Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định quản lý thuốc gây nghiện, th...

Tài liệu Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại trung tâm y tế huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn năm 2016

.PDF
79
392
119

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU PHƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN VÀ TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI – 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU PHƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN VÀ TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện: Tháng 5/2017 – Tháng 9/2117 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ bộ môn Tổ chức quản lý Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và các Thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập tại Trường. Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc và các Trạm y tế Xã đã nhiệt tình giúp đỡ và taọ điều kiện cho tôi thu thập số liệu cho luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các cán bộ, nhân viên Khoa Dược Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Học viên Hoàng Thị Thu Phương MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Đặt vấn đề Chương 1. Tổng quan 1.1. Khái niệm về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền 1 1 chất dùng làm thuốc 1.2. Các công ước quốc tế về kiểm soát các chất ma túy, chất hướng 1 tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc 1.2.1 Công ước 1961 1 1.2.2 Công ước 1971 2 1.2.3 Công ước 1988 2 1.3. Quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 3 tiền chất dùng làm thuốc tại Việt Nam 1.3.1. Quy định về kê đơn 3 1.3.2. Quy định về cấp phát và sử dụng thuốc 5 1.3.3. Quy định về bảo quản và báo cáo 7 1.4. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 8 tiền chất dùng làm thuốc trên thế giới và Việt Nam 1.4.1.Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 8 tiền chất dùng làm thuốc trên thế giới 1.4.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 10 tiền chất dùng làm thuốc ở Việt Nam 1.5. Một vài nét về Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và 15 thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất tại Trung tâm 1.5.1. Vài nét về Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn 15 1.5.2. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 17 tiền chất tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2 Đối tượng quan sát 19 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 19 2.2.2. Mẫu nghiên cứu 19 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 23 2.2.4. Xác định các biến số nghiên cứu 24 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 30 2.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 30 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 31 3.1. Phân tích việc thực hiện quy định về tồn trữ và cấp phát thuốc gây 31 nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 3.1.1. Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc gây nghiện, thuốc 31 hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh 3.1.2. Danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất 32 trong kho tại Trung tâm y tế Chợ Đồn năm 2016. 3.1.3. Thực hiện bảo quản thuốc gây nghiện. thuốc hướng tâm thần và 34 tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh 3.1.4. Thực hiện việc theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ ẩm tại kho bảo 36 quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất 3.1.5. Thực hiện xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất trong quá trình sử dụng 37 3.1.6. Thực hiện hủy bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm 38 gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh 3.1.7. Thực hiện giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và 39 tiền chất 3.1.8. Thực hiện cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành 41 phẩm hướng tâm thần và tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh 3.2. Phân tích việc thực hiện quy định về kê đơn thuốc gây nghiện, 43 thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 3.2.1. Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân trên đơn thuốc gây nghiện 43 thuốc hướng tâm thần và tiền chất. 3.2.2. Thực hiện đúng quy định về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn 44 thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất 3.2.3. Một số lỗi mắc phải về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn thuốc 44 gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất 3.2.4. Thực hiện quy định về chỉ định thuốc trong kê đơn thuốc gây 47 nghiện thuốc hướng tâm thần, tiền chất. 3.2.5. Thực hiện quy định về ghi tên thuốc trong đơn thuốc gây 48 nghiện, hướng tâm thần và tiền chất 3.2.6. Thực hiện việc đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gây nghiện, 49 thuốc hướng tâm thần và tiền chất trong điều trị nội trú Chương 4. Bàn luận 4.1. Phân tích việc thực hiện quy định về tồn trữ và cấp phát thuốc gây 51 nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 4.2. Việc thực hiện quy định về kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng 56 tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 4.3. Một số hạn chế của đề tài 58 Kết luận và kiến nghị 59 Kết luận 59 Kiến nghị 62 DANH MỤC BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1. Phân bố nơi sống của bệnh nhân kê đơn ngoại trú 21 Bảng 2.2. Phân bố nơi sống của bệnh nhân kê đơn nội trú 22 Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu 24 Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc gây 31 nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc Bảng 3.5 Danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần 32 và tiền chất trong kho Trung tâm y tế Chợ Đồn năm 2016 Bảng 3.6. Số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất được duy trì dự trữ thường xuyên 33 Bảng 3.7. Thực hiện bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất 34 Bảng 3.8. Thực hiện theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ ẩm trong 36 kho Bảng 3.9. Thực hiện xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm 38 thần, tiền chất trả lại trong quá trình sử dụng Bảng 3.10. Thực hiện hủy bao bì thuốc gây nghiện, thuốc 38 hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.11. Thực hiện giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc 40 hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.12. Thực hiện cấp phát thuốc gây nghiện, thuốc 41 hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.13. Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân trên đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất 43 3.14. Thực hiện đúng quy định về mặt thủ tục hành chính khi 44 kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.15. Một số lỗi mắc phải về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất 45 Bảng 3.16. Thực hiện quy định về chỉ định khi kê đơn sử dụng 47 thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.17. Thực hiện quy định về ghi tên thuốc trong đơn 48 thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.18. Thực hiện quy định đánh số thứ tự ngày dùng thuốc trong kê đơn nội trú 49 DANH MỤC HÌNH NỘI DUNG Hình 3.1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần để chung TRANG 35 một tủ nhưng ngăn riêng Hình 3.2. Tủ thuốc gây nghiện, và tủ thuốc hướng tâm thần, 35 tiền chất Hình 3.3. Ngăn riêng cho thuốc gây nghiện 36 Hình 3.4 Ngăn riêng cho thuốc hướng tâm thần 36 Hình 3.5. Sổ thực hiện ghi chép nhiệt độ, độ ẩm theo ngày 37 tháng Hình 3.6. Lưu vỏ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, 39 tiền chất Hình 3.7. Mẫu phiếu lĩnh thuốc của khoa điều trị ký không 42 ghi rõ họ tên. Hình 3.8. Mẫu phiếu lĩnh thuốc của khoa điều trị không thực 42 hiện đúng quy định. Hình 3.9. Mẫu đơn thuốc hướng tâm thần không ký, ghi rõ họ 46 tên Bác sỹ Hình 3.10. Mẫu đơn thuốc hướng tâm thần viết không rõ 46 ràng, khó đọc 3.11. Mẫu đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần 47 không ghi số đơn thuốc Hình 3.12. Mẫu đơn thuốc gây nghiện không đánh số thứ tự 49 ngày dùng thuốc Hình 3.13. Mẫu đơn thuốc hướng tâm thần không đánh số thứ tự ngày dùng thuốc 50 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Trong đó thuốc thành phẩm gây nghiện, thành phẩm hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc vô cùng đặc biệt bởi ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, những thuốc này còn ảnh hưởng rất lớn đến an ninh xã hội nếu không được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định. Chính vì vậy, các cấp từ cơ quan quản lý đến cơ sở điều trị cần hết sức chú trọng đến công tác quản lý loại thuốc đặc biệt này trong các khâu dự trù, mua bán, vận chuyển, xuất nhập, bảo quản và sử dụng nhằm tối ưu hóa công tác cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Việc quản lý các thuốc đặc biệt này phải tuân thủ theo Thông tư số 19/2014 ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế. Ngày nay đời sống xã hội được nâng cao, dân trí phát triển nhu cầu được chăm sóc bảo vệ sức khỏe của người dân cũng ngày một cao hơn đòi hỏi các dịch vụ y tế phải đáp ứng được toàn diện hơn về mọi mặt. Cơ sở y tế là nơi trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người dân và Khoa Dược là bộ phận không thể thiếu và góp phần quan trọng trong công tác cung ứng thuốc phục vụ cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Trung tâm y tế. Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn được thành lập từ năm 1992 trải qua quá trình hình thành, phát triển về mọi mặt Trung tâm đã đạt được những thành quả nhất định và là đơn vị hạng III trực thuộc Sở Y tế Bắc Kạn.Với chức năng nhiệm vụ: Khám chữa bệnh, phòng chống dịch, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Trung tâm bao gồm: 01 Bệnh viện đa khoa hạng III, 01 Đội Y tế dự phòng, 01 Đội Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình và 22 trạm Y tế xã, Thị trấn.Trung tâm có 70 giường bệnh, 192 cán bộ nhân viên. Hiện nay đã có các quy chế, các văn bản quy định được Bộ Y tế ban hành đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuốc nói chung và thuốc gây nghiện,thuốc hướng tâm thần nói riêng, tuy nhiên việc thực hiện tuân thủ các quy chế này ở mỗi đơn vị cơ sở không giống nhau, vẫn còn có một số cơ sở chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các qui định đó. Cho đến nay tại Trung tâm chưa có nghiên cứu nào về thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng việc thực hiện một số quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn năm 2016”. Với hai mục tiêu sau: 1. Phân tích việc thực hiện quy định về tồn trữ và cấp phát thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 2. Phân tích việc thực hiện quy định về kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn năm 2016 Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao hoạt động quản lý thuốc tăng cường việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại Trung tâm. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc: * Thuốc gây nghiện : là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp, hay bán tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thuốc gây nghiện nếu bị lạm dụng có thể dẫn tới nghiện- một tình trạng phụ thuộc về thể chất hay tinh thần. * Thuốc hướng tâm thần: là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp có tác dụng trên thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thuốc hướng tâm thần nếu sử dụng không hợp lý có thể gây nên rối loạn chức năng vận động, tư duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc hoặc gây ảo giác, hoặc có khả năng lệ thuộc thuốc. * Tiền chất dùng làm thuốc:là tiền chất được sử dụng làm thuốc, có thể được dùng để tổng hợp, bán tổng hợp ra các chất hướng tâm thần, chất gây nghiện [5]. 1.2. Các công ước quốc tế về kiểm soát các chất ma túy, chất hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc 1.2.1 Công ước 1961: Là Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 Công ước năm 1961 được hội nghị Liên hợp quốc thông qua ngày 30/3/1961 tại New York-Mỹ , tham gia hội nghị gồm có đại diện của 73 Quốc gia tham dự. Công ước bao gồm 50 Điều quy định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt động của Ban kiểm soát ma túy Quốc tế (INCB), các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất gây nghiện cho mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các quy định về thương mại quốc tế đối với các chất gây nghiện, quy định về hình phạt, hoạt động chống buôn bán bất hợp pháp, các biện pháp giám sát và kiểm soát… 1 Công ước 1961cũng đưa ra Danh mục các chất ma túy phải kiểm soát gồm 98 chất. Sau đó đến năm 1972, Công ước 1961 cũng đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1972 và đã cập nhật bổ sung vào Danh mục các chất Ma túy phải kiểm soát theo Công ước 1961 lên tới 133 chất được chia làm 03 Danh mục [22]. 1.2.2 Công ước 1971: Là công ước về các chất hướng tâm thần năm 1971 Công ước 1971 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại Viên ngày 21/02/1971, tham gia hội nghị gồm có đại diện của 71 Quốc gia tham dự. Cũng tương tự như Công ước 1961, Công ước 1971 bao gồm 33 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, chế độ hoạt động của Ban kiểm soát ma túy Quốc tế (INCB), các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất hướng thần cho mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các quy định về thương mại Quốc tế đối với các chất hướng thần… Công ước 1971 cũng đưa ra Danh mục các chất hướng thần phải kiểm soát gồm 33 chất. Sau đó Danh mục các chất hướng thần đã được cập nhật bổ sung, vì vậy cho tới nay tổng số các chất hướng thần phải kiểm soát theo Công ước 1971lên tới 116 chất, được chia làm 4 Danh mục [23]. 1.2.3 Công ước 1988: Là Công ước về vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng tâm thần năm 1988. Công ước 1988 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 6 tại Viên ngày 19/12/1988. Công ước này ra đời nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa các Quốc gia thành viên tham gia Công ước để họ có thể giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề khác nhau về kiểm soát hoạt động buôn bán bất hợp pháp Quốc tế các chất Ma túy và các chất hướng thần. Để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, các thành viên tham gia Công ước cần áp dụng những biện pháp cần thiết kể cả biện pháp mang tính tổ chức và pháp lý phù hợp với những quy định cơ bản của hệ thống luật pháp 2 nước mình. Công ước 1988 bao gồm 34 Điều quy định về các chế độ Dẫn độ tội phạm Ma túy xuyên quốc gia, quyền tài phán, sự hợp tác quốc tế và tương trợ pháp lý, trao đổi thông tin, hình thức hợp tác với nhau trong việc điều tra tội phạm Ma túy quốc tế, đào tạo, các biện pháp nhằm loại trừ việc trồng trái phép các loại cây có các chất ma túy và nhằm xóa bỏ nhu cầu sử dụng trái phép các chất ma túy và các chất hướng thần, vận chuyển thương mại,... Công ước 1988 còn quy định Danh mục các tiền chất và các chất hóa học không thể thiếu được trong quá trình tổng hợp ra các chất Ma túy và chất hướng tâm thần gồm 22 chất được chia thành 2 Danh mục [24]. 1.3. Quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại Việt Nam Ở Việt Nam qua các năm Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy định về hoạt động quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và hiện tại hoạt động này được thực hiện theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014. Thông tư số 20/2017/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài [5]. 1.3.1. Quy định về kê đơn Việc kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất cho người bệnh ngoại trú thực hiện 3 theo quy định của “Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” theo thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Kê đơn vào Đơn thuốc “N” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việccấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Kê đơn vào Đơn thuốc “H” theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày. Đối với người bệnh tâm thần, động kinh: Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa; Người nhà người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú chịu trách nhiệm cấp phát, lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của chuyên khoa); Việc người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không do người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp. 4 Việc kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất cho người bệnh nội trú thực hiện theo quy định của Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Kê đơn trong điều trị nội trú thì chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng, hồ sơ bệnh án không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu, chỉ định thuốc đúng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, số lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. Sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc. Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc dài ngày thì đánh số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc. Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất thuộc Danh mục thuốc không kê đơn được bán cho người bệnh không cần đơn theo quy định tại “Danh mục thuốc không kê đơn” theo Thông tư số 23 /2014/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc “Danh mục thuốc không kê đơn” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Người bán thuốc chỉ được báncho người bệnh khi có đơn của bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh [2], [3], [4]. 1.3.2. Quy định về cấp phát và sử dụng thuốc 5 Khoa dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị theo Phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất theo mẫu quy định và trực tiếp cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú. Trưởng khoa dược hoặc người tốt nghiệp đại học dược được trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất của các khoa điều trị; ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất cho ca trực của khoa dược. Trưởng khoa điều trị, trưởng phòng khám ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất cho khoa phòng mình. Tại các khoa điều trị, sau khi nhận thuốc từ khoa dược, điều dưỡng viên được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh; Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất thừa do không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển viện hoặc tử vong, khoa điều trị phải làm giấy trả lại khoa dược. Trưởng khoa dược căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng hoặc huỷ theo quy định và lập biên bản lưu tại khoa dược; Khoa dược phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất xuất, nhập, tồn kho thực hiện theo quy định. Thủ kho quản lý thuốc gây nghiện phải tốt nghiệp đại học dược hoặc trung học dược được người đứng đầu cơ sở ủy quyền bằng văn bản (mỗi lần ủy quyền không quá 12 tháng). 6 Thủ kho quản lý thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tốt nghiệp trung học dược trở lên. Khoa, phòng điều trị trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất trong tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải để ngăn riêng do điều dưỡng viên trực giữ và cấp phát theo y lệnh. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho người giữ thuốc của ca trực sau. Trạm y tế xã, phường, thị trấn do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên hoặc từ y sỹ trở lên quản lý, cấp phát thuốc thành phẩm hướng tâm thần thuộc chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng và có sổ theo dõi [5]. 1.3.3. Quy định về bảo quản và báo cáo Bảo quản tại Khoa Dược: Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất phải được bảo quản trong kho tuân thủ các quy định về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”; khoa dược bệnh viện phải triển khai áp dụng dựa theo nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP) theo quy định Bộ Y tế, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát. Kho, tủ bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất có khoá chắc chắn, có tủ riêng, thuốc thành phẩm gây nghiện có thể để chung với thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt để tránh nhầm lẫn. Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng. 7 Bảo quản tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu: Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu được để ở một ngăn riêng, tủ có khoá chắc chắn. Số lượng, chủng loại thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Bảo quản tại Trạm y tế xã: Thuốc thành phẩm hướng tâm thần được sắp xếp trong quầy, tủ có khoá chắc chắn, có các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát. Báo cáo tồn kho, sử dụng:cơ sở sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc phải kiểm kê, lập báo cáo số lượng thuốc tồn kho hàng tháng, 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 và hàng năm trước ngày 15 tháng 1 năm sau theo quy định tới cơ quan xét duyệt dự trù, cấp phép [5], [7], [8]. 1.4. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Thực trạng quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trên thế giới Hàng trăm năm qua, tội phạm ma túy gắn bó hữu cơ với tội phạm hình sự trên thế giới cũng như ở từng khu vực và trong từng quốc gia. Trên thế giới có 3 khu vực sản xuất ma túy lớn nhất, thường được gọi là vùng Tam giác vàng (Mianma, Bắc Lào và Bắc Thái Lan), Lưỡi liềm vàng (Apganixtan, Pakistan, Iran, Tazekistan) và Tam giác trắng (Mỹ latinh bao gồm Peru, Colombia, Bolivia, Mexico). Hai khu vực Tam giác vàng và Lưỡi liềm vàng sản xuất tới 70-80 % lượng heroin của thế giới, còn khu Tam giác trắng cung cấp tới 70 % cocain cho thị trường Bắc Mỹ. Tại khu vực Tam giác trắng cây coca được trồng để lấy lá, từ đó chiết ra cocain-là ma túy chủ yếu tại khu vực này. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất