Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và tiềm năng về phong điện...

Tài liệu Phân tích thực trạng và tiềm năng về phong điện

.PDF
30
142
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO KINH TẾ QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN NĂNG LƯỢNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG VỀ PHONG ĐIỆN GVHD: TS. Đặng Minh Phương Nhóm 3 – Lớp KSNL thứ 5, tiết 10-12 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/2015 MỤC LỤC Mở đầu ......................................................................................................................... 4 I. 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 4 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 6 II. 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 6 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 6 Nội dung ...................................................................................................................... 6 1. Tổng quan về điện gió ............................................................................................. 6 2. Tình hình sản xuất và sử dụng điện gió trên thế giới .............................................. 7 3. Tình hình sản xuất và phát triển điện gió tại Việt Nam ........................................ 12 III. 3.1. Tổng quan về ngành điện .............................................................................. 12 3.2. Tình hình phát triển điện gió ......................................................................... 15 3.2.1. Tiềm năng điện gió tại Việt Nam ........................................................... 15 3.2.2. Các dự án điện gió hiện nay ................................................................... 18 3.2.3. Các chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các dự án điện gió .......... 20 3.2.4. Các yếu tố tác động đến giá điện gió...................................................... 21 3.2.5. Trở ngại đầu tư trong việc phát triển các dự án điện gió ....................... 23 3.2.6. Tác động đến môi trường của điện gió ................................................... 25 Kết luận và kiến nghị ............................................................................................. 29 1. Kết luận.................................................................................................................. 29 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 29 3 I. Mở đầu 1. Đặt vấn đề Thế kỷ 20 đã trải qua với nhiều tiến bộ vượt bậc của loài người. Một thế kỷ mà chúng ta đã làm nên những điều kỳ diệu, phát minh ra vô vàn những công cụ máy móc giúp nâng cao năng suất lao động, giúp đáp ứng những nhu cầu không ngừng của con người. Nhưng bên cạnh sự phát triển và tiến bộ đó thì chúng ta cũng phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển. Trong thế kỷ 21, loài người đã phải đối diện với hàng loạt các thách thức mang tính toàn cầu như các vấn đề về năng lượng, môi trường sống bị hủy hoại, bùng nổ dân số, chiến tranh, y tế,... Trong đó, an ninh năng lượng vẫn là vấn đề được xem là quan trọng và cấp thiết nhất. Năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, tranh chấp lãnh thổ để duy trì nguồn cung cấp năng lượng là những mối họa tiềm ẩn nguy cơ xung đột toàn cầu. Nguồn năng lượng hóa thạch không đủ cung cấp cho cỗ máy kinh tế thế giới đang ngày càng phình to đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Bất ổn chính trị rất có thể sẽ xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch khiến một loạt các vấn đề về môi trường nảy sinh. Trái đất nóng lên, đất canh tác bị thu hẹp, môi trường bị thay đổi, dịch bệnh xuất hiện khó lường và khó kiểm soát hơn, thiên tai ngày càng diễn biến thất thường hơn, mùa màng thất thu ảnh hưởng đến vấn đề lương thực… Tất cả những điều đó là mối nguy hại tiềm ẩn cho một thế giới hỗn độn, tranh chấp và mất kiểm soát. Vì vậy, để duy trì một thế giới ổn định, không cách nào khác là chúng ta phải tìm ra những nguồn năng lượng tái sinh thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Hàng loạt các năng lượng mới đầy hứa hẹn như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối và những nguồn năng lượng khác đã mang đến nhiều niềm hy vọng và khởi sắc cho việc giải quyết các vấn đề về an ninh và thiếu hụt năng lượng hiện nay. Bằng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và xu hướng tất yếu của thế giới, các năng lượng tái sinh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều. Trong đó, năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái sinh quan trọng nhất đang và sẽ đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng điện năng của thế giới. Theo kết quả thống kê, trên thế giới có khoảng 80 nước sử dụng điện gió cho mục đích thương mại với 24 quốc gia có công suất hơn 1.000 MW. Đến cuối năm 2014 đã có 6 nước có công suất lắp đặt điện gió hơn 10.000 MW. Dẫn đầu là Trung Quốc (114.604 MW), tiếp theo lần lượt là Mỹ (65.879 MW), Đức (39.165 MW), Tây Ban Nha (22.987 MW), Ấn Độ (22.465 MW) và Anh ( 12.440 MW). Năm 2014 đã trở thành năm kỷ lục 4 cho việc lắp đặt và xây dựng các công trình điện gió của thế giới. Hơn 51 GW công suất điện gió mới đã được đưa vào mạng lưới điện, tăng mạnh so với năm 2013, khi cài đặt toàn cầu chỉ hơn 35,6 GW. Kỷ lục trước đây được thành lập vào năm 2012 khi hơn 45 GW công suất mới đã được cài đặt trên toàn cầu. Tại Việt Nam, việc phát triển năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng gió được đánh giá là có tiềm năng rất lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi nước ta có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái Lan cũng chỉ là 0,2%. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Trong khi đó tại Campuchia, Lào và Thái Lan con số này lần lượt là 6%, 13% và 9%. Hơn 39% tổng diện tích VN được ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/giây ở độ cao 65m, tương đương với khoảng 17.400 hecta đất và mặt biển rất thích hợp cho các dự án, công trình phát triển năng lượng gió. Trên thực tế, ở nước ta đã có 3 công trình điện gió đóng góp vào mạng lưới điện toàn quốc như dự án điện gió nối lưới quốc gia tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; dự án nhà máy điện gió đảo Phú Quý; dự án điện gió lắp đặt trên biển tại tỉnh Bạc Liêu. Cùng với xu thế phát triển loại năng lượng xanh này trên Thế giới, Chính phủ nước ta cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm phát triển điện gió tại Việt Nam. Tuy nhiên sau nhiều năm triển khai, điện gió ở nước ta vẫn chưa tạo được bước đột phá do còn nhiều rào cản như khả năng tiếp cận nguồn tài chính dài hạn, khả năng cung ứng thiết bị, dịch vụ phụ trợ cho các dự án đầu tư phát triển điện gió còn hạn chế,…. Bài viết này sẽ đi vào phân tích tình hình phát triển và tiềm năng điện gió trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó đi sâu vào phân tích các khía cạnh kinh tế và chính sách đang áp dụng tại Việt Nam cho các dự án phong điện. Qua đó, bài viết cũng sẽ đề xuất một số phương án thích hợp với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển loại năng lượng tái tạo này ở nước ta. 5 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình phát triển và tiềm năng điện gió trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình sản xuất điện gió trên Thế giới. - Phân tích sự phát triển và tiềm năng điện gió tại Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số phương án thích hợp cho việc phát triển điện gió trong tương lai ở Việt Nam. II. Nội dung 1. Tổng quan về điện gió Gió được hình thành nhờ sự đối lưu không khí. Do trái đất có khối lượng không khí khá lớn lại là hình cầu nên Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu khí quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn ở các cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và áp suất giữa xích đạo và 2 cực cũng như giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất. Sự chênh lệch về áp suất này đã dẫn đến việc di chuyển của các dòng không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa. Ngoài ra, do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại. 6 Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại. Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại. Từ hàng trăm năm nay, con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió. Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể như bơm nước, dùng cho các máy nghiền lương thực hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi từ năng lượng cơ thành năng lượng điện. Con người đã sử dụng gió để làm quay những cánh quạt khổng lồ, khởi động và làm xoay tuabin tạo ra điện năng. Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Rotor này được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện. 2. Tình hình sản xuất và sử dụng điện gió trên thế giới Từ năm 1980 đến nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn cầu đã tăng 2,8 lần, đạt mức 5,5 TW. 7 Hình 2.1. Công Suất Lắp Đặt Nguồn Điện theo Nguồn Nhiên Liệu (Đơn Vị: TW) 5 4 3 2 1 0 1981 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Nhiên liệu hóa thạch Năng lượng mặt trời Thủy điện Năng lượng sinh khối Năng lượng Hạt nhân Năng lượng địa nhiệt Điện gió (Nguồn: IEA, FPTS Tổng Hợp) Giai đoạn 1980 – 2004, gần như 100% điện năng trên Thế giới được sản xuất bằng 3 loại năng lượng chính là nhiên liệu hóa thạch (chiếm 65 – 70% tổng công suất nguồn điện), thủy điện (22 – 25%) và năng lượng hạt nhân (7 – 10%). Giai đoạn từ 2005 đến nay, cơ cấu nguồn điện bắt đầu có sự thay đổi rõ nét khi con người dần dần áp dụng những loại công nghệ mới, cho phép khai thác các nguồn năng lượng tái tạo cho phát điện một cách rộng rãi và hiệu quả hơn. Các loại hình điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện sử dụng năng lượng địa nhiệt bắt đầu có những đóng 8 góp đầu tiên trong cơ cấu nguồn điện với chỉ 2,8% tổng công suất năm 2005. Đến năm 2013, cơ cấu của nhóm này đã tăng lên 8,5% với công suất đạt 465 GW. Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái sinh nói chung và năng lượng gió nói riêng, Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã dốc tiền của, nhân lực vào việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tiễn năng lượng gió, giúp giảm sự căng thẳng năng lượng ở các nước. Hình 2.2. Công Suất Lắp Đặt Điện Gió Hàng Năm trên Thế Giới (Đơn Vị: MW) Nguồn: GWEC Vào cuối năm 2013, những kỳ vọng cho sự phát triển thị trường điện gió vẫn không chắc chắn, sự tiếp tục trong suy thoái kinh tế ở châu Âu và bất ổn chính trị ở Mỹ đã làm cho việc thực hiện các dự án về điện gió cho năm 2014 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường điện gió Trung Quốc đã góp phần đưa năm 2014 trở thành năm kỷ lục cho việc lắp đặt và xây dựng các công trình điện gió của thế giới. Hơn 51 GW công suất điện gió mới đã được đưa vào mạng lưới điện, tăng mạnh so với năm 2013, khi cài đặt toàn cầu chỉ hơn 35,6 GW. Kỷ lục trước đây được thành lập vào năm 2012 khi hơn 45 GW công suất mới đã được cài đặt trên toàn cầu. 9 Hình 2.3. Top 10 Các Nước Lắp Đặt Mới Điện Gió Năm 2014 Nguồn: GWEC Hiện nay, hơn 91% (8.045 MW) của tất cả các dự án điện gió ngoài khơi có thể được tìm thấy ở vùng biển châu Âu, chủ yếu ở Biển Bắc (5.094,2 MW: 63,3%), Đại Tây Dương (1.808,6 MW: 22,5%) và ở biển Baltic (1.142,5 MW: 14,2%). Tuy nhiên, Chính phủ các nước khác cũng đã đặt mục tiêu cho sự phát triển điện gió ngoài khơi, điển hình là sự cất cánh ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ. Các tập đoàn điện 10 gió trên Thế giới đã phát triển một lộ trình phong điện ngoài khơi Ấn Độ và các thị trường khác như Brazil, qua đó nêu lên sự quan tâm đến các kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi ra nước ngoài trong tương lai. Bảng 2.1. Công Suất và Tốc Độ Gia Tăng của Lĩnh Vực Điện Gió trên Thế Giới Giai Đoạn 2006 – 2010 Vị trí 2010 Quốc gia Tổng công suất 2010 (MW) Công suất lắp đặt 2010 (MW) Tốc độ gia tăng 2010 (%) Vị trí 2009 Tổng công suất 2009 (MW) Tổng công suất 2008 (MW) Tổng công suất 2007 (MW) Tổng công suất 2006 (MW) 1 Trung Quốc 44.733 18.928 73.3 2 25.810 12.210 5.912 2.599 2 Mỹ 40.180 5.600 15.9 1 35.159 25.237 16.823 11.575 3 Đức 27.215 1.551 6.0 3 25.777 23.897 22.247,4 20.622 4 Tây Ban Nha 20.676 1.527,2 8.0 4 19.149 16.689 15.145,1 11.630 5 Ấn Độ 13.065,8 1.258,8 10.7 5 11.807 9.587 7.850 6,270 6 Ý 5.797 950 19.6 6 4.850 3.736 2.726,1 2.123,4 7 Pháp 5.660 1.086 23.7 7 4.574 3.404 2.455 1.567 8 Anh 5.203,8 1.111,8 27.2 8 4.092 3.195 2.389 1.962,9 9 Canada 4.008 690 20,8 11 3.319 2.369 1.846 1.460 10 Đan Mạch 3.734 309,0 8,9 10 3.465 3.163 3.125 3.136 33,0 0 0 42 33,0 25,2 25,2 25,2 ….. 48 Phi-líppin 11 50 Việt Nam 70 In-đônê-xi-a 31,0 22,3 254,3 57 8,8 1,3 0 0 1,4 0 0 70 1,4 1,2 1.0 0.8 Nguồn: World Wind Energy Association (WWEA) Theo kết quả thống kê của Hội Đồng Năng Lượng Gió Toàn Cầu (GEW), trên thế giới có khoảng 80 nước sử dụng điện gió cho mục đích thương mại với 24 quốc gia có công suất hơn 1.000 MW. Đến cuối năm 2014 đã có 6 nước có công suất lắp đặt điện gió hơn 10.000 MW. Dẫn đầu là Trung Quốc (114.604 MW), tiếp theo lần lượt là Mỹ (65.879 MW), Đức (39.165 MW), Tây Ban Nha (22.987 MW), Ấn Độ (22.465 MW) và Anh ( 12.440 MW). 3. Tình hình sản xuất và phát triển điện gió tại Việt Nam 3.1. Tổng quan về ngành điện Trong vòng 10 năm gần đây (2001-2010), Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, với tốc độ trung bình đạt 7,2%/năm. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế và sinh hoạt liên tục gia tăng với tốc độ trung bình khoảng 14,5%. Nhu cầu điện tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và có sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ do ảnh hưởng từ sự phát triển của nhóm khách hàng công nghiệp, xây dựng. Việc sử dụng điện kém hiệu quả là một trong những vấn đề lớn nhất trong cung - cầu về điện. Cường độ điện bình quân trong 10 năm nay của Việt Nam là 0,91 kWh/USD. Có nghĩa là để tạo ra một USD, nước ta phải tiêu thụ gần 1 kWh điện. Năm 2014, mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam là trên 1.400 kWh/người, nếu so sánh với các khu vực có mức tiêu thụ tương tự như Bắc Phi, Mỹ LaTin, Nam Á thì cường độ điện của Việt Nam cao hơn rất nhiều (0,91 so với lần lượt là 0,28 ; 0,2 và 0,25 kWh/người). Tại khu vực Đông Nam Á, nơi cùng có cơ cấu kinh tế thiên về phát triển công nghiệp và đòi hỏi tiêu thụ điện nhiều thì cường độ này cũng chỉ 12 là 0,38. Mức chênh lệch quá cao này cho thấy hiệu quả thực tế của việc sử dụng điện tại Việt Nam. Hình 3.1. Tình Hình Nguồn Cung Điện tại Việt Nam (2001 – 2014) và Dự Phóng theo Quy Hoạch Điện VII (2015 - 2030) (Đơn Vị: GW) 140 120 Tổng công suất lắp đặt 100 Phụ tải đỉnh 80 60 40 20 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020 2025 Nguồn: FPT Hơn một thập kỉ trôi qua, ngành điện Việt Nam luôn phải căng sức bổ sung nguồn cung để theo kịp với tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu. Năm 1995, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới chỉ khoảng 4.000MW, sản lượng điện 14,3 tỷ kWh nhưng đến nay tổng công suất các nhà máy và sản lượng đã tăng gấp 9-10 lần. Mặc dù công suất lắp đặt luôn vượt mức phụ tải đỉnh hằng năm nhưng hệ thống vẫn luôn phải 13 2030 chịu áp lực cung ứng rất cao, đặc biệt là vào mùa khô. Vì vậy, tình trạng cắt điện luân phiên ở nhiều nơi đã trở nên quen thuộc. Tổng sản lượng điện thương phẩm đã tăng từ 31,1 tỷ kWh (2001) lên tới 99,1 tỷ kWh (2010), điều này có nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ đã tăng hơn 3 lần trong vòng 10 năm. So với năm 2009, thì sản lượng điện thương phẩm năm 2010 tăng khoảng 14,3%, gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng công suất lắp đặt các nguồn điện Việt Nam là 21.542 MW (2010). Trong đó, nguồn điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam – EVN) là 11.848 MW (chiếm 55% tổng công suất lắp đặt) và còn lại 9.694 MW (chiếm 45%) thuộc các nguồn ngoài EVN (bao gồm cả cổ phần của EVN với các đối tác khác). Hình 3.2. Phân loại theo loại hình sản xuất điện năm 2010 Nguồn: EVN Phân loại theo loại hình sản xuất điện năm 2010 thì thuỷ điện chiếm tỷ lệ cao nhất với công suất khoảng 7.633 MW (chiếm 38% tổng công suất lắp đặt), tiếp đến là tuabin khí với 3.197 MW (~32%), nhiệt điện than với 2.745 MW (~18%), nhập khẩu điện từ 14 nước ngoài với 1.000 MW (~5%), nhiệt điện dầu với 537 MW (~3%), nhiệt điện chạy khí với 500 MW (~2%) và điện từ nguồn năng lượng tái tạo (~2%). Hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia cơ bản đáp ứng được các yêu cầu truyền tải điện năng từ các nhà máy điện cho các phụ tải, đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhằm giảm tổn thất điện năng do truyền tải. Tuy nhiên, hệ thống vẫn chưa có khả năng cung ứng dự phòng. Mục tiêu sản xuất điện đến năm 2020 Nhằm đảm bảo cho nhu cầu về điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu sản xuất điện trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030 như sau: - Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 – 210 tỷ kWh; khoảng 330 – 362 tỷ kWh vào năm 2020; và khoảng 695 – 834 tỷ kWh vào năm 2030. - Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức ~2% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030. Kế hoạch sản xuất điện năng và nhập khẩu đến năm 2020 là khoảng 330 tỷ kWh, trong đó: thuỷ điện chiếm 19,6%, nhiệt điện than 46,8%, nhiệt điện khí đốt 24,0% (sử dụng LNG 4,0%), nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 4,5%, điện hạt nhân 2,1% và nhập khẩu điện 3,0%. 3.2. Tình hình phát triển điện gió 3.2.1. Tiềm năng điện gió tại Việt Nam Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được cho là có tiềm năng rất lớn về gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá trữ lượng của nguồn tài nguyên này tại Việt Nam chưa được tiến hành rộng rãi. 15 Bảng 3.1. Tiềm Năng về Năng Lượng Gió của 4 Nước Đông Nam Á (ở Độ Cao 65m) Quốc gia Yếu (< 6 m/s) Campuchia Diện tích Lý tưởng Tổng (7-8 m/s) (8-9 m/s) (> 9 m/s) (MW) 315 30 0 96.4% 3.4% 0.2% 0.0% 0.0% NA 24620 1260 120 0 184511 38787 6070 671 35 % diện tích 80.2% 16.9% 2.6% 0.3% 0.0% Tiềm năng (MW) NA 155148 24280 2684 140 477157 37337 748 13 0 92.6% 7.2% 0.2% 0.0% 0.0% NA 149348 2992 52 0 197342 100361 25679 2187 113 60.6% 30.8% 7.9% 0.7% 0.0% 401444 102716 8748 452 Diện tích Diện tích % diện tích Tiềm năng (MW) Việt Nam Rất tốt 6155 Tiềm năng (MW) Thái Lan (6-7 m/s) Tốt 175468 % diện tích Lào Trung bình Diện tích % diện tích Tiềm năng (MW) NA 26000 182252 152392 513360 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) Năm 2007, Bộ Công Thương với sự hỗ trợ của World Bank đã tiến hành chương trình đo đạc, vẽ bản đồ gió cho 4 Quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam dựa trên phương pháp mô phỏng bằng mô hình số trị khí quyển. Theo tính toán của nghiên cứu này thì Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất, hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “Tốt” đến “Rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì 16 con số này ở Campuchia, Lào, Thái Lan lần lượt chỉ là 0,2% , 2,9% và 0,2%. Tổng tiềm năng điện gió ở Việt Nam theo ước tính này lên đến 513.360 MW, tương đương với 214 lần công suất của thủy điện Sơn La và gấp 4 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2030. Tuy nhiên, cũng như các loại năng lượng khác, khai thác toàn bộ tiềm năng lý thuyết này là điều không thể. Do đó nhiều tổ chức đã đưa ra ước tính riêng của mình dựa trên tình hình phát triển thực tế ở các địa phương, tiềm năng điện gió kỹ thuật thực tế của Việt Nam chỉ dao động trong khoảng 10.000 – 20.000 MW. Hình 3.2. Bản Đồ Tài Nguyên Gió Việt Nam Nguồn: EVN Dựa trên cơ sở số liệu bản đồ tiềm năng gió của World Bank, EVN đã tiếp tục thực hiện các khảo sát xác định trữ lượng thực tế nhằm mục đích xây dựng các quy hoạch 17 phát triển điện gió trong tương lai. Theo đó, tiềm năng điện gió đã xác minh của Việt Nam được xác định khoảng 1.785 MW. Miền Trung là khu vực có tiềm năng gió lớn nhất với 880 MW tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến là miền Nam với 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tuy nhiên, việc ước tính công suất tiềm năng này chưa hoàn thành do quy mô dự án chưa được mở rộng khắp các địa bàn trên cả nước. Ngoài ra, Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới vào năm 2010 đã tiến hành cập nhật thêm số liệu quan trắc (đo gió ở 3 điểm) vào bản đồ tiềm năng gió ở độ cao 80 m cho Việt Nam. Kết quả cho thấy tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80 m so với bề mặt đất là trên 2.400 MW (tốc độ gió trung bình năm trên 7 m/s). 3.2.2. Các dự án điện gió hiện nay Cho đến nay, có khoảng 48 dự án điện gió đã đăng ký trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, với tổng công suất đăng ký gần 5.000 MW, quy mô công suất của các dự án từ 6 MW đến 250 MW. Tuy nhiên, hiện nay do suất đầu tư của dự án điện gió vẫn còn khá cao, trong khi giá mua điện gió là khá thấp 1.614 đồng/ kWh (tương đương khoảng 7,8 UScents/ kWh) theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, cao hơn 310 đồng/ kWh so với mức giá điện bình quân hiện nay là 1.304 đồng/ kWh, được xem là chưa hấp dẫn các nhà đầu tư điện gió trong và ngoài nước. Do vậy, cho đến năm 2010 mới chỉ duy nhất một dự án điện gió ở Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là hoàn thiện giai đoạn 1 (dự kiến nâng tổng công suất lên 120 MW trong giai đoạn 2 từ 2011 đến 2015), với công suất lắp đặt 30 MW (20 tuabin gió x 1,5 MW mỗi tua bin). Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam (Vietnam Renewable Energy Joint Stock Company REVN). Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 1.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 75 triệu USD), các thiết bị tuabin gió sử dụng của Công ty Fuhrlaender Đức. Dự án chính thức được nối lên lưới điện quốc gia vào tháng 3 năm 2011. 18 Vào năm 2010, trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, dự án điện gió lai tạo với máy phát điện diesel của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), có tổng công suất là 9 MW (gồm 3 tuabin gió x 2 MW mỗi tuabin + 6 máy phát diesel x 0,5 MW mỗi máy phát) đã lắp đặt xong và đang trong giai đoạn nối lưới. Các tuabin gió sử dụng của hãng Vestas, Đan Mạch. Giá bán điện đang đề xuất thông qua hợp đồng mua bán điện với giá 13 US cents/ kWh. Giá mua điện này được đánh giá là hấp dẫn do đặc thù dự án ở ngoài đảo. Tương tự, một dự án điện gió ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty EAB CHLB Đức làm chủ đầu tư, giá bán điện thoả thuận là 25 UScents/ kWh. Dự án đang chuẩn bị tiến hành xây dựng. Tại tỉnh Bạc Liêu, vùng đồng bằng Sông Cửu Long một dự án điện gió khác thuộc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công Lý cũng đang trong giai đoạn lắp đặt các tuabin gió (1 tuabin gió đã được lắp đặt) với công suất 16 MW trong giai đoạn đầu (10 tuabin gió x 1.6 MW mỗi tuabin của hãng GE Mỹ). Dự kiến trong giai đoạn 2 của dự án công suất sẽ nâng lên 120 MW (từ năm 2012 đến đầu năm 2014). Hình 3.3. Nhà Máy Điện Gió Bạc Liêu Nguồn: EVN 19 Như vậy tính đến nay, tại Việt Nam đã có 3 dự án đã hoàn thành và phát điện thương mại: Dự án Điện gió nối lưới quốc gia tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Dự án nhà máy phong điện đảo Phú Quý, Dự án điện gió lắp dựng trên biển tại tỉnh Bạc Liêu nối lưới quốc gia. Ngoài ra, còn có một số các dự án đang trong giai đoạn, tiến độ khác nhau phân bố tại các tỉnh thành như Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai, Lâm Đồng, Bến Tre, Trà Vinh,…. 3.2.3. Các chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các dự án điện gió Các chính sách và cơ chế ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho lĩnh vực điện gió được thể hiện qua các chính sách pháp lý rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1208/2011/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 và có xét đến năm 2030. Trong đó thể hiện mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030. Cụ thể, riêng đối với nguồn năng lượng gió, đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay (khoảng 31 MW) lên khoảng 1.000 MW (chiếm khoảng 0,7% của tổng điện năng sản xuất) vào năm 2020, khoảng 6.200 MW (chiếm khoảng 2,4%) vào năm 2030. Sự cam kết của Chính phủ đến lĩnh vực năng lượng tái tạo nói chung và lĩnh vực điện gió nói riêng càng thể hiện rõ hơn khi mà trước đó Quyết định số 37/2011/QĐTTg được ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2011 (có hiệu lực từ 20/8/2011). Quyết định đưa ra các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, dự án điện gió sẽ được hưởng các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế và phí như sau: 20 Huy động vốn đầu tư - Nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện gió. - Các dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Thuế nhập khẩu Dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ưu đãi về hạ tầng đất đai - Các dự án điện gió và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. - Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. 3.2.4. Các yếu tố tác động đến giá điện gió Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất cao (Các chi phí như công nghệ, kỹ thuật, việc nhập khẩu thiết bị, khảo sát lập dự án đầu tư, …) dẫn đến giá điện gió khá cao so với giá điện hiện tại từ các mô hình sản xuất khác. Điều kiện về đường sá hạ tầng chưa tốt của chúng ta cũng dẫn đến những khó khăn trong việc vận chuyển, bởi các thiết bị điện gió thông thường là “siêu trường siêu trọng”. Bên cạnh đó khả năng, năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lắp đặt vẫn chưa tiếp cận tốt với công nghệ lắp đặt trên Thế giới. Thông thường chúng ta 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan