Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh huyện ...

Tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh huyện kroong ana

.PDF
26
367
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ TRUNG HIẾU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG ANA Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGUYỆT Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 9 năm 2015. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại Học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi gia nhập WTO. Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Ngoài thành phần kinh tế nhà nước, liên doanh, liên kết, các doanh nghiệp thì thành phần kinh tế Hộ ở nước ta hiên nay chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Kinh tế Hộ hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và có mặt trên tất cả các địa bàn từ Thành phố đến Nông thôn, đồng bằng, miền núi và hải đảo đã góp phần không nhỏ cho GDP hàng năm và đảm bảo cho an sinh xã hội. Tuy nhiên nói về nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh ở nước ta nói chung và địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong đó tại địa bàn huyện Krông Ana nói riêng đều thiếu rất nhiều, chính vì lí do này các Ngân hàng thương mại hiện nay đều nhắm đến đối tượng này để cho vay nhằm mục tiêu góp phần giúp các hộ phát triển sản xuất kinh doanh và đây cũng nhằm mở rộng hoạt động.. Nhận thức được điều đó. Trong những năm qua tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Krông Ana đã triển khai và không ngừng phát triển, mở rộng hoạt động cho vay Hộ kinh doanh và đạt được những thành tựu đánh để. Tỷ lệ cho vay Hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, góp phần chủ yếu trong thu nhập của Chi nhánh. Trong những năm vừa qua, 2 hoạt động cho vay Hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana có mức tăng trưởng khá, đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế cần tháo gỡ và khắc phục. Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh huyện Krông Ana” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay Hộ kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.  Phân tích tình hình cho vay HKD tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Krông Ana để đưa ra những đánh giá, nhận định về thành công và hạn chế cũng như các nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay HKD tại đây.  Trên cơ sở kết quả phân tích đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong cho vay HKD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana đề ra trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về cho vay HKD của Agribank Krông Ana. Những vấn đề lý luận về cho vay HKD và thực tiễn cho vay HKD tại đây.  Phạm vi nghiên cứu: 3 + Về nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về đối tượng HKD vay vốn theo các sản phẩm cho vay hiện có tại Ngân hàng và tiếp tục áp dụng trong thời gian tới. + Về thực trạng, luận văn nghiên cứu giới hạn về thực tế hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Các câu hỏi nghiên cứu  Đặc điểm cho vay HKD? Tiêu chí để đánh giá kết quả của cho vay Hộ kinh danh là gì?  Tình hình diễn biến và kết quả của hoạt động cho vay HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana thời gian qua ra sao? Những thành công đạt được? Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình cho vay HKD tại đây là gì?  Trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana thì Chi nhánh cần thực hiện những giải pháp nào? 5. Phương pháp nhiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngoài ra để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích 4 chuẩn tắc, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, logic và lịch sử… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động cho vay Hộ sản xuất kinh doanh.  Nhận diện và đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana. Đề xuất các biện pháp có khả năng ứng dụng vào việc giúp Agribank Krông Ana nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong hạt động cho vay HKD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với cái Ngân hàng thương mại khác. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được viết với kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Cho vay Hộ kinh doanh. Chương 2: Phân tích tình hình cho vay Hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tai chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Về mặt lý thuyết, Luận văn này có tham khảo một số Luật, nghị định, văn bản và một số sách của các tác giả trong nước : “Luật các Tổ chức tín dụng” Luật số 47/2010/QH 12 của Quốc 5 hội; Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; Nghị định số 41/2010 ngày 12/4/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. “Tín dụng Ngân hàng” của PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Thống kê; “Quản trị Ngân hàng Thương mại” của PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Giao thông Vận tải; “Giáo trình Kế toán Ngân hàng Thương mại” (bản in” của PGS.TS Lâm Chí Dũng, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng; …. và một số tài liệu từ Internet và các tạp chí Kinh tế khác. Ngoài ra Luận văn còn thu thập một số đề tài luân văn của các vác giả khác: [1] Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng”, Tác giả Đặng Ngọc Việt, Đại học Đà Nẵng, 2012. [2] Luận văn Thạc sỹ: “Mở rộng cho vay kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.” của tác giả Lê Quang Vinh, Đại học Đà Nẵng. (2011) [3]Luận văn trong đề tài “Mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam”. Của tác giả Nguyễn Trần Khôi An (2010). 6 [4] Luận văn Thạc sĩ: “Nâng cao chất lương tín dụng NHNo&PTNT huyện Phú Bình” của tác giả Đỗ Mình Điệp trường ĐH Thái Nguyên. [5] Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với Hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Ngô Bảo Thiên (2013). [6] Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng Trung Ương, chi nhánh Đắk Lắk” của tác giả Nguyễn Thanh Văn (2012 [7] Luận văn Thạc sỹ: “Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang (2012). [8] Luận văn: "Phân tích tình hình cho vay HKD tại Ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh ĐakLak" của tác giả Thiều Hữu Chung, Đại học Đà Nẵng (2014). 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm Tín dụng Ngân hàng Tín dụng Ngân hàng là hoạt động mà Ngân hàng cấp tín dụng cho Khách hàng dưới hình thức: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và các hình thức khác. 1.1.2 Bản chất Tín dụng Ngân hàng Bản chất của Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho Khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như các hình thức quan hệ tín dụng khác. Tín dụng Ngân hàng chứa đựng ba nội dung : Có sử chuyển nhượng quyền sử dụng cốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. Sự chuyển nhượng này có thời hạn, hay chỉ mang tính tạm thời. Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.3 Nguyên tắc Tín dụng Ngân hàng Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số: 47/2010/QH12 của Quốc Hội định nghĩa hoạt động cấp Tín dụng: “Là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để Khách hàng sử dụng một khoản tiền với 8 nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.” 1.1.4 Phân loại Tín dụng Ngân hàng Thông thường danh mục tín dụng có thể được sắp xếp rất đa dạng tùy vào các tiêu thức quản lý khác nhau của các Ngân hàng thương mại. Căn cứ vào thời hạn, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng vốn lưu động, Tín dụng vốn cố định. Căn cứ vào tính chất đảm bảo, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng bằng tín chấp, Tín dụng có đảm bảo. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng trực tiếp, Tín dụng gián tiếp.  Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng từng lần, Tín dụng hạn mức. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng ngân hàng có các loại sau: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa , Tín dụng tiêu dùng 1.1.5 Vai trò của Tín dụng  Đối với nền Kinh tế:  Đối với chính Ngân hàng 9 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Tổng quan về cho vay Hộ kinh doanh a. Khái niệm về cho vay Hộ kinh doanh: Cho vay HKD là một hình thức Ngân hàng tài trợ cho các Khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh. Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó Ngân hàng chuyển cho các HKD quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của Khách hàng (KH). b. Đặc điểm cho vay KHD 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HKD của NHTM a. Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng  Môi trường Kinh tế vĩ mô  Môi trường pháp lý  Đặc điểm của địa bàn nơi Ngân hàng hoạt động  Nhu cầu vay vốn của Khách hàng HKD  Tình hình cạnh tranh thị trường trong cho vay HKD b. Các nhân tố bên trong Ngân hàng Nguồn lực của Ngân hàng  Chính sách tín dụng áp dụng trong cho vay HKD của các Ngân hàng  Khả năng tiếp cận thị trường cho vay HKD của Ngân hàng 10  Quy trình cho vay HKD  Năng lực quản trị hoạt động cho vay HKD của Ngân hàng  Thương hiệu của Ngân hàng 1.3 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM Nội dung cơ bản của phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm: 1.3.1 Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài, đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NH 1.3.2 Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay hộ kinh doanh của NH 1.3.3 Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay HKD 1.3.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh chủ yếu tập trung vào các nội dung cơ bản sau:  Phân tích về tăng trưởng quy mô cho vay HKD thể hiện qua các chỉ tiêu:  Phân tích về thị phần cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu . 11 1.3.5 Phân tích về tăng trưởng thu nhập cho vay hộ kinh doanh 1.3.6 Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh  Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh  Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng hộ kinh doanh thông qua khảo sát ý kiến từ bên ngoài. 1.3.7 Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD  Cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh.  Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh  Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay hộ kinh doanh.  Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay hộ kinh doanh. 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỌ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG ANA 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG ANA 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana a. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana Ngày 15 tháng 01 năm 1982, Ngân hàng Nhà nước huyện Krông Ana được thành lập theo quyết định số 55/QĐNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bước đầu cơ sở vật chất còn khó khăn, tạm bợ, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và chưa ổn định, trình độ chuyên môn chưa cao. Cùng với sự đổi mới của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và chức năng kinh doanh tiền tệ. Sự phân định này bắt đầu từ nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính Phủ) ban hành. Năm 1988 Ngân hàng Nhà nước huyện Krông Ana được chuyển thành Ngân hàng 13 Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Krông Ana. (Agribank Krông Ana) Từ năm 1991 đến nay Agribank Krông Ana mới thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng đúng với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk (Agribank Đăk Lăk). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Agribank Krông Ana đã góp phần quan trọng trong công tác đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc huyện nhà. b. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1377/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam đã quy định về chức năng và quyền hạn cho Chi nhánh Agribank các cấp. Theo đó Agribank Krông Ana là chi nhánh loại ba, được “trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng”. Theo đó Agribank Krông Ana được trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận của Agribank Việt Nam. c. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh 14 Sơ đồ tổ chức của Agribank Krông Ana bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng Kế toán, kinh doanh, hành chính tổng hợp, PGD Ean, PGD Buôn Trấp. 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Krông Ana a. Hoạt động huy động vốn Số dư huy động vốn năm 2012 tăng 25,41%, vượt 8,7% so với kế hoạch đề ra so với năm 2011. Năm 2013 tăng 59,87%, vượt 21,69% kế hoạch đề ra. b. Kết quả hoạt động Tín dụng  Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tại Agribank Krông Ana là 224.900 triệu đồng, tăng 7.100 triệu đồng so với năm 2011 (Tăng 3.26% so với cuối năm 2011). Cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tại Agribank Krông Ana đạt 267.800 triệu đồng, tăng 42.900 triệu đồng (Tăng 19,08% so với cuối năm 2012) Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Krông Ana được kiểm soát khá tốt.  Cuối năm 2011, nợ xấu của chi nhánh vào khoảng 2.178 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1.04% trên tổng dư nợ.  Cuối năm 2012 nợ xấu của toàn chi nhánh chỉ còn 1.245 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0.49% tổng dư nợ.  Cuối năm 2013 nợ xấu của chi nhánh giảm xuống còn 1.012 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,28%. 15 c. Kết quả tài chính Chênh lệnh thu chi qua các năm từ 2011 đến 2013  Năm 2011 là 17,13%.  Năm 2012 là 20,54%.  Năm 2013 tỷ lệ này là 24,25%. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác:  Tại thời điểm 31/12/2011, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác tại Agribank Krông Ana là 1.650 triệu đồng trong tổng thu nhập của chi nhánh là 36.498 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,52%.  Thời điểm 31/12/2012, thu nhập từ các dịch vụ khác là 1.739 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,48% trên tổng thu nhập.  Thời điểm 31/12/2013, mức thu nhập là 2.053 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,31% tổng thu nhập của chi nhánh. 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HKD TẠI AGRIBANK KRÔNG ANA 2.2.1 Bối cảnh chung của hoạt động cho vay HKD của NHTM trong những năm qua a. Tình hình chung của hoạt động cho vay HKD của NHTM trong những năm qua Bối cảnh Kinh tế vĩ mô Bối cảnh Kinh tế tỉnh Đăk Lăk 16 Năm 2011 GDP toàn tỉnh ước đạt 14.462 tỷ đồng. Tăng 12,65% so với 2010. Năm 2012 ước đạt 16,295 tỷ đồng, tăng 12,65% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt trên 25 triệu đồng/năm. Tăng 11,37% so với năm 2011. Về cơ cấu kinh tế: Công – nông – lâm – ngư nghiệp chiếm khoảng 46,5%, công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 17,9%; dịch vụ chiếm khoảng 35,6% tỷ trong trong nền kinh tế. Bối cảnh kinh tế huyện Krông Ana b. Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HKD Là chi nhánh trực thuộc Agribank Đăk Lăk. Trụ sở làm việc đóng trên địa bàn thuần nông. Thu nhập của người dân còn thấp nên vấn đề vốn huy động được trên địa bàn còn khá khiêm tốn. Ước đạt 121,690 tỷ đồng trong khi đó tổng số vốn vay cho đến hết ngày 31/12/2013 là hơn 267,8 tỷ đồng. Số tiền huy động được từ dân cư không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn tại địa phương, số chênh lệch thiếu chủ yếu được bù đắp từ nguồn vốn của cấp trên. Do đó việc chủ động trong hoạt động cho vay của chi nhánh phần nào bị hạn chế và không nắm được sự chủ động. 2.2.2 Tổ chức thực hiện quy trình cho vay Thiếu nhân lực phụ trách chuyên môn. Trách nhiệm của Cán bộ Tín dụng còn khá nặng nề. 17 2.2.3 Phân tích các hoạt động Agribank Krông Ana đã thực hiện trong cho vay KHD a. Mục tiêu cho vay HKD của Agribank Krông Ana trong thời gian qua  Năm 2011: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 210 tỷ đồng Trong đó cho vay HKD là 192 tỷ đồng, cho vay Tiêu dùng phục vụ đời sống là 18 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,45%.  Năm 2012: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 220 tỷ đồng. Trong đó cho vay HKD là 198 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống là 22 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,4%.  Năm 2013: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 267 tỷ đồng. Trong đó cho vay HKD là 240 tỷ đồng, cho vay Tiêu dùng phục vụ đời sống là 27 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,35%. b. Phân tích các hoạt động đã triển khai của Agribank Krông Ana nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra  Hoạt động tìm kiếm, phát triển khách hàng  Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay HKD của Agribank Krông Ana  Việc đa dạng hóa nhiều danh mục, ngành nghề vẫn còn hạn chế.  Việc cho vay thường đặt vấn đề tài sản bảo đảm của Khách hàng, chưa chú trọng đến thẩm định khả năng tạo ra dòng tiền của dự án, khả năng thu hồi nợ của khoản vay làm ảnh hưởng ít nhiều đến tăng trưởng dư nợ. 18  Việc cung cấp giấy tờ chứng minh tài sản như Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại địa phương còn chậm, việc kinh doanh, buôn bán dịch vụ, sản xuất tại họ vay đa số là tự phát, nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh với chính quyền nên còn khó khăn trong việc chứng minh nguồn thu nhập và mục đích vay vốn.  Các hoạt động điều tra, khảo sát lấy ý kiến của khách hàng chưa bài bản và khoa học, những ý kiến, thông tin thu được còn thiếu tính xây dựng.  Chưa chú trọng đến đặc thù của từng nhóm khách hàng,  Một số cán bộ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phong cách phục vụ, thái độ phục vụ. 2.2.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana a. Phân tích về tăng trưởng quy mô cho vay HKD so với tổng dư nợ Tỷ trọng dư nợ cho vay HKD trong tổng dư nợ của Chi nhánh trong vòng 03 năm trở lại đây đã tăng từ 88,34% lên 89,7%. Tỷ trọng này tuy có sụt giảm tại năm 2012 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013. (Năm 2011 vượt 0,21% kế hoạch, năm 2012 vượt 0,06%, năm 2013 vượt 0,09%.) Xét về chỉ tiêu Dư nợ cho vay HKD và số lượng khách hàng là HKD đều tăng trưởng. Cụ thể:  Năm 2012 số lượng khách hàng HKD đã tăng 18,82%. Dư nợ cho vay HKD cũng tăng 0,3% so với năm 2011.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan