả lƣơng theo thời gian thì ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn. Cách tính tiền lƣơng làm thêm giờ nhƣ sau: Tiền lƣơng;làm thêm giờ = Tiền lƣơng một;giờ tiêu chuẩn x Số giờ;làm thêm x 150% hoặc;200% Trƣờng hợp ngƣời lao động nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ đƣợc trả phần chênh lệch bằng 50% hoặc 100%. Nếu trả lƣơng theo sản phẩm, lƣơng khoán thì ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng làm thêm giờ khi ngƣời sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm ngoài số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn. Mức trả thêm đƣợc tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn giá lƣơng sản phẩm tuỳ theo ngày thƣờng hay ngày nghỉ và ngày lễ.(5) 2. Chế độ tiền lƣơng chức vụ - chức danh - Chế độ tiền lƣơng này là toàn bộ những văn bản, những quy định của Nhà nƣớc thực hiện trả lƣơng cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhận các chức danh, các chức vụ trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lƣợng vũ trang. - Đặc điểm của chế độ tiền lƣơng này là: + Mức lƣơng đƣợc quy định cho từng chức danh - chức vụ của các loại cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu tố nhƣ: Độ phức tạp công việc, khối lƣợng công việc, điều kiện thực hiện công việc và trách nhiệm. + Mỗi chức danh - chức vụ đều quy định ngƣời đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành chức vụ đƣợc giao. + Mức lƣơng theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó. + Ngƣời làm công việc nào, chức vụ nào thì đƣợc hƣởng theo công việc đó, chức vụ đó. + Cơ sở để xếp lƣơng đối với viên chức Nhà nƣớc là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. - Chế độ tiền lƣơng theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng dựa theo các quy định của Nhà nƣớc và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do Nhà nƣớc ban hành. + Các thang và bảng lƣơng cho các chức vụ và các chức danh. Bảng lƣơng xác định quan hệ tỷ lệ tiền lƣơng giữa các chức danh cùng chuyên môn hay các chuyên môn khác, theo những trình độ của họ. Mỗi bảng lƣơng gồm có một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lƣơng và mức lƣơng tƣơng ứng. + Mức lƣơng cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trả công lao động hàng tháng đƣợc tính bằng cách lấy mức lƣơng tối thiểu nhân với hệ số lƣơng của họ. Ngoài ra mọi cán bộ và nhân viên còn có thêm phụ cấp lƣơng nhƣ các công nhân nếu nhƣ họ cũng ở trong các điều kiện tƣơng tự nhƣ các công nhân.(5) III. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ LƢƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lƣơng Căn cứ vào tính chất, đạc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với tiền lƣơng, có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lƣơng. Xác định quỹ lƣơng năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lƣơng theo các chỉ tiêu sau: + Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật + Tổng doanh thu + Tổng doanh thu - tổng chi (trong tổng chi không có lƣơng) + Lợi nhuận. Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu trên phải đảm bảo: - Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm trƣớc liền kề. - Tổng sản phẩm bằng hiện vật đƣợc quy đổi tƣơng ứng theo phƣơng pháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm tại thông tƣ số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. + Chỉ tiêu tổng doanh thu: Tổng doanh thu - Tổng chi không có lƣơng đƣợc tính theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ. Chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch đƣợc lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu - tổng chi ) và lợi nhuận của năm trƣớc liền kề.(6) 2. Xác định quỹ lƣơng năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lƣơng Quỹ lƣơng theo kế hoạch là tổng số tiền lƣơng đƣợc tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó đƣợc tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp đƣợc quy định và theo kế hoạch sản xuất. Vkh = [Lđb x Lmin dn x (Hcb + Hpc) + Vgt] x 12 Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lƣơng năm kế hoạch Lđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp Lmin dn:Mức lƣơng tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. Hcb: Hệ số lƣơng cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp. Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lƣơng bình quân đƣợc tính trong đơn giá tiền lƣơng của doanh nghiệp. Vgt: Quỹ lƣơng khối gián tiếp mà số lao động này chƣa đƣợc tính trong mức lao động. + Lđb: Lao động định biên đƣợc tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm đƣợc xây dựng theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 14/LĐTBXH-thị trƣờng ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội. + Lmin dn : Mức lƣơng tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định để xây dựng đơn giá tiền lƣơng theo Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997. Lmindn = Lmin (1+Kđc) Trong đó: Lmin: Mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp Kđc = Kv + Kđc Trong đó: Kv: Hệ số điều chỉnh theo vùng Kđc: Hệ số điều chỉnh theo ngành + Hcb, Hpc: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh nghiệp + Vgt: Xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chƣa tính trong định mức lao động.(6) 3. Các phƣơng pháp xây dựng đơn giá tiền lƣơng(6) Đơn giá tiền lƣơng là số tiền trả cho doanh nghiệp (hay ngƣời lao động) khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lƣợng xác định. Đơn giá tiền lƣơng phải đƣợc xây dựng do Nhà nƣớc quy định. Điều đó có nghĩa là khi mức lao động thay đổi và các thông số tiền lƣơng thay đổi thì đơn giá tiền lƣơng sẽ thay đổi theo. Nhà nƣớc sẽ quản lý tiền lƣơng và thu nhập của doanh nghiệp thông qua quản lý hệ thống mức lao động, đơn giá tiền lƣơng. Trên cơ sở các thông số trên, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lƣơng. Có 4 phƣơng pháp xác định đơn giá tiền lƣơng nhƣ sau: 3.1. Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm Công thức tính: Đg = Lg x Tsp Trong đó: Đg: Đơn giá tiền lƣơng tính trên đơn vị sản phẩm Lg: Tiền lƣơng giờ tính trên cơ sở cấp bậc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lƣơng tối thiểu của doanh nghiệp. Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm Phƣơng pháp này tƣơng ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đƣợc chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thƣờng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số loại sản phẩm có thể quy đổi đƣợc. 3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu Phƣơng pháp này tƣơng ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thƣờng đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Công thức tính: Đg = Lỗi! Trong đó: Vkh: Tổng quỹ tiền lƣơng năm kế hoạch Dkh: Tổng doanh thu kế hoạch 3.3. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí Phƣơng pháp này tƣơng ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Thƣờng áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý đƣợc tổng thu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí. Đg = Lỗi! Trong đó: Vkh: tổng quỹ lƣơng năm kế hoạch Dkh: Tổng doanh thu kế hoạch Ckh: Tổng chi phí theo kế hoạch (chƣa có tiền lƣơng) 3.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Phƣơng pháp này tƣơng ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thƣờng áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý đƣợc tổng thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Đg = Lỗi! Trong đó: Vkh: Tổng quỹ lƣơng năm kế hoạch Pkh: Lợi nhuận theo kế hoạch 4. Tổng quỹ lƣơng chung năm kế hoạch của doanh nghiệp (6) 4.1. Khái niệm Quỹ lƣơng củ doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho ngƣời lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. 4.2. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp Quỹ lƣơng của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau nhƣ sau: * Theo tính kế hoạch: Qũy lƣơng kế hoạch là quỹ lƣơng thực hiện. + Quỹ lƣơng kế hoạch: Là tổng số tiền lƣơng đƣợc tính vào đầu kỳ kế hoạch. Đƣợc xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp đƣợc quy định và theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. * Theo đối tƣợng đƣợc hƣởng Quỹ lƣơng của công nhân sản xuất và quỹ lƣơng của công nhân viên khác trong doanh nghiệp: * Theo tính chất phụ: Quỹ lƣơng chính và quỹ lƣơng bổ sung + Quỹ lƣơng chính bao gồm số tiền lƣơng theo thời gian, tiền lƣơng theo sản phẩm và các khoản phụ cấp đƣợc tính theo lƣơng để trả cho tất cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. + Quỹ lƣơng bổ sung bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ nhƣ: Lễ, tết, phép, năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thƣờng khác. 4.3. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp Kết cấu của quỹ lƣơng doanh nghiệp bao gồm các loại nhƣ sau: + Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động theo thời gian làm việc. + Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành. + Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời tiết hay thiếu vật tƣ… + Tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên đƣợc nghỉ phép hay quy định, nghỉ họp… + Tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên đƣợc nghỉ để đi học theo chế độ. + Tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên đƣợc điều động đi công tác biệt phái. + Các khoản phụ cấp theo quy định… 4.4. Thành phần của tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Hiện nay theo quy định của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng xác định quỹ lƣơng chung theo kế hoạch gồm các thành phần theo công thức sau: Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó: Vc: Tổng quỹ lƣơng chung theo kế hoạch Vkh: Tổng quỹ lƣơng theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lƣơng Vpc: Quỹ lƣơng kế hoạch các loại phụ cấp lƣơng và các chế độ khác (nếu có) không đƣợc tính trong đơn giá tiền lƣơng theo quy định. Vbs: Quỹ lƣơng bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ..) Vtg: Quỹ lƣơng làm thêm giờ theo kế hoạch (theo quy định của Bộ Lao động) IV. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƢƠNG Hiện nay có hai hình thức trả lƣơng: + Tiền lƣơng theo thời gian + Tiền lƣơng theo sản phẩm. 1. Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm (4) Đây là hình thức trả lƣơng cơ bản nhất và rất phổ biến. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc "phân phối theo lao động", gắn việc trả lƣơng với kết quả cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể. 1.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp Hình thức này đƣợc áp dụng rộng rãi cho ngƣời lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ tƣơng đối độc lập và có thể đo đƣợc kết quả cụ thể. Thực chất của hình thức này là dựa trên cơ sở giá cố định, số lƣợng sản phẩm sản xuất ra của ngƣời nào càng nhiều thì ngƣời đó đƣợc trả nhiều lƣơng và ngƣợc lại. Công thức tính: Lspt.tiếp = Ntt x Đg Trong đó: Ntt: Số lƣợng sản phẩm thực tế Đg = T x Lgiờ Với: T: Mức thời gian Lgiờ: Mức lƣơng giờ theo cấp bậc của sản phẩm 1.2. Lương sản phẩm tập thể (Lspt.thể) Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện. Để tính lƣơng cho ngƣời lao động, cần tiến hành theo hai bƣớc: + Bƣớc 1: Xác định quỹ lƣơng tập thể Công thức tính: Lspt.thể = Nttt.thể x Đgt.thể Trong đó: Nttt.thể : Số lƣợng thực tế tập thể Đgt.thể = T x s  L gj j1 T: Mức thời gian của một sản phẩm (giờ/sản phẩm) Lgi: Mức lƣơng giờ của công nhân Hoặc: Đgt.thể = L gsp x s tj j1 Trong đó: Lgsp: Mức lƣơng giờ bình quân của sản phẩm Tj: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm s: Số công nhân của tập thể đó. + Bƣớc 2: Tính lƣơng cho từng ngƣời: Tiền lƣơng sản phẩm của công nhân thứ j đƣợc dác định nhƣ sau: L cnj  L sptt n  Tj x L j x Tj x L j j1 Trong đó: Tj : Số ngày (giờ) của công nhân thứ j Lj : Lƣơng ngày (giờ) của công nhân thứ j Tuy nhiên nhƣợc điểm của việc chia lƣơng theo công thức trên là chƣa sát đến thái độ lao động của ngƣời tham gia vào công việc chung của tập thể, nên trong chừng mực nào đó tiền lƣơng của họ vẫn chƣa thực sự gắn với thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhƣợc điểm này, đảm bảo tính công bằng hơn, cần bổ sung hệ số thái độ của từng ngƣời (K iđj) vào công thức trên nhƣ sau: L cnj  L sptt n  Tj x L j x K tdj x Tj x L j x K tdj j1 1.3. Lương sản phẩm gián tiếp Hình thức này áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ sản xuất nhƣ các công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm… mà kết quả công tác của họ ảnh hƣởng trực tiếp đến công nhân chính. Do đó tiền lƣơng sản phẩm của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Hình thức tiền lƣơng này đã động viên đƣợc công nhân phụ, phục vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Công thức tính: Lspg.tiếp = Ltháng g.tiếp x Knslđt.tiếp Hoặc: Lspg.tiếp = Lthángg.tiếp : NKHCNSXchính x NTTCNSXchính Trong đó: Lspg.tiếp : Lƣơng sản phẩm của công nhân gián tiếp Lthángg.tiếp: Lƣơng cơ bản tháng của công nhân gián tiếp NKHCNSXchính: Mức sản lƣợng kế hoạch của công nhân chính NTTCNSXchính: Mức sản lƣợng thực tế của công nhân chính Knslđt.tiếp: Hệ số năng suất của công nhân chính 1.4. Lương sản phẩm có thưởng Thực chất là hình thức kết hợp lƣơng sản phẩm với chế độ tiền thƣởng nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. 1.5. Lương sản phẩm lũy tiến Hình thức này đƣợc áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất để góp phần vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp. Lƣơng sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá lƣơng: + Đơn giá lƣơng cố định để trả cho sản phẩm trong mức quy định. + Đơn giá lƣơng lũy tiến tính cho sản phẩm vƣợt mức quy định. Nhờ việc tăng khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đã giảm đƣợc chi phí cố định tính cho một đơn vị. Đó chính là nguồn bù đắp tiền lƣơng trả thêm theo luỹ tiến ở trên. Đơn giá tiền lƣơng tăng thêm đƣợc tính dựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá. Khi trả lƣơng theo hình thức này phải xác định đúng tỷ lệ tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùng một phần số tiết kiệm đƣợc về chi phí sản xuất cố định. Tiền lƣơng của công nhân đƣợc tính theo công thức sau: L = Đg x Q1 + Đg x D x (Q1 - Q0) Trong đó: Q0: Mức sản lƣợng tối thiểu Q1: Mức sản lƣợng thực tế D: Hệ số tăng đơn giá 2. Hình thức trả lƣơng theo thời gian(4) 2.1. Tiền lương thời gian giản đơn Hình thức tiền lƣơng này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lƣơng giờ (hoặc lƣơng ngày) của nhân viên để trả lƣơng. Hình thức này dễ mang tính chất bình quân, vì không phân biệt ngƣời làm tích cực với ngƣời kém, do đó không khuyến khích đƣợc ngƣời lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động cũng nhƣ nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng công việc của mình. Công thức tính: Ltg = Ttt x Lncb Trong đó: Ltg: Lƣơng trả cho ngƣời lao động Ttt: Số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ Lncb: Mức lƣơng ngày (giờ) tính theo cấp bậc + Lƣơng tháng: Đƣợc quy định cho từng bậc lƣơng trong bảng lƣơng, thƣờng đƣợc trả cho ngƣời lao động làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các ngành hoạt động không sản xuất vật chất. + Lƣơng ngày: Thƣờng đƣợc áp dụng trả cho công nhân trong các ngày học tập, họp… Đồng thời là căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội và còn dùng để trả lƣơng cho ngƣời lao động theo hợp đồng (làm ngày nào thì trả lƣơng ngày đó). Lƣơng ngày = Lỗi! + Lƣơng giờ: Là căn cứ để tính mức tiền lƣơng theo sản phẩm Lƣơng giờ = Lỗi! 2.2. Tiền lương theo thời gian có thưởng Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lƣơng thời gian giản đơn và tiền thƣởng khi đạt chỉ tiêu về số lƣợng và chất lƣợng đã quy định. Hình thức này đã kích thích ngƣời lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình (đạt năng suất lao động cao, chất lƣợng sản phẩm tốt, tiết kiệm vật tƣ…) Công thức tính: Ltgct = Ttt x Lncb x Kt Trong đó: Kt: Hệ số lƣơng kể đến tiền thƣởng V. TIỀN THƢỞNG Thực chất tiền thƣởng là một khoảng tiền bổ sung cho tiền lƣơng. Cùng với tiền lƣơng, tiền thƣởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho ngƣời lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thƣởng là một trong các biện pháp khuyến khích có hiệu quả nhất đối với ngƣời lao động kể cả về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần. Công tác tiền thƣởng gồm 3 nội dung: 1. Chỉ tiêu tiền thƣởng Khái niệm: chỉ tiêu tiền thƣởng là gồm cả chỉ tiêu về chất lƣợng và số lƣợng. Yêu cầu các chỉ tiêu xét thƣởng này phải chính xác và cụ thể. 2. Điều kiện thƣởng Khái niệm: Điều kiện tiền thƣởng nhằm xác định tiền đề để thực hiện khen thƣởng, cũng nhƣ để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu xét thƣởng. 3. Mức thƣởng Khái niệm: mức thƣởng là giá trị bằng tiền để thƣởng cho cá nhân hay tập thể khi hoàn thành chỉ tiêu xét thƣởng. Mức thƣởng cao hay thấp tuỳ thuộc vào nguồn tiền thƣởng. * Một số hình thức thƣởng: - Thƣởng năng suất lao động cao - Thƣởng chất lƣợng sản phẩm tốt, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng - Thƣởng tiết kiệm vật tƣ - Thƣởng sáng kiến - Thƣởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Thƣởng đảm bảo ngày công cao (nguồn tiền thƣởng có thể lấy từ các nguồn sau) + Quỹ lƣơng dự kiến theo kế hoạch còn lại chƣa phân phối hết trong năm. + Quỹ phúc lợi + Giá trị làm lợi do kết quả sản xuất kinh doanh mang lại. CHƢƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƢƠNG, TIỀN THƢỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƢU XÁ I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƢU XÁ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Nhà máy xi măng Lƣu Xá là đơn vị trực thuộc Công ty Vật liệu Xây dựng đƣợc thành lập tƣ fngày 01 tháng 08 năm 1995 theo Quyết định số 342/XLII-TCLĐ ngày 01/08/1995 của Giám đốc Công ty xây lắp II (nay là Công ty Vật liệu xây dựng). Nhà máy xi măng Lƣu Xá có trụ sở đặt tại phƣờng Phú Xá, cách thành phố Thái Nguyên về phía nam khoảng 4km. Nhà máy xi măng Lƣu Xá có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đặt tại ngân hàng công thƣơng và ngân hàng đầu tƣ phát triển Thái Nguyên. Với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu là 36 tỷ đồng, nhà máy lắp đặt dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng, sản phẩm sản xuất ra là xi măng PCB30 theo tiêu chuẩn TCVN62601997. Qua quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử từ ngày 01/08/1995 đến ngày 01/10/1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ trƣơng sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam theo Quyết định số 693/QĐ-HĐQT ngày 15/4/1997 của Tổng Công ty Thép Việt Nam về việc sáp nhập xí nghiệp Vật liệu xây dựng vào Nhà máy xi măng Lƣu Xá đã nâng tổng số tài sản cố định lên gần 40 tỷ đồng và số lao động lên hơn 500 ngƣời. Ngày 08/8/2000 Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 47/QĐBCN về việc thành lập Công ty Vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam, kể từ đó đến nay Nhà máy xi măng Lƣu Xá là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản lƣợng của nhà máy hàng năm chiếm 20% tổng giá trị sản lƣợng của công ty.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan