Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian qua....

Tài liệu Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian qua.

.PDF
17
116
118

Mô tả:

Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Đề tài: Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian qua. Nếu anh chị là lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hãy đề xuất giải pháp để chế biến và xuất khẩu cá tra phát triển bền vững trong tương lai. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 1 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Lời giới thiệu: C á tra phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam. Ðây là loài cá nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và là một trong 6 loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái lan, Capuchia, Lào và Việt nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Hiện nay nghề nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa phương ở nước ta, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300kg/ m2 bè. Ðồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam bộ mỗi năm cho sản lượng cá tra nuôi hàng trăm ngàn tấn. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước chiếm tỉ trọng lớn về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong đó cá tra chiếm một phần không nhỏ. Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá basa bước sang một trang mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng ra trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là nhờ chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đặc biệt năm 2008 là năm có nhiều biến động đối với mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam song kim ngạch xuất khẩu đạt được vẫn vượt ngoài dự kiến. 1. Tình hình năm 2008: Vào đầu năm 2008, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) , mục tiêu đặt ra đối với xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam trong năm 2008 là đạt được 1,2 tỷ USD với sản lượng đạt được là 1,2 triệu tấn (tăng khoảng 20% so với năm 2007). Năm 2008, sản phẩm cá tra và cá ba sa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỉ USD. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 2 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Về các thị trường xuất khẩu: Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 3 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Các thị trường tiêu thụ lớn cá tra, basa của Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng mạnh như EU đạt gần 470 triệu USD, tăng 36,7%, Ôxtrâylia đạt 38,5 triệu USD, tăng 24,4%, khối Asean : 77,6 triệu USD, tăng 23,5%, đặc biệt Ucraina bùng nổ nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam với trên 39 triệu USD, mức tăng trưởng đạt 145,4%, Mêhicô cũng nổi lên là một thị trường tiềm năng với mức tăng 41,2%, đạt trên 40 triệu USD. Xu hướng tăng xuất khẩu được tiếp tục trong tháng đầu năm 2008 trên các thị trường đã nêu. Cả nước xuất gần 42 nghìn tấn cá tra, basa, tăng 52,8%, tổng giá trị xuất đạt 95,6 triệu USD, tăng 37,8%. Các thị trường tiêu thụ chính trong năm 2007 vẫn duy trì tốc độ nhập tốt. Trong đó đáng chú ý là thị trường Nga đang dần trở lại nhịp độ khả quan trước đây (tháng 1 tăng gần 70% về khối lượng và 49% về giá trị), thị trường Ucraina và Ôxtrâylia cũng tương tự. Mêhicô lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng – tăng 147,6% về khối lượng và 126% về giá trị. Như vậy về khách quan, các thị trường đều hứa hẹn khả năng tiêu thụ khả quan, mặc dù thông thường tiến độ nhập khẩu của các thị trường vào dịp đầu năm giữ mức thấp do vừa qua mùa tiêu thụ cuối năm cũ và đầu năm mới. Từ tháng 3 trở đi các nhà nhập khẩu mới triển khai giao dịch và chuẩn bị hàng hoá cho mùa tiêu thụ mới là các dịp nghỉ hè. Theo nhiều nguồn tin về ngành thủy sản thế giới, hiện nay nhiều nước thuộc khu vực Châu Âu đang tìm kiếm nguồn cung cấp cá thịt trắng từ Châu Á và nguồn cá tuyết từ vùng nước lạnh. Philê cá tra, basa là đối tượng được nhắm đến để bù đắp cho phần thiếu hụt trên thị trường. Như vậy về lâu dài, các thị trường lớn ở Châu Âu (kể cả Đông và Tây Âu), Châu Đại Dương và Bắc Mỹ tiếp tục là điểm đến của cá tra, basa Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây cũng cần chú ý đến sự mất cân đối giữa các thị trường quốc tế. Hiện Châu Âu đã chiếm đến 44,7% (năm 2007) tổng giá trị xuất cá tra, basa của Việt Nam. Sự tập trung quá mạnh vào một khu vực thị trường sẽ không hoàn toàn thuận lợi, nói một cách khác xuất khẩu rất dễ bị tổn thương nếu không may xảy ra sự cố. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ quốc tế không quá khó khăn và khả năng suy thoái kinh tế không có khả năng xảy ra thì tình hình trong nước về sản xuất cá tra, basa nói chung lại đang lâm vào tình trạng rất nan giải phát sinh vào đầu năm 2008. Những bất cập này đang tác động rất bất lợi đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và hoạt động sản xuất của nông ngư dân, nếu không được kịp thời giải quyết có thể gây ảnh hưởng xấu cho việc hoàn thành nhiệm vụ xuất thủy sản của cả năm 2008. Sự mất giá quá mạnh của đồng USD trên thế giới cũng như ở Việt Nam và tình trạng thiếu tiền đồng Việt Nam đang diễn ra phổ biến ở nhiều hệ thống ngân hàng khiến việc chuyển đổi từ USD ra tiền Việt của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thu mua nguyên liệu cá và trang trải các chi phí sản xuất khác. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 4 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Hậu quả là cả một nguồn cá nguyên liệu lớn của người nuôi phải nằm lại trong ao hoặc bị đổ bán với giá rất thấp. Việc duy trì nuôi để đợi doanh nghiệp chế biến thì cũng phải trả giá khá nặng nề và vượt quá sức người dân, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ, bởi giá thức ăn lên cao do nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu, giá thành lương thực thế giới tăng mạnh. Trước tình hình cấp bách trên, VASEP đã gửi kiến nghị về các giải pháp giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và ngư dân, trong đó yêu cầu chính phủ đề nghị Ngân hàng nhà nước có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại mua toàn bộ ngoại tệ từ xuất khẩu thủy sản theo tỷ giá ngân hàng nhà nước; các doanh nghiệp chế biến thủy sản được vay đủ tiền mặt để mua hết sản lượng cá nuôi của người dân; xem xét các biện pháp bù lỗ giá dầu cho nông ngư dân để họ có thể duy trì sản xuất. Vasep đã tiến hành phối hợp với Bộ NN& PTNN tổ chức các cuộc gặp gỡ với nhiều thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất thuỷ sản như các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, Hội nuôi thuỷ sản các tỉnh, nhà sản xuất thức ăn thủy sản vv...để tìm biện pháp liên kết và phối hợp nhằm giảm thiểu những khó khăn cho doanh nghiệp, cho người nuôi và đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà sản xuất thức ăn. Trước đây doanh nghiệp trong nước vay tiền ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nay do chống lạm phát không ngân hàng nào dám cấp tín dụng. EU luôn dẫn đầu các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam bị thu hẹp các nhà nhập khẩu các nước EU không có tiền mua hàng do ngân hàng không chịu bảo lãnh nên họ đã ngưng đặt hàng. Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại càng khó khăn hơn, các hợp đồng đã ký thì hoãn xuất hoặc dừng hẳn. Hy vọng mở rộng tín dụng ngân hàng trong nước là rất khó, như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sẽ gặp khó khăn về tiền vốn lẫn thị trường. Không chỉ doanh nghiệp mà nông dân nuôi cá cũng gặp khó, vì nhiều bất cập xảy ra với con cá tra, giá thành vẫn cao do giá thức ăn, thuốc thú y trong nước bị đẩy lên cao. Bên cạnh đó diện tích nuôi cá tra trong năm 2008 cũng góp phần làm cho nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra cá basa ở ĐBSCL cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL lên đến 6.160 ha, tổng sản lượng cá đạt hơn 1,1 triệu tấn đã vượt quá nhu cầu chế biến và tiêu thụ. Ở ĐBSCL hiện còn khoảng 35% ao hầm đang bị bỏ không vì người nuôi cá không còn khả năng tái đầu tư. Mặt khác, nghề nuôi cá tra và cá basa tại khu vực vẫn chưa thật ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường, giá cả. Trong chăn nuôi cá tra và cá basa, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn trước khi thu hoạch. Chính vì vậy, dù Nhà nước đã “bơm” tiền, hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để giải quyết đầu ra cho cá tra, cá basa nhưng khả năng thu mua hết sản lượng cá nuôi trong dân là rất khó. Trong khi đó, người nuôi cá ở ĐBSCL và cả nước phải mua thức ăn chăn nuôi thủy sản (chiếm khoảng 70% giá thành) hàng chục ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL phải đối mặt với thực Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 5 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY trạng hết sức bi đát: giá sụt thê thảm, lượng cá quá lứa thu hoạch ngày càng tăng cao vì không bán được. Trong khi môi trường bị ô nhiễm và dịch bệnh gia tăng làm cho người nuôi đứng trước nguy cơ phá sản. Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn tắc nguyên liệu xảy ra thuờng xuyên trong những tháng cuối năm 2008, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vẫn gặp phải những vấn đề cần được giải quyết sớm như: tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng phile cấp đông đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải; chưa phổ biến rộng khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh… Một tồn tại nhức nhối nhiều năm chưa được giải quyết là nông dân và doanh nghiệp luôn bất đồng nhau. Nếu giá cá giảm thì doanh nghiệp sẵn sàng hạ nông dân “đo ván” và ngược lại. Giữa 2 bên chưa thiết lập được cơ chế chia sẻ lợi ích và rủi ro trên nguyên tắc đồng thuận, điều tiết giữa sản xuất và tiêu thụ cùng có lợi. Từ đó, luôn dẫn đến mất ổn định về cung cấp và lợi nhuận. Ngoài ra, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ được ngăn chặn, các sản phẩm cá tra xuất khẩu sẽ được nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế. Với lợi thế tự nhiên, VN được xem như vương quốc của thế giới về nuôi cá tra, basa. Thế nhưng, lâu nay sản phẩm cá tra, basa của VN cứ như nhà vua không... vương quyền. Bởi bên cạnh việc thiếu tên thương mại chính thức, bán buôn dưới nhiều tên gọi theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài, chúng ta còn có hạn chế rất lớn trong việc sản xuất thức ăn thuỷ sản, khi phần lớn nguyên liệu phải lệ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, nên rất bị động cả về chăn nuôi lẫn hạch toán kinh tế. Nhà nước yêu cầu thu mua hết cá cho nông dân, khiến đến giờ lượng cá thu mua đó vẫn còn tồn kho số lượng rất lớn do thị trường Nga trả lại, các doanh nghiệp không những chưa biết làm cách nào tiêu thụ, mà vẫn tiếp tục “gánh” chi phí bảo quản. 2. Tình hình năm 2009: Bước sang năm 2009, tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra có nhiều khả quan hơn. Cả năm, cá tra xuất khẩu sang 133 thị trường. Trong đó, ba thị trường hàng đầu đều có kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Tây Ban Nha, Đức. So với năm 2008, cá tra mất 14 thị trường cũ, có thêm 17 thị trường mới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 6 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm. Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008. Do trong 4 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, nên số cá dư ra đã được họ đẩy mạnh sang tiêu thụ tại các thị trường này. Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Nửa đầu năm 2009, gần 100/190 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam tới các nước EU tính theo giá FOB kể từ đầu năm đến nay đạt 2,445 USD/kg. Năm 2009, Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn. Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ trọng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về giá trị trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu USD. Những tháng đầu năm 2009, Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản. Từ tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành Thuỷ sản Việt Nam và trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại Australia, cá tra đông lạnh là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm đông lạnh) nhưng mức tăng trưởng của mặt hàng từ đầu năm đến nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2008. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 7 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh khác, như mực, cá basa, cá ngừ (trong đó cá basa tăng 63,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch). Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh tại thị trường Australia nửa đầu năm 2009 là 2,94 USD/kg (giảm 3,8%). Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nước ta đã tích cực mở rộng những thị trường mới. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số lượng nhập khẩu lớn. Vào tháng 5/2009, diện tích nuôi thả cá tra, basa ở nước ta chỉ bằng 60% diện tích cùng kỳ năm 2008, xấp xỉ 3.690 ha. Phần diện tích còn lại đã bị bỏ không vì người nuôi không đủ niềm tin về đầu ra. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu khiến các hộ nuôi bắt đầu yên tâm thả nuôi lại trên những diện tích bỏ trống. Đồng thời ký cam kết thu mua cá nguyên liệu với mức giá ổn định 15.500 đến 16.500 đồng/kg để nông dân có lãi. Tại Tiền Giang năng suất đạt 264 tấn/ha, Đồng Tháp 302 tấn/ha, Vĩnh Long 300 tấn/ha, Cần Thơ 224 tấn/ha, Hậu Giang 230 tấn/ha và Trà Vinh 267 tấn/ha. Sản lượng cá đến kỳ thu hoạch tính đến nay là 119.160 tấn, trong đó tập trung ở Đồng Tháp 53.944 tấn, Cần Thơ 32.955 tấn và An Giang 14.362 tấn. Lượng cá tồn đọng (loại >1kg) khoảng 6.743 tấn, bằng 4,15% lượng tồn đọng của năm 2008. Theo tin từ Hiệp Hội thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra của cả nước 8 tháng đầu năm 2009 giảm 7,3% so với 928 triệu USD cùng kỳ năm 2008 đạt 860 triệu USD, chiếm trên 1/4 mức sụt giảm xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra giảm trên 20% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường EU đã sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này với tỉ lệ tương ứng là 14% và 19% (các thị trường lớn trong khối như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Bỉ đều giảm từ 18 -35% về giá trị nhập khẩu). Ai Cập, vốn được coi là thị trường tiềm năng ở Trung Đông, cũng giảm mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam trong tháng này, giảm trên 40%. Năm 2009, xuất khẩu cá tra khá lao đao bởi những rào cản từ các nước nhập khẩu chính, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước không ổn định. Việc Mỹ dự định đưa cá tra của Việt Nam vào danh mục cá da trơn theo luật Farmbill 2008 là một điều bất lợi cho con cá tra vốn đã bị “đánh” bởi thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, những “chỉ trích” của các phương tiện truyền thông một số nước Châu Âu (Italia, Tây Ban Nha, Na Uy), Trung Đông và Niu Dilân đã làm hạn chế xuất khẩu con cá này. Kim ngạch xuất khẩu cá tra những tháng đầu năm vượt tôm, nhưng tháng 6 và tháng 7 sụt giảm mạnh nên cá tra lại tụt xuống vị trí thứ 2 sau tôm đông lạnh. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra giảm trên 20% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng lo ngại là thị trường EU đã sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 8 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY nhập khẩu mặt hàng này với tỉ lệ tương ứng là 14% và 19% (các thị trường lớn trong khối như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Bỉ đều giảm từ 18 -35% về GT nhập khẩu). Ai Cập, vốn được coi là thị trường tiềm năng ở Trung Đông, cũng giảm mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam trong tháng này, giảm trên 40%. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm 2009, thị trường EU vẫn giữ ngôi vị quán quân về nhập khẩu cá tra Việt Nam với trên 355 triệu USD, chiiếm 41,4% thị phần, mặc dù giảm 2,4% về GT so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó Đức vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan với gần 14%, trị giá trên 72 triệu USD. Tây Ban Nha vẫn đứng đầu với kim ngạch ổn định gần 90 triệu USD. Đáng chú ý sau 2 năm liên tiếp sụt giảm nhập khẩu, thị trường Ba Lan đã tụt hạng xuống vị trí thứ 5 với 24,8 triệu USD, giảm gần 36%, nhường chỗ cho thị trường Bỉ với 25,7 triệu USD. Nga và Ucraina – hai thị trường cùng tụt hạng do ảnh hưởng từ lệnh cấm cá tra Việt Nam tháng 12/2008. Tháng 5/2009, cá tra Việt Nam lại được phép trở lại thị trường Nga, nhưng số doanh nghiệp và khối lượng được phép xuất khẩu hạn chế khiến xuất khẩu sang thị trường này không thể tăng trưởng mạnh. 5 tháng gần đây xuất khẩu cá tra sang Nga chỉ đạt 43 triệu USD, khiến tổng xuất khẩu 8 tháng giảm 67,7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Ucraina giảm 44,5% đạt 47,7 triệu USD. Thay thế vị trí của 2 thị trường này là Mỹ và ASEAN với mức tăng trưởng tương ứng là 60,7% và 7,7% đạt 82 triệu USD và 58,8 triệu USD. Mêhicô vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với cá tra Việt Nam với mức tăng gần 25% đạt trên 44 triệu USD, đứng vị trí thứ 5. Bên cạnh những biến động về thị trường, vấn đề giá và nguồn cung nguyên liệu không ổn định cũng là một yếu tố tác động giảm xuất khẩu cá tra. Theo tin từ Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra, ba sa nguyên liệu thời gian gần đây tăng từ 14.000 đồng- 15.000 đồng/kg (giá thu mua tại ao). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người nuôi vẫn còn bị lỗ từ 800 đồng - 1.000 đồng/ kg, nên nhiều hộ vẫn còn “treo” ao. Nếu tình trạng “treo” ao vẫn tiếp diễn, dự báo những tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ có nguy cơ thiếu cá nguyên liệu. Để duy trì sản xuất, một số công ty chế biến thủy sản đã áp dụng hình thức hợp đồng với người nuôi theo phương thức doanh nghiệp cung cấp 1,6kg thức ăn chăn nuôi và 2.500 đồng cho người nuôi để đổi lấy 1kg cá nguyên liệu. Từ 1/1 đến 15/11/2009, Việt Nam đã xuất khẩu 527,3 nghìn tấn cá tra, basa sang 130 thị trường trên thế giới, đạt kim ngạch 1,17 tỷ USD. Trong đó, Mỹ, Tây Ban Nha và Đức là 3 thị trường có giá trị nhập khẩu lớn nhất đạt từ 95 triệu USD trở lên với tỷ trọng tương ứng 9,93%, 9,18% và 8,15%. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 9 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Vào hai tháng cuối cùng của năm 2009, xuất khẩu cá tra đã hồi phục trở lại, giúp kim ngạch con cá này đạt 1,3 tỉ đô la Mỹ, xấp xỉ năm 2008 dù vào đầu năm, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý đều dự báo chỉ 1 tỉ đô la Mỹ. Tổng cuối năm 2009, cả nước xuất khẩu 607.665 tấn cá tra với tổng kim ngạch trên 1,34 tỉ USD, giảm 5,2% về khối lượng và 6,7% về giá trị so với năm 2008. Sụt giảm mạnh nhất là thị trường Nga và Ukraina, cả năm 2009, chỉ xuất khẩu 37.710 tấn cá, giá trị đạt 62.124 triệu USD, giảm 46,3% về khối lượng và 54,7% về giá trị. Trong đó, khối lượng cá nhập khẩu vào Nga giảm 66,6%, giá trị kim ngạch giảm 65,8% so với năm 2008, thị trường này chỉ thực sự khởi sắc khi Bộ NN&PTNT có quyết định thành lập Ban điều hành xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. Con cá tra vẫn duy trì được ở 3 thị trường Mỹ, Tây Ban Nha, Đức với kim ngạch trên 100 triệu USD, khối lượng xuất vào 3 thị trường này đều tăng, trong đó, Mỹ tăng 71,1% về khối lượng và 70,6% về giá trị. Mỹ hiện là thị trường tiềm năng cho con cá tra Việt Nam, năm 2009 đã tiêu thụ 41.609 tấn, trị giá trên 134 triệu USD. Mặt khác, Asean và Mexico là hai thị trường giữ được tốc độ tăng trưởng dương, ổn định nhất trong năm 2009. Sản phẩm cá tra xuất khẩu vẫn chủ yếu là filê đông lạnh nên giá thấp. So với năm 2008, xuất khẩu cá tra năm 2009, giảm mạnh hơn ở hầu hết các thị trường. Thậm chí, một số thị trường tăng được sản lượng mà kim ngạch vẫn giảm, vào Tây Ban Nha sản lượng tăng 9% nhưng kim ngạch giảm 0,6%. Các số liệu tương ứng ở Đức là tăng 0,2% giảm 1,7%, Trung Quốc tăng 4,6% giảm 2,4%, Hồng Kông tăng 3,9% giảm 3,3%. Duy nhất ở thị trường Nga tăng được giá trị, nhưng không lớn, trong lúc sản lượng lại giảm lớn. Trên thị trường thế giới, cá tra Việt Nam vẫn có thế mạnh gần như độc quyền. Tuy nhiên, năm 2009 đã phải chứng kiến cá tra bị nói xấu nhiều nơi, một số thị trường đã cấm (sau mở lại) hoặc lăm le cấm như Nga, Ucraina. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương so sánh, Na-uy có sản phẩm cá hồi cũng gần như độc quyền và họ luôn giữ được giá trị cao với sản lượng xuất khẩu duy trì ở mức 800.000 tấn/năm. Còn cá tra Việt Nam, ai muốn nuôi, chế biến, kinh doanh đều được, tạo nên một thị trường chồm hổm, cạnh tranh bất kể nên làm hại nhau, Thứ trưởng Phương nói. Chủ trương chính năm 2009: Giảm sản lượng, tăng kim ngạch Theo Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cả nước hiện có 281 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, trong đó chỉ khoảng 100 doanh nghiệp có nhà máy chế biến. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 10 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Hiện nay, người nuôi cá tra khó kiếm lời 10% doanh thu. Bộ NN&PTNT cho rằng, phải phấn đấu để người nuôi được lời tối thiểu 30% như nhiều nông sản khác. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, ông đi ra nước ngoài càng thấm thía việc làm ăn tự phát gây hại lớn, đôi khi chỉ lô hàng nhỏ kém chất lượng của một doanh nghiệp nào đó mà tất cả sản phẩm cá tra bị coi thường. Năm 2009 cũng là năm đánh dấu việc các cơ quan nhà nước có sự tập trung cho một sản phẩm chiến lược là cá tra. Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương dẫn đầu các đoàn công tác đi đàm phán về thị trường cá tra ở Mỹ, EU, Nga và Ucraina, Ba Lan. Bộ NN&PTNT thành lập ban điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga để chủ động đàm phán khi nước này tuyên bố tạm ngừng nhập cá tra (ngày 20-12-2008). Sau đó Nga đã mở cửa trở lại. Ngày 18-5-2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm Trưởng ban. Kết quả, đã có khoảng 80% diện tích nuôi cá gắn với nhà máy chế biến. Tổng kết năm 2009, Ban Chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL cho rằng, chất lượng chuỗi sản xuất cá tra chưa được kiểm soát là yếu kém lớn nhất hiện nay. Thấy rõ điểm yếu này, Bộ NN&PTNT đặt kế hoạch tăng cường kiểm soát chất lượng. Từ tình hình thực tế của năm 2009, VASEP đã đưa ra 5 kiến nghị để thúc đẩy phát triển chế biến và xuất khẩu cá tra cho năm 2010: 1. Kiến nghị ban hành các quy định cụ thể để sớm triển khai việc thực hiện Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất cá tra đến năm 2010 đạt sản lượng cá nguyên liệu 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 600 nghìn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Bên cạnh công tác quy hoạch và tổ chức nuôi cá tra chất lượng tốt cần quan tâm đến chất lượng VSATTP cho sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh xuất khẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống nhất. 2. Quan tâm đến các yếu tố đầu vào cho nuôi cá tra xuất khẩu vì hiện nay người nuôi cá tra đang rất khó khăn trong việc xác định giá thành nuôi khi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y thay đổi không theo quy luật trong suốt chu trình nuôi cá thường kéo dài đến 8 tháng. Cần nghiên cứu ban hành các chính sách, biện pháp ổn định giá nhằm giúp người nuôi dự kiến được giá thành, chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến, cũng như cân đối cung cầu theo mùa vụ trong năm. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 11 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY 3. Chính quyền các địa phương cân nhắc khi cấp phép việc xây mới hoặc mở rộng các nhà máy chế biến cá tra mà trong đó yếu tố quan trọng là thực hiện nguyên tắc nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu, có thị trường ổn định. Hiện năng lực chế biến đã vượt qua mức 600 nghìn tấn sản phẩm do phong trào xây dựng nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL phát triển rầm rộ trong năm 2008. Thực tế hiện nay 100% các nhà máy chế biến cá tra đều thuộc sở hữu tư nhân hoặc cổ phần, tuy nhiên việc cho ra đời thêm nhà máy, tăng năng lực chế biến dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp, khó ổn định chất lượng và phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững. Việc một số nhà máy mới ra đời không có khách hàng ổn định ban đầu hoạt động dưới công suất dẫn đến việc phải nhận gia công chế biến thậm chí không được tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm để cho các Công ty thương mại xuất khẩu hàng kém chất lượng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng uy tín cá tra Việt Nam, có thể làm mất thị trường tiêu thụ. 4.Cần có các chính sách và biện pháp quản lý cộng đồng thông qua các Hiệp Hội trong xuất khẩu cá tra. Với 125 thị trường nhập khẩu trên khắp thế giới, rất đa dạng về mức chất lượng, quy cách đóng gói, để ổn định thị trường, dự báo cung cầu hợp lý cho từng thị trường thì việc tổ chức để các Doanh nghiệp cùng xuất vào một thị trường tham gia quản lý cộng đồng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý của các cơ quan thẩm quyền trong việc ổn định và phát triển xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững. 5. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm cá tra của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm cá tra Việt Nam đồng thời ngăn chặn các hoạt động nói xấu cá tra vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường nhập khẩu. 3. Tình hình năm 2010: Theo VASEP, gần đây con cá tra Việt Nam lại bị bôi nhọ trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở 2 thị trường quan trọng là Pháp và Bỉ. Cụ thể, L'Expansion, một tờ tạp chí kinh tế của Pháp, trong số tháng 3/2010 đã có bài viết với tựa đề “Những thức ăn cần dè chừng”. Bài báo này nêu rõ tên của một loạt thực phẩm NK vào Pháp cần phải dè chừng vì có yếu tố độc hại như tôm của Ấn Độ và Bangladesh, vả khô và sò ốc của Thổ Nhĩ Kỳ, thịt gà của Đức và cá basa của Việt Nam. Trong khi đó, trên một website của Bỉ, đã có một bài viết cho rằng cá tra Việt Nam được nuôi trong môi trường không an toàn. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 12 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Những thông tin trên rõ ràng không đúng nhưng sẽ gây ra những bất lợi không nhỏ cho cá tra, basa Việt Nam không chỉ ở Pháp và Bỉ mà còn ở các nước EU khác. Bởi trước đây không lâu, chỉ vì những thông tin không đúng trên các phương tiện thông tin đại chúng mà cá tra, basa Việt Nam đã từng bị khốn đốn tại nhiều thị trường như Ai Cập, Tây Ban Nha, Na Uy… Ngay cả nhiều nhà nhập khẩu châu Âu, vốn biết quá rõ con cá tra, basa Việt Nam, cũng đã tỏ ra bất bình trước những thông tin sai lệch này. Một số nhà nhập khẩu đã đề nghị phía Việt Nam sớm lên tiếng để bảo vệ danh tiếng cho con cá tra, basa trên thị trường thế giới, bởi họ tin rằng cá tra nuôi trên sông Mekong an toàn cho người tiêu dùng. Nhưng nỗi lo lớn nhất hiện nay của con cá tra, basa Việt Nam vẫn là từ thị trường Mỹ khi mà thời điểm thực hiện Đạo luật Farm Bill đã cận kề. Xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ nhìn chung đang diễn ra khá thuận lợi. Năm 2009, nước ta xuất khẩu sang Mỹ 41.609 tấn cá tra, đạt giá trị 134 triệu USD, tăng 70% về lượng và giá trị so năm 2008. Tuy nhiên, với Đạo luật Farm Bill đang được phía Mỹ hoàn thiện, khả năng con cá tra Việt Nam phải đứng ngoài thị trường này là không nhỏ. Việc thi hành quyền thực thi pháp lý đối với cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ (bao gồm cá tra), sẽ được chuyển từ Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA). Theo kế hoạch, thời gian chuyển đổi này sẽ kéo dài trong vòng 18 tháng. Đồng thời, do đàm phán về thanh tra thực phẩm kéo dài từ 2-5 năm, nên sự thay đổi đột ngột về cơ quan quản lý nói trên, có thể làm gián đoạn việc nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ trong suốt thời gian đàm phán. Ngoài mối lo đó, nếu cá tra Việt Nam bán vào Mỹ phải được nuôi theo đúng phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng đối với ca da trơn nuôi tại Mỹ. Chỉ cần so sánh môi trường sống của cá tra Việt Nam với cá da trơn Mỹ, đã đủ thấy đây là điều rất khó thực hiện được. Cá da trơn ở Mỹ hiện đang được nuôi trong các ao nông, sử dụng nguồn nước giếng khoan. Còn cá tra Việt Nam lại đang được nuôi trong nguồn nước của sông Mekong. Nếu bắt cá tra Việt Nam phải sống trong ao nông và dùng nước giếng khoan, chẳng khác gì đem giống cá này nhốt vào tù. Mặt khác, thức ăn giành cho cá tra Việt Nam cũng khác hẳn so với thức ăn dùng cho cá da trơn ở Mỹ. Sau khi con cá tra bị “nói xấu”, một cuộc điều tra mới đây cho thấy cá tra Việt Nam tốt cho người tiêu dùng và đảm bảo an toàn vệ sinh. Sản phẩm philê cá tra Việt Nam được bán trên thị trường Ý (dưới tên gọi sutchi catfish) là sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Philê cá tra Việt Nam có hàm lượng nước cao và hàm lượng chất béo tương đối thấp. Đây là kết quả phân tích của bản nghiên cứu về cá tra đang được tiêu thụ trên thị trường Ý của bà Elena Orban (chuyên gia thuộc Phòng nghiên cứu Thủy sản) và cộng sự tại Viện nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Quốc gia Italia (INRAN). Với khoảng 6 trang A4, bản nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân tích phương thức nuôi, phương thức quản lý chất lượng và thành phần dinh dưỡng của loài sutchi catfish (P.hypothalmus) hay còn gọi là cá tra Việt Nam. Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 13 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Các mẫu thử được lấy từ nhiều chợ và siêu thị khác nhau, bao gồm philê cá tra cỡ 170-260g, lột da, lọc xương dưới dạng đông lạnh và rã đông. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hiện đại nhất để phân tích hàm lượng nước, protein, chất béo, natri, kali, magiê, thủy ngân…có trong philê cá tra Việt Nam. Kết luận cho thấy sản phẩm philê cá tra (cả thịt trắng và thịt hồng) của Việt Nam được bán trên thị trường Ý (dưới tên gọi sutchi catfish) là sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Philê cá tra Việt Nam có hàm lượng nước cao (80-85 g/100 g), và chất béo (1,1-1,3 g/100 g) tương đối thấp. Philê cá tra còn có hàm lượng cholesterol thấp (21-39 mg/100g), do đó sẽ giúp người tiêu dùng giảm thiểu lượng cholesterol dung nạp vào cơ thể trong bữa ăn hằng ngày. Về an toàn thực phẩm, kết quả phân tích cho thấy, chất lượng cá tra hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, ít nhất là về dư lượng thuỷ ngân, dư lượng thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại. Với những đặc điểm không có mùi tanh, xương nhỏ, thịt trắng và chắc, philê cá tra Việt Nam được coi là sản phẩm thích hợp cho nhu cầu của ngành dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng tại Ý. Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vào Nga sẽ đạt 100 triệu USD. Thị trường này sẽ trong tốp 10 thị trường nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cũng cao hơn trước, từ 5 - 7%, thậm chí giá bán sản phẩm vào Nga cao hơn vào thị trường châu Âu. Dự kiến năm 2010, số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nga sẽ được mở rộng, một số mặt hàng mới cũng được giới thiệu. Từ chỗ khó khăn, Nga lại trở thành thị trường hấp dẫn và tin cậy đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương, để đạt được mục tiêu của năm 2010, các doanh nghiệp phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm, kiểm soát được sản phẩm đầu vào, giảm tỷ lệ mạ băng (đá ở trong cá) từ 30% xuống còn 15%... Cũng theo ông Dương Ngọc Minh, lượng thủy sản xuất đi dựa trên sự thỏa thuận, cụ thể là chia đều hạn mức cho tất cả doanh nghiệp cùng tham gia. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga đều chịu sự giám sát chặt chẽ về chất lượng từ Bộ chủ quản và Ban điều hành; đồng thời, các hoạt động xuất khẩu cũng được minh bạch và có những lộ trình rõ ràng. Năm nay, xuất khẩu thủy sản sẽ khả quan hơn năm 2009, do một số nền kinh tế lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản... đang trên đà phục hồi. Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, xây dựng thương hiệu, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao... Tuy nhiên, năm 2010, xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch dư lượng kháng Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 14 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu sẽ tiếp tục là những trở ngại cho doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2010, các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản và chi phí khác còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Xuất khẩu cá tra của cả nước trong tháng 2/2010 đạt 35,8 nghìn tấn với kim ngạch 76 triệu USD giảm 8,8% về khối lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. 2 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất khẩu 87,6 nghìn tấn cá tra, basa đạt kim ngạch 184,3 triệu USD, tăng 20,7% và 10,9% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 2/2010, xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm EU giảm mạnh về giá trị (từ 14,1% - 27,2%), riêng thị trường Ba Lan đạt mức tăng trưởng khá cao với 152,2% so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, trong tháng 2 này, các nước ASEAN cũng giảm giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam (từ 16,2% - 62,2%), trong khi đó xuất khẩu sang Ả rập Xêút lại đạt mức tăng trưởng dương cao với 125,3% so với cùng kỳ năm 2009. XK cá tra, basa trong T2/2010 Tháng 1/2010 THỊ TRƯỜNG T2/2010 Cùng kỳ 2009(%) KL GT KL GT KL EU 17.761 39,851 13.708 31,056 -8,0 Đức 3.782 9,387 2.261 5,967 -28,5 Tây Ban 3.025 6,564 3.317 7,518 -21,5 Nha Hà Lan 2.609 6,698 1.361 3,655 -13,6 Ba Lan 2.978 5,331 2.468 4,493 182,8 MỸ 3.003 9,475 2.245 7,203 -10,7 MÊHICÔ 3.716 8,085 2.033 4,361 -5,9 ASEAN 3.827 6,757 1.590 3,071 -54,7 Xingapo 1.191 2,309 602 1,232 -44,2 Malaixia 1.321 1,684 306 0,431 -61,8 PhiLipin 575 1,210 380 0,760 -12,3 UCRAINA 3.158 5,325 2.177 3,207 -45,6 ẢRẬP 2.156 4,194 1.230 2,308 115,9 XÊÚT RUMANI 2.367 3,208 1.485 1,996 44,8 TQ&HK 1.884 3,310 964 1,726 -36,3 Hồng Kông 1.625 2,879 720 1,258 -48,5 CÁC TT 13.947 28,029 10.377 21,130 14,4 KHÁC TỔNG 51.820 108,234 35.808 76,058 -8,8 CỘNG: KL: Khối lượng (tấn) GT: Giá trị (triệu USD) Giá trung bình XK cá tra, basa 2 tháng đầu năm 2010 Cùng kỳ XK từ 1/1 - 28/2/2010 2009(%) GT 2010 2009 KL -15,5 2,27 2,47 31.469 -25,4 2,64 2,53 6.043 GT %KL %GT KL GT 70,907 35,9 38,5 8,5 -1,0 15,354 6,9 8,3 -4,1 -5,3 -27,2 2,27 2,45 6.341 14,082 7,2 7,6 -18,5 -25,5 -14,1 152,2 -9,5 -14,7 -58,4 -46,5 -62,2 -16,2 -53,5 2,70 2,04 3,16 2,37 2,10 2,14 1,43 2,10 1,72 3.969 5.446 5.248 5.749 5.417 1.792 1.627 955 5.335 10,352 9,825 16,678 12,446 9,829 3,541 2,116 1,970 8,532 4,5 6,2 6,0 6,6 6,2 2,0 1,9 1,1 6,1 5,6 21,3 15,8 5,3 191,7 170,3 9,0 14,2 13,9 6,8 65,6 51,2 5,3 -13,8 -25,4 1,9 -2,1 -10,3 1,1 16,4 7,9 1,1 37,7 33,3 4,6 -22,8 -27,0 125,3 1,88 1,80 3.386 6,501 3,9 3,5 426,6 451,7 24,5 1,34 1,56 -37,4 1,79 1,82 -50,7 1,75 1,83 3.852 2.848 2.344 5,204 5,037 4,137 4,4 3,3 2,7 2,8 114,1 2,7 9,7 2,2 -1,8 2,69 1,82 3,21 2,15 1,93 2,05 1,41 2,00 1,47 5,7 2,04 2,20 24.324 49,160 27,8 26,7 -15,0 2,12 2,28 87.628 184,293 100 100 84,0 5,0 -7,6 40,5 29,5 20,7 10,9 GTB : Giá trung bình (USD/kg) Mới đây, cá tra lại có nguy cơ bị xếp vào nhóm cá da trơn của Mỹ (catfish). Nếu bị đưa vào nhóm này, cá tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xuất sang thị trường Mỹ và một số thị trường quen thuộc khác. Khó khăn lại chồng chất khó khăn. Với khó khăn như vậy, mới đây, tại Hội nghị Bàn biện pháp nâng cao chất lượng cá tra, basa xuất khẩu do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương chủ trì hồi cuối tháng 3 vừa qua, một số ý kiến cho rằng nên xem xét đề nghị để đưa cá tra vào diện quản Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 15 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY lý giá sàn như gạo. Nhưng cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng cá tra khó có thể đưa ra mức giá sàn giống như gạo vì philê cá tra xuất khẩu có rất nhiều dạng sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều thừa nhận rằng giá cá xuất khẩu có liên quan chặt chẽ tới chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có giá thấp thì chất lượng không tốt làm ảnh hưởng tới hình ảnh của sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới. Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè cho rằng, trước đây VASEP đã tiến hành thử nghiệm nhiều lần về mức giá sàn tuy nhiên qua thực tế là khó thực hiện vì quy cách của sản phẩm cá tra khá đa dạng, thị trường thay đổi, và quan trọng là chưa có chế tài xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm. Nhưng chủ trương của Nhà nước, VASEP cùng với doanh nghiệp tiếp tục thực hiện trên cơ sở xác định doanh nghiệp dẫn đầu cũng như đặc điểm của từng thị trường. Ông Dương Ngọc Minh Giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương khẳng định với mức giá sàn cá tra philê xuất khẩu là 2,75 USD/kg cho 100% net mà Cục Chế biến Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối đề xuất thì doanh nghiệp chỉ cần tăng trọng 5% trong sản phẩm thành phẩm là sẽ bị lỗ vì hiện nay giá thu mua nguyên liệu bình quân là 18.000 đồng/kg tại ao sau khi đã loại trừ cá bệnh và chết trên đường vô nhà máy. Đó là chưa kể lượng hàng trong kho của doanh nghiệp đã sản xuất trước đó nếu bán với giá sàn 2,75 USD/kg thì hoàn toàn không có lời. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Kịch, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex cho hay giá liên quan đến chất lượng. Vì vậy, quản lý được giá cũng đồng thời quản lý được chất lượng nhưng ông Kịch băn khoăn vì cá tra philê có hàng chục loại sản phẩm khác nhau nên việc đề xuất chung một mức giá sàn là không hợp lý. Đó là chưa kể mức giá sàn 2,75 USD/kg với 100% net tại Âu Châu và kèm theo đó là thực hiện quyết định kiểm tra hàm lượng nước trong cá tra thành phẩm dưới 83% thì với giá đó doanh nghiệp cầm chắc lỗ. Ngoài ra là công tác quản lý giá. Doanh nghiệp bán sai giá sàn cơ quan nào sẽ xử lý và xử lý như thế nào. Liệu Chính phủ có bảo hộ về luật pháp cho cá tra giống như gạo đang thực hiện không? Cuối cùng ông Kịch cũng thừa nhận rằng quản lý được giá là quản lý được chất lượng sản phẩm. Ý kiến cho việc chế biến và xuất khẩu cá tra phát triển bền vững trong tương lai nếu là lãnh đạo ngành NN&PTNT: Kết hợp chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến. Để con cá tra xuất khẩu có chất lượng tốt, cần nghiêm cấm việc bơm chích tạp chất, gian lận trong việc thương mại. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; hướng dẫn nông dân thực hiện đi đôi với việc tìm kiếm, áp dụng các giải pháp thay thế kháng sinh cấm sử dụng, xây dựng vùng nuôi an toàn... Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 16 Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY Đề nghị Chính phủ có dành khoảng thích đáng để kích cầu cho các doanh nghiệp vai nhằm mục đích mua thức ăn cung ứng theo tiến độ cho người nuôi cá tra. Bênh cạnh đó, cần hỗ trợ lãi suất; giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và gắn kết sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về giống, thức ăn, thời vụ và khoa học công nghệ. Chỉ đạo Hội nghề cá Việt Nam tổ chức, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, linh hoạt mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm chủ động đối phó với vụ kiện bán phá giá tôm, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của vụ kiện đến giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phối hợp với Công đoàn các cấp, công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua lao động sản xuất nhằm huy động mọi nguồn lực, thực hành tiết kiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của năm này, làm tiền đề phát triển cho năm tới. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng như phile, xông khói, sản phẩm khô… Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan