Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát t...

Tài liệu Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ lâm - kiên giang

.PDF
85
199
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ˜ & ™ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ LÂM - KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Th.S: NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Sinh viên thực hiện: LÂM THỊ YẾN TRINH MSSV: 4061753 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1 Khóa: 32 Số điện thoại: 0932854973 Cần Thơ - 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 1.3.1. Phạm vi về không gian ....................................................................3 1.3.2. Phạm vi về thời gian........................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4 2.1. Phương pháp luận ..................................................................................4 2.1.1. Khái niệm, các hình thức, vai trò và ý nghĩa của tín dụng................4 2.1.2. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn ................................................9 2.1.3. Một số quy định về cho vay...........................................................12 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................16 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................16 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay..................................16 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM........20 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT...........................20 3.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam.... ..........................................................................................................20 3.1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm......................................................................................20 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ, chức năng .........................22 3.2.1. Cơ cấu tổ cức và quản lý của ngân hàng ........................................22 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban .....................................22 3.3. Hoạt động chung chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm .........24 3.4. Quy trình tín dụng................................................................................25 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM ....................................................27 ii 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009)...............................................................................27 4.1.1. Nguồn vốn huy động .....................................................................28 4.1.2. Vốn điều chuyển ...........................................................................30 4.2. Phân tích chung về tình hình cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) ........................................................................31 4.2.1. Doanh số cho vay..........................................................................32 4.2.2. Doanh số thu nợ ............................................................................33 4.2.3. Dư nợ ............................................................................................34 4.2.4. Nợ xấu ..........................................................................................35 4.3. Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) ..............................................................35 4.3.1. Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.. ..........................................................................................................35 4.3.2. Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề.......40 4.4. Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) ..............................................................45 4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.. ..........................................................................................................46 4.4.2. Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề .........48 4.5. Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) ..............................................................52 4.5.1. Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế .. ..........................................................................................................53 4.5.2. Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn theo ngành nghề ..........55 4.6. Phân tích tình hình nợ xấu trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) ..............................................................58 4.6.1. Phân tích tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.. ..........................................................................................................59 4.6.2. Phân tích tình hình nợ xấu trung và dài hạn theo ngành nghề ........61 4.7. Đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua một số chỉ tiêu........................................................................64 iii 4.7.1. Chỉ tiêu dư nợ trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động......65 4.7.2. Chỉ tiêu DSTN/DSCV trung và dài hạn (Hệ số thu hồi nợ trung và dài hạn) năm 2007 – 2009 .....................................................................................66 4.7.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn..........................67 4.7.4. Chỉ tiêu nợ xấu trung và dài hạn và tổng dư nợ trung và dài hạn....68 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG...............................................................69 5.1. Những kết quả đạt được, khó khăn và tồn tại .......................................69 5.1.1. Những kết quả đạt được ................................................................69 5.1.2. Tồn tại và khó khăn.......................................................................70 5.2. Những nguyên nhân tồn tại ..................................................................71 5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ...........................71 5.3.1. Đối với công tác huy động vốn......................................................71 5.3.2. Đối với hoạt động cho vay.............................................................72 5.3.3. Đối với công tác thu hồi nợ ...........................................................73 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................75 6.1. Kết luận ...............................................................................................75 6.2. Kiến nghị.............................................................................................76 6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Mỹ Lâm..................................76 6.2.2. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang ......................................76 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương....................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................78 iv DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: LÃI SUẤT CHO VAY NGẮN HẠN ........................................... 15 Bảng 3.1.: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007 – 2009 .............................................................................................. 26 Bảng 4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007 – 2009 ................................................................................................................. 27 Bảng 4.2: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 2007 – 2009......... 32 Bảng 4.3: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009................................................................... 36 Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 .................................................................. 40 Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009................................................................... 46 Bảng 4.6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 .................................................................. 49 Bảng 4.7: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009......................................................................................... 53 Bảng 4.8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009......................................................................................... 55 Bảng 4.9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009................................................................... 59 Bảng 4.10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 .................................................................. 62 Bảng 4.11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHNo & PTNT CHIN NHÁNH MỸ LÂM.......... 65 x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM .....................................................................................................................22 Hình 3.2: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM .....................................................................................................................25 Hình 3.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007 -2009 ..................................................................................................27 Hình 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007 2009 ......................................................................................................................28 Hình 4.3: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009.....................................................................37 Hình 4.4. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 20007 – 2009...................................................................42 Hình 4.5. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009.....................................................................47 Hình 4.6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 ....................................................................49 Hình 4.7: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009 ................................................................................................53 Hình 4.8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ....................................................................................................................56 Hình 4.9: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2007 – 2009...........................................................................................60 Hình 4.10: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ NĂM 2007 – 2009...........................................................................................62 xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT - NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. - NHNo: Ngân hàng Nông Nghiệp. - TCTD: Tổ Chức Tín Dụng. - NHTM: Ngân hàng thương mại. - KH: Khách hàng. - NHPTNo: Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp. - HĐQT: Hội đồng quản trị. - NHNN: Ngân hàng Nhà Nước. - Agribank: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. - NHPTNT: Ngân hàng Phát Triển Nông Thôn. - DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước. - DSCV: Doanh số cho vay. - DSTN: Doanh số thu nợ. - CBTD: Cán bộ tín dụng. xii Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, nước ta đứng trước thời cơ mới khi là thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007 và chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới khi chuyển hướng theo kinh tế thị trường. Tuy chịu tác động của nền kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả đáng kể và không thể không kể đến sự đóng góp của các hệ thống ngân hàng. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng phát triển thì hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Vì hệ thống ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một trong những ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Theo ước tính, nước ta hiện nay có khoảng hơn 50% lực lượng lao động đang làm việc tại các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hơn 70% số dân sống ở khu vực nông thôn. Vì thế nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế rất quan trọng ở nước ta và sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNo & PTNT) là một điều rất cần thiết. Hiện nay, các mô hình sản xuất ngày càng mở rộng thì nhu cầu về vốn ngày càng tăng, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng và đối tượng phục vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, khả năng sinh lời của ngân hàng ngày càng lớn đồng thời ngân hàng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,… làm ảnh hưỏng đến khả năng chi trả của khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến thu nợ thấp và tình hình nợ xấu của ngân hàng gia tăng gây khó khăn cho việc hoàn vốn của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay và huy động vốn là hoạt động chính của ngân hàng, để tăng nguồn vốn đầu tư không chỉ dựa vào nguồn vốn cung cấp từ cấp trên mà còn phải thu hút các nguồn vốn huy động từ bên ngoài nhất là các nguồn vốn huy động từ dân cư. Do nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao và để đa dạng hoá các phương thức cho vay và sản phẩm tín dụng, ngân hàng đã thông qua nhiều kênh chuyển tải vốn để nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp (NHNo) sớm đến tay người dân và các GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 1 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất doanh nghiệp để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn nhu cầu vốn tại huyện Hòn Đất chủ yếu là mua sắm các phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên ngân hàng thường cho vay theo thời gian là trung và dài hạn. Nhiều năm qua, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNo & PTNT) chi nhánh Mỹ Lâm đã đáp ứng được nhu cầu về vốn không những cho người dân tại huyện mà còn cho những người dân có nhu cầu về vốn để sản xuất nông nghiệp và kinh doanh. Vì thế ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của huyện cũng như của tỉnh nhà. Để biết được tình hình cho vay và sử dụng vốn của ngân hàng như thế nào trong những năm qua, và đã đạt được những thành tựu gì cũng như những khó khăn, tồn tại mà ngân hàng mắc phải để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Đó chính là lí do chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm huyện Hòn Đất – Kiên Giang. Qua đó thấy được những thành tựu mà ngân hàng đạt được trong những năm qua cụ thể từ 2007 - 2009 cũng như những khó khăn, tồn tại mà ngân hàng mắc phải cần phải khắc phục, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009). - Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm (2007 – 2009) thông qua một số chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu của tín dụng trung và dài hạn. - Đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 2 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại chi nhánh NHNo & PTNT Mỹ Lâm số 105 QL80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang. Cụ thể thông tin được thu thập từ phòng tín dụng tại chi nhánh Mỹ Lâm và tại phòng giao dịch Sóc Sơn. 1.3.2. Phạm vi về thời gian Thời gian thực hiện đề tài là khoảng thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo & PTNT Mỹ Lâm từ 1/2/2010 đến 23/4/2010. Số liệu được thu thập trong quá trình thực tập tại phòng tín dụng của ngân hàng từ năm 2007 – 2009. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu về tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PNTN chi nhánh Mỹ Lâm. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 3 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Khái niệm, các hình thức, vai trò và ý nghĩa của tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán, … dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay). Như vậy, tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. 2.1.1.2. Các hình thức tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức tuỳ theo cách phân loại khác nhau. a. Căn cứ vào thời hạn cho vay - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được dùng cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ sản xuất và các doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, dùng để cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 4 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng cho vay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, thường áp dụng cho vay theo mùa, theo vụ để hộ sản xuất chi tiêu về nhu cầu cần thiết. d. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay và dân chúng là người cho vay. e. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng - Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay. - Tín dụng không có đảm bảo: là loại tín dụng có sự cam kết của một hay nhiều người về việc trả nợ ngân hàng cho khách hàng vay vốn. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 5 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất 2.1.1.3. Chức năng, vai trò và bản chất của tín dụng trung và dài hạn a. Chức năng của tín dụng trung và dài hạn Cũng như chức năng chung của tín dụng, chức năng của tín dụng trung và dài hạn gồm: * Chức năng phân phối lại tài nguyên: được thể hiện bằng hai cách - Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó để kinh doanh và tiêu dùng. - Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, … * Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. - Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. b. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn - Đối với nền kinh tế: Tín dụng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng trung dài hạn nếu có hiệu quả sẽ có tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Phát triển cho vay tín dụng trung - dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản và giảm bớt thâm hụt ngân sách. Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế tín dụng trung - dài hạn đã thu hút được nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, từ đó phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, trong quá trình huy động vốn và cho vay cũng như tổ chức thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán chi trả của khách hàng. Trong quá trình cho vay, để tránh rủi ro ngân hàng luôn đánh giá, phân tích khả năng tài chính và thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 6 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất doanh để có thể điều chỉnh, tác động kịp thời khi cần thiết, hướng cho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng, từng bước tạo tiền đề vật chất cho xã hội. Mặc dù là một đơn vị kinh doanh, nhưng các ngân hàng quốc doanh vẫn là một bộ phận của nhà nước, hoạt động tín dụng trung - dài hạn cũng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia thông qua các chính sách ưu đãi trong tín dụng. Về nguyên tắc, ngân hàng ưu đãi đối với các công trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và thắt chặt điều kiện vay vốn với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Đầu tư tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm của ngành và trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Hoạt động tín dụng theo chiều sâu, xây dựng mới… đã tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật vững chắc cho nền kinh tế phát triển lâu dài, góp phần tăng cường kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với năng lực sản xuất tăng, hàng hoá sản phẩm nhiều hơn đủ tiêu dùng và dư thừa cho xuất khẩu. Nhiều xí nghiệp với máy móc hiện đại sản xuất ra sản phẩm thay thế hàng nhập. Tất cả các kết quả đó góp phần tiết kiệm chi ngoại tệ, tăng thu ngoại tệ, tạo cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh. Ngoài ra, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng còn góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội bởi lẽ tín dụng trung -dài hạn đầu tư vào những lĩnh vực mới,cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất nên sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, do năng lực sản xuất được nâng lên số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều, đó là nguồn thu nhập của cán bộ trong xí nghiệp và góp phần ổn định đời sống cho chính họ. Tín dụng trung - dài hạn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư, làm cho cơ cấu của nền kinh tế trở lên hợp lý từ đó làm tiền đề cho sự ổn định và trật tự an toàn xã hội. - Đối với doanh nghiệp: Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào tài sản cố định. Bởi lẽ tài sản cố định là tư liệu chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh… Tuy nhiên, trong thực tế giá trị tài sản cố định thường rất cao, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự tích luỹ thì cần phải mất GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 7 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất rất nhiều thời gian doanh nghiệp mới đổi mới được tài sản cố định và sẽ bị tụt lại xa so với các doanh nghiệp có vốn đã trang bị hiện đại. Vì thế lối thoát duy nhất cho doanh nghiệp là đi vay để đổi mới. Khi tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp mong muốn có đựơc những khoản tín dụng trung - dài hạn từ ngân hàng. Có người cho rằng cách tốt nhất để huy động vốn là doanh nghiệp phát hàng cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn. Chúng ta không phủ nhận những mặt tích cực của thị truờng chứng khoán trong việc phục vụ nhu cầu bổ sung vốn cho doanh nghiệp, nhưng hình thức này chỉ phát huy hiệu quả ở những nước có thị trường vốn và thị trường chứng khoán hoàn hảo. thậm chí ở những nước này trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể giảm bớt những khoản chi phí mà lẽ ra họ phải trả khi tổ chức phát hành chứng khoán. Đối với những khoản đi vay, doanh nghiệp được chủ động điều hành các hoạt động kinh doanh, tiến hành các dự án lớn mà không phải phân chia quyền lực nếu lựa chọn việc tài trợ thông qua phát hành cổ phiếu, không phải đối phó với các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi khi doanh nghiệp không còn cần vốn nữa và có ý muốn thu lại số cổ phiếu này. Mặt khác, việc trả nợ trung - dài hạn cũng được ấn định theo định kỳ theo từng kỳ hạn hợp lý và ổn định.Vì vậy, doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện trách nhiệm trả nợ của họ. Như vậy, tín dụng trung - dài hạn đã giúp các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… để cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới. Có thể nói, tín dụng trung - dài hạn là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh : lợi nhuận, an toàn, phát triển không ngừng... trong khi nguồn vốn trung - dài hạn doanh nghiệp có trong tay không đủ đáp ứng nhu cầu. - Đối với ngân hàng: Nếu ngân hàng có một nguồn vốn ổn định trong thời gian dài để đầu tư dài hạn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc dùng nó để cho vay ngắn hạn, vì mỗi món vay trung - dài hạn cấp cho doanh nghiệp thường là rất lớn, lãi suất cao. Bên cạnh khoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung - dài hạn còn là vũ khí cạnh tranh rất có hiệu quả giữa các ngân hàng với nhau. Với các sản phẩm này, ngân hàng sẽ phục vụ tốt hơn cho các chủ doanh nghiệp và thu hút ngày GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 8 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Khi xác định mở rộng cho vay trung dài hạn, các ngân hàng không chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà còn nhìn vào lợi ích lâu dài hơn đó là mở rộng tín dụng trung - dài hạn để đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp sau khi được ngân hàng cho vay vốn, trang bị máy móc mới hay xây dựng mở rộng, năng lực sản xuất sẽ tăng lên. Doanh nghiệp lại cần có nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng cho sản xuất. Lúc này, người đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến chính là các ngân hàng đã đầu tư cho họ. Bởi lẽ, doanh nghiệp dễ dàng tìm được sự thông cảm vì hai bên đã hiểu nhau, ngân hàng đã nắm được tình hình tài chính và các khoản thu chi của doanh nghiệp nên các dịch vụ sẽ tiện lợi hơn. c. Bản chất của tín dụng Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở mỗi phương thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật hay một số tiền tệ. Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nào thì tín dụng đều tồn tại 3 đặc điểm cơ bản sau: - Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng. - Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2.1.2. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn 2.1.2.1. Khái niệm nguồn vốn Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ nào thì vốn là điểm khởi đầu, là cơ sở để tổ chức tín dụng (TCTD) đó thực hiện nghiệp vụ. Một tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn phần nào cũng thể hiện qua quy mô hoạt động, sự chi phối thị trường tín dụng cũng như uy tín của tổ chức đó. Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần trong việc đầu tư phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 9 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất Vốn của TCTD chính là mọi nguồn vốn mà ngân hàng thương mại (NHTM) có được hoặc có thể huy động được nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ khác. 2.1.2.2. Vai trò của nguồn vốn Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, các ngân hàng thương mại càng khẳng định vai trò hết sức quan trọng và to lớn trong việc giải quyết nguồn lực về vốn đối với phát triển kinh tế. Hoạt động ngân hàng đã được luật pháp hóa, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng cường cạnh tranh và trở thành động lực quan trọng đối với sự phát triển. Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng phải tập trung mọi nỗ lực trong việc khai thác nguồn vốn. Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm có vốn huy động, vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hửu của ngân hàng bao gồm giá trị thực có của vốn tiền lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hành vi mở tài khoản để thực hiện thanh toán cho khách hàng hoặc huy động các loại tiền gửi định kỳ có lãi. Đây là nguồn gốc cơ bản để ngân hàng thương mại cấp tín dụng vào nền kinh tế. Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn đi vay bao gồm: nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác, nguồn vốn vay của ngân hàng trung ương, nguồn vốn trong thanh toán, các nguồn vốn khác. * Đối với ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ và làm phương tiện thanh toán. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 10 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất Đây là hai mặt đối lập trong một chỉnh thể thống nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tất cả các ngân hàng thương mại đều sử dụng một lượng vốn rất lớn, nhiều lần so với vốn tự có của mình để cho vay. Để có được lượng vốn đó các ngân hàng thương mại phải huy động vốn từ nhiều nguồn trong xã hội. Từ nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có của mình mà các ngân hàng thương mại sẽ đầu tư lại cho nền kinh tế. Như vậy, hoạt động chính của ngân hàng thương mại tất yếu là hai quá trình huy động vốn và sử dụng vốn, khi hai quá trình được tiến hành một cách bình thường thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại diễn ra trôi chảy, thuận lợi. Ngược lại, một trong hai quá trình đó bị ách tắc thì sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Mặc khác, ngân hàng thương mại được xem là một doanh nghiệp hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” do đó đối với nguồn vốn huy động thì ngân hàng phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả, nhất là việc cho vay, đầu tư góp vốn liên doanh… để trang trải cho mọi chi phí phát sinh, có lãi và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. * Đối với nền kinh tế Vốn là điều kiện không thể thiếu trong nền kinh tế, vì bất kỳ một ngành nghề hay dịch vụ kinh doanh dù nhỏ hay lớn, đều phải có một số vốn tương ứng nhất định mới có thể hoạt động được. Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế trước hết đều cần phải có vốn để đầu tư xây dựng mới, sản xuất hàng hóa, dịch vụ tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho mọi người dân.Vì vậy, vốn luôn là vấn đề mới được đặt ra, vốn lấy từ đâu?, vốn từ ngân sách thì có hạn không thể chi cho tất cả mọi nhu cầu kinh tế trong xã hội, vốn từ mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp thì nhỏ bé, lẻ tẻ, không thể đơn lẻ mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ dùng đồng vốn của mình để đầu tư sản xuất với qui mô lớn. Việc tập trung được những đồng vốn tạm thời nhàn rỗi từ trong dân cư lại thành một khối lớn dùng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế, không ai khác chính ngân hàng phải thực hiện chức năng trung gian hết sức quan trọng để huy động và cung cấp vốn cho nền kinh tế. GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 11 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất Khi nền kinh tế bị lạm phát tức là tiền mặt ngoài lưu thông thừa so với nhu cầu thực tể của lưu thông hàng hóa, giá cả tăng cao. Do đó, để ổn định và rút bớt lượng tiền mặt ngoài lưu thông cũng cố nhiều biện pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước, những biện pháp huy động vốn kết hợp với công cụ lãi suất hữu hiệu nhất trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước. * Đối với người gởi tiền Bên cạnh công tác huy động vốn của ngân hàng thì còn có một số mặt nghiệp vụ hổ trợ như: thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản), chuyển tiền điện tử, thanh toán séc… Do đó, người gửi cá nhân hay doanh nghiệp rất thuận tiện trong việc chi trả hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng kịp thời và an toàn đồng vốn không bị rủi ro trong quá trình vận chuyển, tiết kiệm chi phí kiểm đếm. Ngoài ra khách hàng còn được hưởng lãi trên số tiền gửi theo khung lãi suất qui định. Tóm lại, nguồn vốn của một ngân hàng sẽ cho biết độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy động vốn nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn tăng hay giảm. Trong đa số trường hợp tăng hay giảm vốn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Vì vậy, công tác nguồn vốn là không thể thiếu đối với một ngân hàng thương mại nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. 2.1.3. Một số quy định về cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm 2.1.3.1. Đối tượng cho vay NHNo nơi cho vay thực hiện cho vay các đối tượng sau: * Đối với doanh nghiệp: là giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. * Đối với hộ sản xuất: - Vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, thuốc chữa bệnh, … GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 12 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm – Hòn Đất - Vật tư, chi phí các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp như: nguyên vật liệu, lao động công cụ nhỏ, tiền thuê nhân công, chi phí sửa chữa máy móc tàu thuyền, … - Vật tư, hàng hoá đối với hộ làm dịch vụ sản xuất và kinh doanh thương nghiệp. 2.1.3.2. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của NHNo phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay được phát hành tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.3.3. Điều kiện cho vay NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay đúng hợp pháp. - Có khả năng tài hính đảm bảo thời gian trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1.3.4. Phương thức cho vay NHNo thoả thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo nhiều phương thức, trong đó có các phương thức sau: GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Trang 13 SVTH: LÂM THỊ YẾN TRINH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng