Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty tnhh thủy sản nam phương...

Tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty tnhh thủy sản nam phương

.PDF
71
198
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------------oOo---------------- HUỲNH NGỌC THIÊN NHI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Doanh Quốc Tế Mã số ngành: 52340120 Tháng 4 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------------oOo---------------- HUỲNH NGỌC THIÊN NHI MSSV: 4114776 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ Mã số ngành: 52340120 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. VÕ VĂN DỨT Tháng 4 - 2014 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của Trường cùng sự chấp thuận của Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương và sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Văn Dứt, tôi đã hoàn thành luận văn kinh doanh quốc tế của mình. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Giáo viên hướng dẫn, thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết luận văn kinh doanh quốc tế của tôi. Toàn thể quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, và Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh nói riêng, đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ; Ban lãnh đạo công ty cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương được dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công, thắng lợi mới trong công tác. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm …… Sinh viên thực hiện LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm …… Sinh viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ______________________________________________ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm ………… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên và đóng dấu) MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 01 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 01 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 02 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 02 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 02 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 02 1.3.1 Không gian ............................................................................................ 02 1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 02 1.3.3 Đối tượng .............................................................................................. 02 1.4 Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 02 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 04 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 04 2.1.1 Khái quát về xuất khẩu ......................................................................... 04 2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu ........................................................... 04 2.1.3 Hình thức xuất khẩu trực tiếp ............................................................... 04 2.1.4 Điều kiện thương mại theo Incoterms 2000 ......................................... 05 2.1.5 Phương thức thanh toán ........................................................................ 05 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ................................. 06 2.1.7 Ma trận SWOT ...................................................................................... 08 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 09 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 09 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 09 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG ................................................................................... 11 3.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................... 11 3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................ 11 3.1.2 Ý nghĩa logo .......................................................................................... 12 3.1.3 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh ....................................................... 12 3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của công ty ........................................ 13 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................................... 14 3.2.1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty .................................................... 14 3.2.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 15 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban .............................................. 15 3.3 Giới thiệu sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm của công ty .......... 16 3.3.1 Giới thiệu về sản phẩm ......................................................................... 16 3.3.2 Quy trình chế biến sản phẩm ................................................................ 17 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................................... 21 3.4.1 Tổng doanh thu ..................................................................................... 22 3.4.2 Tổng chi phí .......................................................................................... 23 3.4.3 Lợi nhuận trước thuế ............................................................................. 24 3.5 Định hướng phát triển của công ty .......................................................... 24 Chương 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG ........................................................... 25 4.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2011 - 2013 ......... 25 4.1.1 Hình thức xuất khẩu thủy sản của công ty ............................................ 25 4.1.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty .......................................... 25 4.1.3 Giá xuất khẩu thủy sản của công ty ...................................................... 32 4.1.4 Phương thức thanh toán của công ty ..................................................... 33 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty ..................................................................................................... 35 4.2.1. Các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu ................... 35 4.2.2. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu ................... 42 Chương 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG ................................ 47 5.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 47 5.2 Điểm yếu .................................................................................................. 48 5.3 Cơ hội ....................................................................................................... 49 5.4 Nguy cơ .................................................................................................... 50 5.5 Phân tích ma trận SWOT ......................................................................... 51 Chương 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG ....................................................................................................... 53 6.1. Nhóm giải pháp SO ................................................................................ 53 6.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường .......................................................... 53 6.2. Nhóm giải pháp ST ................................................................................. 53 6.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm ............................................................ 53 6.2.2 Chiến lược hội nhập về phía sau ........................................................... 54 6.3. Nhóm giải pháp WO ............................................................................... 55 6.3.1 Chiến lược liên doanh, liên kết kinh tế ................................................. 55 6.3.2 Chiến lược hội nhập về phía trước ........................................................ 55 6.4 Nhóm giải pháp WT ................................................................................ 55 6.4.1 Chiến lược cạnh tranh về giá ................................................................ 55 Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 57 7.1. Kết luận ................................................................................................... 57 7.2. Kiến nghị ................................................................................................. 58 7.2.1. Về phía Nhà nước ................................................................................ 58 7.2.2. Về phía Công ty ................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 60 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Ma trận SWOT ............................................................................... 09 Bảng 3.1 Thuyết minh quy trình chế biến cá tra ............................................ 18 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 .............................................................. 21 Bảng 4.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 ....................................................................... 26 Bảng 4.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 ............................................. 27 Bảng 4.3 Giá xuất khẩu của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 ........................................................................................... 33 Bảng 4.4 Phương thức thanh toán của công ty năm 2013 ............................. 34 Bảng 4.5 Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 .................... 37 Bảng 4.6 Tình hình nhân sự của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương năm 2013 ........................................................................................................ 42 Bảng 5.1 Phân tích ma trận SWOT ............................................................... 51 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương ........................................................................................................... 14 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương .................. 15 Hình 3.3 Sơ đồ quy trình chế biến cá tra ....................................................... 17 Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 .............................................................. 22 Hình 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương giai đoạn 2011 - 2013 ............................................. 27 Hình 4.2 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty sang các thị trường giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................... 30 Hình 4.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang các thị trường giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................... 31 Hình 4.4 Cơ cấu phương thức thanh toán của công ty năm 2013 ................. 34 Hình 4.5 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 ...................... 36 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm Hữu hạn NHNN : Ngân hàng Nhà nước EU : European Union (Liên minh Châu Âu) SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh) GMP : Good Manufacturing Practices (Thực hành sản xuất tốt) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) GAP : Good Agriculture Production (Thực hành nông nghiệp tốt) Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu trở thành cầu nối kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Thông qua xuất khẩu các quốc gia khai thác được lợi thế vốn có của mình tạo nguồn thu ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với lợi thế là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều, nguồn nước dồi dào và một bờ biển dài trên 3260 km cùng với 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, 100.000 ha đầm phá, 290.000 ha bãi triều, 2360 con sông, khoảng 1,7 triệu ha diện tích mặt nước cho ngành thủy sản. Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam cả về nước ngọt, nước lợ và nước mặn đều có tiềm năng to lớn. Thành phần loài thủy sản đa dạng phong phú có trên 2000 loài cá biển, 500 loài cá nước ngọt, trên 100 loài tôm, 70 loài mực, hàng chục loại rùa, và nhiều giống loài thuỷ sinh sống trong các vực nước có giá trị kinh tế cao khác như các loài rong tảo và thực vật biển, các loại động vật thân mềm và các loài sống lưỡng cư… Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam. Tận dụng được những thuận lợi đó mà Việt Nam đã sớm xác định được thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, khối lượng xuất khẩu tăng với tốc độ khá nhanh. Do đó, vấn đề nghiên cứu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, không những đối với các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, mà còn đối với cả Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy Sản Nam Phương nói riêng. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy Sản Nam Phương là một trong những công ty có một phần đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặt hàng thủy sản của công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới và ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sự phát triển của công ty đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động,… Tuy nhiên, bên cạnh 1 những thuận lợi thì tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty còn có những khó khăn và hạn chế nhất định. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu và nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy Sản Nam Phương. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng xuất khẩu khẩu thủy sản của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài thực hiện tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương, gồm các yếu tố bên trong công ty và những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 1.3.2 Thời gian Đề tài sử dụng số liệu thu thập trong 03 năm, từ 2011 đến 2013. 1.3.3 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. 1.4 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được cấu trúc thành 07 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Giới thiệu. 2 - Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. - Chương 4: Thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. - Chương 5: Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. - Chương 6: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. - Chương 7: Kết luận và kiến nghị. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” (Luật thương mại, 2005) Việc xuất khẩu hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia. Xuất khẩu là chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập nên có những vai trò rất quan trọng: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu, tích lũy phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hóa đất nước. - Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Xuất khẩu có vai trò tác động kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. - Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế. - Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của người dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. 2.1.3 Hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán và người mua liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, các điều kiện giao dịch khác. 4 2.1.4 Điều kiện thương mại theo Incoterms 2000 2.1.4.1 FOB - Free On Board (named port of shipment): Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định) Người bán: sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định và phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng. Lưu ý nếu hai bên không có ý định lấy lan can tàu làm điểm phân định nghĩa vụ giao hàng và rủi ro phát sinh thì nên thỏa thuận áp dụng điều kiện khác. Người mua: có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải, chỉ định tàu đến nhận hàng và thông báo cho người bán biết thông tin về co tàu đến nhận hàng. Người mua phải trả phí vận tải từ cảng bốc hàng, chịu mọi rủi ro và chi phí kể từ thời điểm hàng được giao vượt qua lan can tàu. Người mua cũng phải tự thu xếp việc bảo hiểm cho hàng hóa và có trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng. 2.1.4.2 CIF - Cost, Insurance and Freight (named port of destination) Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (tại cảng đến quy định) Người bán: có trách nhiệm giao hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả cước phí vận tải lô hàng tới cảng đến quy định, phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và mua bảo hiểm cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển, nhưng người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Nếu muốn mua bảo hiểm ở mức cao hơn, người mua phải thỏa thuận với người bán hoặc tự mình mua thêm bảo hiểm cho lô hàng. Người mua: không có trách nhiệm về hợp đồng vận tải và không phải trả cước phí vận tải nhưng phải chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh kể từ thời điểm hàng được giao vượt qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. 2.1.5 Phương thức thanh toán 2.1.5.1 Hình thức chuyển tiền Chuyển tiền là hình thức thanh toán mà trong đó người trả tiền (người mua hàng, người nhập khẩu) đề nghị ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định đến cho người bán hàng (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định tại một thời điểm nhất định. Hình thức chuyển tiền bằng điện báo (T/T - Telegraphic Transfer) là việc chuyển tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người xuất khẩu. 5 2.1.5.2 Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng Hình thức thanh toán thư tín dụng (L/C - Letter of Credit) là một hình thức thanh toán trong đó người nhập khẩu đề nghị với ngân hàng phục vụ (NH mở L/C) thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu.với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện đã thỏa thuận. 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 2.1.6.1 Các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu  Bối cảnh quốc tế: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong việc: mở rộng thị trường, được các tổ chức hỗ trợ về giá cả và thuế quan,…  Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các đơn vị kinh doanh. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ.  Yếu tố chính phủ và chính trị: Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thêu mướn, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ.  Yếu tố xã hội: Phân tích một dải rộng những yếu tố xã hội để ấn định những cơ hội đe dọa tiềm tàng. Thay đổi một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, những xu hướng doanh số, khuôn mẫu tiêu khiển, khuôn mẫu hành vi xã hội ảnh hưởng phẩm chất đời sống, cộng đồng kinh doanh. Những yếu tố xã hội này thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra.  Yếu tố tự nhiên: Hoàn cảnh thiên nhiên cũng tác động nhiều vào quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố tự nhiên như ô nhiễm, thiếu năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên.  Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Sẽ còn có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp.  Đối thủ cạnh tranh: Cường độ của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích mỗi đối thủ cạnh tranh để có được những hiểu biết về những hành động và đáp ứng khả dĩ của họ. 6  Khách hàng: Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của công ty. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng và mong muốn làm tốt hơn.  Nhà cung cấp: Công ty bao giờ cũng phải liên kết với những doanh nghiệp cung cấp (nhà cung cấp) để được cung cấp những tài nguyên khác nhau như nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của một doanh nghiệp. Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những người cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường.  Đối thủ tiềm ẩn mới: Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Cần chú ý là việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng phần thị trường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.  Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. 2.1.6.2 Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu  Hoạt động của bộ phận Marketing: nghiên cứu môi trường marketing, thiết kế tổ chức thực hiện và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân bố và xúc tiến bán hàng,… Hiểu rõ các hoạt động marketing sẽ xác định cụ thể các nhiệm vụ của chức năng này, những công việc cần thực hiện trong từng thời kỳ và quyết định phân chia chức năng marketing thành các bộ phận phù hợp với quy mô hoạt động nhằm quản lý công việc có hiệu quả.  Hoạt động của bộ phận nhân sự: Quản trị nhân sự liên quan đến việc tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích động viên.  Hoạt động sản xuất và tác nghiệp: Sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (như các loại dịch vụ, bán thành phẩm, thành phẩm…) ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức.  Hoạt động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp rất quan trọng. Hệ thống thông tin của công ty cần đầy đủ các bộ phận phù hợp nhu cầu thu thập thông tin môi trường. 7 2.1.7 Ma trận SWOT Phân tích ma trận SWOT được dùng để xác định các chiến lược khả thi làm tiền đề cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược thích hợp. Dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. SWOT là mô hình kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ trong một ma trận để đưa ra các ý tưởng chiến lược của doanh nghiệp. Để lập ma trận SWOT cần trải qua 8 bước: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty. 3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty. 4. Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty. 5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO. 6. Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO. 7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với những nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST. 8. Kết hợp điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT. 8 Bảng 2.1 Ma trận SWOT Những cơ hội (Opportunities) Những điểm mạnh Các chiến lược SO: sử (Strenght) dụng những điểm mạnh Những nguy cơ (Threats) Các chiến lược ST: sử dụng những điểm mạnh bên trong công ty để tận bên trong công ty để tránh dụng những cơ hội bên khỏi hay giảm đi ảnh ngoài. hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Những điểm yếu (Weaknesses) Các chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong công ty bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Các chiến lược WT: nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong công ty và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Nguồn: Chiến lược và chính sách kinh doanh, 2006. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập chủ yếu từ các báo cáo do Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương cung cấp. Các số liệu này được thu thập cho giai đoạn 2011 - 2013. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. Mục tiêu 2: Vận dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp suy luận, phân tích ma trận SWOT để đánh giá thực trạng xuất khẩu khẩu thủy sản của Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. Mục tiêu 3: Từ việc mô tả, so sánh và đánh giá trên, sử dụng phương pháp tự luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan